Trong thời kỳ hiện nay để đáp ứng được nhu cầu đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tự vươn lên và khẳng định được chính mình.
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hiện nay để đáp ứng được nhu cầu đổi mới, sự nghiệpcông nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi các doanh nghiệp trong nướcphải tự vươn lên và khẳng định được chính mình
Đối với các doanh nghiệp trước kia được hưởng bao cấp hoàn toàn củanhà nước thì đây quả là một giai đoạn hết sức khó khăn Còn riêng với cácdoanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thì để vững mạnh trong cạnh tranh vàkhông ngừng mở rộng sản xuất, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải đặcbiệt quan tâm đến mọi sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra, phải chú trọngxem các sản phẩm sản xuất và đưa vào thị trường luôn đạt được mọi yêu cầucủa khách hàng từ mẫu mã, chất lượng đến giá thành của sản phẩm Một trongnhững biện pháp để làm tốt các yêu cầu trên là việc quản lý chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm một cách chặt chẽ, trong đó khâu quản lý chi phínguyên vật liệu là quan trọng Vì nguyên liệu là yếu tố cơ bản để tạo thànhsản phẩm và chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộgiá thành sản phẩm
Hiện nay đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển vì vậy vớinguồn lực có hạn và sự khai thác tiềm năng sản xuất của đất nước chưa đạtđược nhiều hiệu quả bởi một lẽ chúng ta còn thiếu nhiều nguyên vật liệu cácthiết bị thi công máy móc phải nhập từ nước ngoài Chính vì vậy việc ghichép tình hình thu mua, nhập xuất và dự trữ nguyên vật liệu giữ một vai tròquan trọng trong việc xây lắp và đề ra các biện pháp quản lý nguyên vật liệunói riêng, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn doanh nghiệpnói chung một cách khoa học, hợp lý đúng đắn là trọng yếu và đặc đặc biệt là
để nâng hiệu quả sử dụng vốn
Cùng với xu thế chung của đất nước thì hiện nay ngành xây lắp điện đãđóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế của cả nước và đó
cũng đang là sự quan tâm của nhu cầu từng người Vậy em đã xin chọn đề tài "
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty vật liệu xây dựng Bưu điện "
Trang 2Nội dung đề tài được trình bày trong 3 chương sau:
Chương I: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệpsản xuất
Chương II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty vật liệu xâydựng Bưu điện
Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng kế toánnguyên vật liệu tại Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
Trong quá trình thực hiện nội dung này và vận dụng được trong thời gianthực tập tại Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện được xem xét tình hình sảnxuất kinh doanh của công ty em thấy rõ nguyên vật liệu là yếu tố vô cùngquan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thấy được sự cần thiết củaviệc quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu để đáp ứng đủ và kịp thời với yêu cầucủa sản xuất
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này em chân thành cảm ơnnhững người đã hết lòng giúp đỡ:
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã cung cấp, rèn luyệncho em nền tảng cơ bản và những kỹ năng nghiên cứu, làm việc, và cho em cơhội để áp dụng những kiến thức đã học được sau 4 năm trên ghế nhà trường
Cô giáo tiến sĩ Đỗ Thị Phương đã tận tình chỉ bảo cho em hoàn thànhkhóa luận
Những người đã giúp đỡ cung cấp tài liệu, số liệu, dữ kiện tham khảo tạinơi tôi thực tập
Với thời gian ngắn, tài liệu chưa thu thập được nhiều, và đặc biệt khảnăng nghiên cứu còn hạn chế, không thể tránh được những thiếu sót Với tinhthần tiếp thu ý kiến đóng góp thẳng thắn, em rất mong được sự giúp đỡ, chỉbảo của các thầy cô và mọi người
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thu Trang
Trang 3CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
1 Khái niệm về nguyên vật liệu
Trong nền kinh tế quốc dân, bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào khi tiếnhành sản xuất đều phải có đầy đủ ba yếu tố cơ bản:
-Tư liệu lao động
-Đối tượng lao động
-Sức lao động
Trong các yếu tố đó, nguyên vật liệu là đối tượng lao động, một yếu tốkhông thể thiếu trong quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thựcthể của sản phẩm
2 Đặc điểm của nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động cóích của con người tác động vào đó Trong các doanh nghiệp sản xuất thìnguyên vật liệu là tài sản dự trữ của sản xuất thuộc tài sản lưu động
Qua đó ta đã nhận thấy được nguyên vật liệu có những đặc điểm:
- Về hình thái thể hiện: Nguyên vật liệu là bộ phận chủ yếu của tài sảnlưu động trong doanh nghiệp Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn kinh doanhkhông thể tách rời việc dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý,tiết kiệm và có kế hoạch Trong quá trính sản xuất, nguyên vật liệu chỉ thamgia vào một chu kỳ sản xuất nhất định Dưới tác động của lao động, nguyênvật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấuthành lên thực thể sản phẩm
- Về giá trị: Trong quá trình sản xuất, giá trị của nguyên vật liệu chuyểndịch một lần toàn bộ giá trị sản phẩm mới tạo ra
Trang 43 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Chi phí về các loại nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn
bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất,ngoài ra nó là bộ phận quan trọng trong tổng giá trị hàng tồn kho ở doanhnghiệp Do đó để tăng cường công tác quản lý, công tác kế toán nguyên vậtliệu đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguyên vật liệu Trongdoanh nghiệp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép tính toán, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thumua, vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu
Tổ chức đánh giá, phân loại nguyên vật liệu, kiểm tra việc chấp hành chế độbảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu chính xác trong quá trình sảnxuất kinh doanh
- Áp dụng đúng đắn các phương pháp và nguyên tắc hạch toán hàng tồnkho, mở sổ, thẻ kế toán chi tiết để ghi chép phản ánh, phân loại, tổng hợp sốliệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của nguyên vật liệu trongquá trình sản xuất kinh doanh
- Tham gia kiểm kê, đánh giá lại nguyên vật liệu theo đúng yêu cầu quản
lý, theo đúng chế độ do Nhà nước quy định Lập các báo cáo và cung cấp sốliệu đúng và kịp thời về nguyên vật liệu phục vụ cho công tác quản lý và lãnhđạo luôn đạt hiệu quả
II Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu
1 Phân loại nguyên vật liệu
Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu bao gồm nhiều loạikhác nhau với nội dung kinh tế và tăng tính năng lý hóa học khác nhau Để cóthể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết với từng loạinguyên vật liệu phục vụ cho kế toán quản trị cần phải tiến hành phân loạinguyên vật liệu
Trang 5Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp, nguyên vật liệu được chia thành các loại:
- Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả nửa thành phần mua ngoài): đối vớicác doanh nghiệp, nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấuthành nên thực thể của sản phẩm như sắt, thép trong các doanh nghiệp chế tạomáy, cơ khí, xây dựng cơ bản: bông trong các doanh nghiệp kéo sợi…
