Thách thức

Một phần của tài liệu thu hút khách du lịch thông qua loại hình du lịch văn hóa (Trang 56)

2 Tổng doanh thu bán vé tham quan ở tất cả các điểm trong quần thể di tích Cố đô Huế

3.1.2. Thách thức

Thứ nhất, phát triển trong tình hình thế giới có chiều hướng biến động khó lường như những bất ổn về kinh tế, lạm phát, khủng hoảng, bất ổn về chính trị,

quốc tế TTH và cả nước. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, đại dịch cúm A/H1N1 năm 2009, thảm họa kép ở Nhật Bản 2011, khủng hoảng nợ công Châu Âu 2011… mà lượng khách du lịch trên thế giới tăng trưởng với tốc độ khá chậm.

Thứ hai, thách thức đến từ sự cạnh tranh giữa các khu di sản trong khu vực. Tại miền Trung và Tây Nguyên đã có 6/7 Di sản thế giới của Việt Nam (cả vật thể và phi vật thể). Vì vậy, mỗi khu di sản đều cố gắng khẳng định vai trò và vị thế của mình. Trên tầm rộng lớn, Huế và các di sản khác của Việt Nam phải cạnh tranh với các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Đó thực sự là những thách thức rất lớn.

Thứ ba, Việt Nam nói chung và TTH nói riêng nằm trong khu vực thường xuyên có sự biến đổi lớn về khí hậu, thời tiết. Hằng năm đều có những trận bão, lũ lụt lớn gây thiệt hại không nhỏ đến ngành du lịch.

Thứ tư, hệ thống pháp luật Việt Nam còn yếu, chưa đồng bộ. Các quy định pháp lý về quản lý du lịch chưa đầy đủ, gây bất cập đối với hoạt động kinh doanh du lịch.

Thứ năm, yêu cầu của khách du lịch quốc tế ngày càng cao, càng đòi hỏi khắt khe hơn, chất lượng phục vụ cao hơn, cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường du lịch sạch đẹp, an toàn, sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo. Điều này không chỉ là thách thức đối với du lịch quốc tế của TTH mà còn là thách thức chung đối với cả nước, đòi hỏi sự nỗ lực của ngành du lịch và sự phối hợp ăn ý của các ngành khác như giao thông vận tải, xây dựng…

Thứ sáu, nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn tới. Hiện nay cả nước nói chung và TTH nói riêng đang thiếu trầm trọng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hoạt động trong ngành du lịch. Thiếu hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ thành thạo, đặc biệt là các ngoại ngữ ít thông dụng như tiếng Nhật, Hàn, Thái.

Thứ bảy, khả năng cần phải có sự đầu tư tương xứng để bảo tồn di sản Huế với một quần thể di tích đồ sộ, với những di sản văn hóa phi vật thể phong phú và với một môi trường cảnh quan rộng lớn gắn bó hữu cơ với đô thị Huế. Huế phải làm gì

và làm như thế nào để có được những nguồn vốn đầu tư rất lớn trong khi chủ yếu vẫn phải dựa vào nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.

Thứ tám, thách thức và khó khăn đến từ mâu thuẫn bảo tồn và phát triển. Đối với loại hình du lịch văn hóa, các giá trị văn hóa địa phương là nguồn tài nguyên chính. Nhưng việc khai thác, tổ chức, quản lý các giá trị văn hóa trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập. Thách thức lớn nhất hiện nay chính là làm thế nào để bảo tồn các yếu tố truyền thống hiện có và khôi phục các lễ hội truyền thống, các di sản đang dần bị mai một.

Thứ chín, song song với quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế để phát triển du lịch có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Do đó, phát triển du lịch phải gắn liền với việc bảo vệ các di sản văn hóa, các di tích lịch sử và không gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, không được xem nhẹ công tác an ninh trật tự xã hội, phải giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam, của con người Huế. Có như thế mới có thể phát triển bền vững và đem lại hiệu quả lâu dài.

Một phần của tài liệu thu hút khách du lịch thông qua loại hình du lịch văn hóa (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w