1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội

109 472 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Nền kinh tế thị trường với những quy luật đặc trưng như quy luật cạnh tranh đang ngày càng thể hiện rõ nét trong hoạt động của đời sống kinh tế.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế thị trường với những quy luật đặc trưng như quy luật cạnh tranh đangngày càng thể hiện rõ nét trong hoạt động của đời sống kinh tế Cạnh tranh tất yếu sẽ dẫnđến hệ quả là có những doanh nghiệp làm ăn phát đạt, thị trường được mở rộng Bên cạnh

đó cũng có những doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất thậm chí phải tuyên bố phá sản,giải thể

Muốn cho quá trình sản xuất được đều đặn, liên tục, thường xuyên thì việc đảmbảo cung ứng vật tư đủ về khối lượng, quy cách, phẩm chất là vô cùng quan trọng Việcđảm bảo yếu tố vật tư cho sản xuất là một yếu tố khách quan, là đòi hỏi chung của nền sảnxuất xã hội Như C.Mác đã nói: “Một xã hội mà tái sản xuất, nghĩa là muốn tái sản xuấtliên tục thì phải không ngừng chuyển hóa trở lại một phần những sản phẩm của mìnhthành nhưng tư liệu sản xuất, thành những yếu tố mới của sản phẩm mới”

Trong công tác kế toán, công tác kế toán nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng,

vì nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất và giá thành sản phẩm,tác động lớn đến hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội là một doanh nghiệp cóquy mô lớn, là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sợi và vải Trải quahơn 50 năm hoạt động, Công ty đã gặt hái được những thành công đáng kể trong đó phải

kể đến đóng góp của công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nóiriêng Công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý vì cácthành tích của mình

Nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán nguyên vật liệu đối với hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội, em đã

mạnh dạn nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện công tác

kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội” nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện công tác tổ chức kế toán

nguyên vật liệu của Công ty

Luận văn tốt nghiệp, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính gồm 3chương:

Chương 1 : Lí luận về công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản

Trang 2

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH nhà

nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội

Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại

Công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội

Do còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên Luận văn tốtnghiệp này không thể tránh khỏi những hạn chế và sai sót Em rất mong nhận được sự chỉbảo của các cô, các thầy và các cán bộ trong phòng kế toán của Công ty

Trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được

sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Đào Diệu Hằng và các cán bộ của phòng Kếtoán tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội

Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Hảo A10368

Trang 3

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọnglớn trong tổng giá thành Chỉ cần một sự biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũnglàm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp Dovậy một trong những yếu tố nhằm đạt lợi nhuận cao là giảm chi phí SXKD trong đó cóviệc giảm chi phí nguyên vật liệu Để làm được điều này thì các doanh nghiệp phải khôngngừng hoàn thiện công tác kế toán Đây thực sự là một yêu cầu cấp thiết với các doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường

1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nền sảnxuất xã hội cũng ngày càng phát triển, nền kinh tế được mở rộng cả về chiều rộng lẫnchiều sâu, các ngành nghề ngày càng được đa dạng hoá Từ đó, đòi hỏi cơ chế quản lýphải thường xuyên đổi mới, hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất hànghoá

Trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế, kế toán kế toán là một bộ phận quan trọng,phục vụ đắc lực cho yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp cũng như của Nhànước Chính vì vậy, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, khi Nhà nước cho phép cácdoanh nghiệp chủ động trong SXKD theo khuôn khổ pháp luật thì kế toán kế toán lại càngtrở nên quan trọng và cần phải đổi mới cho phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế

Kế toán nguyên vật liệu cũng không phải là một ngoại lệ, nó cũng cần phải đượcđổi mới và hoàn thiện Nếu công tác kế toán nguyên vật liệu được thực hiện tốt, thì quátrình cung cấp nguyên vật liệu sẽ hợp lý, kịp thời, đồng bộ, sẽ kiểm tra, giám sát được quátrình sử dụng nguyên vật liệu theo định mức, nhằm ngăn ngừa các hiện tượng hư hao,lãng phí Từ đó góp phần hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp ngàycàng phát triển Ngược lại, nếu công tác kế toán nguyên vật liệu chưa hợp lý, chậm đổimới, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp

Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9-10-2002 (ban hành theo quyết định số

Trang 4

20-03-2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đáp ứng được yêu cầu quản lý kế toán trongtình hình mới, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế Tuy nhiên trong quá trình ápdụng vào thực tế ở từng doanh nghiệp, không tránh khỏi những sai sót, do vậy việc hoànthiện công tác kế toán guyên vật liệu là vô cùng cần thiết đối với mọi doanh nghiệp trongnền kinh tế quốc dân.

1.2 Khái quát chung về nguyên vật liệu

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu

Khái niệm

Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hoá Trongcác doanh nghiệp, nguyên vật liệu được sử dụng phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sảnphẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp

Đặc điểm

Thứ nhất, về mặt vốn: nguyên vật liệu là thành phần quan trọng của vốn lưu động,đặc biệt là vốn dự trữ của doanh nghiệp Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệpcần phải tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và điều đó không thể tách rời việc dự trữ,

sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả và hợp lý

Thứ hai, về mặt giá trị: khác với tư liệu lao động, khi tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ, không giữ nguyênhình thái vật chất ban đầu và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

1.2.2 Vị trí và vai trò của nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trìnhsản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởngtrực tiếp đến sản phẩm được sản xuất Thông thường trong các doanh nghiệp sản xuất,nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm, nên việc tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch có ýnghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm và thực hiện tốt kết quả sản xuất kinhdoanh

Xuất phát từ vai trò quan trọng của nguyên vật liệu đòi hỏi các doanh nghiệp phảiquản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở tất cả các khâu thu mua, bảo quản, dữ trữ, sử dụng

Trang 5

Trong một chừng mực nào đó, giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu là cơ sở để tăng thêmsản phẩm mới cho xã hội, tiết kiệm được nguồn tài nguyên vốn không phải là vô tận.

1.2.3 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu và nhiệm vụ của kế toán

1.2.3.1 Yêu cầu của việc quản lý nguyên vật liệu

Muốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiến hành đượcđều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo các loại nguyên vật liệu đủ về số lượng, kịp

về thời gian, đúng về quy cách phẩm chất Đấy là một vấn đề bắt buộc mà nếu thiếu thìkhông thể có quá trình sản xuất sản phẩm được Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiếtkiệm các loại nguyên vật liệu có tác động mạnh mẽ đến các mặt hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Do đó yêu cầu quản lý nguyên vật liệu thể hiện một số điểmsau:

Thu mua: nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thường xảy ra biến động do

các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành cung ứng vật tư nhằm đáp ứng kịp thờicho sản xuất Cho nên khâu mua phải quản lý về khối lượng quản lý có hiệu quả, chốngthất thoát nguyên vật liệu, việc thu mua theo đúng yêu cầu sử dụng, giá mua hợp lý, thíchhợp với chi phí thu mua để hạ thấp giá thành sản phẩm

Bảo quản: việc dự trữ nguyên vật liệu hiện tại kho, bãi cần được thực hiện theo

đúng chế độ quy định cho từng loại nguyên vật liệu phù hợp với tính chất lý, hoá của mỗiloại, mỗi quy mô tổ chức của doanh nghiệp tránh tình trạng thất thoát, lãng phí nguyên vậtliệu đảm bảo an toàn là một trong các yêu cầu quản lý đối với nguyên vật liệu

Dự trữ: xuất phát từ đặc điểm của nguyên vật liệu chỉ tham gia việc dự trữ nguyên

vật liệu như thế nào để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại là điều kiện hết sứcquan trọng Mục đích của dự trữ là đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh không quá

