ty dệt 19/5 Hà Nội
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với tìm hiểu thực tế ở Công ty dệt 19/5 Hà Nội về công tác kế toán nguyên vật liệu. Em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty.
- Một là: Về phân loại và lập sổ danh điểm nguyên vật liệu.
Việc phân loại nguyên vật liệu khoa học, hợp lý sẽ giúp cho công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu thuận lợi và hiệu quả hơn, tránh được những gián đoạn không cần thiết trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy, để đảm bảo yêu cầu quản lý và kế toán nguyên vật liệu được chính xác thì nguyên vật liệu của công ty cần được phân loại chi tiết hơn. Cụ thể nguyên vật liệu tại công ty có thể được phân thành các loại: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, phế liệu và nguyên vật liệu khác. Theo đó, tài khoản 152 được mở chi tiết thành 06 tài khoản cấp II sau:
TK 1521 “Nguyên vật liệu chính”: Bông sợi
TK 1522 “Nguyên vật liệu phụ”: Mỡ Iroflex, dầu MD40, sáp tạo độ bóng… TK 1523 “ Nhiên liệu”: Xăng, dầu hoả…
TK 1524 “Phụ tùng thay thế”: Bánh răng, lưỡi kéo nối sợi, bulông … TK 1525 “Phế liệu thu hồi”: Bông rối, vải vụn, chải phế liệu… TK 1526 “Nguyên vật liệu khác”: Bao tải, ống giấy, ni lông…
Bên cạnh đó, để đảm bảo nhu cầu nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của Công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn và quản lý nguyên vật liệu được chặt chẽ Công ty nên mở sổ danh điểm nguyên vật liệu. Việc mã hoá các loại nguyên
vật liệu bằng danh điểm và sắp xếp thứ tự các nguyên vật liệu trên sổ danh điểm cũng phải khoa học. Sổ danh điểm nguyên vật liệu được mở theo tên gọi, qui cách nguyên vật liệu bằng hệ thống chữ số, đơn vị tính và đơn giá. Việc mở sổ danh điểm nguyên vật liệu phải có sự kết hợp, nghiên cứu giữa phòng vật tư, phòng tài vụ, thủ kho, sau đó trình lên giám đốc duyệt để thống nhất quản lý và sử dụng trong toàn Công ty.
Sổ danh điểm nguyên vật liệu có thể xây dựng theo mẫu sau:
SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU
Loại: Nguyên vật liệu chính Ký hiệu: 1521
Ký hiệu Tên, nhãn hiệu, qui cách
nguyên vật liệu ĐVT Ghi chú
Nhóm Danh điểm
1521A Bông các loại Kg
1521A - 01 Bông Việt Nam
1521A - 03 Bông Mỹ
1521A - 04 Bông Tây Phi ….. 1521S Sợi các loại Kg 1521S - 01 Sợi Ne 20/1 1521S - 02 Sợi Ne 32/2 1521S - 03 Sợi 300D Petex ….
- Hai là: Về hệ thống tài khoản sử dụng trong Công ty
TK 151 (hiện nay Công ty chưa đăng kí sử dụng tài khoản này) dùng để phản ánh trị giá nguyên vật liệu mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của Công ty (Công ty đã nhận được
hóa đơn) nhưng cuối kì kế toán hàng chưa về nhập kho hoặc đã về đến kho nhưng chưa làm thủ tục kiểm nhiệm nhập kho.
Trong kì khi hàng chưa về Công ty nên phản ánh vào bên Nợ của TK 151. Sang kỳ sau, khi nhận được số hàng trên kế toán ghi sổ theo bút toán:
Nợ TK 152: Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Có TK 151: Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Đối với trường hợp nguyên vật liệu phát hiện thừa trong định mức khi kiểm kê, để đảm bảo thực hiện đúng qui định của BTC, kế toán phải kế toán vào tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán chứ không kế toán vào tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp như hiện nay.
Vì vậy đối với trường hợp nhập dôi theo phiếu nhập kho số 14/12 ngày 30/12 (Biểu số 11), kế toán phải ghi như sau:
Nợ TK 1521 461.000 Có TK 632 461.000
- Ba là: Về việc sử dụng phiếu tạm nhập – xuất trả
Đối với trường hợp nguyên vật liệu mua về chưa có hoá đơn Công ty không nên sử dụng phiếu tạm nhập – xuất trả. Việc sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và viết phiếu nhập kho sẽ giảm bớt công việc cho kế toán do không phải ghi chép nhiều lần phiếu nhập, xuất và phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Kế toán sẽ không ghi sổ ngay mà lập và lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ “NVL chưa có hoá đơn” (đơn giá trong phiếu nhập kho lấy từ báo giá hoặc hợp đồng thoả thuận giữa hai bên). Nếu trong tháng có hoá đơn thì ghi sổ bình thường. Còn nếu cuối tháng hoá đơn chưa về, kế toán ghi sổ theo giá tạm tính bằng bút toán:
Nợ TK 152
Có TK 331
- Bốn là: Về đánh giá nguyên vật liệu * Nguyên vật liệu nhập kho:
Nếu giá thực tế NVL nhập kho không được xác định chính xác, sẽ ảnh hưởng tới việc tính giá thành sản phẩm, đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo phản ánh đúng giá thực tế NVL nhập kho trong tháng. Theo nguyên tắc, kế toán sẽ tính cả chi phí vận chuyển vào giá trị NVL nhập kho:
Khi tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho theo cách trên, chi phí vận chuyển sẽ được phân bổ tương ứng với số NVL xuất dùng trong tháng từ đó làm cho việc tính toán và xác định giá thành sản phẩm chính xác và sát với thực tế hơn.
