1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN nâng cao hiệu quả dạy học bằng cách sử dụng kiến thức liên môn trong phần lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến thế kỉ XV ở trường trần qúy cáp khánh hoà

47 674 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 733,9 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT TRẦN QUÝ CÁP *********** ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BẰNG CÁCH SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG TRẦN QUÝ CÁP – KHÁNH HÒA Tác giả đề tài: GV. TRẦN THỊ KIỀU OANH Năm học 2013 – 2014 - 1 - MỤC LỤC trang Tên đề tài…………………………………………………………. I. Tóm tắt đề tài…………………………………………………. II. Giới thiệu 1. Thực trạng……………………………………………………… 2. Nguyên nhân…………………………………………………… 3. Giải pháp thay thế……………………………………………… 4. Vấn đề nghiên cứu…………………………………………… 5. Giả thuyết nghiên cứu………………………………………… III. Phương pháp 1. Khách thể nghiên cứu………………… …………………… 2. Thiết kế nghiên cứu …………………………………… 3. Quy trình nghiên cứu………………………………………… 4. Đo lường……………………………………………………… IV. Phân tích dữ liệu và kết quả……………………………… V. Bàn luận…………………………………………………… VI. K ết luận và khuyến nghị………………………………… VII. Tài liệu tham khảo ……………………………………… VIII. Phụ lục 1. Phụ lục 1: Giáo án thực nghiệm bài 17, bài 18, bài 19, bài 20 - Lịch sử 10 ban cơ bản………………………………………… 2. Phụ lục 2: Kiến thức liên môn sử dụng trong giáo án thực nghiệm. 3. Phụ lục 3: Đề kiểm tra và đáp án trước tác động…………… 4. Phụ lục 4: Ma trận, đề kiểm tra và đáp án sau tác động………. 5. Phụ lục 5: Bảng điểm trước và sau tác động của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm……………………………………………… 6. Phụ lục 6: Bảng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước và sau tác động……………. 7. Phụ lục 7: Bảng tính độ chênh lệch, xác suất ngẫu nhiên trước và sau tác động giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng……… 8. Phụ lục 8: Bài kiểm tra trước và sau tác động (đính kèm tập riêng) 3 3 5 5 6 9 9 10 10 11 12 13 14 15 16 17-31 32-38 39 40 43 45 46 - 2 - DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐTB Điểm trung bình GV Giáo viên HS Học sinh KT Kiểm tra NXB Nhà xuất bản PPCT Phân phối chương trình SGK Sách giáo khoa STT Số thứ tự TĐ Tác động THPT Trung học phổ thông TBC Trung bình cộng TW Trung ương - 3 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BẰNG CÁCH SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG TRẦN QUÝ CÁP – KHÁNH HÒA I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Lịch sử được xem là “thầy dạy của cuộc sống”, là “tấm gương soi muôn đời”. Lịch sử trang bị cho HS những tri thức về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội của quá trình phát triển lịch sử dân tộc và thế giới. Kiến thức lịch sử không chỉ liên quan đến tri thức về khoa học xã hội mà cả về khoa học tự nhiên, nó giúp HS hiểu được quá khứ - hiện tại một cách hoàn chỉnh nhất, góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Tuy nhiên, để có được điều này đòi hỏi người GV lịch sử phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp soạn giảng, sưu tầm và sử dụng tốt tài liệu chuyên ngành cũng như các tài liệu của môn học khác để nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy vậy, đây là một việc rất khó khăn vì có nhiều quan niệm khác nhau trong việc sử dụng tài liệu tham khảo. Một số người cho rằng, chỉ cần cung cấp đủ cho HS những kiến thức trong SGK không cần thiết phải sử dụng thêm những tài liệu học tập khác. Một số khác lại chú ý sử dụng tài liệu tham khảo để làm phong phú thêm kiến thức cho HS. Theo tôi quan điểm thứ hai là hoàn toàn đúng. Nhưng mức độ và phương pháp sử dụng các loại tài liệu tham khảo sao cho thật hợp lí, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng của bài giảng lịch sử mới là quan trọng. Thực