ứ đọng vốn nhưng không làm gián đoạn quá trình sản xuất Hơn nữa, doanh nghiệp cầnphải xây dựng định mức dự trữ nguyên vật liệu cần thiết, tối đa, tối thiểu cho sản xuất,xây dựng xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Sử dụng: sử dụng tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở xác định mức chi phí có ý nghĩa

quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹcho doanh nghiệp Do vậy trong khâu sử dụng cần quán triệt nguyên tắc sử dụng đúngmức quy định sử dụng đúng quy trình sản xuất đảm bảo tiết kiệm chi phí trong giá thành

Trang 6

Như vậy để tổ chức tốt công tác quản lý nguyên vật liệu nói chung và kế toánnguyên vật liệu nói riêng đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định Điều kiện quan trọngđầu tiên là các doanh nghiệp phải có đầy đủ kho tàng để bảo quản nguyên vật liệu , khophải được trang bị các phương tiện bảo quản và cân, đo, đong, đếm cần thiết, phải bố tríthủ kho và nhân viên bảo quản có nghiệp vụ thích hợp và có khả năng nắm vững và thựchiện việc ghi chép ban đầu cũng như sổ sách kế toán kho Việc bố trí, sắp xếp nguyên vậtliệu trong kho phải đúng yêu cầu và kỹ thuật bảo quản, thuận tiện cho việc nhập, xuất vàtheo dõi kiểm tra Đối với mỗi thứ nguyên vật liệu phải xây dựng định mức dự trữ, xácđịnh rõ giới hạn dự trữ tối thiểu, tối đa để có căn cứ phòng ngừa các trường hợp thiếu vật

tư phục vụ sản xuất hoặc dự trữ vật tư quá nhiều gây ứ đọng vốn

Ngoài ra phải xác định rõ trách nhiệm vật chất của các cá nhân và tổ chức có liênquan đến sự an toàn của nguyên vật liệu trong các khâu thu mua, dự trữ và sử dụng Xâydựng quy chế xử lý rõ ràng, nghiêm ngặt các trường hợp nguyên vật liệu ứ đọng, kémphẩm chất, hao hụt, giảm giá

1.1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu

Nhận thức được vị trí của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi

hệ thống quản lý phản ánh chính xác đầy đủ các thông tin số liệu về nguyên vật liệu Dovậy, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác kế toán nguyên vật liệu là:

- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển,bảo quản, nhập, xuất tồn nguyên vật liệu Tính giá thực tế của nguyên vật liệu đã mua.Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua nguyên vật liệu về số lượng, chất lượng,chủng loại, giá cả, thời hạn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho quátrình sản xuất kinh doanh

- Áp dụng đúng đắn phương pháp kế toán nguyên vật liệu Hướng dẫn và kiểm tracác phân xưởng, các phòng ban trong đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu vềnguyên vật liệu

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu Kiểmtra tình hình nhấp xuất nguyên vật liệu Phát hiện, ngăn ngừa đề xuất biện pháp xử lýnguyên vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất để động viên đúng mức nguồn vốnnội bộ, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn Tính toán chính xác số lượng, giá trị nguyên

Trang 7

vật liệu thực tế đã đưa vào sử dụng và tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh Phân

bổ các giá trị nguyên vật liệu đã tiêu hao vào các đối tượng sử dụng

- Tham gia kiểm kê và đánh giá nguyên vật liệu theo chế độ quy định Lập các bảnbáo cáo về nguyên vật liệu Phân tích kinh tế tình hình thu mua, dự trữ, bảo quản và sửdụng nguyên vật liệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu

1.1.3 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu

1.1.3.1 Phân loại nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có công dụngkhác nhau được sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau, có thể được bảo quản, dự trữ trênnhiều địa bàn khác nhau Do vậy để thống nhất công tác quản lý nguyên vật liệu giữa các

bộ phận có liên quan, phục vụ cho yêu cầu phân tích, đánh giá tình hình cung cấp, sửdụng nguyên vật liệu cần phải phân loại nguyên vật liệu

- Có nhiều cách phân loại nguyên vật liệu, hiện nay cách chủ yếu là phân loạinguyên vật liệu theo tác dụng của nó đối với quá trình sản xuất Theo cách này thì nguyênvật liệu được phân ra thành các loại như sau:

* Nguyên vật liệu chính: (bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài) Đối với cácdoanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nênthực thể sản phẩm như sắt, thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí, xây dựng cơbản, bông trong các doanh nghiệp kéo sợi, vải trong doanh nghiệp may Đối với bánthành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất sản phẩm ví như: Sợi muangoài trong các nhà máy dệt cũng được coi là nguyên vật liệu chính

* Nguyên vật liệu phụ: là đối tượng lao động nhưng không phải là cơ sở vật chấtchủ yếu để hình thành nên sản phẩm mới nguyên vật liệu phụ chỉ có vai trò phụ trợ trongquá trình sản xuất kinh doanh được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoànthiện và nâng cao tính năng chất lượng của sản phẩm, hoặc được sử dụng để đảm bảo chocông cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc để phục vụ cho yêu cầu kỹ thuật, nhu cầuquản lý

* Nhiên liệu: là thứ để tạo ra năng lượng cung cấp nhiệt lượng bao gồm các loại ởthể rắn, lỏng, khí dùng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm cho các phương tiệnvật tải máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh như: xăng, dầu,

Trang 8

than Nhiên liệu thực chất là nguyên vật liệu phụ để tách thành một nhóm riêng do vaitrò quan trọng của nó nhằm mục đích quản lý và kế toán thuận tiện hơn.

* Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại phụ tùng, chi tiết dùng để thay thế sửa chữamáy móc thiết bị sản xuất phương tiện vận tải

* Thiết bị và nguyên vật liệu xây dựng cơ bản: là các nguyên vật liệu , thiết bị phục

vụ cho hoạt động xây dựng cơ bản, tái tạo tài sản cố định

* Phế liệu thu hồi: là những loại phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất để sử dụnghoặc bán ra ngoài

Việc phân chia này giúp cho doanh nghiệp tổ chức các tài khoản chi tiết dễ dànghơn trong việc quản lý và kế toán nguyên vật liệu Tuy nhiên do quá trình sản xuất cụ thểđược tiến hành ở các doanh nghiệp khác nhau nên việc phân loại nguyên vật liệu như trênchỉ mang tính chất tương đối

Ngoài ra có thể phân loại nguyên vật liệu theo các loại sau:

- Căn cứ vào nguồn thu nhập, nguyên vật liệu được chia thành:

* Nguyên vật liệu mua ngoài: mua từ thị trường trong nước hoặc mua nhập khẩu

* Nguyên vật liệu từ qua thuê ngoài gia công chế biến

* Nguyên vật liệu nhập góp vốn

- Căn cứ vào chức năng nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất thì nguyên vậtliệu bao gồm:

* Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho chế tạo sản phẩm và sản xuất

* Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: phục vụ ở các phân xưởng, tổ độisản xuất, cho nhu cầu bán hàng quản lý doanh nghiệp

1.1.3.2 Tính giá nguyên vật liệu

Giá trị nguyên vật liệu chiếm một vị trí quan trọng trong giá thành sản phẩm ở cácdoanh nghiệp sản xuất Trong bảng cân đối kế toán, nguyên vật liệu được đưa vào tài sảnlưu động và thường có tỷ lệ cao trong tài sản lưu động Do độ lớn tương đối nguyên vậtliệu nên sai sót trong việc đánh giá nguyên vật liệu có thể ảnh hưởng đến giá thành của kỳnày và các kỳ tiếp theo Giá trị nguyên vật liệu luôn có sự giao động, nhập xuất diễn ra

