0
Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Nội dung và cách thức thực hiện

Một phần của tài liệu THU HÚT KHÁCH DU LỊCH THÔNG QUA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA (Trang 61 -61 )

2 Tổng doanh thu bán vé tham quan ở tất cả các điểm trong quần thể di tích Cố đô Huế

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm phát triển sản phẩm

Trong kinh doanh du lịch, nghiên cứu thị trường là một bước đi quan trọng có tính chiến lược. Hoạt động khảo sát sẽ giúp các tổ chức sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất. Các công ty lữ hành, làng nghề địa phương, trung tâm quản lý di tích, doanh nghiệp địa phương cần thường xuyên thành lập những đợt khảo sát du khách và dựa vào các thông tin phản hồi để hoàn thiện sản phẩm, cung cách phục vụ. Hoạt động này giúp các nhà quản lý nắm bắt được đối tượng khách của mình, từ đó làm rõ các vấn đề như thị trường khách, chiến lược đầu tư, sản phẩm du lịch còn yếu và những thiếu sót…

Sở VHTT&DL TTH cần tổ chức các chuyến đi khảo sát thực tế các vùng du lịch trọng điểm và các vùng du lịch tiềm năng của tỉnh. Khảo sát phải tập trung vào

những thông tin như mức chi tiêu của du khách, mức độ hài lòng của du khách đối với các dịch vụ du lịch, những góp ý đối với du lịch văn hóa TTH…

Cải tiến một số sản phẩm du lịch văn hóa đang khai thác nhưng chưa hiệu quả

Mặc dù đã có những sản phẩm đặc trưng của văn hóa TTH, nhưng nhiều sản phẩm chỉ mới được khai thác ở bề nổi, nâng cao số lượng mà chưa đào sâu vào chất lượng. Điều này làm lãng phí nguồn tiềm năng của du lịch tỉnh nhà. Một số sản phẩm chưa được khai thác hiệu quả như hàng lưu niệm, nhà vườn, dịch vụ trong khu di tích…

Hàng lưu niệm

Mẫu mã hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ ở TTH vẫn còn nghèo nàn, sản phẩm chưa tinh xảo, hình dáng còn cồng kềnh, thiếu thẩm mỹ. Các cơ sở sản xuất cần đầu tư về nghiên cứu thị trường, cải tiến mẫu mã, chất lượng. Đưa văn hóa, truyền thống gắn kết chặt chẽ với mẫu mã sản phẩm, tạo nên nét đặc trưng vùng miền mà không nơi nào khác có. Việc thiết kế mẫu mã có thể do các nghệ nhân tại cơ sở sản xuất đảm nhiệm hoặc cơ sở sản xuất có thể thuê ngoài. Ở TTH, có khoa Mỹ thuật Công nghiệp ở trường Đại học Mỹ thuật, đây là khoa chuyên nghiên cứu tạo ra các mẫu mã hàng hóa phù hợp với thương mại. Các cơ sở sản xuất có thể liên kết, thuê khoa thiết kế các mẫu mã phù hợp với khả năng sản xuất và đáp ứng được nhu cầu du khách.

Thành lập hiệp hội các làng nghề để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủ công. Trong hiệp hội có thể thành lập Ban chuyên nghiên cứu, thiết kế mẫu mã. Hằng năm, hiệp hội nên tổ chức các cuộc thi thiết kế hàng lưu niệm để khuyến khích các nghệ nhân cùng nghiên cứu, tìm tòi ra các mẫu độc đáo, phù hợp với sản xuất và nhu cầu khách du lịch.

Giá cả cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đưa sản phẩm lại gần hơn với du khách. Hiệp hội làng nghề nên bầu ra một Ban kiểm soát để nghiên cứu mức giá hợp lý cho các sản phẩm, cũng như kiểm soát giá cả ở các địa điểm bán hàng lưu niệm, hạn chế các tình trạng nâng giá, chèn ép khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Nên có một mức giá chung, thống nhất ở các điểm bán hàng, giá

lượng nhiều, giảm giá trong mùa cao điểm để kích cầu du khách.

Địa điểm bán hàng cũng nên được đặt ở những điểm tham quan di tích văn hóa, lịch sử, ngay tại cơ sở sản xuất – để du khách có thể chiêm ngưỡng quy trình sản xuất, bến xe, sân bay, nhà ga và các khu chợ ở Huế như chợ Đông Ba, chợ đêm Nguyễn Đình Chiểu. Cách bày trí cũng nên được chú trọng, phải làm sao cho sản phẩm thật bắt mắt, nâng cao giá trị sản phẩm, tránh tình trạng hỗn độn, bụi bặm.