trạng việc dạy học lịch sử trong trường phổ thông hiện nay rất phức tạp, nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với những sự kiện nặng về chiến tranh, ít đề cập đến văn hóa, nghệ thuật… chưa tạo sự hứng thú học sử đối với HS. HS hiểu một cách rời rạc, máy móc, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực khoa học với đời sống xã hội, các lĩnh vực khác…. Nhưng vẫn có một số thuận lợi của việc dạy học hiện nay, đó là sự ưu tiên phát triển giáo dục của Nhà nước, sự đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho giảng dạy và sự đóng góp to lớn của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin…tất cả giúp mở rộng tầm nhìn của con người về tri thức. Thực tế hiện nay yêu cầu cần phải hiểu biết lịch sử đã đặt ra cho GV những nhiệm vụ quan trọng là phải làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, kích thích sự hứng thú học sử cho HS. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi GV dạy sử không chỉ có có kiến thức vững vàng về bộ môn mà còn có những hiểu biết sâu rộng về các bộ môn gần gũi khác như địa lý, văn học, nghệ thuật, kiến trúc… Với những yêu cầu cấp bách đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học bằng cách sử dụng kiến thức liên môn trong phần lịch sử Việt - 4 - Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV cho học sinh khối 10 trường Trần Qúy Cáp – Khánh Hoà”. Ngoài việc áp dụng đối với môn lịch sử, phương pháp này còn có thể thực hiện đối với các môn học khác như ngữ văn, giáo dục công dân, địa lí …; có thể thực hiện trên mọi chương trình, tất cả khối lớp và áp dụng với mọi đối tượng HS. Để tiến hành nghiên cứu, tôi đã chọn phần chương II - lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, SGK lớp 10, ban cơ bản, gồm bài 17 (1 tiết), bài 18 (1tiết), bài 19 (1 tiết), bài 20 (1 tiết) để thực hiện. Sở dĩ chọn giai đoạn lịch sử này vì đây là thời kì quan trọng, kiến thức phong phú, đa dạng, thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Tôi đã chọn hai lớp 10C4 và 10C6 – lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Trần Qúy Cáp – Khánh Hòa để nghiên cứu. Hai lớp này có số lượng HS tương đương, học lực môn lịch sử ngang nhau. Để kiểm chứng tôi cho so sánh, đối chiếu kết quả điểm kiểm tra môn lịch sử của 2 lớp thông qua một số bài kiểm tra trước đó và đặc biệt cho tiến hành làm bài kiểm tra trước tác động đối với cả hai lớp nói trên. Đối với lớp 10C6 - lớp thực nghiệm, tôi tác động bằng cách dạy học sử dụng phương pháp liên môn còn lớp 10C4 - lớp đối chứng, tôi vẫn giảng dạy bình thường. Sau khi dạy học xong chương II theo đúng phân phối chương trình, tôi cho hai lớp làm bài kiểm tra sau tác động để so sánh kết quả và rút ra khả năng hiệu nghiệm của phương pháp nói trên. Kết quả cho thấy: - Lớp thực nghiệm – 10C6, có kết quả cao hơn, khả năng nắm bài và khắc sâu kiến thức tốt hơn, bên cạnh đó các em rất hứng thú học tập. - Lớp đối chứng – 10C4, có kết quả gần như không chênh lệch so với ban đầu, không khí tiết học chưa có sự thay đổi. Điều này được chứng minh rõ hơn thông qua xử lý số liệu kiểm chứng T- Test, xác suất xảy ra ngẫu nhiên P = 0.0001705 < 0.05, có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng kiến thức liên môn vào dạy học lịch sử đã tạo ra sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Với kết quả đó, tôi cho rằng việc sử dụng kiến thức liên môn vào dạy học lịch sử đã mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao kết quả học tập môn lịch sử ở trường phổ thông. - 5 - II. GIỚI THIỆU 1. Thực trạng Hiện nay có rất nhiều GV tâm huyết đã áp dụng phương pháp sử dụng kiến thức liên môn vào dạy học lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, tuy nhiên vẫn chưa đạt kết quả cao. Sở dĩ như vậy vì một số GV quan niệm rằng việc sử dụng