Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua xây dựng tình huống truyện

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí (Trang 37 - 45)

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ

3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua xây dựng tình huống truyện

tình huống truyện

Đến với Dế Mèn phiêu lưu kí người đọc như bước vào một thế giới loài vật sinh động, đa dạng về chủng loại và phong phú về tính cách. Các loài vật trong truyện mang hình dáng của con người, do đó hành động của các nhân vật trong tác phẩm cũng gắn với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như con người. Hành động ấy diễn ra tự nhiên như dòng chảy cuộc sống. Qua hành động nhân vật, bộc lộ khách quan phẩm chất, tính cách và thói tật, làm nên thế giới sinh động muôn màu, muôn vẻ.

Phẩm chất, tính cách, thói tật của nhân vật Mèn được tác giả bộc lộ qua 6 hành động tiêu biểu ứng với đó là 6 hoàn cảnh, tình huống khác nhau để nhân vật bộc lộ. Trước hết chính là

hành động trêu mụ Cốc để rồi gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt. Khi mới đầu được mẹ cho ra ở riêng, như một cậu bé hiếu thắng, muốn tự khẳng định mình nên Mèn tỏ ra mình là đệ nhất thiên hạ. Mèn không những không cảm thấy buồn vì việc mẹ cho ra ở riêng, thậm chí cậu còn cảm thấy rất sung sướng vì sắp có cuộc sống tự do, được làm những gì mình thích. Với bản tính kiêu căng, cậy mình có sức khỏe nên Mèn thương xuyên bắt nạt người khác: “Tôi tợn lắm, dám cà khịa với tất cả mọi bà

con trong xóm”. hay “Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nháy cỏ, chỉ dám nhìn trộm. Thỉnh thoảng tôi ngứa chân đá một cái ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là ghê gớm sắp đứng đầu thiên hạ rồi”.

Ðể rồi, Mèn phải trả giá quá đắt cho bản tính hung hăng, hống hách của mình, đó là gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt - một người bạn láng giềng của Mèn.

Một buổi chiều mưa, Mèn đứng ngắm cảnh chim trời về đầm nước bắt cá, Mèn nảy ra ý định trêu chị Cốc, Mèn rủ Choắt cùng trêu nhưng Choắt đã khuyên ngăn Mèn đừng làm hành động dại dột ấy bởi Choắt rất hiểu bản tính nóng nảy của chị Cốc. Nhưng càng khuyên ngăn thì Mèn lại càng cố làm cho thoả tính hiếu thắng của mình: “Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao

còn biết sợ ai hơn nữa”. Và hậu quả để lại không phải Dế Mèn

phải chịu mà đổ lên đầu chú Dế Choắt tội nghiệp. Chị Cốc mổ cho Choắt mấy cú như trời giáng. Trước khi tắc thở, Choắt còn kịp trăng trối cho Mèn một câu: “Ở đời mà nhiễm thói hung

hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Cái chết của choắt đã đánh thức lương

tâm, đánh thức bản tính tốt đẹp trong Mèn.

Chính lời khuyển của Dế Choắt đã thức tỉnh Mèn, dạy cho mèn bài học đường đời đầu tiên. Tuy nhiên, sự thức tỉnh ấy không được bao lâu thì Mèn lại trở về thói ngông cuồng, hống hách khi trở thành trò mua vui cho bọn trẻ. Anh ta lấy làm oai phong lắm khi đi đấu với đồng loại mình và giành được chiến thắng, nhận được tiếng reo hò, tung hô của bọn trẻ. Càng thế Mèn càng ngạo mạn, chẳng xem ai ra gì, rồi nhẫn tâm ra tay một cách không thương tiếc với một chú dế non choẹt, mới sinh được mấy ngày - không hề có chút sức lực nào để chống đỡ:

“Ðối thủ của tôi là một anh chàng có bộ cánh chưa kín lưng, người mới dài bằng nửa thân tôi. Vừa bị đẩy vào đứng đối diện, anh đã kêu lên tru tréo”. Bỏ ngoài tai những lời van xin thảm

thiết của chú Dế non tội nghiệp kia! Mèn ta vẫn vô tình ra tay mà không mảy may suy nghĩ: “Tôi thản nhiên. Tôi xông vào

chiến ngay thằng bé”. Tuy nhiên chứng kiến hành động nông

nổi của Mèn thì bác Xiến Tóc đã ra tay, trị cho Mèn một bài học nhớ đời: “Nói rồi, Xiến Tóc đưa răng lên cắn cụt luôn hai sợi râu

mượt óng trên đầu tôi. Ðau điếng mà tôi đành ngậm tăm, không dám hé răng”.