- Vật liệu phụ: nguyên vật liệu phụ chỉ có tác dụng phụ trong quá trìnhsản xuất, chế tạo sản phẩm như làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính,tăng chất lượng sản phẩm hoặc phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ sảnxuất, bảo quản, bao gói sản phẩm như các loại thuốc nhuộm, thuốc tẩy, sơn,dầu nhờn…
- Nhiên liệu: bao gồm các loại ở thể lỏng, khí, rắn dùng để phục vụ cho côngnghệ sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị hoạt độngtrong quá trình sản xuất kinh doanh như xăng, dầu, than, củi, hơi đốt…
- Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại phụ tùng, chi tiết dùng để thay thếsửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải…
- Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại thiết bị, phương tiện được sửdụng cho công việc xây dựng cơ bản (cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ,khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản)
- Vật liệu khác: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, chếtạo sản phẩm như gỗ, sắt, thép vụn hoặc phế liệu thu nhặt, thu hồi trong quátrình thanh lý tài sản cố định
- Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết, cụ thể của từngloại doanh nghiệp mà trong từng loại nguyên vật liệu nêu trên lại được chiathành từng nhóm, từng thứ, từng quy cách…
* Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vật liệu cũng như nội dung từng quy định phản ánh chi phí nguyên vật liệu trên các tài khoản kế toán thì nguyên vật liệu của doanh nghiệp được chia thành:
Trang 6- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: phục vụ, quản lý ở cácphân xưởng, tổ, đội sản xuất, cho nhu cầu khách hàng, quản lý doanhnghiệp…
* Căn cứ vào nguồn nhập, nguyên vật liệu được chia thành nguyên vật liệu nhập kho mua ngoài, tự gia công chế biến, nhận góp vốn…
2 Đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá nguyên vật liệu là xác định giá trị nguyên vật liệu theo nhữngnguyên tắc nhất định Theo quy định hiện hành, trị giá nguyên vật liệu phảiphản ánh theo chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra (nguyên tắc giá phí)
2.1 Đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế
* Phương pháp xác định trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: trị giá vốn thực tế nhập kho là giámua ghi trên hóa đơn, cộng các khoản thuế không được hoàn lại (thuế nhậpkhẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp)cộng với các chi phí mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản,phân loại thuê kho, thuê bãi, tiền phạt…) trừ đi các khoản chiết khấu thươngmại giảm giá hàng mua (nếu có)
Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì giá mua làgiá chưa có thuế GTGT
Đối với các doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì giámua bao gồm cả thuế GTGT
- Đối với nguyên vật liệu tự chế:
Trị giá nguyên vật
liệu thực tế nhập kho =
Trị giá thực tế của NVLxuất gia công chế biến +
Chi phí gia côngchế biến
Trang 7- Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến
+
Chi phí vận chuyểnbốc dỡ đến nơi thuê
và từ đó vềdoanh nghiệp
+
Số tiền phải trả cho ngườinhận gia côngchế biến
- Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh: Trị giá thực tế củanguyên vật liệu nhập kho là giá do Hội đồng liên doanh đánh giá
* Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
Nguyên vật liệu được thu mua nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồnkhác nhau, do vậy giá thực tế của từng lần, từng đợt nhập kho không hoàntoàn giống nhau, vì thế khi xuất kho kế toán phải sử dụng một phương pháp
đã cho trong các phương pháp sau:
* Tính theo giá bình quân gia quyền
Đơn giá thực tế
bình quân xuất kho =
Trị giá thực tế NVLtồn đầu kỳ + Trị giá thực tế
NVLnhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVLnhập
trong kỳ
* Tính theo giá nhập trước - xuất trước
Theo phương pháp này trước hết ta phải xác định được đơn giá thực tếnhập kho của từng lần nhập và giả thiết hàng nào nhập kho trước thì xuấttrước Trị giá thực tế xuất kho của nguyên vật liệu được xác định theo giáthực tế nhập kho của những lô hàng được ưu tiên xuất trước đó
* Tính theo giá thực tế nhập sau - xuất trước
Theo phương pháp này cũng phải xác định được đơn giá thực tế của từng
Trang 8lần nhập kho và cũng giả thiết hàng nào nhập kho sau thì xuất trước Giá thực
tế xuất kho của nguyên vật liệu được xác định theo giá thực tế nhập kho củanhững lô hàng được ưu tiên xuất trước đó
* Tính theo giá thực tế đích danh
Theo phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý theo dõinguyên vật liệu theo từng lô hàng Khi xuất kho nguyên vật liệu thuộc lô hàngnào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho thực tế của lô hàng
đó để tính ra trị giá thực tế NVL xuất kho
III Nội dung công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
1.1 Chứng từ kế toán sử dụng
Theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ 15/ QĐ-BTC của
Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày20/03/2006 , các chứng từ kế toánnguyên vật liệu bao gồm:
- Phiếu nhập kho (mẫu 01 - VT)
- Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 - VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (mẫu 08 - VT)
- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02 - BH)
- Hóa đơn cước phí vận chuyển (mẫu 03 - BH)
Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhànước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫnnhư: phiếu xuất vật tư theo hạn mức (mẫu 04 - VT), biên bản kiểm nghiệmvật tư (mẫu 08 - VT), phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 07 - VT)… Đốivới các chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc phải lập kịp thời, đầy đủ theođúng mẫu quy định, đúng nội dung và phương pháp lập
1.2 Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Tùy thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng trong doanh nghiệp
Trang 9mà sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết sau:
- Sổ (thẻ) kho (mẫu 06 - VT)
- Sổ (thẻ) kế toán chi tiết nguyên vật liệu
- Sổ đối chiếu luân chuyển
- Sổ số dư
- V.v…
Ngoài các sổ kế toán chi tiết nêu trên còn có thể mở theo các bảng kênhập, bảng kê xuất, bảng kê lũy kế tổng hợp nhập - xuất - tồn kho nguyên vậtliệu phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết được đơn giản, nhanh chóng, kịpthời
1.3 Thủ tục chứng từ xuất nhập nguyên vật liệu
* Thủ tục chứng từ cần thiết trong nghiệp vụ thu mua và nhập khonguyên vật liệu
Nghiệp vụ thu mua và nhập kho nguyên vật liệu các doanh nghiệp phải
có hai loại chứng từ bắt buộc đó là: hóa đơn bán hàng (hóa đơn kiêm phiếuxuất kho) và phiếu nhập kho Hóa đơn bán hàng (hóa đơn kiêm phiếu xuấtkho) do người bán hàng lập ghi rõ họ, tên, số lượng, loại hàng, đơn giá, sốtiền mà doanh nghiệp phải trả cho người bán Nếu hàng chịu thuế GTGT thìhóa đơn này phải bao gồm cả thuế GTGT, trường hợp doanh nghiệp muanguyên vật liệu từ do thì doanh nghiệp phải lập phiếu mua hàng thay cho hóađơn bán hàng, phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng lập ghi rõ số lượng theohóa đơn hoặc phiếu mua hàng, thủ kho thực hiện nghiệp vụ nhập kho và ghi
số thực nhập vào sổ
Như vậy, phiếu nhập kho là chứng từ phản ánh nghiệp vụ nhập kho đãhoàn thành Trong trường hợp nhập kho với số lượng lớn, các loại nguyên vậtliệu có tính chất lý hóa phức tạp, các loại vật tư quý hiếm hoặc trong quá trìnhnhập kho phát hiện có sự khác biệt về số lượng, chất lượng giữa hóa đơn vàthực nhập thì doanh nghiệp lập biên bản kiểm nghiệm vật tư để kiểm nghiệm
Trang 10vật tư trước lúc nhập kho và lập biên bản kiểm nghiệm.