Trang 9

thường xuyên Khi có nghiệp vụ nhập xuất xảy ra, kế toán tiến hành đánh giá về mặt giátrị cho từng loại nguyên vật liệu

Tính giá nguyên vật liệu là quá trình dùng thước đo tiền tệ để biểu thị giá trịnguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định và ở nhừng thời điểm nhất định để đảmbảo tính trung thực, chính xác trong quản lý, sử dụng nguyên vật liệu sao cho hiệu quảnhất Khi tính giá nguyên vật liệu phải tuân theo những nguyên tắc trong Chuẩn mực kếtoán số 02 “Hàng tồn kho” Nguyên vât liệu được tính giá theo giá gốc Giá gốc (hay còngọi là giá vốn thực tế) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra, bao gồm chi phí thumua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được nguyênvật liệu đó ở địa điểm và trạng thái hiện tại Tuỳ theo doanh nghiệp tính thuế GTGT theophương pháp trực tiếp hay phương pháp khấu trừ mà trong giá thực tế có thể có thuếGTGT (nếu tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) hay không có thuế GTGT (nếutính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

- Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho

* Đối với nguyên vật liệu mua ngoài là trị giá vốn thực tế nhập kho

+

Chi phíthu

Thuế nhậpkhẩu ( nếu

-Các khoảngiảm trừ,CKTM

Chi phí mua thực tế gồm: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí thuê kho,thuê bãi, tiền phạt, tiền bồi thường

* Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến thì giá thực tếnguyên vật liệu là giá nguyên vật liệu xuất gia công, chế biến, cộng với các chi phí giacông chế biến Chi phí chế biến gồm: chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc thiết

bị và các khoản chi phí khác

Trang 10

* Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến.

Chi phí thuê ngoài gia công gồm: tiền thực gia công phải trả, chi phí vận chuyểnđến cơ sở gia công và ngược lại, hao hụt trong định mức

* Đối với nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh thì giá thực tế là giá trị nguyênvật liệu do hội đồng liên doanh đánh giá

* Đối với nguyên vật liệu do nhà nước cấp hoặc được tặng thì giá trị thực tế đượctính là giá trị của nguyên vật liệu ghi trên biên bản bàn giao hoặc ghi theo giá trị vật hiếntặng, thưởng tương đương với giá trị trường

* Đối với nguyên vật liệu vay mượn tạm thời của đơn vị khác thì giá trị thực tếđược tính là giá trị hiện tại của số nguyên vật liệu đó

* Đối với phế liệu thu hồi: được đánh giá theo giá ước tính hoặc giá thực tế (có thểbán được)

- Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho

Đối với nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ, tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từngdoanh nghiệp, vào yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, có thể sửdụng một trong các phương pháp sau theo nguyên tắc nhất quán trong kế toán, nếu cóthay đổi phải giải thích rõ ràng:

* Phương pháp tính giá theo giá đích danh

Giá thực tế của

nguyên vật liệu =

Giá trị nguyênvật liệu xuấtthuê ngoài giacông

+

Chi phí thuêngoài gia công

Trang 11

Phương pháp này được áp dụng với các nguyên vật liệu có giá trị cao, các loại vật

tư đặc chủng Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được căn cứ vào đơn giá thực tếcủa nguyên vật liệu nhập kho theo từng lô, từng loạt nhập, và số lượng xuất kho theo từnglần

Sử dụng phương pháp đích danh sẽ tạo thuận lợi cho kế toán trong việc tính toángiá thành vật liêụ được chính xác, phản ánh được mối quan hệ cân đối giữa hiện vật và giátrị nhưng có nhược điểm là phải theo dõi chi tiết giá nguyên vật liệu nhập kho theo từng

lần

nhập nếu không nguyên vật liệu xuất kho sẽ không sát với giá thực tế của thị trường

* Phương pháp tính giá theo giá đơn vị bình quân

Theo phương pháp này, giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ được tínhtheo công thức:

Trong đó, giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong hai cách sau:

Cách 1: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ :

Ưu điểm: Việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho không phụ thuộc vào tần suấtnhập - xuất trong kỳ Đơn giản, dễ làm, phù hợp với doanh nghiệp có ít danh điểm nguyênvật liệu , số lần nhập xuất nhiều, giá cả biến động đột ngột

Nhược điểm: Công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công tácquyết toán nói chung

Trang 12

Ưu điểm: Việc tính giá chính xác, phản ánh kịp thời sự biến động của giá cả.

Nhược điểm: Việc tính toán rất phức tạp, tốn nhiều công sức, chỉ nên áp dụng vớinhững doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu , số lần nhập xuất không nhiều vàthực hiện kế toán bằng máy vi tính

* Phương pháp tính giá theo giá thực tế nhập trước - xuất trước (LIFO)

Theo phương pháp này, giả thiết rằng số nguyên vật liệu nào nhập trước thì xuấttrước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất.Nói cách khác cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của nguyên vật liệu mua trước sẽđược dùng làm giá để tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất trước và do vậy giá trị nguyênvật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số nguyên vật liệu mua vào sau cùng.Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm

Ưu điểm: Gần đúng với luồng nhập - xuất nguyên vật liệu trong thực tế Phản ánhđược sự biến động của giá nguyên vật liệu tương đối chính xác

Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phíhiện tại Theo phương pháp nhập trước - xuất trước, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giátrị nguyên vật liệu đã được mua vào từ cách đó rất lâu Khối lượng công việc kế toánnhiều

Phương pháp này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có ít nguyên vậtliệu , số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều

*Phương pháp tính giá theo giá thực tế nhập sau – xuất trước (FIFO)

Phương pháp này giả định những nguyên vật liệu mua sau cùng sẽ được xuất trướctiên, ngược lại với phương pháp nhập trước - xuất trước ở trên Phương pháp nhập sau -xuất trước thích hợp trong trường hợp lạm phát

Ưu điểm: Doanh thu hiện tại được phù hợp với những khoản chi phí hiện tại

Nguyễn Thị Hảo A10368

Giá đơn vị

bình quân sau mỗi lần nhập =

Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho sau mỗi lần

nhậpLượng thực tế nguyên vật liệu tồn sau mỗi lần

nhập

10

Trang 13

Nhược điểm: Phương pháp này bỏ qua việc nhập xuất nguyên vật liệu trong thực

tế Chi phí quản lý nguyên vật liệu của doanh nghiệp có thể cao vì phải mua thêm nguyênvật liệu nhằm tính vào giá vốn hàng bán những chi phí mới nhất với giá cao Giá trịnguyên vật liệu tồn kho và vốn lưu động của doanh nghiệp được phản ánh thấp hơn so vớithực tế Điều này làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị nhìn nhận là kém hơn

so với khả năng thực tế

Các phương pháp này có ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu và giá thành sảnphẩm Trong một thị trường ổn định giá không đổi, việc lựa chọn phương pháp tính giá làkhông quan trọng lắm Tuy nhiên, trong một thị trường không ổn định, khi giá lên xuốngthất thường, mỗi phương pháp có thể cho một kết quả khác nhau Thực tế, nếu giá muanhập nguyên vật liệu tăng lên qua các kỳ thì phương pháp nhập trước - xuất trước cho giáthành sản phẩm thấp nhất, ngược lại phương pháp nhập sau - xuất trước cho giá thành sảnphẩm là cao nhất, giá thành sản phẩm của phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữnằm giữa hai phương pháp trên

