Tên đề tài : NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BẰNG BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP, CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN I - ĐẶT VẤN ĐỀ Trong trường Phổ thông THCS , Tổ chuyê
Trang 1MỤC LỤC
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG THCS
TRẦN VĂN ĐANG
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực trạng
II NỘI DUNG
1 Xây dựng nề nếp hoạt động của tổ chuyên môn
1.1 Xây dựng vai trò của người tổ trưởng chuyên môn 1.2 Xây dựng nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1 Xây dựng kế hoạch tổ, nhóm
1.1 Xây dựng kế hoạch tổ 1.2 Xây dựng kế hoạch nhóm
2 Cải tiến nội dung sinh hoạt tổ nhóm
2.1 Phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn 2.2 Phát huy vai trò của nhóm trưởng
2.3 Kiểm tra việc thực hiện của giáo viên trong tổ, nhóm
3 Xây dựng chuyên đề
4 Tổ chức rút kinh nghiệm
5 Biện pháp chế tài
IV KẾT QUẢ
1 Đối tượng áp dụng
2 Thời gian áp dụng
3 Kết quả cụ thể
3.1 Kết quả về chất lượng giảng dạy của giáo viên 3.2 Kết quả về chất lượng học tập của học sinh 3.3 Hiệu quả
V KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
Nhận xét và đề nghị của Hội Đồng sáng kiến kinh nghiệm cấp Trường
Nhận xét và đề nghị của Hội Đồng sáng kiến kinh nghiệm cấp Quận
Trang 2SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG
THCS TRẦN VĂN ĐANG
Phối
Lãnh -
hợp
Đạo
Tham mưu
Ghi chú: Lãnh đạo
Chỉ huy chấp hành
- Phối hợp
Tham mưu tư vấn
TỔ CHỨC
ĐẢNG
CỘNG SẢN
HIỆU TRƯỞNG
BCH CÔNG ĐOÀN
BCH ĐOÀN TNCS ĐỘI TNTP HCM
CÁC HỘI ĐỒNG
BAN CÓ CHỨC
NĂNG TƯ VẤN
HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
PTCM KHỐI XÃ HỘI
TỔ HÀNH CHÁNH
PHÓ HIỆU TRƯỞNG PTCM KHỐI TỰ NHIÊN PHÒNG THÍ NGHIỆM
TỔ
VĂN
TỔ
SỬ
ĐỊA
CD
TỔ
NN TỔ TV-TB VĂN THƯ LƯU TRỮ HỌC VỤ
QUẢNTRỊ KẾ TOÁN TÀI VỤ CSVC
TỔ TOÁN TỔ LÝ
HÓA SINH
TỔ VĂN THỂ KT CN
PHÒNG
TN TH
Trang 3Tên đề tài :
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC BẰNG
BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP, CẢI TIẾN
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ
TỔ CHUYÊN MÔN
I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong trường Phổ thông THCS , Tổ chuyên môn là Tổ giáo viên , điều hành và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sư phạm theo kế hoạch chung của nhà trường Theo điều 14 của Điều lệ trường Trung học : “ Giáo viên trường Trung học được tổ chức thành Tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học, mỗi Tổ chuyên môn có một Tổ trưởng và một hoặc hai Tổ phó do Hiệu trưởng chỉ định và giao nhiệm vụ.” Như vậy Tổ chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng chương trình hoạt động chung cho Tổ, giúp cho các nhóm chuyên môn, các tổ viên xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch bộ môn, đôn đốc giúp đỡ giáo viên thực hiện đúng kế hoạch chuyên môn của Tổ, nhóm góp phần hoàn thành kế hoạch chung của nhà trường