Nhà vườn

Trước đây, phần lớn các nhà vườn mở tự do cho khách tham quan, tuy nhiên điều này đối với chủ nhà vườn không phải là một cái lợi, mà còn đem lại nhiều phiền toái khi họ phải tốn thời gian để tiếp khách, dọn dẹp, trang trí khu vườn… Cần có sự liên kết giữa chủ nhà vườn, công ty lữ hành và chính quyền địa phương trong việc khai thác các tuyến tham quan nhà vườn ở TTH. Các công ty lữ hành có thể trích lợi nhuận lại cho chủ nhà vườn, cùng chủ nhà vườn đầu tư, chăm sóc, cải thiện lại cảnh quan, cơ sở vật chất của nhà vườn; có như thế chủ nhà mới có đủ tâm huyết để tiếp khách, khu nhà vườn lại càng đẹp hơn, hấp dẫn hơn trong mắt du khách. Chính quyền địa phương cũng nên phối hợp với chủ nhà, để cùng đề ra những chính sách bảo tồn, phục hồi những căn nhà vườn đang bị mai một.

Vẻ đẹp của nhà vườn Huế nằm ở sự hài hòa phong thủy. Cần phải có người am hiểu để giới thiệu cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế, cảm nhận được vẻ đẹp phong thủy của khu nhà vườn. Các hướng dẫn viên nên nghiên cứu kỹ về vấn đề này và phối hợp với chủ nhà để cùng giới thiệu, giải thích cho du khách những nét độc đáo, ý nghĩa trong căn nhà vườn.

Dịch vụ trong khu di tích

Trước hết cần quy hoạch lại toàn bộ hệ thống dịch vụ trong di tích nhằm phát huy tốt nhất các tiềm năng vốn có, bảo vệ di tích, cảnh quan bền vững. Về tương lai, nhất thiết phải nghiên cứu, tăng cường hệ thống chiếu sáng để đảm bảo phát huy không gian về đêm, nhất là không gian trưng bày và khai thác dịch vụ (tại khu vực Duyệt Thị Đường- Phủ Nội Vụ- vườn Cơ Hạ- cửa Hiển Nhơn- Cửa Hòa Bình- lầu Tứ Phương Vô Sự). Cụ thể là:

+ Lấy khu vực phủ Nội Vụ làm điểm chính để quy tập toàn bộ điểm kinh doanh chính trong khu vực Đại Nội, trong đó có trưng bày và kinh doanh các mặt hàng lưu niệm, các sản phẩm thủ công truyền thống, giải khát và ẩm thực cung đình... Trung tâm khu vực này là một nhà hàng cung đình đạt chất lượng cao (đạt tiêu chuẩn 5 sao) để làm nơi đón tiếp các đoàn nguyên thủ quốc gia, giới doanh nhân và những du khách muốn thưởng thức tinh hoa ẩm thực cung đình Huế. Nhà hàng này sẽ gắn kết với vườn Cơ Hạ và Hậu Hồ ở phía sau - nơi trưng bày, giới thiệu và giao dịch cây hoa kiểng tinh hoa của Huế và các địa phương trong nước. Đây cũng là nơi du khách có thể tham quan, cảm nhận vẻ đẹp của nghệ thuật vườn cung đình thời Nguyễn (Huế cũng là nơi duy nhất ở Việt Nam có khả phục hồi được nghệ thuật vườn cung đình). Điều này sẽ tạo thêm sức hấp dẫn rất lớn cho khu vực Đại Nội.

+ Nối kết các điểm dịch vụ: Nhà hát Duyệt Thị Đường (biểu diễn Nhã nhạc) - vườn Thiệu Phương (trưng bày cây kiểng quý) - phủ Nội Vụ (khu dịch vụ tập trung) - vườn Cơ Hạ- Hậu Hồ (trưng bày, kinh doanh cây kiểng, non bộ và các loại hình nghệ thuật liên quan đến vườn cung đình, bao gồm cả thi, họa, thư pháp truyền thống...).

+ Mở các điểm kinh doanh dịch vụ mới nhưng không ảnh hưởng mà chỉ có tính chất bổ trợ cho khu dịch vụ tại Phủ Nội Vụ: Khu trà cung đình và tìm hiểu đời sống hoàng gia ở cung Diên Thọ; khu vực tìm hiểu nữ công gia chánh và trang phục cung đình tại cung Trường Sanh; Cà phê- sách, trà- sách và tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc mới thời thuộc địa (Tân- Cổ điển) tại lầu Tứ Phương Vô Sự...