Ví dụ: Ngày 02/12 Công ty nhập bông Mỹ cấp II mua của công ty dệt Hà Nam theo hoá đơn số 013345 ngày 02/12, trong đó:
Số lượng 37.838,76 Kg = 168 Kiện Đơn giá 19.502, 28đ
Thành tiền = 737.942.092đ
Chi phí vận chuyển bốc là 2.129.100đ
Như vậy giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho = 737.942.092 + 2.129.100 = 740.071.192đ
* Nguyên vật liệu xuất kho.
Như đã trình bày, hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá đích danh để tính giá nguyên vật liệu xuất kho. Tuy công tác tính giá được thực hiện kịp thời, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng nguyên vật liệu. Nhưng tại công ty có nhiều chủng loại nguyên vật liệu và khó nhận diện được từng lô hàng nên gây khó khăn cho công tác kế toán. Trong điều kiện hiện nay để đảm bảo cho công tác kế toán nguyên vật liệu được thuận lợi, chặt chẽ, chính xác và kịp thời Công ty nên sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ để tính giá nguyên vật liệu xuất kho.
Giá thực tế NVL nhập kho = Giá mua ghi trên hóa đơn + Cá loại thuế không được hoàn lại + Chi phí thu mua - Các khoản CKTM và giảm giá hàng mua
Để sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ trong công tác kế toán nguyên vật liệu, kế toán phải xác định được giá thực tế của nguyên vật liệu và lượng nguyên vật liệu tồn kho đầu tháng và nguyên vật liệu nhập kho trong tháng.
Quá trình tính giá thực tế được tiến hành như sau:
Ví dụ: Ngày 4/12 xuất 36.000 Kg bông thiên nhiên Mỹ cấp II. Trong tháng 12/2009 số liệu như sau:
Giá thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ = 413.763.527 đ Giá thực tế nguyên vật liệu nhập trong kỳ = 810.446.158 đ Lượng thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ = 21.216,14 Kg Lượng thực tế nguyên vật liệu nhập trong kỳ = 41.558,34 Kg
413.763.527 + 810.446.158
Giá ĐVBQ cả kì dự trữ = = 19.501,71 21.216,14 + 41.558,34
Giá thực tế 36.000 Kg bông thiên nhiên Mỹ cấp II = 19.501,71* 36.000 = 702.061.560 đ
Phương pháp giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ đơn giản và dễ làm hơn phương pháp tính giá đích danh. Việc tính giá không phụ thuộc vào số lần nhập xuất nguyên vật liệu. Tuy nhiên công việc kế toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán.
- Năm là: Về sổ chi tiết TK 331 – Phải trả người bán
Giá đơn vị bình quân
cả kỳ dự trữ =
Giá thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Lượng thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Để thuận tiện cho việc theo dõi và tổng hợp số liệu, sổ chi tiết TK 331 có thể được mở như sau: Đối với các đơn vị có quan hệ mua bán không thường xuyên, số nghiệp vụ phát sinh không nhiều có thể theo dõi chung trên một quyển. Mỗi đơn vị được theo dõi trên một số trang sổ nhất định. Đối với những đơn vị mà Công ty có quan hệ mua bán thường xuyên, số lượng lớn thì nên theo dõi trên một quyển sổ riêng cho đơn vị đó.
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 331
“PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN”
Đơn vị bán: Công ty CPTM XNK Datex
Tháng 12 năm 2009
Ngày ghi
sổ
Chứng từ Diễn giải TK đối
ứng Số phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có Nợ Có 1.Số dư đầu kỳ 1.035.410.576 2.Số phát sinh 02/12 013345 02/12 Nhập bông Mỹ cấp II 1521 811.736.301 03/12 013351 03/12 Nhập bông Mỹ cấp II 1521 107.607.352 06/12 013362 06/12 Nhập bông Mỹ cấp II 1521 140.984.605 08/12 013372 08/12 Nhập bông Mỹ cấp II 1521 106.421.695 24/12 859 24/12 T.Toán PN 22/10 111 476.914.050 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 3.Số dư cuối kỳ
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
- Sáu là: Về lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu.
+ Về mặt kinh tế: Nhờ khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho mà giá thực tế NVL của doanh nghiệp được phản ánh chính xác hơn.
+ Về mặt tài chính: Giảm bớt thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai do có sự giảm giá nguyên vật liệu tồn kho.
Xuất phát từ những lợi ích nói trên chúng ta có thể thấy được sự cần thiết của việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
Trích lập dự phòng được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm, sau khi đã tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu. Để lập dự phòng thì nguyên vật liệu phải có các đặc điểm sau:
Nguyên vật liệu tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc (giá trị ghi sổ).
