1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phương pháp định biên ( định mức biên chế) của công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt 195 hà nội chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nêu giải pháp hoàn thiện

18 4K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 57,84 KB

Nội dung

- Định mức lao động cho nhân viên và viên chức nhằm làm tăng năng suất và hiệu quả lao động cho tất cả các loại viên chức trên cơ sở nghiên cứu quy định hao phí thời gian lao động tối th

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay, những doanh nghiệp hoạt động tích cực trong xu thế cạnh tranh bình đẳng, hợp tác cùng có lợi Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đều phải tìm hướng đi có hiệu quả nhất cho mình Một trong những phương pháp quản lý và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả tối ưu là tổ chức lao động khoa học Trong đó, cơ sở của tổ chức lao động khoa học là định mức kỹ thuật lao động Định mức lao động là một công tác, một công việc, là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về xây dựng tất cả quá trình lao động, là quá trình dự tính, tổ chức, thực hiện những biện pháp về mặt tổ chức cũng như kỹ thuật để thực hiện các công việc có năng suất lao động cao trên cơ sở đó xác định mức tiêu hao để thực hiện công việc Định mức

kỹ thuật lao động có vai trò quan trọng trong trả công lao động, tăng năng suất lao động

và hạ giá thành sản phẩm, là cơ sở của lập kế hoạch Để giúp mọi người có cái nhìn cụ

thể về định mức kỹ thuật lao động, nhóm xin trình bày đề tài: “Nghiên cứu phương pháp định biên ( định mức biên chế) của công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội Chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nêu giải pháp hoàn thiện.” Với đề cương chi tiết như

sau:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Một số khái niệm cơ bản

• Định mức lao động

• Định mức lao động đối với các loại lao động

1.2 Định mức lao động đối với các loại hình tổ chức trong doanh nghiệp

1.2.1 Định mức lao động trong tổ chức theo nguyên tắc Taylor

1.2.2 Định mức lao động trong tổ chức của những người kế tục Taylor

1.2.3 Tổ chức lao động theo nhóm tự quản

1.3 Phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên (hay định mức biên chế)

1.3.1 Định nghĩa- Nguyên tắc

1.3.2 Phương pháp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội

2.1.1 Thông tin chung về công ty

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.3 Hình thức pháp lý và các loại hình kinh doanh

2.2 Thực trạng công tác định mức lao động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội

2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất

2.2.3 Tình hình lao động trong công ty

2.2.4 Thực trạng công tác định mức lao động tại công ty TNHH Nhà nước một

Trang 2

thành viên dệt 19/5 Hà Nội

2.3 Đánh giá chung về thực trạng công tác định mức lao động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI

Với kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên nhóm không tránh khỏi những sai sót Tuy nhiên, với sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của thầy giáo, chúng em

đã hoàn thành bài viết của mình

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ tạo điều kiện để chúng em hoàn thành bài viết của mình!

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG

DOANH NGHIỆP

• Một số khái niệm cơ bản

• Định mức lao động

Định mức lao động là việc quy định mức độ tiêu hao lao động sống cho một hay một số người lao động có nghề nghiệp và trình độ chuyên môn thích hợp, để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị khối lượng công việc đúng với yêu cầu chất lượng, trong những điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định

1.1.2 Định mức lao động đối với các loại lao động

a Định mức lao động đối với lao động quản lý

- Mức quản lý là số lượng nhân viên, viên chức hay bộ phận mà một hoặc một vài

người lãnh đạo có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải lãnh đạo trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định

- Xác định và tính toán lao động quản lý (Tql)

Lao động quản lý ở các tổ chức/ doanh nghiệp gồm:

+ Ban lãnh đạo/ Ban giám đốc

+ Trưởng, phó các bộ phận; phòng ban; các chi nhánh;

+ Lao động hành chính quản trị, lao động tiền lương, văn thư, đánh máy, trực điện

Trang 3

Cách tính lao động quản lý: Xác định lao động quản lý có thể tham khảo hướng dẫn tại Thông tư 06/2005/TT-QĐ_TBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

+ Tính toán lao động quản lý giúp xác định hao phí của lao động quản lý; và được tính theo lao động trực tiếp và lao động phụ trợ

+ Số lượng lao động quản lý căn cứ vào khối lượng và mức độ phức tạp của chức năng, nhiệm vụ quản lý Nó phụ thuộc và số bộ phận hoặc số người mà lao động có chức

vụ thực hiện chức năng quản lý

b Định mức lao động đối với nhân viên

- Định mức lao động của nhân viên là viên là việc xác định hao phí từng loại công

việc do nhân viên và viên chức thực hiện và xác định số lượng viên chức cần thiết