Nhờ bác Xiến Tóc mà Mèn đã có sự thay đổi, chuyển biến trong tâm tính rất nhiều, bắt đầu sống có lí tưởng, hoài bão. Điều đó được thể hiện trước hết ở việc Mèn giúp chị Nhà Trò thoát khỏi món nợ truyền kiếp từ thời cha mẹ để lại. Biết được hoàn cảnh chị Nhà Trò, Mèn dắt tay Nhà Trò đi, đến thẳng chỗ mai phục của bọn Nhện, vừa tỏ thái độ dung hoà: “- Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây cho ta nói chuyện”, lại vừa tỏ thái độ

cứng rắn khiến bọn Nhện phải nể phục: “Tôi quay phắt lưng,

phóng càng đạp mạnh vào đầu mụ Nhện cái một đạp. Mụ nọ hoảng hốt, co rúm lại, hãi ngay. Rồi thế là mụ cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo, tỏ ý hối hận và sợ hãi một điều gì đó- điều gì có lẽ mụ ta cũng chưa biết.

Tôi thét: - Cớ sao dám kéo bè, kéo cánh ra bắt nạt em Nhà Trò yếu ớt kia?”.

Cứu được chị Nhà Trò, Mèn quay trở về thăm lại quê hương, thăm người mẹ thân yêu ngày nào của mình để chuẩn bị bắt đầu cho chuyến phiêu lưu của cuộc đời. Ðiều này chứng tỏ Mèn đã thực sự thay đổi, đã biết quan tâm đến người khác, sống có nghĩa tình và hiếu thảo với mẹ.

Hành động nghĩa hiệp thứ hai đó là mèn đã ra tay cứu giúp Trũi thoát khỏi bọn Bọ Muỗm, thấy Trũi bị bọn Bọ Muỗm bắt nạt Mèn không thể đứng nhìn: “Tôi vội nhảy tới. Bọn Bọ Muỗm hốt

hoảng bay đi hết”. Cứu được Trũi đồng thời Mèn đã tìm cho

mình được người bạn đường sẽ cùng Mèn đồng hành trên chặng đường dài đi thực hiện lý tưởng sống cao cả của mình.

Lần thứ ba, Mèn hành động vì việc nghĩa, đó là Mèn nhận lời lên võ đài đấu với võ sỹ Bọ Ngựa để cứu Trũi, phần vì cứu nguy cho Trũi, phần vì “thấy Bọ Ngựa ngông ngáo, nhớ chuyện

ban nãy ở quán hàng, cái bực mình trong tôi tức tốc trở lại. Tôi nhảy phắt lên đài quát: - Khoan khoan, đây trước đã. Nhớ lời hẹn chứ?” Hành động đó của Mèn đã đánh dấu bước thay đổi

tích cực trong tính cách của Mèn, Mèn không còn huênh hoang nữa và chàng muốn dạy cho những kẻ nào có tính huênh hoang đó một bài học, để xã hội không còn những kẻ hung hăng lộng hành, những thói tật của muôn loài được hạn chế, đẩy lùi.

Hành động thứ tư của Mèn vì việc nghĩa đó là cùng với Trũi đưa các loài đi tránh rét, vô tình trở thành vị thủ lĩnh bất đắc dĩ, mặc dù trong lòng Mèn không hề muốn bởi đó không phải là công việc mà Mèn thích nhưng Mèn vẫn làm tròn trách nhiệm, khiến muôn loài trong vùng kính phục. Ðể có chỗ chú rét, Mèn cùng các loài trong vùng đã phải đánh nhau với Châu Chấu Voi và cuối cùng Mèn đã chiến thắng, nhưng mãi về sau Mèn mới hiểu ra mình đã hiểu nhầm ý tốt của Châu Chấu Voi, trong cuộc đánh nhau ấy Trũi đã mất tích, Mèn vô cùng đau khổ và trong lòng luôn canh cánh nỗi mong nhớ Trũi. Mèn lại lên đương đi tìm người anh em của mình. Qua nhiều khó khăn Mèn tình cờ gặp lại bác Xén Tóc năm nào, trở thành quản gia bất đắt dĩ cho lão Chim Trả, rồi với trinh thông minh của mình Mèn gặp lại người anh em Dế trũi và biết được Châu Chấu Voi là người tốt.Cũng trong cuộc hành trình này, Mèn tìm thêm những người bạn mới có cùng chí hướng với mình và tiếp tục cùng các bạn thực hiện chuyến phiêu lưu vì một lí tưởng chung.

Hành động thứ năm đánh dấu sự trưởng thành của Dế Mèn, đó là Mèn đã nhập được vào đoàn của những người bạn có nghĩa khí đi khắp mọi nơi để xây dựng cuộc sống đại đồng. Họ đã tìm đến vùng Kiến và tin rằng chỉ có Kiến mới có thể truyền tin nhanh nhất bởi Kiến là loài đông nhất, chúng có khắp mọi nơi trên trái đất. Tuy xảy ra nhiều hiểu nhầm nhưng rồi với sự thông minh cùng với đó là lí tưởng cao đẹp nên Mèn và các bạn đã được đàn Kiến giúp đỡ rát nhiều.

