Giải pháp khắc phục tình trạng tảo hôn, mê tín dị đoan

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chính quyền địa phương xã yên thường, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho người dân về hôn nhân gia đình, tác hại của việc tảo hôn sớm. Thực hiện tốt các chương trình về kế hoạch hóa gia đình, giảm tình trạng đông con.

Giáo dục tư tưởng cho nhân dân, tránh mê tín dị đoan quá mức, có chính sách hỗ trợ những gia đình thuộc diện khó khăn. Có biện pháp toàn diện, xóa bỏ các thủ tục lạc hậu của người dân.

Cần nâng cao uy tín của UBND xã để người dân tin tưởng, làm theo sự hướng dẫn của chính quyền.

Đề nghị với cơ quan cấp trên có những dự án xây dựng đường giao thông đi lại cho các thôn xóm khó khăn để người dân đi lại dễ dàng, tạo tinh thần phấn khởi và niềm tin của dân với Đảng, Nhà nước. Góp phần vào việc phát triển kinh tế của vùng.

Trên đây là một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã để đáp ứng những yêu cầu trong giai đoạn mới hiện nay.

KẾT LUẬN

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã là quá trình liên tục thích ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội và phải được thực hiện trên cơ sở những căn cứ pháp lý vững chắc.

Sau nhiều năm đổi mới, đất nước ta gặp phải nhiều khó khăn: Chủ nghĩa xã hội đang lâm vào thoái trào, nền kinh tế trong nước nghèo nàn, chậm phát triển, các thế lực thù địch luôn ra sức chống phá. Nhưng với đường lối cải cách mở cửa đúng hướng và có những bước đi thích hợp trong những năm qua, đã đưa nền kinh tế nước ta bước qua khỏi khủng hoảng, chính trị được ổn định, quốc phòng được đảm bảo, lòng tin của dân với Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố vững chắc hơn.

Cùng với đổi mới kinh tế, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã về nguyên tắc phải xuất phát từ yêu cầu chung của cải cách bộ máy nhà nước, đồng thời phải tính đến những nét đặc trưng riêng tạo ra một cơ chế thích hợp cho hoạt động quản lý các quá trình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường của thành phố. Đảng chủ trương đổi mới chính trị, cải cách nền hành chính quốc gia, từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Nghị quyết 15 Đại hội đảng bộ Thành phố khẳng định một trong những nhiệm vụ chủ yếu phát triển Thủ đô là phải “nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và năng lực điều hành của hệ thống chính quyền”; “tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” là một trong các khâu đột phá. Như vậy, vấn đề quản lý, điều hành bộ máy, năng lực, trình độ cán bộ các cấp luôn là vấn đề Đảng bộ quan tâm, nhấn mạnh trong các kỳ Đại hội.

từng bước quan tâm giải quyết, đảm bảo quyền lợi chính đáng của đội ngũ cán bộ xã để cán bộ xã có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. Chính quyền xã coi công tác đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là trung tâm của hệ thống chính trị cấp cơ sở, là chỗ dựa của Đảng bộ và chính quyền. Bước sang giai đoạn phát triển mới, bộ máy chính quyền cấp xã cần được hoàn thiện để quản lý toàn diện các mặt đời sống cơ sở, thúc đẩy phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và động lực phát triển vùng nông thôn mới.

Chính quyền cấp xã với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, có chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và dân cư, trực tiếp tiếp xúc với công việc hàng ngày của dân, lắng nghe tâm sự, nguyện vọng của dân... Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính quyền cấp xã đã đóng góp một phần quan trọng và sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, từng bước thực hiện xóa đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: quản lý còn buông lỏng, chất lượng đội ngũ cán bộ chưa cao, công chức thực hành nhiệm vụ vừa thiếu vừa yếu... Dẫn tới hiệu quả hoạt động chưa được như mong muốn.

Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính quyền cấp xã phù hợp với cơ chế thị trường, đặc biệt là Chính quyền cấp xã ở những vùng núi, hải đảo, vùng biên giới là yêu cầu bức thiết đối với nền hành chính nước ta hiện nay. Đây là một quá trình liên tục và lâu dài, tương đối phức tạp, cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội và cả hệ thống chính trị ở nước ta.

cả các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của Chính quyền cấp xã. Với kiến thức còn hạn chế em chưa thể đưa ra hết các giải pháp, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Chính quyền xã Yên Thường. Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô để có thể hoàn thiện, bổ sung trong những lần nghiên cứu sau.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật tổ chức chính quyền địa phương: Số:77/2015/QH13. 2. Giáo trình tổ chức chính quyền địa phương

3. Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2013. 4. Luật đất đai 2003.

5. Luật ngân sách Nhà nước năm 2002

6. Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003 7. NĐ 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực. 8. NĐ 158/2005/NĐ-CP về công tác hộ tịch.

9. NĐ 159/2005/NĐ-CP về phân loại hành chính cấp xã. 10. Báo cáo cuối năm của UBND xã Yên Thường.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chính quyền địa phương xã yên thường, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 31 - 35)