+ Dịch vụ xe điện, xe ngựa, voi để phục vụ du khách và kết nối các điểm di sản cần được phát triển rộng hơn nữa. Sở Giao thông nên cấp giấy phép cho những phương tiện này có thể đưa đón du khách từ bến xe Nguyễn Hoàng vào các điểm bên trong Thành Nội và bên trong Đại Nội. Về lâu dài nên cho phép xe điện, xe ngựa lưu thông ở các trục đường sát chân thành bên trong Thành Nội để tiện việc khai thác tuyến du lịch Thượng thành (các tuyến Ông Ích Khiêm- Xuân 68- Lương Ngọc Quyến – Tôn Thất Thiệp).

+ Cần xây dựng nhà trưng bày bản đồ tổng thể khu di sản Huế và giới thiệu chung về triều Nguyễn, văn hóa Huế, các khu di tích, các loại dịch vụ… để du

Nhà trưng bày này tốt nhất nên đặt ở sân bên trái điện Thái Hòa (sau khi qua cổng Ngọ Môn)

Phát triển các sản phẩm du lịch mới

Làng du lịch văn hóa

Làng du lịch văn hóa là một điểm du lịch có tài nguyên du lịch văn hóa đặc trưng, nơi du khách vừa có thể tham quan, khám phá, vừa có thể nghỉ lại qua đêm, sống chung với dân địa phương, tìm hiểu văn hóa ở đây. Ở TTH có thể phát triển mô hình nay ở làng cổ Phước Tích, làng Sình, làng dân tộc Tà Ôi…

Các yếu tố của mô hình có nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, làng du lịch văn hóa phải có các cảnh quan môi trường sạch đẹp, có sắc thái tộc người. Cảnh quan thiên nhiên phải mang bản sắc đặc trưng của từng tộc người, từng vùng. Đặc trưng này phản ánh ở cả cấu trúc không gian vật chất của làng, bao gồm: đường làng, không gian ở, không gian sản xuất (ruộng, vườn, ao). Môi trường cư trú của dân làng phải đảm bảo yếu tố sạch, hợp vệ sinh (có nguồn nước sạch, chuồng trại gia súc phải làm xa nhà, nhà nghỉ phải có công trình vệ sinh, đường làng sạch sẽ…).

Thứ hai, làng du lịch văn hóa phải có các di sản văn hóa phong phú và mang tính độc đáo, hấp dẫn đối với du khách. Di sản văn hoá vật thể có thể bao gồm: kiến trúc nhà cửa, các công trình văn hoá tôn giáo, các di tích, danh lam thắng cảnh, các di vật về nghề thủ công, trang phục truyền thống… Di sản văn hoá phi vật thể ở các làng du lịch văn hoá bao gồm lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, văn nghệ dân gian, các tri thức về bí quyết ẩm thực, chữa bệnh… Các di sản này càng hấp dẫn với du khách hơn khi nó khác lạ với các làng du lịch văn hoá xung quanh, có sắc thái riêng. Càng lạ, càng độc đáo sẽ càng thu hút du khách.

Thứ ba, khai thác các nguồn tài nguyên du lịch văn hóa nhằm phục vụ các hoạt động du lịch. Khai thác các tài nguyên, nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu xem, giải trí của du khách như tổ chức tham quan cảnh đẹp thiên nhiên, tổ chức lễ hội, sinh hoạt văn hoá, giới thiệu trình diễn văn nghệ dân gian, xây dựng quầy bán hàng lưu niệm gắn với nghề thủ công truyền thống … Ngoài ra còn phải đáp ứng nhu cầu

nghỉ ngơi, ăn uống. Xây dựng các nhà nghỉ, phòng nghỉ, quán ăn mang phong cách dân tộc.

Thứ tư, đảm bảo việc di chuyển của du khách thuận lợi. Phải xây dựng các lỗi đi sạch sẽ, thuận tiện và phù hợp với môi trường tự nhiên. Đặc biệt, làng du lịch văn hóa phải nằm trong tuyến đường du lịch, có thị trường du lịch. Yếu tố này rất quan trọng, vì một làng dù giàu tài nguyên du lịch văn hóa đến mấy những không nằm liền kề thị trường du lịch cũng khó thu hút du khách.

Hai yếu tố đầu tạo ra vẻ đẹp hấp dẫn của làng du lịch văn hóa, nhưng hai yếu tố sau lại có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành làng du lịch văn hóa. Hai nhân tố đầu đóng vai trò tiềm năng, còn hai nhân tố sau mới biến “tiềm năng” thành khả năng hiện thực. Vì vậy, chính quyền và địa phương nên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tần, cơ sở lưu trú, khai thác và bảo tổn các nguồn lực văn hóa phục vụ du lịch để xây dựng những làng du lịch văn hóa phát triển bền vững.