- Định mức lao động cho nhân viên và viên chức nhằm làm tăng năng suất và hiệu quả lao động cho tất cả các loại viên chức trên cơ sở nghiên cứu quy định hao phí thời gian lao động tối thiểu để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao với cường độ lao động bình thường trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định

- Việc xác định hao phí lao động cần thiết cho từng loại công việc viên chức là để

phân công và sử dụng đúng lao động theo chức trách và trình độ nhằm đảm bảo trả công lao động phù hợp theo số lượng và chất lượng của họ, để phân tích sự hợp lý của các quá trình lao động và năng suất lao động, để xác định nhu cầu về phương tiện kỹ thuật và đánh giá thực hiện các công việc

- Đặc điểm của phương pháp định mức lao động nhân viên, viên chức: Các phươ

ng pháp định mức lao động cho nhân viên và viên chức được xác định hao phí thời gian cần thiết cho các công việc cụ thể hoặc tính toán số lượng viên chức cần thiết trong lao động điều kiện cụ thể được tiến hành theo 2 nhóm phương pháp định mức sau:

+ Nhóm thứ nhất: Dựa vào việc nghiên cứu tiêu hao thời gian làm việc

+ Nhóm thứ hai: Dựa vào việc phân tích thống kê số lượng cán bộ

- Khi sử dụng các phương pháp định mức cho nhân viên kỹ thuật và viên chức dựa vào phân tích thống kê số lượng viên chức cần thiết trong các điều kiện cụ thể được xác định trên cơ sở các tài liệu tiêu chuẩn được xác định trên cơ sở toán học để xử lý số liệu thực tế thích hợp

- Định mức lao động theo các tiêu chuẩn thời gian và mức thời gian được áp dụng trong các công việc đơn giản, ổn định và lặp đi lặp lại như các nhân viên đánh máy, thống

kê, điều khiển vavs trạm máy tính … và cũng có thể ở mức độ nhất định; Phương pháp này được áp dụng cho những người thiết kế, công nghệ, kiến trúc … phụ trách

- Các loại mức:

+ Mức thời gian: là lượng tiêu hao thời gian được quy định để 1 nhân viên kỹ thuật và viên chức hoặc 1 nhóm viên chức hoàn thành 1 đơn vị khối lượng công việc trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định; các mức thời gian được tính bằng người – phút; người – giờ và người - ngày Các mức dùng để lập kế hoạch cho các công việc có thể được tính bằng giờ hoặc bằng phts có gi rõ số người thực hiện

Trang 4

+ Mức sản lượng: là khối lượng công việc (bản vẽ, tờ in …) do 1 cán bộ hoặc 1 nhóm cán bộ có trình độ nhiệm vụ thích hợp để hoàn thành trong 1 đợn vị thời gian ( giờ,

ca, tháng …) trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định, mức sản lượng là đại lượng nghịch đảo của mức thời gian.M

SL=

T p .SL t

M SL

: mức sản lượng.

Tp : thời gian quy định cho mức sản lượng

SL: số lượng viên chức tham gia vào việc thực hiện cho 1 khối lượng công việc.

t: mức thời gian

+ Mức phục vụ: là số lượng, đơn vị thiết bị, số lượng công nhân, người làm việc, các bộ phận, các phòng hoặc các đơn vị sản xuất khác mà 1 nhiệm vụ hoặc 1 nhóm nhiệm

vụ có trình độ nghiệp vụ thích ứng phải phục vụ trong các điều kiện kỹ thuật tổ chức nhất định

Các mức phục vụ có thể tính toán trên cơ sở các tiêu chuẩn định mức thời gian hoặc theo các tiêu chuẩn định mức thời gian hoặc theo các tiêu chuẩn định mức phục vụ được xác định trước

+ Mức tương quan: là số cán bộ có trình độ nghiệp vụ này hay trình độ nghiệp vụ khác hoặc chức vụ khác trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định Có thể áp dụng cho tất cả các loại nhân viên, viên chức

+ Mức biên chế: là số lượng nhân viên và viên chức quy định để thực hiện tất cả các công việc được giao trong 1 phòng hay 1 bộ phận trong các điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định

Các mức biên chế có thể được quy định theo các tiêu chuẩn biên chế, tiêu chuẩn thời gian hoặc trên cơ sở nghiên cứu trực tiếp tổ chức và tiêu hao lao động trong từng bộ phận cụ thể

