1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán 2 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phân hóa đối tượng học sinh

29 654 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 231,5 KB

Nội dung

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “ Góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học toán 2 theochuẩn kiến thức, kĩ năng và phân hóa đối tượng học sinh ”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy Toán khối lớp 2

3 Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Đức Nam (nữ): Nữ Ngày tháng/năm sinh: 28/01/1970

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học.Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng – Trường Tiểu học Sao Đỏ I Điện thoại: 01692866512

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Sao Đỏ 1- Hùng Sao Đỏ- Chí Linh- Hải Dương Điện thoại: 03203882668

5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên: Giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, tâm huyết với nghề nghiệp.- Học sinh lớp 2: Có trí nhớ bình thường và học chương trình 175 tuần - Tài liệu: Sách giáo khoa Toán 2 Sách giáo viên Toán 2 Hỏi - đáp về dạy Toán 2 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học.Một số loại sách tham khảo: Vở Ôn luyện và kiểm tra toán 2 Vở luyện Toán 2.36 đề ôn luyện toán 2…

6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013 – 2014 và nămhọc 2014 - 2015

Trang 2

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiếnTrong những năm gần đây nhiệm vụ trọng tâm của năm học là chỉ đạoviệc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng pháttriển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâmsinh lí học sinh tiểu học Và đặc biệt năm học 2014 – 2015 này Tổ chức dạyhọc và đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT Mụcđích của thông tư giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổchức hoạt động dạy học, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinhđể động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua củahọc sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bậtvà những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng caochất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh Xuất phát từ

những hoàn cảnh trên mà tôi đã thực hiện sáng kiến: Góp phần nâng cao hiệuquả dạy - học toán 2 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phân hóa đối tượnghọc sinh

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến 2.1 Điều kiện:

+ Cở sở vật chất đảm bảo mỗi HS một chỗ ngồi đúng quy định; lớp học cóbảng, ánh sáng đầy đủ

+ HS có đầy đủ SGK, VBT, dụng cụ và đồ dùng học tập Toán.+ GV đạt trình độ chuẩn trở lên có đầy đủ SGK, SGV, đồ dùng dạy học toán… 2.2 Thời gian: 2 năm (bắt đầu từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2014 -2015)

2.3 Đối tượng nghiên cứu + Toàn bộ GV lớp 2 trong trường + Toàn bộ HS lớp 2 trong trường

3 Nội dung sáng kiến 3.1 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến 3.1.1 Thiết kế, xây dựng giáo án để dạy phù hợp với từng đối tượng HS.3.1.2 Phân loại bài tập để có phương pháp giải từng loại bài tập đó

Trang 3

3.1.3 Phải xác định được bài tập nào yêu cầu mọi đối tượng HS cần phải và bắtbuộc phải làm.

3.1.4 Xác định được bài tập nào dành riêng cho HS năng khiếu( HS đã hoànthành)

3.1.5 Xác định được bài tập nào phát hiện HS có tư duy phát triển.3.1.6 Xác định được bài tập nào HS hay mắc sai lầm

3.1.7 Bài tập nào cần phải mở rộng để bồi dưỡng HS năng khiếu 3.2 Khả năng áp dụng của SK : áp dụng được trong tất cả các tiết Toán 2 3.3 Chỉ ra lợi ích thiết thực của SK: Giúp cho GV có được những phươngpháp, biện pháp để giảng dạy, hướng dẫn HS chủ động lĩnh hội kiến thức vànắm kiến thức một cách hiệu quả nhất với khả năng của mỗi học sinh

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến: Qua việc thực hiện sáng kiến tôi thấy HS đã đạt được một số kết quả sau:

- Tiết học Toán 2 vừa đảm bảo được về chuẩn kiến thức, kĩ năng của tiết họcđối với tất cả học sinh, vừa phát huy được hết khả năng học Toán của HS năngkhiếu

- Học sinh luôn tự giác, tích cực, chủ động học tập, yêu thích môn học.- Nắm vững, hiểu sâu và bền vững hơn về kiến thức

- Phát triển được tinh thần hợp tác và tương trợ lẫn nhau.5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến - GV cần tự học tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độchuyên môn Nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung bài học để từ đó lựa chọnphương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của lớpmình

- Các cấp lãnh đạo cung cấp đầy đủ SGK, tài liệu tham khảo cho GV Vớinhững sáng kiến có tính thiết thực cao, các cấp quản lí nên tổ chức các buổi

báo cáo Sáng kiến để phổ biến rộng rãi cho mọi GV tham khảo và học tập Có

như vậy việc tổ chức viết SK hàng năm mới có ý nghĩa sâu rộng

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:

Trong các bậc học, bậc Tiểu học được xác định là “Bậc học nền tảngcủa hệ thống giáo dục quốc dân” ( Điều 2 luật phổ cập giáo dục Tiểu học).