* Thủ tục chứng từ cần thiết trong nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu
Với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên thì khixuất kho nguyên vật liệu phải lập phiếu xuất kho hoặc phiếu xuất vật tư theohạn mức Sau khi xuất kho, thủ kho ghi số lượng thực xuất và cùng với ngươờ
ký nhận vào phiếu xuất kho
Phiếu xuất vật tư theo hạn mức được lập trong trường hợp doanh nghiệpsản xuất ổn định và đã lập được định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm
Số lượng nguyên vật liệu thực xuất trong tháng do thủ kho ghi căn cứ vào hạnmức được duyệt theo yêu cầu sử dụng từng lần và số lượng thực xuất từnglần
1.4 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu
1.4.1 Phương pháp thẻ song song (phụ lục 01)
* Trình tự công việc thực hiện như sau:
- Ở kho: việc ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho hàng ngày do thủkho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo số lượng
- Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu thủ kho phảikiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi ghi chép số thực nhập, thựcxuất vào chứng từ và thẻ kho Cuối ngày tính ra số tồn kho rồi ghi vào thẻkho Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ nhập xuất kho về phòng kế toán
- Ở phòng kế toán: kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết nguyên vậtliệu để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giátrị Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết nguyên vật liệu và kiểm tra đối chiếuvới thẻ kho Ngoài ra, để có số liệu đối chiếu kiểm tra với kế toán tổng hợpcần phải tổng hợp số liệu kế toán chi tiết từ các sổ chi tiết vào bảng tổng hợpnhập - xuất - tồn kho theo từng nhóm, từng loại nguyên vật liệu
* Ưu điểm: ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu.
* Nhược điểm: việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về
Trang 11chỉ tiêu số lượng Ngoài việc kiểm tra, đối chiếu chủ yếu vào cuối tháng do đóhạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán.
* Phạm vi áp dụng: thích hợip với các doanh nghiệp có ít chủng loại
nguyên vật liệu, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất ít, không thường xuyên
và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán chưa đồng bộ
1.4.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển (phụ lục 02)
* Trình tự công việc
- Ở kho: việc ghi chép của thủ kho cũng được thực hiện trên thẻ kho
giống phương pháp thẻ song song
- Ở phòng kế toán: kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép
tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng loại nguyên vật liệu ở từng kho dùngcho cả năm, nhưng mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng Để có số liệughi vào sổ đối chiếu luân chuyển, kế toán phải lập các bảng kê nhập, xuất trên
cơ sở các chứng từ nhập - xuất định kỳ thủ kho gửi lên Sổ đối chiếu luânchuyển cũng được theo dõi cả về chi tiêu số lượng và giá trị Cuối tháng tiếnhành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và
Trang 12- Ở phòng kế toán: kế toán mở sổ số dư theo từng kho năm cho cả năm
để ghi chép tình hình nhập - xuất Từ các bảng kê nhập, xuất kế toán lập bảnglũy kế nhập, xuất rồi từ đó lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho theo từngnhóm, từng loại nguyên vật liệu theo chỉ tiêu giá trị Cuối tháng khi nhập dothủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn cuối tháng do thủ kho tính ghi ở sổ
số dư và đơn giá hạch toán tính ra giá trị tồn kho để ghi vào cột số tiền sổ số dư
- Việc kiểm tra, đối chiếu được căn cứ vào cột số tiền tồn kho trên sổ số
dư và bảng tổng hợp nhập - xuất tồn (cột số tiền) và số liệu kế toán tổng hợp
* Ưu điểm: tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán,
giảm bớt khối lượng ghi chép, công việc được tiến hành đều đặn trong tháng
* Nhược điểm: do chỉ theo dõi về mặt giá trị nên muốn biết số hiện có
và tình hình tăng giảm của từng thứ vật liệu về mặt hiện vật nhiều khi phảixem xét số liệu trên thẻ kho Hơn nữa việc kiểm tra, phát hiện sai sót nhầmlẫn giữa kho và phòng kế toán gặp khó khăn
- Phạm vi áp dụng: thích hợp với các doanh nghiệp có khối lượng các
nghiệp vụ xuất nhập nhiều, thường xuyên, nhiều chủng loại nguyên vật liệu.Với điều kiện doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để hạch toán nhập, xuất, đãxây dựng hệ thống danh điểm nguyên vật liệu, trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ của cán bộ kế toán vững vàng
2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
2.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi phản ánhthường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn kho các loại vậtliệu trên tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở chứng từ nhập - xuất.Việc xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nàyđược căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho sau khi đã được tập hợp,
Trang 13phân loại theo các đối tượng sử dụng để ghi vào các tài khoản và sổ kế toán.Ngoài ra giá trị nguyên vật liệu tồn kho trên tài khoản, sổ kế toán được xácđịnh ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
- Phương pháp kê khai thường xuyên được áp dụng trong phần lớn cácdoanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại…
- Tài khoản kế toán sử dụng: tài khoản 152 "Nguyên vật liệu"
Kết cấu TK152 như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tựchế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn liên doanh hoặc từ cácnguồn khác;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ
- Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ(Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kêđịnh kỳ)
Số dư bên Nợ:
Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 151, 331,
333, 133, 111, 112, 621, 141, 222… và tùy thuộc vào từng doanh nghiệp màcòn mở thêm các tài khoản cấp 2, 3 khác như TK 1521H, 15221V…
- Sơ đồ kế toán (phụ lục 04)
2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi thường xuyên,
Trang 14liên tục tình hình nhập - xuất vật liệu trên các tài khoản tồn kho tương ứng.