Các doanh nghiệp có quyền lựa chọn phương pháp thích hợp với đặc điểm sản xuấtcủa doanh nghiệp Theo các nguyên tắc được thừa nhận (GAAP), nguyên tắc nhất quán,liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng phương pháp giống nhau từ kỳ này sang kỳkhác bảo đảm tính chất so sánh được của số liệu nguyên tắc này không có nghĩa là doanhnghiệp không bao giờ có thể thay đổi phương pháp Doanh nghiệp có thể thay đổi phươngpháp tính giá xuất nhưng phải có sự thông báo công khai; ghi đúng, đủ, trung thực số liệu

có thể thấy rõ ảnh hưởng của sự thay đổi

1.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại doanh nghiệp sản xuất

Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp thường có nhiều chủng loại khác nhau, nếuthiếu một loại nào đó có thể gây ra ngừng sản xuất, chính vì vậy kế toán nguyên vật liệuphải đảm bảo theo dõi được tình hình biến động của từng loại nguyên vật liệu là mộttrong những đối tượng của kế toán, là tài sản cần phải được tổ chức, kế toán chi tiết khôngchỉ về mặt giá trị mà cả về hiện vật, không chỉ ở từng kho mà phải chi tiết theo từng loại,nhóm, thứ và phải được tiến hành đồng thời ở cả kho và phòng kế toán trên cùng cơ sởcác chứng từ nhập, xuất kho Kế toán chi tiết nguyên vật liệu được hiểu là việc các doanhnghiệp tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế toán chi tiết và lựa chọn, vận dụng cácphương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu cho phù hợp, nhằm tăng cường công tác

Trang 14

1.2.1 Chứng từ kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Đáp ứng yêu cầu quản trị của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, kế toán chitiết nguyên vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm, thứ nguyên vật liệu vàphải tiến hành đồng thời ở từng kho và phòng kế toán trên cùng một cơ sở chứng từ

Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo quyết định1141/TC/QĐ/CĐKế TOÁN ngày 1/11/1995 và theo QĐ 885/1998/QĐ/BTC của Bộtrưởng Bộ Tài chính, các chứng từ kế toán về nguyên vật liệu gồm:

-Phiếu nhập kho (mẫu 01 – VT)

- Phiếu xuất kho (mẫu 02 – VT)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 – VT)

- Phiếu xuất vận tải theo hạn mức (mẫu 04 – Kế TOÁN)

- Biên bản kiểm nghiệm (mẫu 05 –VT)

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì (mẫu 07 - VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (mẫu 08 – VT)

- Hóa đơn GTGT (mẫu số 01 GTKế TOÁN - LL)

- Hoá đơn cước vận chuyển (mẫu 03 – BH)

- Hóa đơn hàng mẫu (mẫu số 02 GTKế TOÁN – 2LL)

Đối với các chứng từ kế toán này phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định vềmẫu, nội dung và phương pháp lập

1.2.2 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Trong doanh nghiệp, công tác quản lý nguyên vật liệu do nhiều đơn vị, bộ phậnquản lý, đảm nhận Điều này dẫn đến khả năng có sự sai sót, chênh lệch số liệu trong quátrình kế toán, tổng hợp giữa các bộ phận Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là việc kế toánkết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán nhằm đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hiện có và tìnhhình biến động từng loại, nhóm, thứ nguyên vật liệu về số lượng và giá trị, từ đó phát hiệnsai sót của từng bộ phận Tùy loại hình doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có thể áp dùngcác phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu khác nhau Có ba phương pháp kế toán

Trang 15

chi tiết nguyên vật liệu sau: phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luânchuyển, phương pháp sổ số dư.

1.2.2.1 Phương pháp thẻ song song

Theo phương pháp thẻ song song, kế toán nghiệp vụ nhập, xuất và tồn kho nguyênvật liệu diễn ra như sau:

- Ở kho: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho, thủ kho ghi số lượngthực nhập, thực xuất vào các thẻ kho liên quan và sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuất hoặc cuốimỗi ngày tính ra số tồn kho trên thẻ kho Hàng ngày hoặc định kỳ 3 - 5 ngày một lần, saukhi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất kho về phòng kế toán

- Ở phòng kế toán: Kế toán nguyên vật liệu mở thẻ kế toán chi tiết cho từng danhđiểm nguyên vật liệu ứng với thẻ kho mở ở kho Hàng ngày hoặc định kỳ, nhận được cácchứng từ nhập xuất kho do thủ kho chuyển đến, kế toán nguyên vật liệu phải kiểm trachứng từ, đối chiếu các chứng từ nhập, xuất kho với các chứng từ liên quan, ghi đơn giávào phiếu và tính thành tiền trên từng chứng từ nhập, xuất kho vào các thẻ kế toán chi tiếtnguyên vật liệu liên quan giống như trình tự ghi vào thẻ kho của thủ kho

Phương pháp thẻ song song là một phương pháp đơn giản, dễ làm Nhưng trongđiều kiện sản xuất lớn, áp dụng phương pháp này mất nhiều công sức do ghi chép trùnglặp Hơn nữa việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do vậy hạn chếchức năng kiểm tra kịp thời của kế toán

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít loại nguyên vật liệu ,kho tàng tập trung, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất ít, trình độ nghiệp vụ chuyênmôn của cán bộ kế toán còn hạn chế

Trang 16

Sơ đồ 1: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song

1.2.2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển được hình thành trên cơ sở cải tiến mộtbước phương pháp thẻ song song Theo phương pháp này, quá trình kế toán chi tiếtnguyên vật liệu diễn ra như sau:

Ở kho: Vẫn phải mở thẻ kho để theo dõi về mặt số lượng đối với từng danh điểmnguyên vật liệu như phương pháp thẻ song song

Ở phòng kế toán: Không mở thẻ kế toán chi tiết nguyên vật liệu mà thay vào đó chỉ

mở một quyển “Sổ đối chiếu luân chuyển” để kế toán số lượng và giá trị của từng danhđiểm nguyên vật liệu trong từng kho Sổ đối chiếu luân chuyển không ghi theo chứng từ

Nguyễn Thị Hảo A10368

Thẻ kho

Sổ (thẻ) kế toánChi tiết nguyên vật

liệu

Bảng tổng hợpNhập - xuất - tồn kho nguyên

vật liệu

Kế toántổng hợp

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra

14

Trang 17

nhập, xuất kho mà chỉ ghi một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp nhập, xuất kho phátsinh trong tháng của từng danh điểm nguyên vật liệu Mỗi danh điểm nguyên vật liệu chỉđược ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển.

Cuối tháng đối chiếu số lượng nguyên vật liệu trên “Sổ đối chiếu luân chuyển” vớithẻ kho của thủ kho và lấy số tiền của từng loại nguyên vật liệu trên sổ này để đối chiếuvới kế toán tổng hợp

Phương pháp này dễ làm, do chỉ ghi một lần vào cuối tháng nên công việc ghi chép

kế toán chi tiết theo từng danh điểm nguyên vật liệu được giảm nhẹ Tuy nhiên, toàn bộcông việc ghi chép, tính toán, kiểm tra đều phải dồn hết vào ngày cuối tháng, cho nêncông việc kế toán và lập báo cáo hàng tháng thường bị chậm trễ Ngoài ra việc ghi chépgiữa thủ kho và kế toán nguyên vật liệu còn bị trùng lặp về chỉ tiêu số lượng

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp không có nhiều nghiệp vụnhập xuất, số lượng kho tàng ít, kế toán nguyên vật liệu kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ

Sơ đồ 2: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

1.2.2.3 Phương pháp sổ số dư

Thẻ khoPhiếu nhập kho

Phiếu xuất kho

Bảng kê nhập Luân chuyểnSổ đối chiếu

Kế toán tổng hợp

Bản kê xuất

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra

Trang 18

Phương pháp sổ số dư là một bước cải tiến căn bản trong việc tổ chức kế toán chitiết nguyên vật liệu Theo phương pháp này công việc kế toán được tiến hành cụ thể nhưsau:

Ở kho: Thủ kho vẫn dùng thẻ kho để ghi chép tình hình biến động nguyên vật liệutheo chỉ tiêu số lượng như các phương pháp trên

Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi thẻ kho xong, thủ kho phải tập hợp toàn bộ cácchứng từ nhập, xuất kho phát sinh trong ngày (hoặc trong kỳ) theo từng nhóm nguyên vậtliệu qui định Căn cứ vào kết quả phân loại chứng từ lập phiếu giao nhận chứng từ kê rõ

số lượng, số hiệu các chứng từ của từng loại nguyên vật liệu Phiếu này sau khi lập xongđược đính kèm với các tập phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho để giao cho kế toánnguyên vật liệu

Cuối tháng thủ kho phải căn cứ vào các thẻ kho đã được kế toán kiểm tra, ghi sốlượng nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng của từng danh điểm nguyên vật liệu vào sổ số

dư Ghi sổ số dư xong thủ kho chuyển giao sổ số dư cho phòng kế toán để kiểm tra vàtính ra thành tiền

Ở phòng kế toán: Nhận được các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu và phiếugiao nhận chứng từ kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu với các chứng từ kế toán tiếnhành kiểm tra đối chiếu với các chứng từ có liên quan

Sau đó kế toán tính giá các chứng từ theo giá hoạch toán tổng cộng số tiền của cácchứng từ nhập, xuất kho theo từng nhóm nguyên vật liệu và ghi vào cột số tiền trên phiếugiao nhận chứng từ Căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ đã được tính giá kế toán ghivào bảng lũy kế nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu Số tồn kho cuối tháng của từng nhómnguyên vật liệu trên bảng kê lũy kế được sử dụng để đối chiếu với số dư bằng tiền trên sổ

số dư và với số liệu của kế toán tổng hợp

Phương pháp này kết hợp chặt chẽ nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép củaphòng kế toán, xoá bỏ việc ghi chép trùng lặp, tạo điều kiện kiểm tra thường xuyên và có

hệ thống của kế toán đối với thủ kho, đảm bảo số liệu kế toán chính xác, kịp thời Tuynhiên, do kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị nên qua số liệu kế toán không thể biết đượctình hình biến động của từng thứ nguyên vật liệu mà muốn biết phải thông qua thẻ kho.Ngoài ra việc kiểm tra, đối chiếu, phát hiện sai sót giữa kho và phòng kế toán còn gặpnhiều khó khăn

Trang 19

Phương pháp này thích hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụnhập xuất nguyên vật liệu lớn, nhiều chủng loại nguyên vật liệu , đã xây dựng được hệthống danh điểm nguyên vật liệu , dùng giá kế toán hàng ngày và trình độ cán bộ kế toáncủa doanh nghiệp tương đối cao.

Sơ đồ 3: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư

1.3.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hìnhhiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tàikhoản phản ánh từng loại hàng tồn kho Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở nước

Thẻ khoPhiếu nhập kho

Phiếu xuất kho

Phiếu giao nhậnchứng từ xuất

Ghi hàng ngàyGhi định kỳGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra

Trang 20

ta vì những tiện ích của nó như: độ chính xác cao, cung cấp thông tin về hàng tồn kho mộtcách kịp thời, cập nhật.

Theo phương pháp này, tại bất kỳ thời điểm nào kế toán cũng có thể định đượclượng nhập, xuất, tồn kho từng loại nguyên vật liệu Tuy nhiên, với những doanh nghiệp

có nhiều chủng loại nguyên vật liệu , giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán mà

áp dụng phương pháp này sẽ tốn rất nhiều công sức

1.3.1.1 Tài khoản sử dụng

Để tiến hành Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kế toán có ápdụng luật thuế GTGT, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

- TK 152 “nguyên liệu, nguyên vật liệu ”

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của các loạinguyên liệu, nguyên vật liệu theo giá thực tế, có thể mở chi tiết theo từng loại, nhóm,thứ… tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán

TK 152 có kết cấu như sau:

Nguyễn Thị Hảo A10368

Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá thực tế nguyên vật liệu trong kỳ (mua ngoài, tự sản xuất, nhận góp vốn, phát hiện thừa, đánh giá tăng…)

Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nguyên vật liệu trong kỳ theo giá thực tế (xuất dùng, xuất bán, xuất góp vốn, thiếu hụt…)

TK 152

Giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho

18

Trang 21

TK 152 có thể mở thành các tài khoản cấp 2 để kế toán ghi chi tiết theo từng loại,nhóm, thứ nguyên vật liệu , tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp,thôngthường các doanh nghiệp chi tiết TK này theo vai trò và công dụng của nguyên vật liệunhư sau:

- TK 151 “hàng mua đang đi đường”

Tài khoản này dùng để theo dõi các loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã muahay chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa vềnhập kho (kể cả số đang gửi kho người bán)

Kết cấu của TK 151 như sau:

Các chứng từ được sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu ở doanh nghiệp thườngbao gồm: Hoá đơn bán hàng (nếu tính thuế theo phương pháp trực tiếp), Hoá đơn giá trị

Phản ánh giá trị nguyên vật liệu đang đi trên đường

Phản ánh gía trị nguyên vật liệu đang đi trên đường trước khi nhập kho hay chuyển giao cho bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng

TK 151

Giá trị nguyên vật liệu đang đi trên đường

Trang 22

gia tăng (nếu tính theo phương pháp khấu trừ) Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,phiếu nhập kho, phiếu xuất vật tư theo hạn mức … tuỳ theo nội dung nghiệp vụ cụ thể.

1.3.1.2 Phương pháp kế toán

Sơ đồ 4: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên

TK515

TK111,112,141,331,31

TK133

Xuất cho CPSX chung, BH,QL

Xuất cho XDCB sửa chữa TSCĐ

TK412

Chênh lệch tăng do đánh giá

lại TS

CL giảm

Trang 23

* Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Đối vớidoanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp giá mua vào của nguyên vậtliệu nhập kho bao gồm cả thuế (Tổng giá thanh toán phải trả nhà cung cấp)

1.3.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thườngxuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại nguyên vật liệu trên tài khoản phảnánh nguyên vật liệu tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của nguyênvật liệu trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế Từ đó, xác định lượngxuất dùng cho SXKD và các mục đích khác trong kỳ theo công thức:

Độ chính xác của phương pháp này không cao mặc dầu tiết kiệm được công sứcghi chép Phương pháp này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất có nhiều chủngloại nguyên vật liệu , giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng

1.3.2.1 Tài khoản sử dụng.

Theo phương pháp này, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

TK 611 “Mua hàng” (tiểu khoản 6111 – Mua nguyên liệu, nguyên vật liệu): Tàikhoản này dùng để theo dõi tình hình thu mua, tăng, giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế(giá mua và chi phí thu mua)

TK 6111 có kết cấu như sau:

Giá trị

nguyên

vật liệu =

Giá trị nguyênvật liệu tồn đầu

Giá trị nguyênvật liệu xuấtdùng trong kì -

Giá trị nguyênvật liệu còn lạicuối kỳ

TK 6111

Trang 24

- TK 152 “nguyên liệu, nguyên vật liệu ”:

TK này dùng để phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho, chi tiết theo từngloại Kết cấu tài khoản này như sau:

-TK 151 “Hàng mua đang đi trên đường”:

TK này dùng để phản ánh trị giá số nguyên vật liệu mua (đã thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp ) nhưng đang đi đường hay gửi tại kho người bán, chi tiết theo từng loạinguyên vật liệu , từng người bán Tài khoản 151 có kết cấu như sau:

Nguyễn Thị Hảo A10368

Phản ánh giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ

và tăng thêm trong kỳ

Phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng, xuất bán, thiếu hụt… trong kỳ và tồn kho cuối kỳ

Phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ Kết chuyển giá thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ

Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho

Phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu đang đi đường Kết chuyển giá thực tế nguyên

vật liệu đang đi đường đầu kỳ

Giá thực tế nguyên vật liệu đang đi đường

22

TK 152

TK 151

Trang 25

Ngoài ra, trong quá trình kế toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác cóliên quan như 133, 331, 111, 112… Các tài khoản này có nội dung và kết cấu giống nhưphương pháp kế toán.