Đây chính là bậc học phổ cập tạo tiền đề cho các bậc học khác

Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục Tiểu học là “Nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện” Mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát

triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách toàn diện con ngườiViệt Nam

Môn Toán Tiểu học, đặc biệt là môn Toán 2 là một trong những mônquan trọng nhất, bởi nó là tiền đề, là cơ sở tiếp thu những môn học khác trongnhà trường Tiểu học Với mục tiêu là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩnăng tính toán Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi ngườigiáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở bậc Tiểu học theohướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Vì vậy để đạt

được những nhiệm vụ nêu trên sáng kiến này tôi đưa ra mong muốn Góp phầnnâng cao hiệu quả dạy - học toán 2 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phânhóa đối tượng học sinh.

2 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:

Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Toán cùng các môn họckhác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạonên những con người phát triển toàn diện Toán học là môn khoa học tự nhiêncó tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chia khóa mở ra sự phát triển của cácmôn khoa học khác Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗingười giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵntrong Sách giáo khoa, các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dậpkhuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động Nếu chỉ dạy họcnhư vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kếtquả học tập không cao Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập

Trang 5

cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tậpthông qua các phương pháp và hình thức, nội dung dạy học.

3.2 Thực tế nội dung, chương trình, tình trạng dạy và học Toán ở lớp 2 củagiáo viên và học sinh:

3.2.1.Nội dung chương trình

Chương trình Toán 2 gồm có 175 tiết thì 168 tiết trong 7 chương và 7 tiết kiểmtra

- Chương 1: Ôn tập và bổ sung ( 10 tiết)- Chương 2: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 ( 32 tiết)- Chương 3: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 ( 36 tiết)

Trang 6

- Chương 4: Ôn tập ( 9 tiết)- Chương 5: Phép nhân và phép chia (44 tiết)- Chương 6: Các số trong phạm vi 1000 (23 tiết)- Chương 7: Ôn tập cuối năm học ( 14 tiết)

3.2.2 Đối với giáo viên

Khi dạy các tiết Toán 2 do trình độ của mỗi GV khác nhau nên một số GVchưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực của HStrong dạy học dẫn tới chưa củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức và rèn kĩ năngcho HS Biểu hiện là:

- Chưa phân loại từng dạng bài khác nhau để có phương pháp giải riêng chotừng dạng bài

- Còn nhiều GV chưa hiểu rõ dụng ý của các bài tập Họ cho rằng trong sáchgiáo khoa Toán chỉ có các bài tập cơ bản phổ cập, chưa có bài tập rèn tư duysáng tạo của HS tức là GV không chỉ ra được một số dạng bài tập có thể khaithác nhằm phát triển tư duy sáng tạo của HS

- Còn nhiều GV chưa chú ý ( nói đúng hơn là chưa thể phát hiện ) để sửa lỗi choHS trong khi các em trình bày bài giải và lập luận lôgic tìm kiếm các kết quả màthường chú trọng tới đáp số

- Việc giao nhiệm vụ học tập vẫn theo hướng đồng loạt, GV còn coi trọng việcdạy chung cho cả lớp, mà chưa chú ý đến việc dạy theo nhóm đối tượng HS.Nên không đáp ứng được như cầu cần học, muốn phám phá kiến thức của HSnăng khiếu Điều này chưa đạt yêu cầu dạy học theo năng lực sở trường của HS.Việc tìm nhiều cách giải cho một bài tập ở SGK hầu như bỏ qua vì sợ làm họcsinh bị rối

3.2.3 Đối với học sinh.

Việc tự giác làm bài tập còn hạn chế, mới chỉ chú ý làm hết số bài màkhông biết đến chất lượng bài giải đó ra sao, còn phụ thuộc vào cách giải củathầy cô đưa ra Chưa tìm nhiều cách giải để lựa chọn cách giải hay cho một bàitoán Dụng cụ học tập còn thiếu, nền nếp làm bài chưa nghiêm túc…

Trang 7

Do đó, việc dạy học Toán 2, để phát huy được tính tích cực của HS, và dạytheo chuẩn kiến thức, kĩ năng, dạy - học đúng đối tượng học, là hết sức quantrọng Nó quyết định lớn đến chất lượng học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năngđối với tất cả HS và phát huy hết khả năng học tập của HS năng khiếu.

