Kiểm kê và đánh giá nguyên vật liệu nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội (Trang 25)

Công tác kiểm kê nhằm xác định chính xác số lượng, chất lượng, giá trị của từng loại nguyên vật liệu hiện có tại doanh nghiệp, kiểm tra tình hình bảo quản nhập xuất và sử dụng, phát hiện kịp thời và xử lý các trường hợp hao hụt, hư hỏng ứ đọng, mất mát, kém phẩm chất. Công tác kiểm kê phải được tiến hành định kỳ sáu tháng, một năm trước khi lập các báo cáo quyết toán do ban kiểm kê tài sản của doanh nghiệp tiến hành. Ban kiểm kê sử dụng các phương tiện cân, đo, đong, đếm...xác định số lượng nguyên vật liệu có mặt tại kho vào thời điểm kiểm kê và đồng thời xác định về mặt chất lượng của từng loại. Kết quả kiểm kê sẽ được ghi vào Biên bản kiểm kê (mẫu số 08 -VT). Biên bản được lập cho từng kho, từng địa điểm sử dụng, từng người phụ trách. Kết quả kiểm kê gửi lên cho phòng kế toán đối chiếu với sổ sách.

Sơ đồ 6: Kế toán nguyên vật liệu thừa thiếu khi kiểm kê

1.4.2. Kế toán đánh giá lại nguyên vật liệu :

TK 711 TK 152 TK 621, 627, 641, 642 TK 338(3381) TK 002 TK 111, 334, 138(1388) TK 632 TK 138(1381) Nguyên vật liệu thừa xác định

là của doanh nghiệp

Nguyên vật liệu thừa chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý

Nguyên vật liệu thừa là của đơn vị khác

Nguyên vật liệu thiếu do cân, đo, đong, đếm sai

Nguyên vật liệu thiếu trong ĐM hay ngoài ĐM nhưng được cấp thẩm quyền cho phép tính vào

chi phí kinh doanh

Yêu cầu người phạm lỗi bồi thường số nguyên vật liệu thiếu

Nguyên vật liệu thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý

Khi đánh giá lại làm tăng giá trị nguyên vật liệu , kế toán căn cứ vào khoản chênh lệch để ghi:

Nợ TK 152

Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Khi đánh giá lại làm giảm giá trị nguyên vật liệu , căn cứ khoản chênh lệch giảm để ghi:

Nợ TK 412: Khoản chênh lệch Có TK 152

1.5. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho

Theo thông tư 89/2002/TT - BTC ngày 9/10/2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính, đối với chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho qui định việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Nguyên vật liệu tồn kho) được kế toán vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”.Quá trình trích lập được thực hiện như sau:

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của nguyên vật liệu tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho. Số dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của nguyên vật liệu tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá NVL tồn kho). Có TK 159: Dự phòng giảm giá NVL tồn kho.

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá NVL tồn kho.

Sơ đồ 7: Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho.

1.6. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp

Tuỳ vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp và đặc điểm tổ chức sản xuất mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức kế toán cùng hệ thống sổ kế toán tương ứng thích hợp. Song quy lại có năm hình thức sổ sách kế toán sau:

-Hình thức Nhật ký chung. -Hình thức Nhật ký - Sổ Cái. -Hình thức Chứng từ ghi sổ. -Hình thức Nhật ký - Chứng từ. -Hình thức Kế toán máy. 1.6.1. Hình thức Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên Nhật ký để ghi vào sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Các loại sổ chủ yếu theo hình thức này bao gồm: - Nhật ký chung.

TK159 TK632

Trích lập dự phòng giảm giá nvl tồn kho (Nếu số phải lập cuối kỳ kế toán năm nay > số đã lập

ckỳ kế toán năm trước)

Hoàn nhập dự phòng giảm giá nvltồn kho (Nếu số phải lập cuối kỳ kế toán năm nay < số đã lập

- Sổ Cái TK152.

- Các sổ, thẻ chi tiết nguyên vật liệu .

Hình thức Nhật ký chung có ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán, nhưng có nhược điểm là ghi chép trùng lắp (Sổ nhật ký thu tiền, Sổ nhật ký chi tiền - Sổ Cái tiền mặt; Sổ nhật ký mua hàng – Sổ Cái tài khoản mua hàng).

