Nhận thức và đóng góp của cộng đồng về phát triển du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu thu hút khách du lịch thông qua loại hình du lịch văn hóa (Trang 43)

2 Tổng doanh thu bán vé tham quan ở tất cả các điểm trong quần thể di tích Cố đô Huế

2.2.6.Nhận thức và đóng góp của cộng đồng về phát triển du lịch văn hóa

Trong những năm gần đây, người dân Huế đã nhận thức được vai trò quan trọng của du lịch trong việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của chính mình. Chính vì vậy, họ đã cùng góp sức vào phục hồi các lễ hội truyền thống, phối hợp cùng chính quyền làm nên các sản phẩm du lịch độc đáo, cải thiện cách ứng xử đối với du khách.

Theo TS. Phan Thanh Hải, “Người dân Huế rất quan tâm đến di sản văn hóa, từ trí thức cho đến người dân bình thường. Nhưng vẫn có một cái rất hạn chế đó là tính bảo thủ của cộng đồng. Điều đó đưa đến việc Huế là một địa phương hết sức “nhạy cảm”, có nhiều cái chúng tôi mới đưa ra, nhưng báo chí, dư luận phản ứng hết sức mạnh mẽ làm chúng tôi rất khó lắm, như Đồi Vọng Cảnh, Tứ Phương Vô Sự…., rất nhiều cái. Thì trong đó có những cái sai, những cũng có những cái đi theo đúng quy luật, vì sự phản ứng thái quá của dư luận, làm chúng tôi rất khó để làm. Vì vậy, làm dịch vụ du lịch ở Huế rất là khó bởi vì cái quan điểm về việc khai thác du lịch ở Huế và cách làm của người Huế. Nói thật, người Huế không giỏi làm dịch vụ, những người Huế đi ra bên ngoài thì làm dịch vụ khá là tốt vì được va vấp nhiều, còn những người Huế ở Huế thì phong cách, cách làm vẫn là rất chậm chạp.

Nếu so sánh với Hội An, Hội An đi sau Huế nhiều, nhưng bây giờ Hội An thực sự đã vượt qua Huế, đó chính là do cách làm, cách suy nghĩ của người dân Hội An.”

Việc tổ chức hoạt động du lịch văn hóa ngày càng có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp địa phương. Điển hình là việc “xã hội hóa” các chương trình Festival Huế. Trước đây, Festival Huế được tổ chức bằng nguồn ngân sách của địa phương, nhưng những năm gần đây, tỉ lệ tài trợ từ các doanh nghiệp, xã hội ngày càng được nâng cao. Ước tính năm 2012, nguồn tài trợ chiếm gần 50% tổng kinh phí tổng chức chương trình. Theo ông Huỳnh Tiến Đạt, “Xã hội hóa có thể bằng 2 hình thức, một là họ tài trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho Ban tổ chức, để Ban tổ chức có thể sử dụng cho các hoạt động chung của Festival, các dạng đó được gọi là tài trợ có danh vị, tức là họ tài trợ và có được một số quyền lợi nhất định trong việc quảng bá thương hiệu của họ. Phần lớn các doanh nghiệp tham gia tài trợ có danh vị là các doanh nghiệp lớn ở hai đầu đất nước, ở đây thì có các đơn vị lớn như Công ty Bia Huế, công ty Xây lắp, các chi nhánh ngân hàng. Ngoài ra còn có một dạng tài trợ xã hội hóa nữa, tức là một số đơn vị nhận luôn một số sự kiện để thực hiện, chịu tất cả các chi phí dàn dựng, âm thanh, ánh sáng,… Ban tổ chức chỉ có ra kịch bản, định hướng cho họ, yêu cầu họ thực hiện đúng ý đồ của Ban tổ chức. Hoạt động đó thì cũng nhiều, ví dụ như năm 2012 vừa rồi, có lễ hội Sake do công ty Thực phẩm Huế tổ chức, lễ hội Bia Huế của công ty Bia Huế, lễ hội Thiếu nhi – một hoạt động nhân văn do Hiệp hội du lịch, công ty tư nhân tổ chức.”

Một phần của tài liệu thu hút khách du lịch thông qua loại hình du lịch văn hóa (Trang 43)