Dịch vụ giải trí về đêm

Không chỉ giúp tăng doanh thu du lịch mà các hoạt động giải trí về đêm còn là nhân tố chính giúp du khách lưu trú lại Huế. Các doanh nghiệp trong tỉnh nên đầu tư vào hệ thống nhà hàng, quán bar, nhà hát… để giúp du khách, đặc biệt là khách quốc tế giải trí về đêm. Chính quyền địa phương cũng nên tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hoạt động biểu diễn về đêm được diễn ra tốt đẹp, như hoạt động diễn tuồng, ca Huế trên sông Hương, đi thuyền rồng ngắm phố Đêm trên sông Hương, phố đêm Nguyễn Đình Chiểu, phố ẩm thực Mai Thúc Loan…

UBND tỉnh TTH nên có quy hoạch thêm những phố đi bộ vào ban đêm, như con đường 23 tháng Tám trước Ngọ Môn, đường ven bờ sông Hương, phố cổ Chi Lăng. Phát triển mô hình chợ đêm ở khu vực Đông Ba – Gia Hội, chợ Bến Ngự, chợ An Cựu. Ở những khu vực này cần được đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, ngăn ngừa các hiện tượng móc túi, ăn xin, chèo kéo, thét giá du khách.

TTH cũng có thể học tập mô hình treo lồng đèn, thả đèn hoa đăng vào những ngày rằm ở Hội An. Vào các đêm rằm, thay vì hệ thống chiếu sáng bình thường, ta có thể thay thế bằng lồng đèn ở khu vực Đại Nội, các phố đêm và tăng cường hoạt động đi thuyền rồng, thả hoa đăng trên sông Hương. Tuy nhiên, phải có bộ phận chuyên thu gom những xác đèn hoa đăng trên sông Hương để đảm bảo vệ sinh môi

cháy trên các chuyến thuyền rồng.

Nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

Một trong những yếu tố mà du khách sẵn sàng trả tiền cao để thụ hưởng là ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực đặc trưng ở Huế. UBND cần kết hợp với Sở VHTT&DL tổ chức các lễ hội ẩm thực, tuần ẩm thực, tháng ẩm thực, ẩm thực theo chuyên đề, và đặc biệt là xây dựng phố ẩm thực. Cần có quy hoạch cụ thể cho phố ẩm thực, sao cho vừa tận dụng được không gian, vừa đảm bảo an ninh trật tự. Các lễ hội, phố ẩm thực không chỉ bao gồm các món ăn đặc trưng mà còn kết hợp với những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm; đặc biệt hơn là giới thiệu đến du khách những mặt hàng ẩm thực có thể để dài ngày, để du khách mang về nước như: tôm chua, mè xững, hạt sen, trà cung đình,…

Cục An toàn và Vệ sinh Thực phẩm cần ban hành hệ thống chính sách về vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh ăn uống, chế biến thực phẩm tại các làng nghề. Hệ thống các dịch vụ của nhà nghỉ, khách sạn cũng phải tuân thủ tiêu chuẩn của Tổng cục du lịch. Thành lập đội kiểm tra thị trường để tiến hành kiểm soát điều kiện, giá cả của các cơ sở kinh doanh ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, tránh tình trạng giá cả không rõ ràng, nâng giá quá cao vào mùa cao điểm, lễ hội.

UBND tỉnh nên thực hiện kế hoạch phủ sóng Wifi toàn thành phố Huế, tạo thuận lợi cho du khách có thể truy cập Internet mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, nên đặt thêm hệ thống máy tính, bản đồ, sách hướng dẫn miễn phí ở những góc đường, để du khách dễ dàng tìm hiểu về những di tích ở Huế, đường đi, thông tin các quán ăn, khách sạn đạt tiêu chuẩn, giá cả hợp lý.

Tăng cường việc xã hội hóa sản phẩm du lịch văn hóa

Khuyến khích người dân và doanh nghiệp cùng tham gia tạo ra và kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa. Cộng đồng chính là người truyền giữ văn hóa, là những con người hiểu rõ giá trị của văn hóa, tập tục địa phương, nên họ có thể tạo ra các sản phẩm vừa mang nét đặc trưng địa phương, vừa thu hút khách du lịch. Chính quyền nên tổ chức các buổi tọa đàm với người dân và doanh nghiệp, tuyên

truyền lợi ích của du lịch văn hóa đối với họ và hướng dẫn họ tham gia vào phát triển du lịch văn hóa.

Ở TTH vẫn còn nhiều dinh thự của vua chúa, quan lại ngày nay vẫn thuộc sở

Một phần của tài liệu THU HÚT KHÁCH DU LỊCH THÔNG QUA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA (Trang 61 -61 )

×