Sơ đồ 8: Trình tự ghi sổ nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký chung

Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối kỳ 1.6.2. Hình thức Nhật ký - Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết N - X - T Sổ nhật ký chung Sổ Cái TK 152 Bảng cân đối số phát sinh Sổ chi tiết TK 152 Chứng từ gốc ( phiếu nhập, phiếu xuất, bảng kê, bảng phân bổ )

Đặc trưng của hình thức này: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất đó là Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc.

Các loại sổ kế toán theo hình thức này là: - Nhật ký - Sổ Cái.

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Nguyên vật liệu kết hợp với sổ kho Nguyên vật liệu (nếu Nguyên vật liệu lưu chuyển qua kho).

Hình thức Nhật ký - Sổ Cái có ưu điểm là: Mẫu sổ đơn giản dễ ghi chép, dễ đối chiếu kiểm tra, nhưng có nhược điểm là khó phân công lao động kế toán tổng hợp (chỉ có một sổ kế toán tổng hợp), đối với đơn vị có quy mô vừa và lớn, sử dụng nhiều tài khoản tổng hợp, có nhiều hoạt động kinh tế tài chính thì việc ghi sổ kế toán tổng hợp trở nên không thuận tiện vì mẫu sổ sẽ cồng kềnh.

Sơ đồ 9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái

1.6.3.Hình thức chứng từ - ghi sổ Chứng từ gốc PNK, PXK, BBKN VL Sổ Nhật ký – Sổ cái TK 152 Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi

tiết

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ - ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ - ghi sổ”.

Các loại sổ kế toán chủ yếu theo hình thức này bao gồm: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

- Sổ Cái TK152.

- Các sổ chi tiết Nguyên vật liệu …

Hình thức chứng từ ghi sổ có ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho phân công lao động kế toán, nhưng có nhược điểm lớn là công việc bị trùng lắp, khối lượng công việc ghi chép kế toán nhiều, việc kiểm tra đối chiếu số liệu dồn vào cuối tháng nên việc cung cấp số liệu báo cáo thường chậm.

Hình thức sổ kế toán Chứng từ - ghi sổ thường áp dụng ở đơn vị quy vừa, quy mô lớn, có nhiều cán bộ, nhân viên kế toán.

Ghi chú

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu

1.6.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - chứng từ.Sổ đăng ký chứng từ Sổ đăng ký chứng từ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc: phiếu nhập, xuất... Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ Cái TK152 Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết

- Nguyên tắc cơ bản của hình sổ kế toán Nhật ký - chứng từ là:

Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.

Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán).

Kết hợp việc kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.

Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập Báo cáo tài chính.

- Các loại sổ kế toán chủ yếu: Nhật ký - chứng từ.

Bảng kê. Sổ Cái.

Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.

Hình thức Nhật ký - chứng từ có ưu điểm lớn là: Giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán do việc ghi theo quan hệ đối ứng ngay trên tờ sổ và kết hợp kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết ngay trên cùng một trang sổ, việc kiểm tra đối chiếu số liệu được tiến hành thường xuyên ngay trên trang sổ, kịp thời cung cấp số liệu cho việc tổng hợp tài liệu theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính. Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là: Mẫu sổ kế toán phức tạp nên không thuận tiện cho việc cơ giới hoá kế toán, công việc ghi sổ kế toán đòi hỏi cán bộ, nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng.

Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ được áp dụng trong các đơn vị có quy mô lớn, đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao, không thích hợp với những đơn vị đã ứng dụng rộng rãi tin học trong kế toán.

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu

1.6.5. Hình thức kế toán máy Chứng từ nhập xuất Chứng từ nhập xuất Chứng từ nhập xuất nvl Bảng kê số 3 Sổ chi tiết TK331

Sổ chi tiết nguyên vật liệu Bảng phân bổ số 2 Bảng kê số 4,5,6 NK- CT số 5,6 Nhật ký liên quan quququa n

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn NK- CT số 7

Doanh nghiệp phải căn cứ vào các tiêu chuẩn của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT – BTC ngày 24/11/2005 để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của doanh nghiệp.