Trong kỳ tình hình nhập xuất kho nguyên vật liệu được theo dõi ở mộttài khoản riêng TK 611 "Mua hàng", còn TK 152 chỉ dùng để phản ánh giá trịhàng tồn kho đầu và cuối kỳ Hơn nữa giá trị hàng tồn kho lại không căn cứvào số liệu các tài khoản, sổ kế toán để tính mà lại căn cứ vào kết quả kiểm
kê Còn giá trị hàng xuất kho cũng không căn cứ trực tiếp vào các chứng từxuất kho để tổng hợp, phân loại theo các đối tượng sử dụng rồi ghi sổ mà lạicăn cứ vào kết quả kiểm kê và giá trị vật tư, hàng hóa mua vào trong kỳ, đượcxác định theo công thức:
Trị giá NVL
xuất kho =
Trị giá NVLtồn kho đầu kỳ +
Trị giá NVL nhậpkho trong kỳ -
Trị giá NVL tồnkho cuối kỳPhương pháp này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chỉtiến hành một loại hoạt động hoặc ở các doanh nghiệp thương mại kinh doanhcác mặt hàng có giá trị thấp, mặt hàng nhiều
Tài khoản kế toán sử dụng: để hạch toán biến động tổng hợp nguyên vậtliệu là TK 611 "Mua hàng"
+ TK 6111: Mua nguyên vật liệu
+ TK 6112: Mua hàng hóa
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK 111, 112,
334, 621,… và tùy từng doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2, 3như tài khoản 6111A…
- Sơ đồ hạch toán (phụ lục 05)
3.Kế toán kiểm kê NVL:
Khi tiến hành kiểm kê đơn vị phải có quuyết định thành lập Hội đồng Đơn vị
có thể tiến hành kiểm kê theo định kì, có thể kiểm kê bất thường và kết quảkiểm kê phải lập biên bản theo mẫu quyết định( mẫu số 08-VT)
*Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa vật tư: khi kiểm kê phát hiện thừa vật tưnhưng chưa rõ nguyên nhân, kế toán ghi:
Trang 16CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY VẬT
LIỆU XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN:
1 Quá trình hình thành và phát triển tại công ty Vật liệu xây dựng Bưu điện.
- Tên doanh nghiệp: Công ty Vật liệu xây dựng Bưu điện
- Tên giao dịch quốc tế: Postal Constrution Material Company
- Tên địa chỉ: Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội
- Điện thoại: (84-4) 3765 9255 - 38370362
- Fax: (84-4) 37659816
- Email: pcm@hn.vnn
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
+ Sản xuất kinh doanh các sản phẩm bằng chất dẻo
+ Sản cấu cấu kiện bằng bê tông
+ Xây dựng các công trình thông tin
+ Xây dựng các công trình dân dụng
- Năm thành lập: 1970 với tiền thân là đội sản xuất cột (trực thuộc Phòngcung tiêu - Tổng cục Bưu điện) thành lập năm 1956 Trong 37 năm qua Công
ty đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ để khẳng định mình và phát triển nhưngày nay
Sau chiến tranh chống Pháp do yêu cầu thực tế cần phải sửa chữa lại hệthống liên lạc trong cả nước đội sản xuất cột (thuộc phòng cung tiêu - Tổngcục xây dựng Bưu điện) ra đời là tiền thân của Công ty Vật liệu xây dựngBưu điện ngày nay Năm 1969 đến năm 1970 xảy ra một sự kiện là bướcngoặt lịch sử tất yếu của công ty, thời kỳ này công ty có tên là xưởng sản xuất
Trang 17cột bê tông Bưu điện trực thuộc Tổng cục Bưu điện Xưởng là đơn vị hạchtoán độc lập được cấp vốn riêng được mở tài khoản và vay vốn của Ngânhàng theo kế hoạch sản xuất được duyệt.
Tuy nhiên trong giai đoạn này, sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía, sựthay đổi thị hiếu của khách hàng đặt ra cho công ty những khó khăn mới:không còn sự bảo trợ đỡ đầu của Tổng công ty, Công ty Vật liệu xây dựngBưu điện phải chủ động sản xuất kinh doanh, phải đưa ra các phản ứng đốivới hoạt động cạnh tranh một cách hợp lý, tăng năng suất, giảm chi phí, tiếtkiệm nguyên vật liệu đặc biệt là các nguyên vật liệu nhập khẩu với giá cao.Với cơ chế khoán sản phẩm với từng tổ, từng đơn vị cùng với mức lương,thưởng và mức phụ cấp hợp lý, đời sống của nhân công và nhân viên củacông ty ngày được nâng cao thúc đẩy họ làm việc một cách hiệu quả và gắn
bó với công ty
2 Nhiệm vụ của công ty Vật liệu xây dựng Bưu điện:
Công ty Vật liệu xây dựng Bưu điện là doanh nghiệp Nhà nước thành lậptheo quyết định số 437/TCCB-LN ngày 09/09/1996 của Tổng cục trưởngTổng cục Bưu điện, là doanh nghiệp hạch toán độc lập có bộ máy quản lýhoạt động riêng và điều lệ riêng và hoàn toàn chịu trách nhiệm và nghĩa vụ
với Nhà nước Chức năng và nhiệm vụ được ghi rõ trong điều lệ hoạt động của
công ty (1996)
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bằng chất dẻo phục vụ ngànhviễn thông và dân dụng
- Xây dựng công trình Bưu điện và công trình dân dụng
- Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nướcxuất nhập khẩu vật tư và thiết bị chuyên ngành Bưu chính viễn thông trongphạm vi cho phép của Tổng công ty và quy định của nhà nước
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ với người lao động, và báo cáothống kê, kế toán, kiểm toán với Nhà nước
Trang 18 Ngành, nghề sản xuất kinh doanh của Công ty :
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm, các cấu kiện bê tông và sảnphẩm nhựa
- Xây dựng các công trình Bưu điện và công trình dân dụng
Các sản phẩm chủ yếu của Công ty :
- Cột Bê tông chủ yếu của Công ty
- Cột bê tông thông tin và điện lực các loại
- Panen bê tông các loại
- Nắp cống cáp (gang)
- Ống cáp thông tin PVC 3 lớp các loại
Với các loại sản phẩm và đặc điểm như trên Công ty Vật liệu xây dựngBưu điện đã tạo được mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, cũng như mốiquan hệ tốt đẹp trong nộ bộ ngày càng nâng cao uy tín và niềm tin của công tyđối với khách hàng và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