Từ những suy nghĩ: Làm thế nào để tất cả HS đều được học và học đượctheo đúng khả năng của mỗi HS ? Điều đó làm tôi luôn luôn suy nghĩ, trăn trở.Cũng chính vì lẽ đó năm học 2013- 2014 tôi quyết định đầu tư nghiên cứu đổimới phương pháp dạy- học Toán 2 và năm học 2014 - 2015 này tôi tiếp tục

nghiên cứu để viết thành sáng kiến “ Góp phần nâng cao hiệu quả dạy - họcToán 2 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phân hóa đối tượng học sinh” Với

mong muốn phần nào khắc phục được những hạn chế việc dạy – học Toán 2hiện nay

4 CÁC GIẢI PHÁP - BIỆN PHÁP THỰC HIÊN:

Từ việc điều tra thực trạng dạy - học Toán 2 của GV và HS, qua nhữngnăm giảng dạy ở khối lớp 2, để nâng cao hiệu quả dạy - học Toán 2 tôi đã thựchiện tốt các biện pháp sau:

4.1 NHẬN THỨC VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HỌC.

Trong quá trình dạy học phát huy tính tích cực của HS, HS là chủ thể, nhânvật trung tâm của quá trình dạy học ( Các em không phải là đối tượng học tậpthụ động, chỉ biết nghe thầy, cô giáo giảng mà các em phải được học tập mộtcách tích cực, bằng chính hành động của mình qua hoạt động mà học tập, rènluyện và phát triển) Chính vì vậy nhận thức đúng đắn về vai trò của người họccó ý nghĩa cực kì quan trọng Vì giúp GV lựa chọn các phương pháp, biện pháp,kĩ thuật dạy học, cách tác động phù hợp và đạt hiệu quả cao của quá trình dạyhọc Nhận thức vai trò của người học được coi là một trong những khâu đột pháđể thay đổi cách dạy và cách học tự biện không sát đối tượng, không quan tâmđến sở thích nguyện vọng và không phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, hoàncảnh cụ thể… của người học

4.2 ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.

Trang 8

Dựa vào điểm tổng kết và nhận xét của GV năm học trước, qua việc trựctiếp giảng dạy trên lớp, xem vở bài tập, vở ghi, bài kiểm tra, hoàn cảnh gia đìnhcủa HS … GV nắm được trình độ nhận thức của mỗi HS Đặc biệt GV phải chúý đến đối tượng HS có tư duy phát triển và HS chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩnăng Đối với HS chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, GV phải xác định đượcnguyên nhân tại sao?

- Do ý thức học tập chưa tốt ( Chưa tập trung học, lười học, lười làm bài tập…)- Do nhận thức chậm ( Trí tuệ chậm phát triển)

- Do hoàn cảnh gia đình hoặc môi trường bên ngoài tác động Bên cạnh đó GV phải xác định cụ thể HS yếu về mặt nào ( tính toán, giảitoán có lời văn, lập luận …)

Từ việc điều tra cụ thể đó GV sẽ được đặc điểm của từng đối tượng học sinhvề nhận thức, kĩ năng để có biện pháp dạy – học phù hợp với khả năng, sởtrường của các em

4.3 XÂY DỰNG NỀN NẾP HỌC TẬP CHO HỌC SINH.

Như trên đã nói, HS là nhân vật trung tâm và chủ thể của quá trình dạy học.Do đó HS chỉ có thể học tập đạt kết quả cao khi và chỉ khi HS chủ động quantâm và hứng thú vào hoạt động học tập như :

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ học tập như: SGK, vở ghi, vở nháp, vở BT,thước kẻ, …

- Ý thức học tập phải nghiêm túc, tự giác, có thói quen tự học, chuẩn bị bài chuđáo ở nhà Chuẩn bị bài chu đáo ở nhà một cách tự giác, kĩ lưỡng sẽ giúp họcsinh tiếp thu bài một cách tự tin thoải mái, các em có khả năng tham gia trả lời,không bị động, lúng túng…do đó sự hứng thú học tập của HS được nâng caohơn; trước những tình huống có vấn đề được đặt ra ở lớp HS sẽ biết cách lí giảivới các phưong án khác nhau, có thể đó là phương án khác của GV…

- Biết phối hợp các động tác: nghe, nhìn, nghĩ, nói, ghi ( đây là một yếu điểmlớn nhất của HS tiểu học)