- Một số phương pháp định mức lao động cho nhân viên viên chức:

+ Các phương pháp định mức lao động sử dụng tiêu chuẩn thời gian

Định mức lao động cho nhân viên và viên chức có sử dụng các tiêu chuẩn thời gian có nhiều điểm chung với định mức lao động của công nhân Khi định mức lao động dựa vào các tiêu chuẩn cho các công việc chủ yếu sau đó mới các định lượng hao phí lao động của các việc trong 1 khoảng thời gian theo lịch nào đó (T) Trong đó, sô lượng công việc được thực hiện trong thời kỳ phân tích được nhân với mức thời gian ( tính theo tiêu chuẩn) còn các tích số tịm được thì cộng lại:

T = ∑

i=1

n

T tchi

x P i T: lượng hao phí lao động của tất cả các việc trong một khoảng thời gian.

T tchi

: mức thời gian thực hiện công việc thứ i (i=1, 2, 3, …, n) tính theo tiêu chuẩn

Trang 5

P i

: số lượng công việc i được thực hiện mỗi loại.

+ Để tính số biên chế có mặt cần thiết của cán bộ và viên chức thực

tế đang làm việc (B cm), ta lấy lượng hao phí lao động của tất cả các việc (T) đem chia cho quỹ thời gian danh nghĩa (B cm = T Q dn)

Q dn

+ Để tính biên chế danh sách cần thiết (B dstức là biên chế có xét những người không làm việc vì lý do chính đáng trong lúc này ở doanh nghiệp) cần lấy lượng hao phí lao động của tất cả các việc cho quỹ thời gian có ích ( thời gian được sử dụng hợp lý) của 1 viên chức (Q ci) B ds = T

Q ci

+ Quỹ thời gian có ích được tính theo công thức:

Q ci =Q dn (1−k )

k: phần trăm tổn thất thời gian theo kế hoạch.

+ Nếu trả công lao động theo sản phẩm và kế hoạch đề ra phải thực hiện vượt định mức thì biên chế danh sách được tính theo công thức:B ds= T

Q dn ×K td

K td

: hệ số thực hiện mức kế hoạch.

+ Trong điều kiện khách quan, có thể có tình trạng mức độ bận việc không đều, biên chế danh sách được tính có sử dụng hệ số tối ưu bận việc đối với công việc chính.B

ds= T ch

Q ci ×K bv

T ch

: hao phí lao động của các việc chính được tính theo tiêu chuẩn thời gian

K bv

: hệ số bạn việc tối ưu đối với công việc chính của viện chức, trong mọi trường hơp K<1

Để tính lượng hao phí lao động của các công việc và biên chế cần thiết của nhân viên, viên chức trong điều kiện không có tiêu chuẩn định mức thời gian cho đa số công việc được thực hiện thì nên nghiên cứu tiêu hao thời gian làm việc và tổ chức lao động Khi đó nếu mức độ bạn việc của nhân viên, viên chức trong đơn vị nghiên cứu có tính chất không rõ rệt thì xử lý tiếp các số liệu về tiêu hao thời gian nên dùng bảng cân đối hợp lý thời gian làm việc

Ưu điểm:

+ Khi định mức không cần phải có các tiêu chuẩn thời gian

+ Quan sát trực tiếp ở nơi làm việc nhóm nhân viên và được định mức cho phép tính xét tất cả các điều kiện tổ chức - kỹ thuật đặc thù thực hiện công việc

Trang 6

Hạn chế: thường tốn công hơn và chỉ hướng vào nhịp độ là việc trung bình ở đơn

vị được nghiên cứu

+ Định mức lao động theo các tiêu chuẩn biên chế, phục vụ và quản lý

Phương pháp này định mức lao động cho nhân viên và viên chức theo các tiêu chuẩn biên chế văn cứ vào đo gián tiếp khối lượng công việc quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng

1.2 Định mức lao động đối với các loại hình tổ chức trong doanh nghiệp

1.2.1 Định mức lao động trong tổ chức theo nguyên tắc Taylor

a Nguyên tắc: Tổ chức lao động khoa học dựa vào nguyên tắc

- Chuyên môn hóa, tức là mỗi người luôn chỉ thực hiện 1 công việc

- Sự phân đoạn quá trình sản xuất thành các nhiệm vụ, những động tác/ thao tác đơn giản, dễ thực hiện