3 Tình hình kết quả mà công ty đã đạt được trong những năm gần đây:
Nhìn chung tổng lợi nhuận năm 2009 so với năm 2008 tăng 1 lượng là2943,980- 1358,678 = 158 5302 trđ tương ứng tăng 43% Đạt được kết quảnhư vậy là do:
- Tổng doanh thu thay đổi: năm 2009 so với năm 2008 tổng doanh thutăng: 13100,650 - 11150,678 = 1949972trđ
Tương ứng tăng: 17,5% làm cho lợi nhuận tăng thêm 1.949.972 trđ
- Tổng chi phí năm 2009 so với năm 2008 tăng 1 lượng là:
10156970 - 9765000 = 391970 trđ
Tương ứng tăng 4% làm cho lợi nhuận giảm đi 391970 trđ
Có được những thành tựu trên là do có sự cố gắng, nỗ lực của tập thể banlãnh đạo, các phòng ban cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đãkịp thời đổi mới về mọi mặt, không chỉ cải tiến trang thiết bị máy móc hiệnđại đáp ứng nhu cầu sản xuất mà còn không ngừng cải thiện điều kiện làmviệc cho cán bộ công nhân viên, chú ý công tác tuyển chọn và đào tạo lao động
Trang 194.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ( xem sơ đồ 7)
Công ty Vật liệu xây dựng Bưu điện có cơ cấu tổ chức bao gồm 1 giámđốc, 2 phó giám đốc, 6 phòng quản lý nghiệp vụ (1 trưởng phòng, 1 phóphòng) và 8 đơn vị thành viên (1 giám đốc, 1 phó giám đốc) Cơ cấu tổ chứccủa công ty như sơ đồ trong đó chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo, của cácphòng ban, các xí nghiệp được phân bổ hợp lý
+ Giám đốc: phụ trách chung và trực tiếp tổ chức hoạt động lập kế hoạch
và chiến lược chịu trách nhiệm trước Nhà nước, và Tổng công ty
+ Phó giám đốc kinh doanh: tìm kiếm và quản lý thị trường, nghiên cứucách thức bán hàng mới đồng thời lập kế hoạch sản xuất cho xí nghiệp theohợp đồng và theo kế hoạch
+ Phó giám đốc kỹ thuật: theo dõi và quản lý máy móc thiết bị, nguyênvật liệu, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, điều hành hệ thống quản lý chấtlượng sản phẩm theo tiêu chuẩn 9001 - 2000
kế hoạch giá thành, tìm hiểu thị trường trong và ngoài thành để khai thác triệt
để việc tiêu thụ sản phẩm cho công ty và định giá sản phẩm
+ Phòng tổ chức hành chính: Quản lý công tác tổ chức cán bộ đào tạoquản lý hồ sơ công nhân viên, quản lý lao động và tiền lương, BHXH, BHYT.+ Phòng kế toán - tài chính: Thống kê báo cáo tài chính của công ty vàcác xí nghiệp thành viên, cung cấp hồ sơ kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh cho công tác điều hành sản xuất, kiểm tra phân tích hoạt động củacông ty
Trang 20+ Phòng vật tư: Quản lý công tác xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, quản
lý tồn kho, sắp xếp kho bãi, lập và thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu nguyênvật liệu
+ Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu, thiết lập mô hình sản xuất, quy trình côngnghệ, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và kỹ thuật sản phẩm theo tiêuchuẩn đặt ra, định mức nguyên vật liệu cho sản phẩm, chế thử và kiểmnghiệm sản phẩm mới dây truyền công nghệ và dụng cụ thay thế
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán( xem sơ đổ 8)
Chức năng của từng phần hành kế toán như sau:
Kế toán trưởng: là trưởng phòng tài chính kế toán bàn nhiệm vụ
kiểm soát kinh tế tài chính của doanh nghiệp, có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn
và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tại công ty, chịu trách nhiệm trước giámđốc và cấp trên về mọi hoạt động kinh tế, kế toán trưởng giúp đỡ giám đốcthực thi các chế độ tiền lương, lao động, phúc lợi… cũng như việc chấp hành
kỷ luật tài chính tín dụng và thanh toán
- Kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ theo dõi sự biến động của
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và các khoản phải trả đối với nhà cung cấp
- Kế toán thành phẩm, tiêu thụ sản phẩm: Có nhiệm vụ tập hợp chi
phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và theo dõi tình hình nhập xuất - tồnthành phẩm, quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty, kênh phân phối và hìnhthức bán hàng, đôn đốc theo dõi các khoản phải thu của khách hàng
- Kế toán vốn bằng tiền, tài sản cố định, xây dựng cơ bản có nhiệm
vụ theo dõi tình hình biến động về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tài sản cốđịnh, xây dựng cơ bản
- Thủ quỹ, thống kê: có nhiệm vụ thực hiện công tác thu chi tiền mặt tại
công ty
5.Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
-Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: công ty đang áp dụng hệ thống tàikhoản theo quyết định số 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006
Trang 21Công ty đang áp dụng hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ”
-Năm tài chính bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 cùngnăm dương lịch
-Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép tính toán là VN đồng
-Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ
-Kỳ báo cáo kế toán theo: tháng -quý –năm
-Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khaithường xuyên
-Hệ thống báo cáo tài chính :gồm các loại báo cáo tài chính :
+Bảng cân đối kế toán
+Báo cáo kết quả kinh doanh
+Thuyết minh báo cáo tài chính
+Báo cáo luân chuyển tiền tệ
II Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty vật liệu xây dựng bưu điện
1 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại công ty
1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty
Do công ty hoạt động trong ngành xây lắp nên nguyên vật liệu được sửdụng chủ yếu là các loại: dây cáp điện, bê tông, sắt, thép Ngoài ra công tycòn dùng một số phụ liệu khác như: sơn, biển sắt, cát Đơn vị tính của vậtliệu được sử dụng tương ứng là: mét, lít, kg, hộp
Với đặc điểm sản xuất mang tính đồng loạt và có số lượng lớn nên vấn đềnguyên vật liệu luôn là vấn đề được công ty đặt lên hàng đầu Nguyên vật liệuđôi khi được khách hàng cung ứng, công ty chỉ tiến hành tìm hiểu mua dự trữ
và sản xuất theo đơn đặt hàng Vì vậy, việc mua, bảo quản và sử dụng nguyênvật liệu luôn là vấn đề quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty
Trang 22.1.2 Phân loại nguyên vật liệu
Trong quá trình hoạt động sản xuất, công ty có sử dụng nhiều loại vậtliệu với nhiều chủng loại, chất liệu khác nhau, mỗi loại có tính năng, vai trò,công dụng khác nhau, vì vậy để theo dõi tốt quá trình luân chuyển vật liệutránh sự nhầm lẫn, mất mát, kế toán tiến hành theo công dụng, vai trò chủ yếucủa nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, sản phẩm Theo đó nguyên vậtliệu được chia thành:
Nguyên vật liệu chính: là những loại tham gia trực tiếp vào quá trình
sản xuất như: sắt, thép, cáp, dây điện
Nguyên vật liệu phụ: là những loại nguyên vật liệu không cấu thành nên
thực thể sản phẩm nhưng có tác dụng hỗ trợ nhất định như: sơn, sứ chì, gạch,biển chỉ dẫn
Phụ tùng thay thế: bóng đèn, ống nhựa chịu lực
Phế liệu: là những loại vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất như:
sắt hỏng, kém chất lượng, dây điện hỏng
Trên cơ sở phân loại vật liệu như vậy công ty còn phân chia nguyên vậtliệu một cách tỷ mỷ theo tính năng, quy cách, phẩm chất bằng cách xây dựng
sổ danh điểm nguyên vật liệu do thủ kho ghi trên phiếu nhập, phiếu xuất đãđược tổng hợp lại
2 Công tác quản lý, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu
Là một công ty chuyên xây lắp điện và lợi nhuận thu được là do cáccông trình đã phải hoàn thành tốt nên công tác quản lý, bảo quản và sử dụnghợp lý nguyên vật liệu là vấn đề rất cần thiết mà toàn công ty phải làm
Khi nguyên vật liệu được mua về nhập kho thì những phòng được giaoquản lý như phòng kế toán, phòng kinh doanh đặc biệt là thủ kho và kế toánnguyên vật liệu phải quản lý về khối lượng, giá cả, chi phí phụ khi muanguyên vật liệu để làm sao hạn chế được tối đa sự mất mát, hư hỏng nguyênvật liệu
Trang 23Nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng và đặc biệt là nó có giá trị rấtlớn nên việc bảo quản là điều rất cần thiết.
Ví dụ: với các nguyên vật liệu là sắt hay thép nó có những độ bền ở thời
gian và cũng cần phải có sự bảo quản tốt như không để nơi ẩm và cũng khôngnên để ở ngoài vì nó càng cần phải có sự bảo vệ tránh thiên nhiên cũng nhưcon người
Việc sử dụng nguyên vật liệu ở công ty cũng được tính toán hợp lý saocho tiết kiệm và có hiệu quả nhất Các phòng ban có liên quan đến việc nhập
và xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất luôn phải tính toán cân nhắc saocho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất được liên tục, có lượng dự trữ phù hợpkhông để xảy ra tình trạng thừa thiếu nguyên vật liệu
3 Đánh giá nguyên vật liệu tại công ty
3.1 Xác định trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
NVL của công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau
* Tại công ty trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài được tính theo công thức sau
Ví dụ: Kho nhập cáp chôn ngầm chống thấm dọc của Công ty TNHHthương mại và xây lắp công trình giá ghi trên hóa đơn là 3.714.,3 USD, với tỷgiá hối đoái ngày 15/1/2009: 18.560VNĐ/USD Thuế nhập khẩu 5% Vậy giáthực tế nguyên vật liệu nhập kho là 72384473.28 VNĐ
Trang 24Ví dụ: Nhập cầu dao phụ tải 24KV - 630A của Công ty CP Đầu tư côngnghiệp Tàu thủy theo hóa đơn số 00894808 ngày 05/01/2009 Giá mua trênhóa đơn là 45.000.000đ, thì giá thực tế là 45.000.000đ.
- Đối với phế liệu thu hồi nhập kho là các sản phẩm hỏng, giá thực tế là giá có thể sử dụng được, giá có thể bán hoặc giá ước tính
Ví dụ: Nhập lại biển chỉ dẫn cáp bị lỗi do sai quy cách trả lại theo hóa
đơn số 003602 ngày 05/01/2009 của Công ty TNHH Hà Vi Giá thực tế hànglỗi có thể bán lại được là 1.054.000đ
3.2 Tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Để tính giá nguyên vật liệu xuất kho, công ty sử dụng phương pháp tính giábình quân gia quyền Công thức tính:
Ngày 07/01/2009, công ty xuất kho 1.000m cáp ngầm chống thấm thì giáthực tế xuất kho là: 1.000m x 2.500đ/m = 2.500.000đồng
4 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
Chứng từ sử dụng để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty baogồm: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, thẻ kho,
sổ thẻ chi tiết nguyên vật liệu, hóa đơn
Công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được tiến hành đồng thời tại
Trang 25tồn mỗi loại nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng Số liệu để ghi vào thẻ kho lấy được từ các chứng từ nhập, xuất hàng ngày Cuối tháng thủ kho và kế toántiến hành đối chiếu tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu.