4.4 CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN TRƯỚC KHI LÊN LỚP.

Trang 9

4.4.1 Nghiên cứu nội dung chương trình bài dạy, xác định đúng mục đíchyêu cầu của tiết dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

- Cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình để có hệ thống chuỗi kiến thức, xáclập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ, giữa kiến thức củamôn này với phân môn khác để lựa chọn nội dung cho phù hợp

- Nắm vững mục tiêu của bài dạy, nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy để lựa chọnphương pháp, hình thức và đồ dùng dạy học cho phù hợp, hiệu quả

4.4.2 Thiết kế, xây dựng giáo án để dạy phù hợp với từng đối tượng HS.

Theo mục tiêu của giáo dục hiện nay là dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩnăng Để làm được việc này thì ngay từ bước soạn giáo án, GV đã phải chú ýđến điều đó Từ thực tiễn của lớp mình giảng dạy, khi soạn giáo án giáo viênphải dự kiến các câu hỏi và bài tập, các tình huống, các yêu cầu ở từng mức độkhác nhau cho từng phần Muốn vậy trước tiên GV phải nắm chắc, yêu cầu, kĩnăng cơ bản của từng bài Cụ thể là:

4.2.2.1 Cần phân loại bài tập để có phương pháp giải từng loại bài tập đó 4.2.2.2 Phải xác định được bài tập nào yêu cầu mọi đối tượng HS cần phảivà bắt buộc phải làm để đảm bảo yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức,kĩnăng của tiết học.

4.2.2.3 Xác định được bài tập nào dành riêng cho HS năng khiếu( HS đãhoàn thành)

+ Ví dụ: Tiết 13: 26 + 4 ; 36 + 24( SGK trang 13))

Bài 3 chỉ dành riêng cho HS năng khiếu không yêu cầu với HS cả lớp

Hay Tiết 50: 51 – 15 ( SGK trang 50)

Bài 3: chỉ dành riêng cho HS năng khiếu có thời gian và điều kiện tham gia Trong thực tế giảng dạy, một số GV hiểu sai quan điểm về yêu cầu chuẩnkiến thức, kĩ năng của một tiết dạy - học Toán 2 là chỉ cần thực hiện theo đúngchuẩn kiến thức, kĩ năng đã qui định là đủ Nên thường bỏ qua những bài tậpcòn lại của sách giáo khoa mà theo chuẩn không đề cập đến và cũng không cầngiao cho HS làm ở buổi hai hoặc yêu cầu HS làm ở nhà với lí do học sinh học cảngày nên không được giao bài tập cho HS làm ở nhà Song bài tập đó lại rất cần

Trang 10

đối với những học sinh muốn phấn đấu trở thành học sinh giỏi toán Chính vì lẽđó, tôi đã chọn những bài tập này dành riêng cho HS năng khiếu làm thêm khicác em có thời gian và điều kiện tham gia ngay trong tiết học Toán theo khảnăng và sở trường của các em.

4.2.2.4 Xác định được bài tập nào phát hiện HS có tư duy phát triển.

(Thường là các bài tập có nhiều cách giải hay bài tập đòi hỏi tính tư duy cao)

+ Ví dụ: Tiết : Luyện tập ( Trang 131)

Bài 4a: - Với yêu cầu HS bình thường chỉ cần HS quan sát hình vẽ rồi tínhđộ dài đường gấp khúc theo cách thông thường đã học là 3 + 3 + 3 + 3 =12( cm) nhưng để phát hiện HS có tư duy phát triển thì cho HS nêu cách giảikhác: 3 x 4 = 12 ( cm)

4.2.2.5 Xác định được bài tập nào HS hay mắc sai lầm 4.2.2.5.1 Bài toán có lời văn liên quan đến tính chu vi các hình đã học và

đơn vị đo + Ví dụ: Tiết 6: Luyện tập ( SGK Trang 8) Bài 4: HS dễ lẫn giữa đơn vị đo dm và cm + Ví dụ: Tiết 145: Mét ( SGK Trang 150)

Bài 4: HS dễ lẫn giữa đơn vị đo m và cm.