Như vậy, cả năm lần hành động vì việc nghĩa, cả năm lần đều đem lại những điều bất ngờ thú vị. Lần thứ nhất, đem lại hạnh phúc cho chị Nhà Trò yếu đuối. Lần thứ hai, cứu Trũi thoát khỏi hiểm nguy và kết nghĩa anh em cùng Trũi. Lần thứ ba, giải nguy cho Trũi, dạy cho Bọ Ngựa một bài học nhớ đời về thói ngông cuồng của mình. Lần thứ tư, cứu muôn loài chánh rét. Và lần thứ năm, muôn loài kết thành anh em, sống trong không khí chan hoà, xây dựng một thế giới đại đồng.

Qua mỗi hành động, Mèn đều trực tiếp bộc lộ phẩm chất, tính cách, thói tật của mình. Nếu những ngày đầu hành động của Mèn thể hiện là người còn non trẻ nên ngông cuồng, hống hách thì giờ đây hành động lại thể hiện Mèn đã thay đổi, nhân hậu, trọng nghĩa, phục tài. Dế Mèn là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, chính vì thế tác giả dành nhiều tâm huyết nhất cho việc khắc hoạ chân dung cũng như tính cách của cậu.

Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí phong phú, đa dạng và mỗi nhân vật lại mang một nét vẻ, một tính cách khác

nhau. Dưới ngòi bút tài hoa của Tô Hoài, mỗi nhân vật xuất hiện trong những hành động, tình huống đặc biệt. Do đó tính cách từng nhân vật được bộc lộ rõ nét.

Ðại diện cho bậc tiền bối đầy mẫu mực, người đã dạy cho Mèn một bài học nhớ đời đó là bác Xiến Tóc. Tô Hoài đã xây dựng nên những tình huống đặc biệt để cho nhân vật của mình hành động: Khi gặp cảnh ngộ Mèn đang cậy sức bắt nạt chú Dế Mèn khác non nớt vừa được mẹ cho ra ở riêng, bác Xiến Tóc đã dạy cho Mèn một bài học đường đời: “Anh Xiến Tóc vểnh hai cái

sừng dài như hai chiếc lông công cong có khấc từng đốt, chõ xuống mắt tôi:

- Dế Mèn nghếch ngác kia! Mày to đầu thế mà mày nỡ đánh thằng bé trắng ngần ấy à? Không được quen thói bắt nạt”.

Hình ảnh bác Xiến Tóc là đại diện của công lý, có những kẻ hành động ngông cuồng, bắt nạt kẻ yếu hơn thì vẫn còn những bậc tiền bối như bác Xiến Tóc sẽ ra tay dạy cho chúng bớt thói hung hăng: “Ta tha cho lần này. Nhưng ta hãy tạm mượn đi của

mày hai cái râu. Ðể từ đây mỗi khi mày định làm việc gì bậy bạ, hãy sờ lên chiếc râu cụt, lúc ấy nhớ lại lời ông Xiến Tóc nhé”.

Nhờ có bài học đó đã giúp Mèn tỉnh ngộ và trưởng thành như ngày hôm nay. Nhưng khi gặp biến cố, bác Xiến Tóc uy nghi, mẫu mực ngày nào đã hoàn toàn thay đổi: “bây giờ hoá ra ngây ngô, nhí nhảnh nỡm đời”, chỉ suốt ngày nhảy múa, ca hát

với lũ ve sầu và bướm mà quên hết cuộc sống tấp nập xung quanh: “Một chân bác Xiến Tóc nắm một Bướm Trắng, sáu chân

bác Xiến Tóc nắm sáu chị Bướm Trắng. Tất cả bướm trắng cùng múa cánh lên như tung hoa”. Nhưng rồi khi gặp lại Dế Mèn và

những người bạn sống có lý tưởng cao cả, Xiến Tóc đã nhận ra ý nghĩa của cuộc đời và trở lại sống như trước kia: “Ngày trước Châu Chấu Voi đã giảng giải cho tôi, đến khi đằng ấy tới, cũng nói là đời sống giang hồ thì vui thích như thế nào, tôi cứ u mê cãi lại, tôi tưởng cái số mình lắm tai hoạ, không bao giờ dứt khỏi bệnh chán đời nữa. Thế mà đến khi Trũi nói, Trũi nói có một lần, mình đã tỉnh(…). Tôi đốt cái lều cỏ rồi tôi theo anh em đi từ độ ấy…”.

