Triển vọng thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2013-

Một phần của tài liệu thu hút khách du lịch thông qua loại hình du lịch văn hóa (Trang 55)

2 Tổng doanh thu bán vé tham quan ở tất cả các điểm trong quần thể di tích Cố đô Huế

3.1.Triển vọng thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2013-

3.1. Triển vọng thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2013-2020 hình du lịch văn hóa giai đoạn 2013-2020

3.1.1. Cơ hội

Thứ nhất, ngày nay, du lịch đã trở thành một xu thế nổi trội trên toàn thế giới. Nhu cầu du lịch ngày càng tăng mạnh và thị hiếu du lịch cũng ngày càng đa dạng. Thời nay, đi du lịch không đơn thuần là để giải trí mà con người còn muốn hướng đến những thứ mới lạ, hấp dẫn hơn. Du khách luôn muốn khám phá những nét văn hóa đặc trưng, độc đáo, những sự kiện văn hóa, lễ hội hấp dẫn… Do đó, trong những năm tới, du lịch văn hóa sẽ trở thành một trong những xu thế nổi trội.

Thứ hai, trong khu vực miền Trung, “Con đường di sản” với sự nối kết từ Hội An – Mỹ Sơn – Huế đến Phong Nha – Kẻ Bàng hay “Hành lang kinh tế Đông – Tây” kết nối từ Miến Điện – Thái Lan – Lào đến Việt Nam đã khiến TTH trở thành một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam.

Thứ ba, sự bất ổn chính trị, thiên tai ở Thái Lan – đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Cuối năm 2009 đến năm 2010 và cho tới tận nay, một số địa phương của Thái Lan, điển hình là Bangkok, Phuket thường xuyên diễn ra những bất ổn chính trị, thiên tai như đảo chính, bãi công, biểu tình, xung đột chính trị, các cuộc đọ súng, ngập lụt toàn thành phố… đã làm nhiều du khách không dám đến nơi này vì sợ bị kẹt lại nơi đây. Tình hình bất ổn chính trị, bạo động leo thang tại Thái Lan đã khiến Liên Hợp Quốc phải kêu gọi chấm dứt tình trạng này và nhiều Chính phủ như: Úc, Ucraina, Indonesia,… đã khuyến cáo người dân nước mình không nên đến Thái Lan du lịch trong những thời điểm căng thẳng, bất ổn như vậy. Trong khi đó Việt Nam vẫn duy trì một nền hòa bình, chính trị ổn định, đây là lợi thế cho TTH để trở thành một điểm đến thay thế Thái Lan khi du khách quốc tế có nhu cầu đi du lịch, thưởng ngoạn vẻ đẹp Á Đông.

Thứ tư, hình ảnh về thiên nhiên, văn hóa và con người Việt Nam ngày càng được quảng bá rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông quốc tế, những ngày giới thiệu văn hóa Việt Nam được tổ chức nhiều hơn tại các nước đã đưa hình ảnh văn hóa Việt Nam vươn xa hơn và thu hút được nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa nước ta.

Thứ năm, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch, hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lý và liên kết với các quốc gia trong khu vực ASEAN nhằm đơn giản trong khâu thủ tục chứng từ xuất nhập cảnh để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong việc đi lại, từ đó tạo điều kiện cho du lịch phát triển một cách tốt nhất.

Thứ sáu, cơ hội được tạo ra từ đường lối đề cao văn hóa, nhấn mạnh yếu tố văn hóa “vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển” của Đảng, chính sách ưu tiên đầu tư cho các mục tiêu văn hóa của Nhà nước cùng sự quan tâm, ủng hộ ngày càng rộng rãi và thiết thực hơn của các tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân.

Thứ bảy, hiện tại Việt Nam đã gia nhập WTO. Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp cận được với các nước trên thế giới về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quốc tế, công nghệ bảo tồn di sản, mô hình phát triển du lịch mới… để đáp ứng được nhu cầu của khách quốc tế. Những thành công trong quá trình hợp tác với các tổ chức trong nước và ngoài nước để bảo tồn di sản trong những năm qua đã tạo nên được uy tín và vị thế đặc biệt cho Huế. Cũng từ đó, các cơ hội hợp tác và đầu tư cho di sản Huế ngày càng được mở rộng. Chỉ tính riêng từ năm 2007-2012, giá trị các dự án hợp tác quốc tế đầu tư cho công cuộc bảo tồn di sản Huế đã lớn hơn tổng toàn bộ giá trị các dự án của các năm trước đó.

Thứ tám, tại TTH, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh: đưa du lịch, dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn; đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch (sân bay, bến cảng, hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống khách sạn…); đầu tư phát triển một số ngành nghề thủ công truyền thống… cũng tạo cơ hội và điều kiện để phát huy giá trị văn hóa, giá trị di sản, tạo tiền đề cho du lịch văn hóa phát triển.

Một phần của tài liệu thu hút khách du lịch thông qua loại hình du lịch văn hóa (Trang 55)