4.2.2.5.2 Bài toán về các phép tính và tìm thành phần chưa biết

+ Ví dụ: Tiết 14: Luyện tập( SGK trang 14)

Bài 3: Đặt tính rồi tính ( SGK trang 14) Phép tính 3 + 27 HS dễ đặt tính nhầm 3 thẳng cột với 2 rồi tính

+ Ví dụ tiết 75 : Luyện tập chung ( SGK Trang 75) Bài 4 ( SGK trang 75)

Trang 11

Tìm x: a) x + 14 = 40 b) x – 22 = 38 c) 52 – x = 17 Do xác định sai thành phần chưa biết của phép tính dẫn đến kết quả của bàisai

4.2.2.6 Bài tập nào cần phải mở rộng để bồi dưỡng HS năng khiếu.

+ Ví dụ: Với các Bài toán về nhiều hơn ; Bài toán về ít hơn thì muốn bồi dưỡngHS năng khiếu giáo viên cần cho HS phát hiện dấu hiệu của Bài toán nhiều hơn,ít hơn cho biết số lớn hay số bé và tìm số nào…

Với bài 3 ( Tiết 129: Chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác) sau khiHS đã đo và tính xong chu vi hình tam giác: 3 + 3 + 3 = 9 (cm) hoặc 3 x 3 = 9( cm) có thể hỏi đối với HS năng khiếu câu hỏi sau:

- Khi biết chu vi hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau ta có thể tìm đượccạnh của hình tam giác đó không? Tìm bằng cách nào? : 12 : 3 = 3 ( cm)

Với việc đưa thêm bài tập, hay câu hỏi như vậy GV đã bỗi dưỡng HS năngkhiếu ngay trong tiết học một cách tự nhiên và hiệu quả

4.2.3 Dự kiến thời gian cho mỗi bài tập khi dạy trên lớp để phân bố thờigian hợp lí giữa các bài trong tiết dạy.

Từ việc phân loại bài tập và xác định được mục đich của từng bài GV phânbố thời gian hợp lí, lựa chọn được phương pháp – hình thức dạy học phù hợp đểphát huy tính tích cực của học sinh cũng như đảm bảo tính vừa sức đối vớingười học

4.5 DẠY TRÊN LỚP.

Như chúng ta đã biết trong một lớp học có em nam, có em nữ, tâm lí củamỗi em khác nhau, sự phát triển khác nhau do khả năng, trí tuệ của mỗi em khácnhau; có con em của những người lao động chân tay, lao động trí óc…Do đó HScủa cùng một lớp sẽ có trình độ nhận thức khác nhau Chính vì vậy, để phát huytính tích cực của HS trong tiết dạy- học Toán, trong quá trình dạy học GV phảichú ý tác động đến các đối tượng HS Để HS năng khiếu không cảm thấy tẻnhạt, các em được phát huy năng lực học tập của mình.Và HS chưa đạt không bịđứng bên lề mỗi tiết học, các em được rèn luyện, phụ đạo để vươn tới sàn kiến

Trang 12

thức kĩ năng cơ bản tối thiểu cần đạt được Do đó GV cần thực hiện tốt các biệnpháp sau:

4.5.1 Vận dụng các phương pháp dạy học.

Mỗi một phương pháp dạy học đều có những ưu – nhược điểm riêng, khôngcó một phương pháp nào là vạn năng Vì vậy việc phối hợp một cách khéo léovà hợp lí các phương pháp dạy học khác nhau sẽ góp phần làm cho giờ học trởnên sinh động, nhiều màu sắc, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực từ phíaHS

- Những ý kiến của các nhóm sẽ được đưa ra trao đổi, thảo luận rộng rãi hơn đểtìm ra những kết luận hợp lí nhất…GV nên tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.Tại thời điểm này người GV sẽ thể hiện vai trò “Trọng tài khoa học” giúp cácem phân biệt đúng sai, hợp lí hoặc chưa hợp lí, nên làm theo hay không nên,làm theo cách này hay cách kia…

Việc tổ chức các hình thức dạy học hợp lí sẽ làm cho không gian học cởi mởhơn, phát triển ở HS những kĩ năng quan trọng như: làm việc theo nhóm, kĩnăng giao tiếp, kĩ năng trình diễn…

4.5.3 Sử dụng phương tiện trực quan một cách hợp lí.

Trang 13

Đối với HS tiểu học thiết bị dạy học đặc biệt quan trọng vì nó giúp các emquan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan, giúp HS nhận thức sâu hơn nộidung bài học, hình thành tốt kỹ năng, kỹ xảo Song việc lựa chọn các thiết bịdạy học phải tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học đồng thờicần đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm Khi sử dụng phương tiện trực quan,GV phải chú ý là làm sao cho tất cả HS trong lớp đều có thể quan sát, cảm nhậnđồ dùng trực quan như nhau Tránh trường hợp chỉ những HS ở bàn trên, hoặcnhững HS ở gần GV mới “biết đến” phương tiện trực quan, còn những HS kháccảm nhận nó như ảo ảnh.