kiến thức liên môn là chỉ cần cung cấp cho HS những kiến thức sơ lược, không cần cụ thể; một số khác thì cho rằng chỉ cần nhắc những kiến thức bộ môn khác có liên quan đến lịch sử. Những nhận thức này làm mất đi tầm quan trọng của việc sử dụng kiến thức liên môn vào dạy học lịch sử hiện nay. Bên cạnh đó, nước ta đang tập trung đào tạo con người phát triển một cách toàn diện, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Để làm được điều này, tất cả môn học nói chung và lịch sử nói riêng phải mang lại sự hiểu biết tri thức một cách toàn diện, giữa các môn học cần phải có sự kết hợp với nhau. Nhưng thật khó khăn với môn lịch sử vì đây là môn học mang tính quá khứ, có rất nhiều sự kiện, không lặp lại, không thể diễn ra trong phòng thí nghiệm, đôi lúc nhàm chán, thiếu sinh động. Bằng cách nào giúp sự kiện lịch sử trở nên sinh động? Chỉ có thể trả lời rằng: ngoài SGK, GV cần phải sử dụng thêm nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác nhau để dạy học, trong đó có việc sử dụng kiến thức liên môn văn học, địa lý, nghệ thuật, kiến trúc….vào dạy học lịch sử. Nhưng một thực trạng hiện nay mà ai cũng quan tâm: HS cả nước nói chung và HS trường Trần Qúy Cáp nói riêng, các em đang ngày càng lãng quên và không thích học lịch sử, giờ học lịch sử đối với các em trở nên buồn tẻ, không hứng thú, hấp dẫn. Tất cả những lí do trên đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng đổi mới phương pháp dạy học, phải không ngừng tìm ra nhiều phương pháp mới để nâng cao kết quả học tập và tạo sự hứng thú trong các tiết học lịch sử. Đối với tôi, việc sử dụng kiến thức liên môn được coi là có tác dụng rất lớn, nó giúp HS hình thành khái niệm lịch sử, kích thích hoạt động nhận thức, khắc sâu kiến thức và tạo hứng thú trong học tập hiện nay. 2. Nguyên nhân - Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Có thể hiểu đây là sự vận dụng nội dung các lĩnh vực, các môn học khác nhau, có liên quan với nhau để dạy học nhằm tăng thêm hiệu quả, sự hứng thú trong học tập. Việc này còn giúp các môn học có thể bổ sung kiến thức cho nhau, làm rõ hơn những kiến thức mà các em được học trong mỗi môn học. - Dạy học liên môn làm cho người học nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực khác - 6 - nhau của đời sống xã hội, thấy được tính toàn diện của lịch sử, khắc phục tính rời rạc tản mạn trong kiến thức. - Phần lớn GV hiện nay chỉ dựa vào SGK để giảng dạy mà chưa sử dụng thêm tài liệu tham khảo khác – một yêu cầu bắt buộc để đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông, nếu GV có sử dụng tài liệu tham khảo thì cũng rất hình thức. Điều này làm cho HS quên ngay kiến thức sau các tiết học, các em không có hứng thú ở những tiết học tiếp theo và GV cũng thấy bế tắc trong dạy học của mình. - Nội dung phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV rất phong phú, đa dạng về kiến thức, thể hiện trên mọi lĩnh vực, gắn liền với nhiều môn học khác nhau như: văn học, địa lý, nghệ thuật, pháp luật, kiến trúc….Thế nhưng, nhiều GV chưa thấy điều đó hoặc nếu có thấy thì cũng chưa khéo léo chọn lọc kiến thức của các lĩnh vực nói trên, vì vậy làm bài học trở nên khô khan hoặc dễ lan man, sa đà kiến thức. Với những nguyên nhân đó, tôi mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và sử dụng kiến thức liên môn để giảng dạy chương II – Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV để nâng cao hiệu quả học tập (kiến thức liên môn ở đây là những kiến thức về văn học, địa lý, nghệ thuật, pháp luật, sân khấu … có liên quan đến nội dung cơ bản trong mỗi bài học thuộc giai đoạn lịch sử nói trên). 