Sơ đồ 5: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

CKTT được

hưởng

Mua chịu hoặc trả bằng tiền vay TK133 TK3331

VL thừa khi kểm kê

TK331,111,112 CKTM, giảm giá hàng

bán, hàng bán trả lại

Xuất dùng cho SXKD

TK631 Xuất thuê ngoài gia công

Trang 26

1.4 Kiểm kê và đánh giá nguyên vật liệu nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ

1.4.1 Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ

Công tác kiểm kê nhằm xác định chính xác số lượng, chất lượng, giá trị của từngloại nguyên vật liệu hiện có tại doanh nghiệp, kiểm tra tình hình bảo quản nhập xuất và sửdụng, phát hiện kịp thời và xử lý các trường hợp hao hụt, hư hỏng ứ đọng, mất mát, kémphẩm chất Công tác kiểm kê phải được tiến hành định kỳ sáu tháng, một năm trước khilập các báo cáo quyết toán do ban kiểm kê tài sản của doanh nghiệp tiến hành Ban kiểm

kê sử dụng các phương tiện cân, đo, đong, đếm xác định số lượng nguyên vật liệu có mặttại kho vào thời điểm kiểm kê và đồng thời xác định về mặt chất lượng của từng loại Kếtquả kiểm kê sẽ được ghi vào Biên bản kiểm kê (mẫu số 08 -VT) Biên bản được lập chotừng kho, từng địa điểm sử dụng, từng người phụ trách Kết quả kiểm kê gửi lên chophòng kế toán đối chiếu với sổ sách

Sơ đồ 6: Kế toán nguyên vật liệu thừa thiếu khi kiểm kê

Nguyên vật liệu thừa xác

định là của doanh nghiệp

Nguyên vật liệu thừa chưa rõ

chi phí kinh doanh

Yêu cầu người phạm lỗi bồi thường số nguyên vật liệu thiếu

Trang 27

1.4.2 Kế toán đánh giá lại nguyên vật liệu :

Khi đánh giá lại làm tăng giá trị nguyên vật liệu , kế toán căn cứ vào khoản chênhlệch để ghi:

Nợ TK 152

Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Khi đánh giá lại làm giảm giá trị nguyên vật liệu , căn cứ khoản chênh lệch giảm

để ghi:

Nợ TK 412: Khoản chênh lệch

Có TK 152

1.5 Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho

Theo thông tư 89/2002/TT - BTC ngày 9/10/2002 của Bộ Tài chính về việc hướngdẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ -BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính, đối với chuẩn mực số 02 – Hàng tồnkho qui định việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Nguyên vật liệu tồn kho)được kế toán vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”.Quá trình trích lập được thực hiệnnhư sau:

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của nguyên vật liệutồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho Số dựphòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc củanguyên vật liệu tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng

Trang 28

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho phải lập ở cuối kỳ

kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đã lập ở cuối

kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá NVL tồn kho)

Có TK 159: Dự phòng giảm giá NVL tồn kho

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho phải lập ở cuối kỳ

kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đã lập ở cuối

kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá NVL tồn kho

Có TK 632: Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá NVL tồn kho)

Sơ đồ 7: Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho.

1.6 Tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp

Tuỳ vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp và đặc điểm tổ chức sản xuất mà doanhnghiệp lựa chọn hình thức kế toán cùng hệ thống sổ kế toán tương ứng thích hợp Songquy lại có năm hình thức sổ sách kế toán sau:

-Hình thức Nhật ký chung

Trích lập dự phòng giảm giá nvl tồn kho

(Nếu số phải lập cuối kỳ kế toán năm nay > số đã

lập ckỳ kế toán năm trước)

Hoàn nhập dự phòng giảm giá nvltồn kho (Nếu số phải lập cuối kỳ kế toán năm nay < số đã

lập CK kế toán năm trước)

Trang 29

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là Nhật ký chung, theo trình tựthời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên Nhật

ký để ghi vào sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh

Các loại sổ chủ yếu theo hình thức này bao gồm:

- Nhật ký chung

- Sổ Cái TK152

- Các sổ, thẻ chi tiết nguyên vật liệu

Hình thức Nhật ký chung có ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiệncho việc phân công lao động kế toán, nhưng có nhược điểm là ghi chép trùng lắp (Sổ nhật

ký thu tiền, Sổ nhật ký chi tiền - Sổ Cái tiền mặt; Sổ nhật ký mua hàng – Sổ Cái tài khoảnmua hàng)

Sơ đồ 8: Trình tự ghi sổ nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký chung

Trang 30

BÁO CÁO KẾ TOÁN

Trang 31

Hình thức Nhật ký - Sổ Cái có ưu điểm là: Mẫu sổ đơn giản dễ ghi chép, dễ đốichiếu kiểm tra, nhưng có nhược điểm là khó phân công lao động kế toán tổng hợp (chỉ cómột sổ kế toán tổng hợp), đối với đơn vị có quy mô vừa và lớn, sử dụng nhiều tài khoảntổng hợp, có nhiều hoạt động kinh tế tài chính thì việc ghi sổ kế toán tổng hợp trở nênkhông thuận tiện vì mẫu sổ sẽ cồng kềnh

Sơ đồ 9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái

VL

Sổ Nhật ký – Sổ cái

TK 152

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

tiết

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu kiểm tra

Trang 32

Hình thức chứng từ ghi sổ có ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiệncho phân công lao động kế toán, nhưng có nhược điểm lớn là công việc bị trùng lắp, khốilượng công việc ghi chép kế toán nhiều, việc kiểm tra đối chiếu số liệu dồn vào cuốitháng nên việc cung cấp số liệu báo cáo thường chậm.

Hình thức sổ kế toán Chứng từ - ghi sổ thường áp dụng ở đơn vị quy vừa, quy môlớn, có nhiều cán bộ, nhân viên kế toán

Sơ đồ10: Trình tự ghi sổ nguyên vật liệu theo hình thức Chứng từ - Ghi sổ

Sổ đăng ký chứng từ

ghi sổ

Chứng từ gốc: phiếu nhập, xuất

Bảng tổng hợp chứng từ gốc

Sổ, thẻ

kế toán chi tiết

Trang 33

Ghi chú

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Quan hệ đối chiếu

1.6.4 Hình thức sổ kế toán Nhật ký - chứng từ.

- Nguyên tắc cơ bản của hình sổ kế toán Nhật ký - chứng từ là:

Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tàikhoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ

Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thờigian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán)

Trang 34

Kết hợp việc kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán vàtrong cùng một quá trình ghi chép.

Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tếtài chính và lập Báo cáo tài chính

- Các loại sổ kế toán chủ yếu:

Nhật ký - chứng từ

Bảng kê

Sổ Cái

Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

Hình thức Nhật ký - chứng từ có ưu điểm lớn là: Giảm nhẹ khối lượng công việcghi sổ kế toán do việc ghi theo quan hệ đối ứng ngay trên tờ sổ và kết hợp kế toán tổnghợp, kế toán chi tiết ngay trên cùng một trang sổ, việc kiểm tra đối chiếu số liệu được tiếnhành thường xuyên ngay trên trang sổ, kịp thời cung cấp số liệu cho việc tổng hợp tài liệutheo các chỉ tiêu kinh tế tài chính Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là: Mẫu sổ kếtoán phức tạp nên không thuận tiện cho việc cơ giới hoá kế toán, công việc ghi sổ kế toánđòi hỏi cán bộ, nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng

Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ được áp dụng trong các đơn vị có quy mô lớn,đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao, không thích hợp vớinhững đơn vị đã ứng dụng rộng rãi tin học trong kế toán

Sơ đồ 11: Trình tự ghi sổ theo phương pháp Nhật ký - chứng từ

Chứng từ nhập xuất nvl

NK- CT số 5,6

Nhật ký liên quan

quququan

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn NK- CT số 7

Sổ Cái TK152

Trang 35

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán máy vi tính là công việc kế toán được thựchiện theo một chương trình phần mềm trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế

Trang 36

theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán

đó Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải đầy đủ

sổ kế toán vào Báo cáo tài chính

Sơ đồ 12: Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo hình thức trên máy vi tính

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG

TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI

2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty

Máy vi tính

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ,báo cáo cuối tháng,cuối nămĐối chiếu kiểm tra

Trang 37

Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Dệt 19/5 Hà Nội là một doanh nghiệp NhàNước trực thuộc sở Công nghiệp Hà Nội, do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chứcquản lí, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà Nước giao

Tên giao dịch Tiếng Việt: Công ty Dệt 19/5 Hà Nội

Tên giao dịch quốc tế: HANOI MAY 19 TEXTILE COMPANY

Tên viết tắt: HATEXCO

Trụ sở chính: 203 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội

Tổng số vốn pháp định: 3,2 tỷ đồng

Công ty Dệt 19-5 thành lập từ cuối năm 1959 trải qua nhiều thăng trầm và bây giờ

đã khẳng định thương hiệu HATEXCO qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn từ 1959-1973:

Tiền thân của Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Dệt 19/5 Hà Nội là một đơn

vị được hợp nhất từ một số cơ sở tư nhân như: Việt Thắng, Hòa Bình, Tây Hồ Ngày đầuthành lập, công ty được Thành phố công nhận là Xí nghiệp quốc doanh và mang tên xínghiệp Dệt 8-5, trụ sở đặt tại số 4 ngõ 1 Hàng Chuối Hà Nội Trong thời kì này nhiệm vụsản xuất của Xí nghiệp chủ yếu là dệt gia công theo chỉ tiêu của Nhà Nước, phục vụ thời

kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội của đất nước Sản phẩm chính là bít tất và các loại vải như:kaki, phin kẻ, pôpolin, khăn mặt, vải bạt… phục vụ cho nhu cần của Bộ quốc phòng

Năm 1964 trong thời kì chiến đấu, một bộ phận của xí nghiệp chuyển về thôn Văn

- xã Thanh Liệt - Thanh Trì để se sợi và dệt vải Năm 1967, xí nghiệp tách bộ phận dệt bíttất, khăn mặt, thành lập Xí nghiệp Dệt kim Hà Nội

- Giai đoạn từ 1974-1988:

Vào năm 1980, Xí nghiệp được phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật, xây dựng

cơ sở mới ở Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội và là cơ sở chính hiện nay với tổng diệntích mặt bằng 4,5 ha Cũng trong thời gian này, Xí nghiệp đã đầu tư 100 máy dệt UTAScủa Tiệp

Năm 1983 do nhu cầu giới thiệu về tính nghành sản xuất, doanh nghiệp đã đổi tênthành “xí nghiệp Dệt bạt 19/5”

Trang 38

Tháng 7/1993 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 2555/QĐ-UB ngày08/07/1993 quyết định đổi tên xí nghiệp thành “Công ty Dệt 19/5 Hà Nội” Đây là mộtthuận lợi cho sự phát triển của Công ty, tạo điều kiện để Công ty mở rộng quan hệ đốingoại, tiếp xúc với thị trường trong nước và quốc tế.

Tháng 6/2000, tổ chức quốc tế chứng nhận QMS (ÚC) đã đánh giá và cấp chứngchỉ ISO 9002: 1994 cho Công ty

Năm 2001, Công ty áp dụng đồng thời hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 vàTQM làm hOàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý

Vào đầu năm 2003, nhà máy may của công ty được thành lập Bước đầu nhà máynày sẽ thực hiện gia công cho bên liên doanh Việt – Sin, sau đó sẽ tiến tới xuất khẩu trựctiếp Đây là một bước đi chắc chắn, mở ra hướng phát triển mới cho Công ty

- Giai đoạn từ 2005 đến nay

Theo quyết định số 2903/QĐ-UB ngày 13/5/2005 của UBND Thành phố Hà Nội

về việc cho phép công ty Dệt 19/5 Hà Nội thuộc Sở Công nghiệp triển khai chuyển đổisang Công ty TNHH Nhà nước một thành viên và mang tên “Công ty TNHH Nhà nướcmột thành viên dệt 19/5 Hà Nội”

Tháng 8/2005 thành lập xưởng Dệt ở khu công nghiệp Hà nam, công suất lên tới 2triệu m/năm

Như vậy sau hơn 50 năm hoạt động và phát triển, mặc dù đã trải qua nhiều bướcthăng trầm nhưng công ty Dệt 19/5 Hà Nội vẫn đứng vững và ngày càng lớn mạnh, vớitốc độ phát triển nhanh và ổn định, đóng góp không nhỏ cho ngân sách Nhà nước cũngnhư cho nền kinh tế quốc dân

2.1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty

Là một doanh nghiệp công nghiệp, sản xuất có tính chất hàng loạt với khối lượnglớn, dây chuyền công nghệ sản xuất ở công ty được tổ chức theo kiểu nước chảy, sản xuấtlàm ra của khâu trước là nguyên liệu đầu vào của khâu sau:

Sơ đồ 13: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty

Trang 39

Sợi ngang – suốt tự động

Se sợi (dọc, ngang)Đậu sợi( dọc, ngang)

Trang 40

( Nguồn: Phòng tài vụ )

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội được tổ chức và quản lítheo chế độ một thủ trưởng (cơ cấu trực tuyến chức năng)

Cơ cấu bộ máy quản lí gồm có:

- Bộ phận hoạch định quản lí gồm:

* Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy lãmh đạo của công ty, chịu tráchnhiệm trước các cơ quan chủ quản cấp trên Ngoài việc ủy quyền cho các Phó giám đốcđiều hành công việc của công ty, Giám đốc trực tiếp điều hành các phòng: phòng kiểmtoán, phòng tài vụ, phòng lao động tiền lương, phòng vật tư và phòng kế hoạch thị trường

* Phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh: là người phụ trách hoạt động sản

xuất kinh doanh trong công ty, phối hợp cùng phòng kế hoạch thị trường lên kế hoạch sảnxuất hàng tháng để cùng phòng vật tư có kế hoạch tính toán nhu cầu về vật tư phù hợp vớiyêu cầu sản xuất

* Phó giám đốc tài chính – nội chính: là người phụ trách về mặt quản lý TSCĐ, lên

kế hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản Quản lý về mặt tài chính của công ty.Quản lý phòng y tế và phòng bảo vệ

* Phó giám đốc kỹ thuật - đầu tư: là người có nhiệm vụ lên kế hoạch và thực hiện

đầu tư xây dưng cơ bản (đầu tư mới và cải tạo lại) để đưa vào sản xuất Phụ trách phòng

kỹ thuật cơ điện

* Kế toán trưởng: Là sự chỉ đạo trực tiếp của TGĐ, có nhiệm vụ theo dõi, đánh giákết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán lãi lỗ và phân phối thu nhập đầy đủ, chínhxác, thực hiện đầy đủ các chế độ và nghĩa vụ với Nhà nước

- Hệ thống các phòng ban:

* Phòng tài vụ: kế toán chi phí sản xuất kinh doanh, chuẩn bị vốn cho sản xuấtkinh doanh, thu chi tài chính kế toán

* Phòng kế hoạch thị trường: lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Ngày đăng: 16/04/2013, 09:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quyết định 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 về việc ban hành và công bố 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 1 Khác
2. Thông tư 89/2002/TT – BTC ngày 09/10/2002 hướng dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 Khác
3. Thông tư 13/2006/TT – BTC ngày 27/02/2006 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa công trình xây lắp tại doanh nghiệp Khác
4. Quyết định 15/2006/QĐ – BTc ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp Khác
5. Số liệu tổng hợp của phòng kế toán tài vụ Công ty Dệt 19/5 Hà Nội năm 2009 6. Hệ thống chứng từ sử dụng trong Công ty Khác
7. Hệ thống báo cáo và sổ kế toán sử dụng trong Công ty Khác
8. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, PGS.TS Đặng Thị Loan chủ biên, NXB Thống kê, 2004 Khác
9. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, PGS.TS Phạm Thị Gái chủ biên, NXB Thống kê, 2004 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển được hình thành trên cơ sở cải tiến một bước phương pháp thẻ song song - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
h ương pháp sổ đối chiếu luân chuyển được hình thành trên cơ sở cải tiến một bước phương pháp thẻ song song (Trang 16)
Bảng tổng hợp - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Bảng t ổng hợp (Trang 16)
Ở kho: Thủ kho vẫn dùng thẻ kho để ghi chép tình hình biến động nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng như các phương pháp trên. - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
kho Thủ kho vẫn dùng thẻ kho để ghi chép tình hình biến động nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng như các phương pháp trên (Trang 17)
Sơ đồ 2: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Sơ đồ 2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển (Trang 17)
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
h ương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho (Trang 19)
Sơ đồ 3: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Sơ đồ 3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư (Trang 19)
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của các loại nguyên liệu, nguyên vật liệu theo giá thực tế, có thể mở chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ… tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán. - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
i khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của các loại nguyên liệu, nguyên vật liệu theo giá thực tế, có thể mở chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ… tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán (Trang 20)
Sơ đồ 4: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Sơ đồ 4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (Trang 21)
Sơ đồ 5: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Sơ đồ 5 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Trang 24)
Sơ đồ 6: Kế toán nguyên vật liệu thừa thiếu khi kiểm kê - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Sơ đồ 6 Kế toán nguyên vật liệu thừa thiếu khi kiểm kê (Trang 26)
-Hình thức Nhật ký chung. -Hình thức Nhật ký - Sổ Cái. -Hình thức Chứng từ ghi sổ. -Hình thức Nhật ký - Chứng từ - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Hình th ức Nhật ký chung. -Hình thức Nhật ký - Sổ Cái. -Hình thức Chứng từ ghi sổ. -Hình thức Nhật ký - Chứng từ (Trang 28)
Sơ đồ 7: Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho. - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Sơ đồ 7 Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho (Trang 28)
Hình thức Nhật ký chung có ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán, nhưng có nhược điểm là ghi chép trùng lắp (Sổ nhật ký thu tiền, Sổ nhật ký chi tiền - Sổ Cái tiền mặt; Sổ nhật ký mua hàng – Sổ Cái tài khoản - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Hình th ức Nhật ký chung có ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán, nhưng có nhược điểm là ghi chép trùng lắp (Sổ nhật ký thu tiền, Sổ nhật ký chi tiền - Sổ Cái tiền mặt; Sổ nhật ký mua hàng – Sổ Cái tài khoản (Trang 29)
Hình thức Nhật ký chung có ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán, nhưng có nhược điểm là ghi chép trùng lắp (Sổ nhật ký thu tiền, Sổ nhật ký chi tiền - Sổ Cái tiền mặt; Sổ nhật ký mua hàng – Sổ Cái tài khoản - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Hình th ức Nhật ký chung có ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán, nhưng có nhược điểm là ghi chép trùng lắp (Sổ nhật ký thu tiền, Sổ nhật ký chi tiền - Sổ Cái tiền mặt; Sổ nhật ký mua hàng – Sổ Cái tài khoản (Trang 29)
Đặc trưng của hình thức này: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất đó là Nhật ký - Sổ Cái - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
c trưng của hình thức này: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất đó là Nhật ký - Sổ Cái (Trang 30)
Hình thức Nhật ký - Sổ Cái có ưu điểm là: Mẫu sổ đơn giản dễ ghi chép, dễ đối chiếu kiểm tra, nhưng có nhược điểm là khó phân công lao động kế toán tổng hợp (chỉ có một sổ kế toán tổng hợp), đối với đơn vị có quy mô vừa và lớn, sử dụng nhiều tài khoản tổn - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Hình th ức Nhật ký - Sổ Cái có ưu điểm là: Mẫu sổ đơn giản dễ ghi chép, dễ đối chiếu kiểm tra, nhưng có nhược điểm là khó phân công lao động kế toán tổng hợp (chỉ có một sổ kế toán tổng hợp), đối với đơn vị có quy mô vừa và lớn, sử dụng nhiều tài khoản tổn (Trang 30)
1.6.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - chứng từ. - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
1.6.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - chứng từ (Trang 32)
1.6.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - chứng từ. - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
1.6.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - chứng từ (Trang 32)
1.6.5. Hình thức kế toán máy - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
1.6.5. Hình thức kế toán máy (Trang 34)
1.6.5. Hình thức kế toán máy - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
1.6.5. Hình thức kế toán máy (Trang 34)
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm trên máy vi tính - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
c trưng cơ bản của hình thức kế toán máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm trên máy vi tính (Trang 35)
Sơ đồ 12: Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo hình thức trên máy vi tính - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Sơ đồ 12 Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo hình thức trên máy vi tính (Trang 35)
Sơ đồ 13: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty - Nhà máy sợi: - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Sơ đồ 13 Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty - Nhà máy sợi: (Trang 38)
Sơ đồ 14: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Sơ đồ 14 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty (Trang 41)
Sơ đồ 15: Sơ đồ bộ máy kế toán - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Sơ đồ 15 Sơ đồ bộ máy kế toán (Trang 43)
Sơ đồ 16: Qui trình luân chuyển chứng từ nhập kho nguyên vật liệu - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Sơ đồ 16 Qui trình luân chuyển chứng từ nhập kho nguyên vật liệu (Trang 50)
BẢNG NHẬP XUẤT TỒN KHO NGUYÊN LIỆU CHÍNH - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
BẢNG NHẬP XUẤT TỒN KHO NGUYÊN LIỆU CHÍNH (Trang 70)
BẢNG NHẬP XUẤT TỒN KHO NGUYÊN LIỆU CHÍNH - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
BẢNG NHẬP XUẤT TỒN KHO NGUYÊN LIỆU CHÍNH (Trang 70)
Bảng kê 4,5 Bảng kê xuất  - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Bảng k ê 4,5 Bảng kê xuất (Trang 72)
Sơ đồ 17: Trình tự kế toán tổng hợp nguyên vật liệu - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
Sơ đồ 17 Trình tự kế toán tổng hợp nguyên vật liệu (Trang 72)
BẢNG KÊ SỐ 4 - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
4 (Trang 81)
BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH (Trang 83)
BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH (Trang 83)
BẢNG ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU PHẢI LẬP DỰ PHÒNG - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
BẢNG ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU PHẢI LẬP DỰ PHÒNG (Trang 100)
BẢNG ĐÁNH GIÁ NGUYấN VẬT LIỆU PHẢI LẬP DỰ PHềNG - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội
BẢNG ĐÁNH GIÁ NGUYấN VẬT LIỆU PHẢI LẬP DỰ PHềNG (Trang 100)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w