-Cá nhân hóa: mỗi vị trí công tác được tổ chức sao cho tương đối độc lập, ít quan

hệ với các chỗ làm việc khác

-Đinh mức thời gian bắt buôc để hoàn thành 1 nhiệm vụ công việc

-Tách bạch việc thực hiện với việc kiểm tra.-Tách biệt giữa thiết kế, phối hợp và thực hiện

b Ưu, nhược điểm

- Ưu điểm: Giúp người lao động tinh thông nghề nghiệp, cắt giảm được những động tác thừa, nâng cao năng xuất lao động và hạ giá thành

- Nhược điểm: Coi người lao động như cái đinh vít của 1 cỗ máy, hoạt động như 1 robot trong khi người lao động là con người có đời sống tinh thân, văn hóa, có tâm tư nguyện vọng, tâm lí cần được quan tâm, động viên khích lệ, tạo động cơ trong lao động

1.2.2 Định mức lao động trong tổ chức của những người kế tục Taylor

a Gantt và nguyên tắc chia nhỏ công việc

- Gantt theo đuổi ý tưởng chia nhỏ nhiệm vụ thành các công việc nhỏ đến mức có thể giao cho bất kì người lao động nào có trình độ trung bình, ông hợp lí hóa lao động theo dây chuyền để khai thác tối đa sức lao động

- Ưu điểm: Cho phép khai thác tối đa lao động của doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có những lao động ở trình độ thấp và được các doạnh nghiệp loại này ứng dụng thành công

VD: Henry Ford- ông chủ nghành công nghiệp ô tô hàng đầu Hoa Kì đã sớm áp dụng thành công nguyên tắc này

b Gillberth và nguyên tắc chuẩn hóa các dãy thao tác thực thi công việc

-Gillberth nghiên cứu hoạt động của người lao động và nhận thấy tất cả các hoạt động của người lao động có thể chia thành 1 số động tác cơ bản, từ đó phát hiện ra những động tác thiếu và thừa, Gillberth đã loại bỏ những động tác thừa, chuẩn hóa các thao tác thành chuỗi trong quá trình hoạt động của người lao động

-Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, hao phí lao động và nâng cao năng suất, điều này rất có ích trong rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp của người lao động, nhất là trong các nghành công nghiệp hoạt động theo dây chuyền đòi hỏi độ chính xác cao của các bộ

Trang 7

phận, mắt xích trong dây chuyền.

c Bedaux và bấm giờ

- Bấm giờ để xác định thời gian chuẩn cho việc hoàn thành một công việc để từ đó xác định hướng và thưởng phạt nếu hoàn thành công việc nhanh hay chậm

- Ưu điểm: Việc xác định thời gian hoàng thành công việc giúp định mức lao động hợp lý và thúc đẩy sự phấn đấu, rèn luyện kĩ năng tay nghề của người lao động, rút ngắn thời gian hoàn thành công việc, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc

- Nhược điểm: Có thể gây căng thẳng về mặt tâm lý đối với người lao động, có thể dẫn tới sự chống đối

d Maynard và bảng thời gian

- Việc bấm giờ người lao động dẫn đến sự chống đối và Maynard đã xây dựng bảng thời gian ( Method time measurement)

- Bảng này cho mỗi động tác cơ bản một thời gian chuẩn để hoàn thành từ đó không cần phải có những người bấn giờ tại nơi làm việc

- Nhược điểm: Gây ức chế tâm lý người lao động dẫn đến năng suất lao động không cao

1.2.3 Tổ chức lao động theo nhóm tự quản

Tổ chức hoạt động nhóm:

a Tập hợp các thành viên

- Nhóm chính thức: Được thành lập theo quyết định của lãnh đạo cấp trên

- Nhóm phi chính thức: Theo nhu cầu của các thành viên nhóm

b Xác định mục tiêu hoạt động của nhóm

- Nhóm chính thức: Do cấp trên xác định khi thành lập nhóm và mục tiêu riêng

của nhóm ( do các thành viên nhóm thỏa thuận) song không được mâu thuẫn với mục tiêu của lãnh đạo đã xây dựng

- Nhóm phi chính thức: Do các thành viên nhóm thỏa thuận

c Xác định nguyên tắc làm việc của nhóm:

- Theo quy định chung: Phát huy được tính tự chủ sáng tạo, trách nhiệm của thành

viên; tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính dẫn chủ, phân quyền mạnh mẽ, quản trị nhóm theo mục tiêu đảm bảo sự phối hợp, hợp tác

- Nguyên tắc riêng của nhóm: Tự thỏa thuận.