Nguyên vật liệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
Có các bằng chứng đáng tin cậy chứng minh giá gốc của nguyên vật liệu tồn kho. Giá bán sản phẩm, hàng hoá sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất phải nhỏ hơn giá thành công xưởng thực tế sản xuất.
Số dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho được xác định như sau:
Ví dụ: Vào ngày 31/12, sau khi đã tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu, chuẩn bị khoá sổ kế toán và lập báo cáo tài chính năm. Kế toán kiểm tra và phát hiện:
Giá gốc của bông Mỹ cấp I = 19.492,2 đ/kg
Trong khi đó, giá trị thuần có thể thực hiện được = 18.650 đ/kg Giả sử số tồn kho cuối năm của bông Mỹ cấp I = 6.679 kg
Như vậy khoản dự phòng cần phải lập cho loại bông Mỹ cấp I = 6.679 x (19.492,2 – 18.650) = 5.625.053,8 đ. Kế toán ghi sổ nghiệp vụ này như sau:
Số dự phòng giảm giá được
lập cho NVL tồn kho thứ i = Số lượng cùa NVL tồn kho thứ i * (Giá gốc cùa NVL tồn kho thứ i - Giá trị thuần cùa NVL tồn kho thứ i)
Nợ Tk 632 : 5.625.053,8 Có TK 159 : 5.625.053,8
Để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý số nguyên vật liệu cần lập cho dự phòng, kế toán có thể lập bảng đánh giá nguyên vật liệu phải lập dự phòng theo mẫu sau:
BẢNG ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU PHẢI LẬP DỰ PHÒNG
Loại NVL Số lượng tại ngày kiểm kê (Kg) Giá gốc nguyên vật liệu (đồng) Giá trị thuần có thể thực hiện được (đồng) Chênh lệch (đồng) Số phải trích lập dự phòng (đồng) A 1 2 3 4=3 - 2 5=1*4 Bông Mĩ cấp I 6.679 19.492,2 18.650 842,2 5.625.053,8 …. …. …. …. …. ….
Bảy là: Công ty nên phát huy khả năng vận dụng các phương tiện kỹ thuật hiên đại vào công tác kế toán
Việc áp dụng kế toán máy vào Công ty là một việc làm hết sức cần thiết. Để việc quản lý sản xuất và kế toán kế toán được thực hiện tốt hơn, Công ty nên xem xét và thuê các chuyên gia về cài phần mềm kế toán và xây dựng hệ thống sổ kế toán phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của Công ty. Việc này đòi hỏi một kinh phí ban đầu đáng kể nhưng phần mềm kế toán sẽ được áp dụng trong một thời gian dài, giảm bớt khối lượng công việc cho phòng kế toán giúp tăng năng suất lao động của kế toán viên và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kế toán là công cụ quan trọng trong việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vĩ mô và vi mô. Mục tiêu đặt ra đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là làm thế nào để giảm được chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm, tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải kết hợp sử dụng nhiều biện pháp trong đó việc không ngừng hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, quản lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguyên vật liệu đầu vào được coi là một biện pháp quan trọng.
Sau thời gian thực tập, nghiên cứu tại Công ty Dệt 19/5 Hà Nội, kết hợp với những kiến thức đã học được ở trường em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Tổ Chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội”. Vì thời gian thực tập cũng như kinh nghiệm thực tế còn có hạn, luận văn tốt nghiệp của em không thể đề cập hết đến mọi vấn đề về công tác kế toán nguyên vật liệu. Vì vậy với mong muốn hoàn thiện hơn nữa bản luận văn này em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo để bài luận văn của em có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Qua đây, em xin chân thành được gửi lời cảm ơn tới Thạc sĩ Đào Diệu Hằng, giáo viên trực tiếp hướng dẫn em và các cô chú phòng Tài vụ của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1:...1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT...1
1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu...1
1.2. Khái quát chung về nguyên vật liệu ...2
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu ...2
Đặc điểm...2
1.2.2. Vị trí và vai trò của nguyên vật liệu ...2
1.2.3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu và nhiệm vụ của kế toán...3
1.2.3.1. Yêu cầu của việc quản lý nguyên vật liệu ...3
1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu ...4
1.1.3. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu ...5
1.1.3.1. Phân loại nguyên vật liệu ...5
1.1.3.2. Tính giá nguyên vật liệu ...6
1.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại doanh nghiệp sản xuất ...11
1.2.1. Chứng từ kế toán chi tiết nguyên vật liệu ...11
1.2.2. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu ...12
1.2.2.1 Phương pháp thẻ song song...12
Sơ đồ 1: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song...13
1.2.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển...14
Sơ đồ 2: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển...15
1.2.2.3. Phương pháp sổ số dư...15
Sơ đồ 3: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư...17
1.3.1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên...17
1.3.1.1. Tài khoản sử dụng...18
1.3.1.2. Phương pháp kế toán...19
Sơ đồ 4: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên...19