Ở phòng kế toán: kế toán nguyên vật liệu mở sổ thẻ chi tiết nguyên vật
liệu để theo dõi nhập xuất nguyên vật liệu hàng ngày Cuối tháng khi nhậnđược các chứng từ nhập - xuất nguyên vật liệu do thủ kho chuyển đến thì kếtoán tiến hành phân loại chứng từ, theo dõi từng loại phiếu nhập, xuất củatừng kho riêng rồi ghi vào sổ chi tiết từng loại nguyên vật liệu
Thủ tục nhập, xuất kho nguyên vật liệu
Thủ tục nhập kho
Tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong quá trình sản xuất kinhdoanh của công ty liên quan đến việc nhập, xuất nguyên vật liệu đều phảiđược lập chứng từ kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác theo đúng chế độ ghichép về nguyên vật liệu do Nhà nước ban hành
Tại công ty nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu muangoài do phòng vật tư Khi nguyên vật liệu về tới công ty, nếu nhập kho đềuphải được hội đồng kiểm nhập (sơ đồ 11 - phần phụ lục) của công ty tiến hànhkiểm tra về chất lượng, số lượng, quy cách, đơn giá, nguồn thu mua và tiến độthực hiện hợp đồng và còn phải kèm theo hóa đơn mua hàng (hóa đơn GTGT)(biểu đồ 10 - phần phụ lục)
Phiếu nhập kho (phụ lục 12) được làm thành 3 liên với đầy đủ các chữ ký:
- Một liên giao cho thủ kho để nhập nguyên vật liệu vào thẻ kho (biểu đồ
18 phần phụ lục)
- Một liên giao cho phòng kế toán sản xuất giữ và lưu lại
- Một liên giao cho người đi mua gửi cùng hóa đơn bán hàng (do bên bánlập) và gửi cho phòng kế toán làm thủ tục thanh toán
Thủ tục xuất kho
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty sử dụng nhiềuloại nguyên vật liệu, mà chủ yếu là cốp pha, cáp ngầm, dây điện Xí nghiệpphải theo dõi chặt chẽ nguyên vật liệu dựa trên các chứng từ nguyên vật liệu
Trang 26Xí nghiệp sử dụng chứng từ xuất nguyên vật liệu là phiếu xuất kho hoặc phiếuxuất kho liên vận chuyển nội bộ Tùy vào từng mục đích của việc xuất khonguyên vật liệu mà kế toán ghi theo mẫu quy định.
Phiếu xuất kho (phụ lục 16, 17, 18) được lập thành 3 liên
- Một liên lưu gốc
- Một liên mang xuống phân xưởng đưa thủ kho
- Một liên gắn vào bảng kê xuất vật tư cuối tháng
5 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
Các tài khoản sử dụng: 152, 111, 112, 331, 621, 627, 632, 642, 141 vàcác tài khoản liên quan khác
5.1 Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu
Các nhiệm vụ thu mua, nhập nguyên liệu được ghi chép vào các tàikhoản kế toán tổng hợp theo từng trường hợp sau:
TH1- Nhập nguyên vật liệu từ nguồn mua bên ngoài như mua của các công ty trong nước, mua của các công ty cung cấp thiết bị cho ngành xây dựng xây lắp, mua trên thị trường tự do DN nợ lại người bán
- Khi mua căn cứ vào hóa đơn GTGT biên bản kiểm nghiệm vật tư,phiếu nhập kho Phản ánh một số giá mua nguyên vật liệu nhập kho
mà xí nghiệp thanh toán với đơn vị bán lẻ để lập bảng kê, chứng từghi sổ, đăng ký vào chứng từ ghi sổ và ghi sổ vào sổ cái tài khoản
152 và 331 theo định khoản:
- VD: ngày 31/1/2009 công ty nhập kho lô cáp ngầm 24KV (phụ lục12) trị giá 16.611.620VNĐ ( chưa có thuế GTGT), thuế GTGT là10%
Trang 27Nếu thanh toán bằng tiền mặt, kế toán thanh toán vào hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho để kế toán tiến hành định khoản:
VD: Ngày 28/1/2009 công ty nhập kho cáp ngầm (phụ lục 10) trị giá 17.352.000 VNĐ( chưa có thuế GTGT), thuế GTGT là 10% ,kế toán định khoản:
Nợ TK 152 17.352.000
Nợ TK 133 1.735.200
Có TK 111 19.087.200
TH3- Thanh toan bằng tiền tạm ứng
Ví dụ: Theo phiếu số 61 (phụ lục 13) ngày 13/01/2009 xí nghiệp chi tiền
tạm ứng cho anh Kim mua vật tư Hộp đấu cáp Tổng số tiền là: 11.000.000đ,
- Kế toán định khoản trên phiếu chi (phụ lục 13)
- Trường hợp nhập nguyên vật liệu từ phế liệu thu hồi
Khi có phế liệu nhập kho, căn cứ vào phế liệu nhập kho kế toán ghi sổcái tài khoản 152:
Nợ TK 152
Có TK 621
Ví dụ: Theo phiếu nhập kho số 36 (phụ lục 12) ngày 31/1/2009 xí
nghiệp nhập lại kho Sứ cách điện của công ty do không dùng được - số lượng
1000 chiếc, đơn giá 30.000đ/chiếc Tổng số tiền là 30.000.000đ
Trang 28Ví dụ: Theo phiếu nhập kho số 36 (phụ lục 12) ngày 31/1/2009 công ty
nhập lại 2.600kho hộp nối cáp với tổng số tiền là: 26.000.000
- Kế toán định khoản :
Hàng tháng kế toán có thể kiểm tra và xem xét tình hình thanh toán công
nợ trên các sổ chi tiết công nợ nhà cung cấp, báo cáo tổng hợp công nợ, sổ cáitài khoản công nợ, bảng kê chứng từ hàng hóa mua vào, chứng từ ghi sổ, tậphợp các chứng từ (phụ lục 19, 20, 23)
5.2 Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu
.- Trường hợp xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm
Ví dụ: Theo phiếu xuất kho số 48/02 (phụ lục 14) ngày 31/1/2009 xuất
2.504,2m cáp ngầm 24KV, đơn giá 11.500đ/m cho anh Đàm Xuân Hồng - tổchi công Tổng trị giá ghi trên phiếu xuất kho là 28.798.300đ
- Kế toán định khoản và lập chứng từ ghi sổ (phụ lục 22.2)
Ví dụ: Căn cứ lệnh điều động số 50/02/ĐĐ (phụ lục 15) của công ty
ngày 31/1/2009 xuất cho quản lý phân xưởng số tiền là: 11.927.500đ
- Trường hợp xuất bán nguyên vật liệu ra bên ngoài
Trang 29Kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 152
Ví dụ: Căn cứ phiếu xuất kho số 50/02 (phụ lục 16) ngày 31/1/2009 xuất
4.500m dây cáp điện bán cho Công ty TNHH Hoàng Hà với đơn giá 4.727đ/
Ví dụ: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 51/02 (phụ lục 17) ngày 31/1/2009
xuất 31113,9m dây cáp điện cho bộ phận bán hàng với đơn giá: 16.600đ/m.Tổng số tiền là: 51.690.740 đồng
- Kế toán định khoản và lập chứng từ ghi sổ (phụ lục 22.2):
Hàng tháng kế toán có thể kiểm tra, xem xét tình hình thu mua nguyênvật liệu và xem chi tiết vật tư xuất qua các bảng chi tiết vật tư, tập hợp cácchứng từ xuất, báo cáo tổng hợp công nợ, báo cáo tồn kho, sổ cái (phụ lục
21, 23, 25,26)
7 Tổ chức kiểm kê kho nguyên vật liệu
Công ty tiến hành kiểm kê kho nguyên vật liệu nhằm mục đích xác địnhchính xác số lượng, chất lượng, giá trị của từng loại nguyên vật liệu có tại thờiđiểm kiểm kê Bên cạnh đó việc kiểm kê còn giúp công ty kiểm tra được tìnhhình bảo quản phát hiện và xử lý các trường hợp hao hụt, hư hỏng, mất mátnguyên vật liệu để có biện pháp xử lý kịp thời
Vì nguyên vật liệu công ty có số lượng lớn, nhiều chủng loại nên quátrình kiểm tra đòi hỏi mất nhiều thời gian và phải làm thường xuyên Công ty
Trang 30thường kiểm kê định kỳ 6 tháng một lần Mỗi kho được lập một biên bảnkiểm kê gồm ba người: một thủ kho, một thống kê và một kế toán nguyên vậtliệu Kết quả kiểm kê được ghi vào biên bản kiểm kê do phòng kinh doanh lậpvào cuối kỳ kiểm kê, sau đó gửi lên phòng kế toán, kế toán tập hợp giá trị đểxác định thừa thiếu cho từng loại nguyên vật liệu rồi tiến hành tính giá trịchênh lệch cho từng loại.