d Phân công công việc: Đảm bảo cân đối công việc các thành viên, theo trình độ chuyên

môn nghiệp vụ của thành viên, khả năng hoàn thành công việc

e Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ của cá nhân, tinh thần, thái độ hợp tác, kỉ luật lao động.

f Ưu điểm:

- Tổ chức lao động theo nhóm tự quản là thành tựu của lý luận và thực tiễn hoạt

động quản trị tổ chức, được phát triển mạnh mẽ từ những năm 80 của thế kỉ 20 đến nay

- Việc tổ chức lao động theo nhóm tự quản rất phù hợp với kinh tế thị trường đòi

hỏi sự dân chủ hóa cao, khai thác tối đa những tiềm năng, thế mạnh của người lao động, tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động và phù hợp với bối cảnh công nghệ cao và

Trang 8

kinh tế chuyển dần sang kinh tế tri thức.

1.3 Phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên (hay định mức biên chế)

1.3.1 Định nghĩa- Nguyên tắc

- Định nghĩa: Định biên được hiểu là xác định khối lượng người với những phẩm

chất cá nhân và tri thức cần thiết để đáp ứng những khối lượng công việc cụ thể của tổ chức trong tương lai Nói cách khác định biên là các định số lượng, cơ cấu nguồn lực cần cho tổ chức hoạt động có hiệu quả cao nhất

- Nguyên tắc: Khi xác định biên lao động theo nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

không được tính những lao động làm sản phẩm không phụ thuộc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao, lao động sửa chữa lớn và hiện đại hoá thiết bị, sửa chữa lớn nhà xưởng, công trình xây dựng cơ bản, chế tạo, lắp đặt thiết bị và các việc khác Những hao phí lao động cho các loại công việc này được tính mức lao động riêng như tính cho đơn vị sản phẩm

1.3.2 Phương pháp

- Công thức tổng quát:

Phương pháp định mức lao động theo định biên áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không thể xây dựng định mức lao động cho từng đơn vị sản phẩm áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải xác định số lao động định biên hợp lý cho từng bộ phận trực tiếp và gián tiếp của toàn doanh nghiệp

Công thức tổng quát như sau:

Lđb = Lyc + Lpv + Lbs + Lql Trong đó:

Lđb: là lao động định biên của doanh nghiệp, đơn vị tính là người;

Lyc: là định biên lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh;

Lpv : là định biên lao động phụ trợ và phục vụ;

Lbs : là định biên lao động bổ sung để thực hiện chế độ ngày , giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động trực tiếp, phụ trợ và phục vụ

Lql : là định biên lao động quản lý a) Tính Lyc :

Được tính theo định biên lao động trực tiếp hợp lý cho từng bộ phận tổ, đội, phân xưởng, chi nhánh, cửa hàng hoặc tổ chức tương đương trong đơn vị thành viên của doanh nghiệp Định biên của từng bộ phận được xác định trên cơ sở nhu cầu, khối lượng công việc, và tổ chức lao động, đòi hỏi phải bố trí lao động yêu cầu công việc, hoàn thành quá trình vận hành sản xuất, kinh doanh

b) Tính Lpv:

Được tính theo khối lượng công việc phụ trợ và phục vụ sản xuất, kinh doanh và tính theo quy trình công nghệ , trên cơ sở đó xác định Lpv bằng định biên hoặc tỷ lệ % so với định biên lao động trực tiếp(Lyc)

c) Tính Lbs: Định biên lao động bổ sung được tính cho 2 loại doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp không phải làm việc cả ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần,

Trang 9

định biên lao động bổ sung tính như sau:

Số ngày nghỉ theo chế độ quy định

Lbs = (Lyc + Lpv) = (365 - 60)

Số ngày nghỉ theo chế độ quy định theo pháp luật lao động bao gồm:

+ Số ngày nghỉ phép được hưởng lương tính bình quân cho 1 lao động định biên trong năm;

+ Số ngày nghỉ việc riêng được hưởng lương tính bình quân trong năm cho một lao động định biên theo thống kê kinh nghiệm của năm trước liền kề

+ Số thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm(quy đổi ngày) tính bình quân trong năm cho một lao động định biên;

+ Thời gian cho con bú, vệ sinh phụ nữ theo chế độ(quy đổi ra ngày) tính bình quân trong năm cho 1 lao động định biên

d) Tính Lql:

Cách xác định Lql giống như cách xác định Tql, chỉ khác đơn vị tính của Lql là người