Chính Mèn, Trũi, Châu Chấu Voi đã truyền lửa giúp bác Xiến Tóc thoát khỏi cái ngục tù của chính mình, để tìm lại chính mình, cùng chung chí hướng với đoàn Châu Chấu Voi, Mèn, Trũi…đi xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Tính cách và con người Trũi bộc lộ rõ nét qua hành động của Trũi. Ðó là khi hai anh em bị lênh đênh trên nước mười ngày ròng rã. Phải đối mặt giữa sự

sống và cái chết chỉ còn trong gang tấc nhưng Trũi vẫn quyết hy sinh thân mình để cứu lấy Mèn, tấm chân tình đó thật đáng quý biết bao. Tác giả đã xây dựng nên một tình huống thật xúc động, trước tình cảnh tuyệt vọng trên sông nước, qua mười ngày “Cái đói ghê gớm cứ đánh liệt dần từng bộ phận trong

người”, Dế Trũi đã nghĩ ra cách để cứu sông lấy một: “- Em trộm nghĩ chết thì chết. Nhưng không nên chết cả, vô ích ta phải tìm cách…

- Nghĩa là…nghĩa là…ta phải tìm thứ gì tạm ăn cho sống được. Em có đôi cánh…anh…”. Trũi khẩn khoản chìa càng mời

Mèn ăn. Trũi nói rằng, có cụt cả hai càng cũng không sao, không thể chết, vẫn khoẻ như thường. Mèn gạt phắt đi và mắng Trũi. Sau cùng hai anh em ôm nhau khóc.

Qua hành động ấy của Trũi không khỏi khiến bạn đọc xúc động và cảm phục trước đức hy sinh cao cả của tình bạn keo sơn mà Trũi dành cho Mèn. Mèn thật may mắn vì đã gặp được một người bạn như Trũi, nếu không có Trũi đồng hành trên con đường đầy gian nan thì Mèn sẽ thật lẻ loi, cô độc. Tình cảm và nghĩa cử mà Trũi dành cho Mèn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, qua đó trẻ thơ sẽ soi chiếu và học tập tấm gương của Trũi.

Có thể nói, một trong những đặc điểm nổi bật của thế giới nhân vật trong các tác phẩm của Tô Hoài nói chung và trong Dế

Mèn phiêu lưu kí nói riêng là nhân vật hành động. Phẩm chất,

KẾT LUẬN

Dế Mèn phiêu lưu kí là một thành công trong sự nghiệp

sáng tác của nhà văn Tô Hoài. Giá trị của tác phẩm được khẳng định rõ nhất đó là thời gian mà tác phẩm tồn tại trong lòng độc giả gần một thế kỷ qua. Dưới ngói bút tinh tế của mình, tác giả đã vẽ nên một thế giới loài vật rất sinh động, gần gủi và lôi cuốn bạn độc đặc biết và với lứa tuổi thiếu nhi. Trong thế giới đó có hình ảnh của chàng Dế Mèn cường tráng, khát khao đi tìm lí tưởng sau bao lỗi lầm; Chàng Dế Choắt, chị Nhà Trò yếu ớt, hay bị bắt nạt; tình mẫu tử thiên liên của mẹ con Mèn; rồi anh Dế Trũi sôi nổi, thủy chung trong tình bạn; bác Xiến Tóc uy nghi, mẫu mực nhưng cũng lắm khi chán đời, bế tắc; rồi cả võ sĩ Bọ Ngựa hunh hăng, thầy đồ Cóc ngu dốt nhưng lại thích khoe chữ, bọn Nhện phách lối, hay ức hiếp kẻ yếu…Tất cả đã hợp thành một thế giới loài vật với những mối quan hệ xã hội phong phú mang dáng dấp của xã hội loài người. Ở đây các em đôi khi sẽ nhìn thấy ở các nhân vật những nét tính cách, phẩm chất tương quan với mình. Chính vì vậy mà Dế Mèn phiêu lưu kí không những chỉ hấp dẫn với lứa tuổi thiếu nhi mà còn hấp dẫn với đọc giả ở mọi lứa tuổi.

Dế Mèn phiêu lưu kí là sự thể hiện khả năng quan sát tinh

tế, năng lực lựa chọn chi tiết, hình ảnh cụ thể, sinh động và sở trường miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật, tình yêu mọi vật của Tô Hoài. Ông đã thành công khi xây dựng nên một thế giới loài vật ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng, ngộ nghĩnh và say mê lý tưởng, phù hợp với tâm lý trẻ thơ. Sự thành công đó được thấy rõ thông qua các phương diện nghệ thuật khi đi xây dựng nhân vật, đó là: Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình nhân vật, thông qua ngôn ngữ và thông qua xây

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w