Những hạn chế và nguyên nhân 1 Sản phẩm du lịch còn hạn chế

Một phần của tài liệu thu hút khách du lịch thông qua loại hình du lịch văn hóa (Trang 48)

2 Tổng doanh thu bán vé tham quan ở tất cả các điểm trong quần thể di tích Cố đô Huế

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 1 Sản phẩm du lịch còn hạn chế

2.3.2.1. Sản phẩm du lịch còn hạn chế

Mặc dù du lịch văn hóa ở Thừa Thiên Huế đang được coi là thế mạnh nhưng vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế. Các sản phẩm du lịch văn hóa đã mang sắc thái riêng, độc đáo nhưng chưa thực sự phong phú về mặt nội dung, đồng bộ về mặt chất lượng. Tài nguyên nhân văn của Thừa Thiên Huế tương đối đa dạng nhưng chỉ mới khai thác được một phần nhỏ phục vụ du lịch, chủ yếu là các điểm tham quan thuộc quần thể di tích Cố đô Huế; vẫn còn một phần rất lớn các di tích lịch sử cách mạng, các di tích tầm cỡ quốc gia đã được xếp hạng nhưng chưa được khoanh vùng bảo vệ, đầu tư tôn tạo thỏa đáng để thực sự trở thành các điểm du lịch hấp dẫn.

Những mặt hàng lưu niệm còn hạn chế, vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu du khách. Sản phẩm chưa tinh, làm to, số lượng nhiều nhưng chưa phù hợp với du lịch, còn mẫu mã thì nghèo nàn, thiếu tính hấp dẫn, chưa sáng tạo được nhiều cái mới, mang nét đặc trưng của Huế. Ví dụ như, đồ đồng ở làng đúc Phường Đúc, mẫu mã

bằng gỗ, gốm, mẫu mã cũng vậy, nhiều cái còn cồng kềnh. Nói tóm lại, hàng lưu niệm ở Huế còn nhiều cái không đẹp, thiếu tính sáng tạo, kích cỡ không phù hợp để du khách mang đi.

Các dịch vụ kèm theo du lịch văn hóa còn chưa phát triển, chưa khai thác hết tiềm năng. Ví dụ như, hệ thống dịch vụ tại khu vực Đại Nội chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách và các yêu cầu đặt ra để phát triển hệ thống dịch vụ. Phần lớn các tiêu chuẩn cần thiết, từ địa điểm bố trí, cơ sở hạ tầng dịch vụ, yếu tố mỹ quan... đều chưa tương xứng với tầm vóc, tiềm năng của một khu vực trọng điểm như Đại Nội, thậm chí còn tạo nên vẻ luộm thuộm, lộn xộn, ảnh hưởng không ít đến mỹ quan khu di sản và cảnh quan môi trường...

Hệ thống nhà hàng Huế còn chưa thật sự chất lượng, thiếu sự đầu tư, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Hiện nay, Huế còn thiếu các khu vui chơi, giải trí về đêm. Đa phần khách đến Huế đều nhận xét “Huế ngủ sớm quá”, mới 22h mà hầu như nhà nào cũng đóng cửa, kéo rèm hết rồi. Trong khi đó, thói quen vui chơi, giải trí của khách quốc tế lại là về ban đêm. Từ đó dẫn đến hiện tượng: Khách đến tham quan tại TTH nhưng lại vào Đà Nẵng để nghỉ ngơi, giải trí.

Nguyên nhân của thực trạng này là do còn thiếu sự đầu tư, nghiên cứu về nhu cầu khách du lịch, thiếu sự mạnh dạn đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Sự phát triển các loại hình dịch vụ còn mang nặng tính tự phát, rời rạc, chưa đồng bộ; thiếu sự quy hoạch chung, thống nhất, chưa có định hướng đầu tư và ưu tiên đầu tư. Thiếu sự liên kết giữa chính quyền, doanh nghiệp và cá nhân làm du lịch. Ví dụ như, Huế có lợi thế là có trường Đại học Mỹ Thuật, có khoa Mỹ thuật Công nghiệp, nhưng lãnh đạo tỉnh và nhà trường còn thiếu liên kết, nên khoa Mỹ thuật Công nghiệp vẫn chưa tạo ra nhiều mẫu mã mới cho các nơi sản xuất hàng lưu niệm, và các nơi đó vẫn chưa chịu đầu tư để mua mẫu mã mới, cải thiện sản phẩm của mình. Hay là vấn đề nhiều làng nghề chưa được khai thác hết tiềm năng do các tour du lịch không đưa những làng nghề này vào hành trình tham quan của khách.

Một phần của tài liệu thu hút khách du lịch thông qua loại hình du lịch văn hóa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w