- Thừa phát hiện qua kiểm kê
- Vì xác định không rõ nguyên nhân thừa nguyên vật liệu nên hội đồng
xử lý quyết định đưa vào khoản thu nhập khác của công ty
Trang 31CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
VẬT LIỆU XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN
I Đánh giá chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty
1 Ưu điểm
Qua nghiên cứu thực trạng hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại công ty
em xin rút ra những ưu điểm nổi bật sau:
* Về bộ máy kế toán của công ty: đội ngũ nhân viên kế toán của công ty
có trình độ nghiệp vụ cao, dày dạn kinh nghiệm, mỗi người đều được phâncông nhiệm vụ rõ ràng và đều có lòng say mê nghề nghiệp Đây là một lợi thếnhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán cũng như hiệu quả công tác quản lýnói chung tại công ty vật liệu xây dựng Bưu điện
* Về vấn đề tổ chức chứng từ và tổ chức hạch toán nguyên vật liệu
Hệ thống chứng từ, sổ sách công ty sử dụng cơ bản đều được lập theoquy định chung, quá trình luân chuyển chứng từ sổ sách là tương đối đầy đủ
và hợp lý, phản ánh được đầy đủ, chính xác tình hình chi tiết lại chặt chẽ Mặtkhác, để tiến hành hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu công ty đã lựa chọnphương pháp kiểm kê thường xuyên Đây là phương pháp theo dõi, phản ánhthường xuyên, liên tục, có hiệu quả tình hình - xuất - tồn vật tư, do đó gópphần không nhỏ trong việc thuận lợi hóa công tác kế toán, đảm bảo cung cấpthông tin chính xác, kịp thời và thuận tiện cho việc tập hợp chi phí tính giáthành và xác định kết quả kinh doanh
Sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
là phù hợp với tình hình hoạt động và quy mô sản xuất của công ty phươngpháp này, việc theo dõi nguyên vật liệu đơn giản, và dễ dàng hơn Việc công
ty sử dụng các bước như kiểm nghiệm vật tư trước khi đưa vào nhập kho làrất khoa học Nó vừa đảm bảo được số lượng, chất lượng, mẫu mã, lại quyđược trách nhiệm rõ ràng khi xảy ra mất mát
Trang 32* Về hệ thống kho hàng: Được tổ chức một cách hệ thống và phù hợpvới cách phân loại mà công ty đang sử dụng Từ đó giúp cho việc kiểm tra thumua, dự trữ, bảo quản, sử dụng được dễ dàng.
- Về việc lập mẫu và ghi chép nội dung trên sổ cái
Hiện nay, công ty đang sử dụng sổ cái tài khoản 152 theo mẫu của hìnhthức nhật ký chứng từ mà xí nghiệp lại đang áp dụng hình thức kế toán chứng
từ ghi sổ, như vậy là không đúng theo quy định của Bộ tài chính
* Thứ hai: Về việc lập bảng phân bổ nguyên vật liệu cho các đối tượng sử dụng trong kỳ
Ở đây công ty chỉ tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu vào cuốimỗi năm dựa trên tổng chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm hoàn thành làkhông tối ưu, làm như vậy sẽ không quản lý được định mức tiêu hao nguyênvật liệu theo từng đơn đặt hàng và lô sản xuất
* Thứ ba: Về thời hạn lập chứng từ ghi sổ:
Nếu việc ghi sổ cái chỉ thực hiện cuối tháng theo em là không quá dài vàlâu, có thể ảnh hưởng đến công tác ghi số liệu vào sổ cái làm thông tin kế toánkhông cập nhật kịp thời gây khó khăn cho người quản lý đưa ra quyết địnhphù hợp
* Thứ tư: Về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hiện nay việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ở các doanh nghiệpđều chưa được chú ý đến Công ty Vật liệu xây dựng Bưu điện cũng vậy, việccông ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho có thể làm mất vốnkhi hàng tồn kho bị giảm giá
3 Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng kế toán
Trang 33nguyên vật liệu tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
Ý kiến thứ nhất: về hệ thống sổ kế toán
- Về mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ:
Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, nênviệc sử dụng Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là cần thiết, mà hiện tại thì công tychưa sử dụng sổ này nên em mạnh dạn đưa ý kiến về việc sử dụng Sổ đăng kýchứng từ ghi sổ Cuối tháng, kế toán chỉ việc cộng số tiền phát sinh trên sổđăng ký chứng từ ghi sổ, lấy số liệu đối chiếu với bảng cân đối phát sinh.Việc lập sổ này sẽ giúp kế toán dễ tìm số liệu, dễ quản lý và hạn chế được sựnhầm lẫn, sai sót
Trang 34Công ty có thể xây dựng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ như sau:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Tháng 01 năm 2009
Trang số: 01Chứng từ ghi sổ
- Về việc lập mẫu và ghi chép nội dung trên sổ cái:
Theo em, công ty nên lập mẫu chuẩn để việc theo dõi và ghi chép đượcthuận tiện hơn Đối với sổ cái tài khoản 152 trong trường hợp này nếu lậptheo mẫu chuẩn được trình bày như sau:
Sổ cái
Số hiệu: triển khai 152