3. Giải pháp thay thế Trong quá trình chuẩn bị bài giảng, GV lồng ghép những kiến thức của các bộ môn văn học, địa lý, kiến trúc… để làm rõ thêm những nội dung cơ bản. Những kiến thức này được chọn lọc và sử dụng một cách khái quát nhất, tiêu biểu nhất. Cứ như thế, sau mỗi nội dung cần hiểu sâu kiến thức, GV sẽ liên hệ kết hợp đến các môn học khác có liên quan. - Liên môn văn học: góp phần làm rõ thêm đặc điểm văn học thế kỉ X – XV, GV có thể liên hệ đến các tác phẩm văn học của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi…. - Liên môn địa lý: giúp xác định điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình của một khu vực lịch sử, ví dụ như Thăng Long, sông Bạch Đằng, sông Như Nguyệt, núi Lam Sơn… - Liên môn kiến trúc, nghệ thuật, hội họa, sân khấu….: các cung điện, chùa chiền, lan can bệ đá, chèo tuồng, múa rối…. giúp phát huy trí tưởng tượng của HS về các công trình đặc sắc; đặc biệt với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, GV có thể trình chiếu những hình ảnh này một cách rõ nét, màu sắc sinh động hơn. Ví dụ: khi dạy bài 20 “Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc trong các thế kỉ X-XV”, mục 3 - Nghệ thuật, SGK có hình 39 - Chùa Một Cột (Hà Nội), GV có thể liên hệ đến kiến thức liên môn về kiến trúc, nghệ thuật như sau: - 7 - Hình ảnh chùa Một Cột minh họa cho nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc chịu ảnh hưởng Phật giáo ở nước ta trong các thế kỉ X-XV. Nó thể hiện sự độc đáo của kiến trúc: toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá, tạo dáng như một bông sen vươn lên từ mặt ao. Ao hình vuông phía dưới là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông). Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan có ao, có cây cối tạo sự gần gũi, tinh khiết Ngôi chùa thể hiện nét kiến trúc đặc sắc và tài năng sáng tạo trong kiến trúc Phật giáo của cha ông ta. - Liên môn các môn khoa học khác như toán học, quân sự - quốc phòng…. giúp HS hình dung nước ta lúc bấy giờ cũng đã có những công trình toán học của Lương Thế Vinh, Vũ Hữu; có những tác phẩm quân sự của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn…. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi đã áp dụng kiến thức liên môn vào bài 17, bài 18, bài 19, bài 20. Với phương pháp này, GV có thể áp dụng tốt với cách dạy truyền thống (phấn trắng, bảng đen) hoặc với phương pháp lấy HS làm trung tâm (HS được phân công về nhà chuẩn bị trước, khi lên lớp các em sẽ đọc lại hoặc mô tả lại cho cả lớp cùng nghe). Có thể kết hợp với công nghệ thông tin (ghi âm một bài ngâm thơ, quay phim một công trình nghệ thuật…). Tôi tin bài giảng sẽ trở nên hấp dẫn, sinh động đối với HS. Thực tế cho thấy, đã có nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu việc sử dụng thêm các nguồn tài liệu tham khảo, bao gồm cả việc sử dụng kiến thức liên môn trong quá trình dạy học lịch sử: - Tiến sĩ giáo dục học N.G.Đai-ri trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” đã nêu ý nghĩa của việc sử dụng các nguồn tư liệu “Toàn bộ công tác dạy học sẽ vô cùng có lợi, nếu thầy giáo hiểu môn học trên cơ sở tất cả các nguồn tư liệu hiện nay”. - Tác giả N.M.Iacôplep trong “Phương pháp và kĩ thuật lên lớp trong trường phổ thông” cũng rất coi trọng mối liên hệ giữa các bộ môn “ giữ vai trò to lớn về mặt này là hệ thống công tác liên hệ hữu cơ giữa các giáo viên các bộ môn khác nhau – tức là mối liên hệ giữa các bộ môn” - Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học” nêu một cách khái quát nhất và tương đối đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn: “Tiềm năng giáo dục thế giới quan cho học sinh đặc biệt được khai thác trong mối liên hệ giữa các môn học. Các mối liên hệ giữa các môn học, phản ánh - 8 - bản chất biện chứng của nhận thức khoa học, giúp xem xét một sự vật hay một hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau. - Đặng Thành Hưng cho rằng: “Trong khoa học giáo dục còn có những bộ môn, chuyên ngành, liên môn lấy những liên hệ qua lại làm đối tượng”. - Trần Bá Hoành trong “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và SGK” nhấn mạnh phương pháp tích cực trong đó đề cập vấn đề giáo dục theo mục tiêu với nội dung “liên môn” và “xuyên môn”. - Trong cuốn “Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” của Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Đặng Văn Hồ, Trần Văn Cường và đặc biệt cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập 1 của các tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi đã đề cập đến nguyên tắc dạy học liên môn: “Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung, môn lịch sử nói riêng. Đối với bộ môn Lịch sử, mà chức năng cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người (và dân tộc), việc nắm vững các sự kiện lịch sử liên quan chặt chẽ với việc hiểu biết tri thức về môn khoa học xã hội và nhân văn (văn học, giáo dục công dân, triết học, địa lí) và cả về khoa học tự nhiên (những kiến thức về sự phát triển khoa học - kĩ thuật). - Ngoài ra, vấn đề trên còn được đề cập đến trong các bài báo, tạp chí giáo dục như bài viết của Nguyễn Quang Vinh “Dạy học các môn học theo quan điểm liên môn” (trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 10/1986), Trần Văn Cường “Vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử ở trường THPT” (trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/1997), Trần Viết Thụ “Vận dụng nguyên tắc liên môn khi dạy học các vấn đề văn hóa trong SGK lịch sử phổ thông trung học” (trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 12/1997). Mỗi bài viết tuy chỉ nghiên cứu một khía cạnh nhưng đều khẳng định sự cần thiết và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn học. Như vậy, việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử đã được nhiều nhà giáo dục đề cập đến trong công trình nghiên cứu của mình, đây là những gợi mở vô cùng quí giá để tôi học tập. Tuy nhiên, cho đến nay, tôi vẫn chưa tìm thấy một đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu việc sử dụng kiến thức liên môn để dạy học trong giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Đó là lý do tôi mạnh dạn thực hiện đề tài này. 4. Vấn đề nghiên cứu Việc sử dụng kiến thức liên môn trong bài 17, bài 18, bài 19, bài 20 của chương II - Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV có nâng cao hiệu quả dạy học không? HS lớp 10 trường THPT Trần Qúy Cáp có hiểu bài, nắm được nội dung bài - 9 - học và khắc sâu kiến thức hay không? Bên cạnh đó các em có hứng thú vào bài học với phương pháp này như thế nào? 5. Giả thuyết nghiên cứu Với việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV sẽ góp phần giúp HS lớp 10 ở trường THPT Trần Qúy Cáp – Khánh Hòa nâng cao kiến thức; phát huy tính tư duy; tạo giờ học lịch sử sinh động, hấp dẫn. [...]... việc sử dụng kiến thức liên môn trong phần dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV góp phần giúp HS lớp 10 trường THPT Trần Qúy Cáp nâng cao kiến thức; phát huy tính tư duy, sáng tạo; giờ học lịch sử sinh động, hấp dẫn 3 Quy trình nghiên cứu * Chuẩn bị của GV: Thiết kế bài 17, bài 18, bài 19, bài 20 ở chương II Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV có lồng ghép kiến thức liên môn của các môn học. .. GV trong việc đầu tư tìm tòi, sưu tầm những kiến thức khác một cách rộng mở; bên cạnh đó, GV phải biết lựa chọn những kiến thức có ý nghĩa, giá trị để sử dụng, không ôm đồm - 14 - VI KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận Việc sử dụng kiến thức liên môn vào trong dạy học chương II Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV trong phần lịch sử lớp 10 đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử Nó góp phần. .. biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội 6 Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10, 11, NXB Hà Nội, 2007 7 Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học Lịch Sử, NXB giáo dục, 2004 8 Trần Viết Thụ (1997), “Vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử các vấn đề văn hóa trong sách... giảng dạy mới, tổ chức những đợt ngoại khóa – ngoài giờ lên lớp giữa các bộ môn … Những hoạt động trên góp phần mang lại hiệu quả cho việc dạy học lịch sử và các môn học khác Nó cũng là hình thức để rèn luyện kỹ năng sử dụng phương pháp liên môn trong dạy học lịch sử - Đối với giáo viên: + Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nắm vững kiến thức, thường xuyên áp dụng kiến thức liên môn. .. Thời gian và nội dung dạy thực nghiệm Thời Lớp Tiết theo Nội dung dạy thực nghiệm trong chương II gian PPCT 24 Bài 17: Qúa trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) Tuần 22 10C6 25 Bài 18: Công cuộc x y dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X- XV 26 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại x m ở các thế kỉ X – XV Tuần 23 10C6 27 Bài 20: X y dựng và phát triển... tộc trong các thế kỉ X – XV * Nội dung dạy thực nghiệm: - GV sưu tầm những kiến thức có liên quan đến bài học thuộc các môn học: văn học, địa lí, chính trị, quốc phòng… - Những kiến thức này phải được khái quát một cách ngắn gọn, súc tích và phải là những kiến thức cần thiết cho nội dung bài học, đồng thời đảm bảo thời gian, kiến thức của chương trình - GV giảng bài theo giáo án có sử dụng kiến thức liên. .. diện Với những tác dụng tích cực và hiệu quả trên, tôi có thể khẳng định: đề tài không chỉ mang lại hiệu quả đối với chương II - Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV mà còn có thể mang lại ý nghĩa to lớn đối với các phần, các chương, các bài còn lại trong lịch sử lớp 10; có thể áp dụng đối với môn lịch sử các khối lớp khác và có thể mở rộng ra đối với các bộ môn khoa học khác như văn học, địa lý, giáo... mình trong việc học tập môn lịch sử; đồng thời tạo ra sự hứng thú kì lạ bên những trang sử mà các em cho rằng rất dài, rất khó nhớ Quan trọng hơn, qua những kiến thức mở rộng đến văn học, địa lí, quốc phòng… đã giúp HS nâng cao được kiến thức một cách toàn diện Nói cách khác, những tác dụng trên đã giúp nâng cao hiệu quả bài học một cách đầy đủ về mặt kiến thức, giáo dục và giáo dưỡng, phát triển một cách. .. hóa trong sách giáo khoa lịch sử , Tạp chí giáo dục, số 12 9 Các nguồn tư liệu truy cập, sưu tầm từ các trang wed: www.lichsuvietnam.vn - 16 - VIII PHỤ LỤC 1 Phụ lục 1: giáo án thực nghiệm bài 17, bài 18, bài 19, bài 20 – Lịch sử 10, ban cơ bản CHƯƠNG II VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV BÀI 17 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) Tuần: …22… Tiết PPCT:... nhất nước nhà 3 Về kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, so sánh II Thiết bị tài liệu dạy học: - Lược đồ Việt Nam thời Lý - Trần, Lê sơ - Liên hệ đến tác phẩm: Chiếu dời đô, Đại Việt sử kí toàn thư… - Liên hệ đến lịch sử luật pháp Việt Nam ở thế kỉ X- XV III Phương pháp dạy học: Vấn đáp, miêu tả, trực quan, kể chuyện…… IV Tiến trình tổ chức dạy học: 1 Ổn định lớp 2 Kiểm tra bài cũ: Nguyên . của đề tài: việc sử dụng kiến thức liên môn trong phần dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV góp phần giúp HS lớp 10 trường THPT Trần Qúy Cáp nâng cao kiến thức; phát huy tính. 15 - VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc sử dụng kiến thức liên môn vào trong dạy học chương II Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV trong phần lịch sử lớp 10 đã góp phần nâng cao. CÁCH SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG TRẦN QUÝ CÁP – KHÁNH

Ngày đăng: 21/08/2015, 21:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w