4.5.4 Đặt câu hỏi phù hợp

Cách đặt câu hỏi của GV phải giúp HS phát triển tư duy, buộc HS phải suynghĩ trước khi đưa ra câu trả lời Ngoài ra GV phải quan tâm chú ý đến đốitượng được hỏi, hướng tới từng cá nhân HS ( tính phân hoá trong dạy học) Cụthể là:

- Đặt câu hỏi phải xem xét HS có trả lời được không.- Dành đủ thời gian để HS suy nghĩ và trả lời

- Nên sử dụng cử chỉ, ánh mắt để khuyến khích HS trả lời.- Nên khen ngợi hay ghi nhận những câu trả lời đúng.- Tránh làm cho HS ngại ngùng khi trả lời

- Nếu HS không trả lời được thì có thể đặt câu hỏi gợi mở cho HS dễ trả lời.- Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời

- Cần tránh hệ thống câu hỏi đế.- Câu hỏi nên phù hợp với đối tượng HS và để nhiều HS trả lời được.- Phải thay đổi nội dung câu hỏi

Những câu hỏi hay cũng như cách đặt câu hỏi hợp lí, thú vị sẽ kích thích cácem tích cực tham gia xây dựng bài Việc HS tích cực trong các hoạt động họcluôn mang lại những giá trị cho giờ lên lớp, góp phần không nhỏ vào thành côngcủa mỗi giờ học

4.5.5 Tạo và xử lí tình huống tốt.

Trang 14

Tạo tình huống và xử lí tình huống có thể coi là một thủ pháp tạođiểm nhấncho giờ học, có ý nghĩa mở rộng, khắc sâu kiến thức, tích cực hoá hoạt động củaHS Biết xử lí tình huống một cách khéo léo, đảm bảo tính sư phạm, tính giáodục, mang lại những giây phút sôi nổi, thú vị cho giờ học Chẳng hạn, trong mộtgiờ dạy tiết luyện tập Toán 2 việc GVcó thể tính toán sai hoặc nhầm lẫn một sốchi tiết đôi khi vẫn xảy ra Nếu như GV không phát hiện ra sự nhầm lẫn củamình thì có thể coi đó là một lỗi của giờ dạy (liên quan đến kiến thức, nội dungcủa bài học) Ngược lại, nếu GV phát hiện ra và xử lí khéo léo như: “ Vừa rồi,có một chỗ cô thực hiện chưa đúng bạn nào có thể chỉ ra và sửa lại được giúp cô? ” Dĩ nhiên, sau “ câu đố” rất khéo léo này của GV, sẽ có rất nhiều HS hàohứng đi tìm lỗi của cô và sửa lại giúp cô Giờ học vì thế trở nên sôi động, thú vịhơn nhiều.

4.5.6 Động viên khen thưởng kịp thời.

Các em ở lứa tuổi HS tiểu học rất sợ bị chê, bị mắc lỗi, bị phê bình, do đórất mất tự tin, từ đó ngại phát biểu, ngại thể hiện mình Các em thích được khen,được cổ vũ Vì vậy, GV cần chú ý khen ngợi các em làm đúng, làm tốt, hạn chếnói thẳng, phê bình thẳng khi các em làm sai Thay vào đó là những lời độngviên, khuyến khích để các em có động lực cố gắng cho những lần sau, tạo chocác em mong muốn được làm lại, làm tốt hơn GV nên tìm cách nói giảm, nóitránh khi các em làm chưa đúng để các em không có cảm giác nặng nề hoặc tự tivới bạn bè

4.5.7 Tương tác tốt với học sinh.

Dạy học không chỉ là truyền thụ tri thức Cách hay hơn đó là gợi mở, kíchthích để HS tự tìm ra tri thức, biến tri thức đó thành của mình Muốn vậy, GVcần có khả năng tương tác tốt với HS Trong quá trình dạy học, GV cần phảiquan sát HS, hướng tới người nghe một cách có chủ định Việc giao lưu bằngmắt với HS, việc đua ra những câu nói mang tính động viên, khuyến khích HSnói, trình bày, hành động…có ý nghĩa quan trọng GV cần phải biết lắng ngheHS, Khai thác những khả năng sẵn có trong mỗi HS, giúp các em biết cách tựthể hiện mình, làm sao để các em nói nhiều, nói được đúng, được hay và hào

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w