Qua 4 năm ( từ 2002-2003 đến nay) đổi mới chương trình giảng dạy và thay sách giáo khoa lớp 6,7,8 và 9 chúng tôi nhận thấy việc tổ chức tốt sinh hoạt học tập, nghiên cứu, giảng dạy của Tổ, nhóm chuyên môn đã tạo nên bước đột phá đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường Vì vậy Tổ chuyên môn đóng một vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả dạy học
Với tầm quan trọng nêu trên, Ban Giám Hiệu Trường THCS Trần Văn Đang đã thống nhất chỉ đạo thực hiện việc tạo điều kiện tốt nhất cho tổ chuyên môn hoạt động, hỗ trợ cho Tổ trưởng chuyên môn xây dựng nề nếp, cải tiến phương pháp quản lý Tổ , nhóm chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy
Đây là đề tài mà chúng tôi tâm đắc, là một trong những biện pháp được Ban Giám Hiệu nhà trường đã thực hiện từ năm học 2003 -2004 cho đến nay
Qua nhiều năm quản lý công tác chuyên môn ở nhà trường, được dự các buổi họp Tổ , nhóm, sâu sát với đội ngũ giáo viên trong công tác giảng dạy như dự giờ, thăm lớp, kiểm tra giáo án, hồ sơ sổ sách tổ, nhóm … xét thi đua, tập huấn các lớp đổi mới phương pháp và thay sách giáo khoa chúng tôi nhận thấy việc sinh hoạt tổ, nhóm còn mang tính đối phó, một số Tổ trưởng còn xuê xoa, nể nang trong việc dự giờ, đánh giá
Trang 4xếp loại giáo viên trong tổ của mình Tư tưởng “dễ người, dễ ta” đôi khi làm mất đi chức năng, nhiệm vụ quan trọng của tổ , nhóm chuyên môn trong nhà trường đồng thời chưa phát được đội ngũ giáo viên giỏi có tâm huyết với nghề Bên cạnh đó việc bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn đôi khi cũng chưa đạt được chuẩn mực quy định dẫn đến thay đổi nhân sự hàng năm cũng làm hạn chế việc điều hành và quản lý tổ viên như đánh giá thiếu công bằng, thiếu dân chủ, định kiến, thiếu sức thuyết phục và thu hút người khác làm theo mình tạo nên sự phân hoá trong tổ, nhóm mặc dù có chuyên môn giỏi… Một nguyên nhân khác là do giải quyết công việc chung nảy sinh các va chạm căng thẳng trong nhóm về chuyên môn giữa nhóm trưởng với tổ trưởng hoặc giữa các tổ viên trong tổ với nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học
Vì thế việc xây dựng nề nếp hoạt động của Tổ, nhóm chuyên môn, vai trò và
uy tín của tổ trưởng , việc phân công , phân nhiệm đúng người có tài và đức …là một trong những điều kiện để thành công trong quản lý tổ đồng thời phải cải tiến phương pháp làm việc và cải tiến quản lý tổ mới thu phục được nhân tâm, tập hợp được đội ngũ giáo viên đi đến thống nhất trong ý chí và hành động từ đó họ mới gắn bó với tổ , nhóm, chung lưng đấu cật, đem hết khả năng của mình ra để cùng với Tổ thực hiện tốt kế hoạch của tổ và nhà trường đề ra
II – NỘI DUNG
1.1/ Xây dựng vai trò của người tổ trưởng chuyên môn
Trước hết người Hiệu trưởng phải chú trọng đến vai trò của người tổ trưởng chuyên môn “Tổ trưởng trong trường PTCS do Hiệu trưởng trực tiếp chỉ định, là người chịu trách nhiệm cao nhấtvề chất lượng giảng dạy và lao động sư phạm của giáo viên trong phạm vi các môn học của tổ chuyên môn được phân công phụ trách”
V.I Lê nin đã viết: “ Điều quyết định thành công trong việc lãnh đạo quần chúng không phải bởi sức mạnh của quyền hành mà là sức mạnh của uy tín của nghị lực, của kinh nghiệm dồi dào, của sự hiểu biết phong phú, của tài năng xuất sắc”
