Trong công việc chứng thực

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chính quyền địa phương xã yên thường, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 29 - 30)

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho UBND xã, tăng cường công tác đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ kịp thời, cung cấp các thông tin thực tiễn trong việc phát hiện giấy tờ, văn bản giả mạo bởi các hành vi làm giả giấy tờ ngày càng tinh vi, hiện đại. Quy định rõ và tăng trách nhiệm của cán bộ thực hiện thụ lý, kiểm tra hồ sơ chứng thực trước khi trình Lãnh đạo UBND, Lãnh đạo Phòng Tư pháp ký.

Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chứng thực thông qua các buổi giao ban chuyên đề, tổng kết rút kinh nghiệm, tập huấn nghiệp vụ; tăng cường kiểm tra, thanh tra để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của địa phương. Đại biểu HĐND hiện nay hoạt động theo chế độ không chuyên. Họ vừa phải làm việc tại các đơn vị công tác, vừa thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Để đại biểu HĐND vừa làm tốt nhiệm vụ chuyên môn vừa làm tốt công tác đại biểu HĐND, các chương trình bồi dưỡng, tập huấn cần hết sức linh hoạt, đa dạng, phù hợp với thực tế tình hình cơ sở theo hướng gần đối tượng, sát nhu cầu của các đại biểu HĐND cơ sở, chú trọng vùng dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt cần tăng cường bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND để đại biểu chủ động trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn. Cần bồi dưỡng cho đại biểu các kỹ năng chủ yếu về xây dựng chương trình hoạt động cụ thể, kỹ năng tiếp xúc cử tri và kỹ năng chất vấn.

Tăng thời gian cho các cuộc họp HĐND cấp xã. Kỳ họp HĐND là hình thức hoạt động quan trọng nhất thể hiện vị trí, vai trò, tính chất của cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương và tính đại diện của nhân dân địa phương, do đó phải nâng cao chất lượng của các kỳ họp HĐND. Hiện tại theo qui định của pháp luật, một năm HĐND tiến hành hai kỳ họp thường lệ và có thể tiến hành kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường để giải quyết những vấn đề

đột xuất tại địa phương. Trong thực tế HĐND chỉ tiến hành các kỳ họp thường lệ còn ít khi tiến hành các kỳ họp bất thường. Mà các kỳ họp chỉ tiến hành trong một ngày, có nơi hơn nửa ngày như vậy thời gian chỉ đủ cho việc nghe các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác 6 tháng, một năm của UBND và các bộ phận chuyên môn, còn việc thảo luận, chất vấn, trả lời thắc mắc của cử tri của đại biểu thời gian còn rất ít. Vì thế cần tăng thời gian cho các cuộc họp HĐND để đảm bảo các vấn đề được thảo luận một cách thẳng thắn, dân chủ, tối thiểu là một ngày rưỡi.

Tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND. Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, phương thức hoạt động của HĐND chủ yếu là thảo luận và quyết định tập thể, thực hiện quyền giám sát thông qua kiểm tra các báo cáo, chất vấn và giải trình chất vấn… Tại các kỳ họp HĐND, chương trình giám sát cần được dành một thời gian thích đáng cho việc xem xét, thảo luận, đánh giá báo cáo công tác của thường trực HĐND và UBND. Chủ tọa kỳ họp cần hướng dẫn các đại biểu đi sâu thảo luận các vấn đề chủ yếu trong các báo cáo, đánh giá đúng bản chất của vấn đề, tránh lan man không tập trung.

Kỳ họp nên dành một thời gian cần thiết cho chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND. Hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn cần công khai hình thức này trên phương tiện truyền thanh của xã để nhân dân có điều kiện theo dõi. Khi nêu các chất vấn cần rõ ràng, cụ thể, có địa chỉ về người và việc. Chủ tọa kỳ họp yêu cầu người bị chất vấn trả lời trực tiếp trước hội nghị, không nên trả lời bằng văn bản. Tạo điều kiện để tranh luận tại kỳ họp về những biện pháp liên quan, để phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục…

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chính quyền địa phương xã yên thường, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w