- Một số phương pháp định biên

a) Phương pháp tính theo tiêu chuẩn đinh biên

Tiêu chuẩn định biên là khối lượng công việc/ nhiệm vụ công việc mà mỗi công chức phải đảm nhận Theo phương pháp này, xác định vị trí làm việc theo năm, kế hoạch

sẽ căn cứ vào nhiệm vụ cần hoàn thành trong năm kế hoạch của tổ chứ và định mức phục

vụ của mỗi cá nhân đảm nhiệm công việc

Ưu điểm: không quá phức tạp trong tính toán, có thể áp dụng với nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị vó tính chất, chức năng, nhiệm vụ khác nhau

Hạn chế: độ chuẩn xác của kết quả không đạt được chỉ số tuyệt đối trong điều kiện

có thể

b) Phương pháp ước lượng trung bình

Nội dung căn bản của phương pháp này là xác định số lượng định biên của thời

kỳ kế hoạch dựa vào cầu nhân lực bình quân hàng năm của tổ chức trong thời kì trước đó

Ưu điểm: các tính toán không phức tạp, dễ áp dụng

Hạn chế: dễ bị sai số lớn trong xác định định biên

c) Phương pháp hồi quy tuyến tính

Sử dụng hàm số toán học phản ánh mối quan hệ của số lượng định biên với các biến số đã có để dự đoán số lượng định biên cần có của cơ quan, tổ chứ, đơn vị trong thời

kỳ kế hoạch

Ưu điểm: cách tính toán khoa học, độ chính xác cao

Hạn chế: quy trình phức tạp, cần sự hỗ trợ của chương trình toán tin về hồi quy tuyến tính

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI

Trang 10

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội

2.1.1 Thông tin chung về công ty

+ Tên công ty: Công ty dệt 19/5 Hà Nội (Hanoi May 19 Textile Company)

+ Tên giao dịch: Hatexco

+ Địa chỉ: số 203-Nguyễn Huy Tưởng-Thanh Xuân-Hà Nội

+ Điện thoại: 04.8.584.551-04.8.584.616

+ Fax: 048585392

+ Email: hate_co@hn.vn.vnn

+ Số ĐKKD: 108.747-Cấp ngày 28/07/1993

+ Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất sợi cotton các loại; Sản xuất vải bạt các loại

và các sản phẩm may thêu

Hiện nay công ty dệt 19/5 hà Nội có 4 cơ sở sản xuất chính và 2 công ty liên doanh với nước ngoài:

+Cơ sở 1 : 203 Nguyễn Huy Tưởng,Thanh Xuân,Hà Nội

+Cơ sở 2: 89 Lĩnh Nam,Mai Động,Hoàng Mai,Hà Nội

+Cơ sở 3: thôn Văn,xã Thanh Liệt,huyện Thanh Trì,Hà Nội

+Cơ sở 4: khu công nghiệp Đồng Văn,Hà Nam

+Liên doanh 1:Norfork hatexco được thành lập năm 2002

+Liên doanh 2: Công ty TNHH tập đoàn sản xuất dệt may 19/5 được thành lập năm 1993

*Có 4 nhà máy:

+Nhà máy Dệt Hà Nội

+Nhà máy Sợi Hà Nội

+Nhà máy May thêu Hà Nội

+Nhà máy dệt Hà Nam

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty dệt 19/5 Hà Nội là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc Sở

Công nghiệp Hà Nội Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu kinh tế- xã hội do nhà nước giao

Công ty được thành lập 5/1959 ( thời điểm miền Bắc Việt Nam giải phóng được 5 năm), tiền thân của công ty được hợp nhất từ một số cơ sở dệt tư nhân và các hợp tác xã dệt khăn mặt, bít tất, vài kaki, vải phin, popơlin, như Việt Thắng, Tây Hồ,… Vì thế, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún và thực sự cũ kĩ, lạc hậu, năng suất, chất lượng thấp

Năm 1964, đất nước có chiến tranh, xí nghiệp thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước “ vừa sản xuất vừa chiến đấu” nhiều cán bộ công nhân đã tòng quân đi chiến đấu, còn một bộ phận còn lại vẫn tăng gia sản xuất và đấu tranh chống lại sự đánh phá của Mĩ

Năm 1967, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định tách bộ phận dệt bít tất của xí nghiệp thành xí nghiệp dệt kim Hà Nội Nhiệm vụ chủ yếu cảu xí nghiệp lúc này là

Ngày đăng: 19/03/2015, 23:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w