Thực tế, người lãnh đạo giỏi phải là người có khả năng thuyết phục, thu hút tập thể, trung thực, khiêm tốn luôn phấn đấu vươn lên, biết tích lũy kinh nghiệm chuyên môn và tu dưỡng đạo đức bản thân Tổ trưởng chuyên môn vừa là nhà thiết kế, nhà thi công vừa là người kiểm tra giúp đỡ giáo viên trong tổ thực hiện tốt kế hoạch của tổ, của nhà trường mà họ còn là người cộng sự đắc lực của Ban giám hiệu góp phần quản lý chuyên môn hiệu quả
Là Hiệu phó quản lý chuyên môn chúng tôi cân nhắc rất cẩn thận khi tham mưu cho Hiệu trưởng đề cử tổ trưởng nhất là các tổ ghép bộ môn bởi vì vai trò của người tổ trưởng chuyên môn rất quan trọng không chỉ đơn thuần giỏi về chuyên môn mà phải là
Trang 5người làm tốt cả hai nhiệm vụ: nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ xã hội Có nghĩa là họ luôn phải cải tiến phương pháp giảng dạy theo yêu cầu mới nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn đồng thời phải cải tiến biện pháp quản lý tổ như gần gũi, sâu sát và thông cảm với giáo viên, có những biện pháp tích cực giúp đỡ các thành viên trong tổ yêu thương gắn bó với nhau hơn trong công tác và đời sống từ đó người giáo viên mới thấy yêu nghề, gắn bó với công việc “ trồng người”
1.2/ Xây dựng nề nếp sinh hoạt Tổ chuyên môn
Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt, quyết định chất lượng giáo dục đào tạo Tổ chuyên môn là nơi chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh
Theo quyết định 305/BGD ngày 26/3/1986 của Bộ giáo dục trong chương VIII về quản lý nhà trường PTCS, tổ chuyên môn có chức năng: “ Giúp Hiệu trưởng điều hành và thực hiện các họat động nghiệp vụ sư phạm, trực tiếp quản lý lao động của giáo viên trong tổ”
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn là thực hiện các hoạt động để nắm vững và thực hiện tốt chương trình do bộ môn quy định như giúp đỡ giáo viên soạn bài, lên lớp, thực hiện quá trình giảng dạy Tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy như dự giờ, dạy tốt, thao giảng, thi giáo viên giỏi và đổi mới phương pháp giảng dạy Tổ chức chuyên đề ở tổ, nhóm bộ môn…
Thực vậy, từ nhiều năm liền Trường THCS Trần Văn Đang là Trường Tiên Tiến cấp Quận, cấp Thành phố đội ngũ giáo viên khá đều tay, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau khi gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc đau ốm… Một số giáo viên khá, giỏi làm nòng cốt cho các phong trào thao giảng, dạy tốt cấp Trường, cấp Quận, cấp Thành phố nhưng bên cạnh đó cũng có một số giáo viên chỉ muốn giảng dạy hết giờ nghĩa vụ trên lớp, chưa thật sự gắn bó với sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn
Làm thế nào để giáo viên tham gia với tinh thần tự giác vào các hoạt động chuyên môn? Họ phải thực sự muốn đổi mới phương pháp? Những giáo viên đã làm tốt muốn có những buổi trao đổi về phương pháp giảng dạy, biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, họ thấy được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quy chế chuyên môn mà lực lượng nòng cốt là các Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn Bên cạnh đó cũng có một số giáo viên không thoải mái với việc phê bình, góp ý hoặc trừ điểm thi đua do chưa tham gia đều các buổi sinh hoạt chuyên môn, còn việc họp nhóm làm theo kiểu đối phó trên sổ sách, nội dung họp còn sơ sài, biên bản thể hiện còn mang tính chất phổ biến sự vụ chưa đi vào nội dung, chiều sâu của từng bài dạy
Trước những khó khăn nhất định đó, Ban Giám Hiệu chúng tôi không nản lòng mà luôn cố gắng cải tiến nội dung sinh hoạt tổ, nhóm, hướng dẫn cụ thể các văn bản
Trang 6liên quan đến chuyên môn, hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ cho các tổ trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Từng bước cải tiến nội dung sinh hoạt Tổ, nhóm
Thiết kế và thực hiện các mẫu sổ sinh hoạt Tổ, nhóm thống nhất phù hợp với đặc trưng của từng bộ môn Chúng tôi đặt ra yêu cầu cụ thể, rõ ràng những nội dung nào tổ trưởng hoặc nhóm trưởng cần thực hiện dần dần chúng tôi cũng đã thuyết phục, tạo được lòng tin đối với tập thể giáo viên, từ đó mỗi giáo viên chấp hành việc sinh hoạt tổ, nhóm một cách tự giác
III – GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1/ Xây dựng kế hoạch Tổ, nhóm
1.1/ Xây dựng kế hoạch Tổ
Nhằm mục đích đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng nề nếp và đưa tổ chuyên môn của nhà trường đi đúng chức năng nhiệm vụ của nó nhằm thu hút đội ngũ giáo viên tham gia tích cực sinh hoạt tổ, nhóm để nâng cao chất lượng dạy và học tạo niền tin đối với học sinh, phụ huynh học sinh cũng như xã hội Ban giám hiệu đã thống nhất chỉ đạo đề ra kế hoạch cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt của tổ chuyên môn thật cụ thể trong bốn năm học liền 2003 – 2004 ; 2004 – 2005
; 2005 – 2006 và
2006 – 2007
- Hiệu trưởng phải giúp cho tổ trưởng nắm vững quan điểm của Đảng về giáo dục và xây dựng kế hoạch của tổ theo nguyên tắc tập trung dân chủ Trên cơ sở đó, Tổ trưởng xây dựng( kế họach năm, học kỳ, tháng, tuần…) có mục đích, nội dung, chỉ tiêu cụ thể phù hợp với kế hoạch của trường
- Thực hiện nghiêm chỉnh các nề nếp, kỷ cương, quy chế chuyên môn của ngành, chú trọng việc nâng cao chất lương giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh (có yêu cầu, chỉ tiêu cụ thể)
- Phân công, phân nhiệm rõ ràng, quy định trách nhiệm cá nhân từng phần việc; trheo dõi, nhắc nhở mọi người thực hiện đúng kế hoạch đề ra Tổ trưởng phải tranh thủ ý kiến các thành viên trong tổ từ đó tham mưu cho Ban giám hiệu hoàn thiện kế hoạch năm học nhằm phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên
Biện pháp:
Dựa vào kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn của Ban giám hiệu về hoạt động dạy và học, Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ cụ thể như sau:
- Nêu đặc điểm tình hình của tổ: Mặt mạnh, mặt tồn tại về đội ngũ giáo viên trong tổ – Lý lịch trích ngang – Phân công giảng dạy
- Tình hình thiết bị dạy học
- Chất lượng bộ môn năm học trước – Thuận lợi, khó khăn
Trang 7- Nhiệm vụ trọng tâm : nâng cao chất lượng dạy và học.