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán đó. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải đầy đủ

sổ kế toán vào Báo cáo tài chính.

Sơ đồ 12: Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo hình thức trên máy vi tính

CHƯƠNG 2: Chứng từ nhập xuất nvl Bảng tổng hợp chi tiết về nvl Sổ kế toán Sổ chi tiết TK 152 Sổ Cái TK 152

Báo cáo tài chính

Phần mềm kế toán

Máy vi tính

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ,báo cáo cuối tháng,cuối năm Đối chiếu kiểm tra

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty

Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Dệt 19/5 Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc sở Công nghiệp Hà Nội, do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lí, hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà Nước giao.

Tên giao dịch Tiếng Việt: Công ty Dệt 19/5 Hà Nội.

Tên giao dịch quốc tế: HANOI MAY 19 TEXTILE COMPANY. Tên viết tắt: HATEXCO.

Trụ sở chính: 203 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội. Tổng số vốn pháp định: 3,2 tỷ đồng.

Công ty Dệt 19-5 thành lập từ cuối năm 1959 trải qua nhiều thăng trầm và bây giờ đã khẳng định thương hiệu HATEXCO qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn từ 1959-1973:

Tiền thân của Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Dệt 19/5 Hà Nội là một đơn vị được hợp nhất từ một số cơ sở tư nhân như: Việt Thắng, Hòa Bình, Tây Hồ. Ngày đầu thành lập, công ty được Thành phố công nhận là Xí nghiệp quốc doanh và mang tên xí nghiệp Dệt 8-5, trụ sở đặt tại số 4 ngõ 1 Hàng Chuối Hà Nội. Trong thời kì này nhiệm vụ sản xuất của Xí nghiệp chủ yếu là dệt gia công theo chỉ tiêu của Nhà Nước, phục vụ thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội của đất nước. Sản phẩm chính là bít tất và các loại vải như: kaki, phin kẻ, pôpolin, khăn mặt, vải bạt… phục vụ cho nhu cần của Bộ quốc phòng.

Năm 1964 trong thời kì chiến đấu, một bộ phận của xí nghiệp chuyển về thôn Văn - xã Thanh Liệt - Thanh Trì để se sợi và dệt vải. Năm 1967, xí nghiệp tách bộ phận dệt bít tất, khăn mặt, thành lập Xí nghiệp Dệt kim Hà Nội

- Giai đoạn từ 1974-1988:

Vào năm 1980, Xí nghiệp được phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật, xây dựng cơ sở mới ở Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội và là cơ sở chính hiện nay với tổng diện tích

mặt bằng 4,5 ha. Cũng trong thời gian này, Xí nghiệp đã đầu tư 100 máy dệt UTAS của Tiệp.

Năm 1983 do nhu cầu giới thiệu về tính nghành sản xuất, doanh nghiệp đã đổi tên thành “xí nghiệp Dệt bạt 19/5”.

- Giai đoạn 1989 đến 2004:

Tháng 7/1993 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 2555/QĐ-UB ngày 08/07/1993 quyết định đổi tên xí nghiệp thành “Công ty Dệt 19/5 Hà Nội”. Đây là một thuận lợi cho sự phát triển của Công ty, tạo điều kiện để Công ty mở rộng quan hệ đối ngoại, tiếp xúc với thị trường trong nước và quốc tế.

Tháng 6/2000, tổ chức quốc tế chứng nhận QMS (ÚC) đã đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 9002: 1994 cho Công ty.

Năm 2001, Công ty áp dụng đồng thời hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 và TQM làm hOàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý.

Vào đầu năm 2003, nhà máy may của công ty được thành lập. Bước đầu nhà máy này sẽ thực hiện gia công cho bên liên doanh Việt – Sin, sau đó sẽ tiến tới xuất khẩu trực tiếp. Đây là một bước đi chắc chắn, mở ra hướng phát triển mới cho Công ty.

- Giai đoạn từ 2005 đến nay

Theo quyết định số 2903/QĐ-UB ngày 13/5/2005 của UBND Thành phố Hà Nội về việc cho phép công ty Dệt 19/5 Hà Nội thuộc Sở Công nghiệp triển khai chuyển đổi sang Công ty TNHH Nhà nước một thành viên và mang tên “Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội”.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w