- Nhiệm vụ cụ thể : giáo dục đạo đức học sinh qua bộ môn, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh
- Chỉ tiêu phấn đấu : xây dựng danh hiệu tổ và từng thành viên trong tổ
- Thực hiện đồ dùng dạy học, sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề
- Lập kế hoạch thao giảng, dạy tốt, dự giờ cho tổ
- Nắm được số học sinh giỏi cấp Trường, cấp Quận
- Có nội dung kế hoạch từng tháng
- Tổ trưởng cần nắm vững thống kê tất cả các bài kiểm tra giữa học kỳ, định kỳ; số lượng học sinh giỏi, yếu, năng khiếu… So sánh, đối chiếu kết quả giảng dạy của từng thành viên trong tổ từng học kỳ với chất lượng toàn trường hoặc Quận để nâng cao chất lượng giảng dạy
1.2/ Xây dựng kế hoạch nhóm:
Đối với kế hoạch nhóm : Chuyên sâu về chất lượng dạy và học
Một số yêu cầu về sinh hoạt nhóm chuyên môn như:
- Thống nhất nội dung hướng dẫn học sinh phương pháp học tập bộ môn( chú
ý bài dạy trong tuần)
- Thực hiện chương trình đến bài nào (nhanh hay chậm so với phân phối chương trình, lý do) – Biện pháp khắc phục
- Trao đổi, thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy các bài khó hoặc các kiến thức cần khắc sâu cho học sinh Cần chú ý giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giờ học trên lớp
- Thống nhất nội dung ôn tập chương và ra đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, thi giữa học kỳ và định kỳ
- Rút kinh nghiệm bài dạy, việc thăm lớp, dự giờ – Các vấn đề cần cho học sinh thảo luận
- Nội dung học sinh phải ghi chép và các dạng bài tập phải làm cho học sinh yếu, bài tập nâng cao cho học sinh giỏi
- Rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra, phân tích nguyên nhân và có biện pháp khắc phục những kiến thức mà học sinh chưa làm được…
Biện pháp:
Người nhóm trưởng cần nắm các thành viên trong nhóm phần lý lịch trích ngang, phân công giảng dạy Xây dựng kế hoạch tháng, kế hoạch giảng dạy, đăng ký thao giảng, dạy tốt, sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề Ra đề kiểm tra và nắm vững thống kê tất cả các bài kiểm tra và nắm vững thống kê tất cả các bài kiểm tra
1 tiết, giữa học kỳ, định kỳ; danh sách học sinh giỏi, yếu, năng khiếu… So sánh, đối
Trang 8chiếu kết quả giảng dạy của từng thành viên trong nhóm từng học kỳ nhằm giúp cho giáo viên trong nhóm nâng cao hiệu quả giảng dạy
1) Cải tiến nội dung sinh hoạt tổ, nhóm :
Ban giám hiệu phải đầu tư cải tiến hình thức sinh hoạt tổ, nhóm sao cho tốn ít thời gian sức lao động mà đem lại hiệu quả cao Nội dung sinh hoạt tổ phải thật sự bổ ích về chuyên môn, hình thức sinh hoạt phải phong phú
Biện pháp:
- Hiệu trưởng cần hướng dẫn cho tổ trưởng một số quy định về chuyên môn, mục đích, nội dung, trọng tâm của buổi sinh hoạt tổ
- Giao quyền chủ động cho Tổ trưởng chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung mỗi lần sinh hoạt, tùy theo mục đích và yêu cầu của buổi họp, tổ trưởng chủ động tiến hành sao cho tiết kiệm được thời gian như: khai mạc, kết thúc đúng giờ, quy định giáo viên không nói chuyện riêng, bỏ về tùy tiện hoặc đọc báo, làm việc riêng…
- Cử thư ký ghi chép biên bản ngắn gọn, khoa học nhưng đầy đủ Nếu nội dung họp quan trọng tổ trưởng có thể yêu cầu thư ký đọc lại biên bản cho cả tổ cùng nghe và ký tên vào biên bản
2.1/ Phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn
Tùy theo nội dung của buổi họp tổ trưởng có thể chủ động gặp những tổ viên có liên quan để giao việc, hướng dẫn cụ thể Nếu nội dung họp tổ thuộc về chuyên đề thì các tổ viên phải được thông báo trước nội dung để cả tổ cùng tham gia bàn bạc có hiệu quả Có thể tùy theo thời điểm và kế hoạch thực tiễn của chương trình mà tổ trưởng chọn nội dung cho phù hợp như :
- Tiến độ thực hiện chương trình? Kế hoạch giảng dạy?
- Thống nhất cách giải quyết những điểm khó về phương pháp dạy hoặc nội dung chương trình sắp dạy Nội dung ôn tập, kiểm tra thống nhất soạn đề kiểm tra 1 tiết, kiểm tra chất lượng giữa học kỳ chung đề, đáp án và biểu điểm
- Trao đổi tư liệu tham khảo, đồ dùng thí nghiệm, dự giờ, thăm lớp … học tập các tài liệu về chuyên môn
- Xây dựng chuyên đề của tổ, nhóm có tiết dạy minh họa(cấpTrường, Cấp Quận)
- Bồi dưỡng giáo viên Giỏi, Giáo viên mới ra trường
- Tìm biện pháp khắc phục chất lượng đối với học sinh yếu, kém ( thực trạng, nguyên nhân, biện pháp…)
- Tổ chức các chương trình ngoại khóa cho học sinh có lồng ghép nội dung chương trình mà các em đã học Ví dụ: môn Văn tổ chức cho các em thi kể chuyện văn học, môn giáo dục công dân tìm hiểu về luật giao thông
Trang 9- Đảm bảo thông tin hai chiều trong và ngoài nhà trường chính xác, đầy đủ Bên cạnh đó tổ trưởng còn tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường phân công giáo viên giảng dạy lớp nào, môn nào phù hợp với khả năng của họ Mặt khác, tổ trưởng phải nắm được thời khóa biểu của tổ viên để đôn đốc họ thực hiện đúng nội quy, quy chế chuyên môn của Tổ, nhóm Giữ gìn nề nếp, kỷ cương của nhà trường, của ngành đồng thời tổ trưởng còn giúp cho những giáo viên mới ra trường rèn luyện và nâng cao tay nghề
2.1/ Phát huy vai trò của nhóm trưởng
Bản thân tổ trưởng cũng là giáo viên nên không thể làm hết các công việc về chuyên môn cũng như hành chánh sự vụ của Tổ chuyên môn vì thế việc phân công những giáo viên có chuyên môn vững, có tay nghề giỏi làm nhóm trưởng nhằm giúp cho tổ trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình rất cần thiết Tổ trưởng cần mạnh dạn giao việc cho nhóm trưởng, tạo uy tín thật sự cho họ trong việc điều khiển chuyên môn của nhóm như viết sáng kiến kinh nghiệm, xây dựng chuyên đề
2.2/ Kiểm tra việc thực hiện của giáo viên trong tổ, nhóm
- Việc kiểm tra chuyên môn, kiểm tra hồ sơ sổ sách được thực hiện theo từng học kỳ có sự phối hợp đồng bộ giữa Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng với các tổ
trưởng, nhóm trưởng chuyên môn Tổ trưởng phải nắm vững một số quy định về chuyên môn (hồ sơ sổ sách, dự giờ, thao giảng, số lần điểm kiểm tra tối thiểu trong một học kỳ, ghi điểm, cộng điểm hàng tháng…)
- Để hỗ trợ cho tổ trưởng, nhóm trưởng thực hiện tốt chức năng trên các Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trực tiếp thiết kế mẫu sổ sinh hoạt tổ, sổ sinh hoạt nhóm, sổ báo giảng thống nhất cho các tổ có nội dung bám sát chỉ đạo chuyên môn của ngành nhưng phải phù hợp với đặc trưng bộ môn
Bước 1: Hình thức kiểm tra ở cấp Tổ.
- Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra trong năm học, học kỳ, tháng…cung cấp thông tin cho Ban giám hiệu để điều chỉnh, tổng kết đánh giá, cải tiến quá trình giáo dục
- Lịch kiểm tra phải cụ thể ( đối tượng được kiểm tra, thời gian và lực lượng kiểm tra…) và thông báo trong buổi họp tổ từng tháng
Biện pháp:
- Kết hợp với Ban giám hiệu dự giờ tất cả giáo viên trong tổ ( theo học kỳ)
- Kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách quy định thuộc quy chế chuyên môn, sổ tổ, sổ nhóm
- Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm kiểm tra có nhận xét cụ thể các mặt đã làm tốt, góp ý và đề nghị cho tổ viên khắc phục sữa chữa các thiếu sót
Muốn thực hiện công tác kiểm tra đạt hiệu quả, người tổ trưởng cần phải nắm vững các văn bản chỉ đạo của cấp trên và nhà trường về quy chế chuyên
Trang 10môn, góp ý trung thực, chính xác nhằm giúp giáo viên trong tổ nâng cao chất lượng giảng dạy
Phát hiện các sai sót, những tồn tại của giáo viên trong việc thực hiện quy chế chuyên môn, nề nếp soạn giảng, thực hiện nội dung, chương trình hoặc phương pháp giảng dạy… Bên cạnh đó người tổ trưởng cần quan tâm đến những đề nghị, những yêu cầu chính đáng của giáo viên để giúp cho họ khắc phục các mặt còn hạn chế đồng thời đem hết khả năng để giảng dạy và giáo dục học sinh tốt hơn Song song với việc góp ý cũng cần có sự động viên, khen thưởng kịp thời, công bằng đối với những giáo viên có thành tích cao Kết hợp với tổ trưởng công đòan quan tâm hơn đối với những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn Đây chính là lợi thế của người tổ trưởng để xây dựng tập thể tổ, nhóm đoàn kết nhất trí giúp cho mọi thành viên trong tổ làm việc một cách tự giác
Bước 2: Hình thức kiểm tra ở cấp Trường
- Ban giám hiệu cùng với tổ trưởng, nhóm trưởng tiến hành dự giờ tất cả giáo viên của các tổ (theo học kỳ) cùng với việc kiểm tra bài chấm
- Kiểm tra thường xuyên tất cả các loại sổ sách như: giáo án, sổ sinh hoạt tổ, nhóm và tất cả các loại hồ sơ sổ sách quy định của quy chế chuyên môn
- Lập sổ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của từng giáo viên có ghi nhận xét cụ thể cho từng loại sổà
- Tiến hành theo qui trình sau: Phó hiệu trưởng kiểm tra (cuối mỗi học kỳ) lần hai và có kết luận xếp loại hồ sơ sổ sách giáo viên thuộc bộ môn mình phụ trách
Việc rút kinh nghiệm cụ thể những mặt còn thiếu sót của việc giảng dạy, giáo án, hồ sơ sổ sách giáo viên trong các buổi họp Ban giám hiệu, họp Hội đồng giáo dục… được làm cẩn thận, nghiêm túc Đối với những giáo viên thường xuyên
vi phạm về giáo án hồ sơ sổ sách thì Ban giám hiệu kết hợp với tổ trưởng mời cá nhân đó lên trực tiếp góp ý chỉ ra những lỗi sai cụ thể để bản thân giáo viên đó rút kinh nghiệm Đây là cái khó nhất của người làm công tác quản lý, chúng ta phải góp ý khéo léo để giáo viên nhận ra được mặt hạn chế của họ mà khắc phục, sửa chữa bởi vì việc góp ý nếu không khéo dễ dẫn đến việc phản tác dụng; bản thân giáo viên được góp ý có thể suy diễn là mình đang bị “trù dập” Việc sửa đổi của giáo viên thật không đơn giản mà khắc phục ngay được nó đòi hỏi người quản lý phải góp ý chân tình, cởi mở, đưa ra cách giải quyết thấu đáo, hợp tình, hợp lý để cho giáo viên làm chưa tốt sửa chữa dần những mặt hạn chế
4 Xây dựng chuyên đề:
Mục đích của việc xây dựng chuyên đề là một trong những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và phát huy tính tự giác của giáo viên trong việc thực hiện nề nếp, kỷ cươngtrong sinh hoạt của tổ, nhóm tạo nên động lực cho hoạt động của tổ