Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ 1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ

3.2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ 1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn

3.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ người kể chuyện

Để đi tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí thì trước hết ta cần hiểu ngôn ngữ người kể chuyện là gì?

Theo Lê Bá Hán, Trần Ðình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Ngôn

ngữ người kể chuyện là phần lời độc thoại thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện (sản phẩm sáng tạo của tác giả) đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong lựa chọn và sử dụng phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ”.

Ngôn ngữ người kể chuyện chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm văn học, nó là phương tiện để bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm, để khắc hoạ đặc điểm tính cách và dẫn dắt quá trình phát triển của cốt truyện, để thực hiện kết cấu tác phẩm, đồng thời nó tác động đến thái độ của người đọc đối với đối tượng được miêu tả trong tác phẩm. Ngôn ngữ người kể chuyện được quy định bởi điểm nhìn trần thuật. Vì vậy mà nhà văn khi sáng tác nên một tác phẩm văn chương cần lựa chọn chỗ đứng phù hợp cho mình: tham gia trực tiếp vào câu chuyện hay đứng ngoài diễn biến câu chuyện. Việc tìm chỗ đứng này xác lập cho người kể chuyện một điểm trần thuật để từ đó câu chuyện được bắt đầu.

Với Dế Mèn phiêu lưu kí, thay vì sử dụng phương thức trần thuật khách quan nghĩa là người trần thuật đứng ở ngôi thứ ba thì Tô Hoài đã lựa chọn, sử dụng một phương thức trần thuật cũng rất quen thuộc nhưng dễ dàng dẫn dắt người đọc đi hết câu chuyện mà không hề cảm thấy nhàm chán, đó là phương thức trần thuật mà nhân vật trần thuật đứng ở ngôi thứ nhất xưng tôi. Ở đây nhân vật Dế Mèn chính là nhân vật trần thuật chủ chốt của câu chuyện để kể về chuyến phiêu lưu của mình. Bằng cách xuất hiện dưới cái “tôi” để kể chuyện nên nhân vật này vừa đóng vai trò là người chứng kiến, người tham gia các sự kiện, biến cố trong truyện đồng thời cũng là người dẫn dắt câu chuyện để đưa mọi người vào chuyến phiêu lưu kì thú nhưng cũng đầy những khó khăn gian khổ để đi tìm lí tưởng của cuộc sống.

Cuộc phiêu lưu của Mèn bắt đầu với lời kể rất tự nhiên:

“Tôi sống độc lập từ thủa bé.” Ngay lời mở đầu ta tưởng như

người kể là người từng trải lắm nhưng thật không phải đấy chỉ là một chú Dế Mèn mới sinh được hai hôm đến hôm thứ ba được mẹ cho ra ở riêng: “Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh

em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau.” Việc ra ở riêng từ nhỏ chính là tục lệ lâu đời trong họ nhà

dế. Qua đây với sự quan sát tỉ mỉ, am hiểu về thế giới loài vật mà Tô Hoài đã giúp cho bạn đọc có thêm những hiểu biết về thói quen, tập tục của loài dế.

Theo suốt câu chuyện đều là lời kể của nhân vật tôi. Từ ngày đầu ra ở riêng trên bờ ruộng, Mèn thể hiện vẻ hóng hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì “Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất

cả mọi bà con trong xóm.”, “Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.” Thông qua lời kể của nhân

vật tôi mà bạn đọc như thấy trước mắt một Dế Mèn bằng xương bằng thịt. Tô Hoài đã hoà mình vào nhân vật để sống và suy nghĩ cùng nhân vật vì vậy mà ông hiểu tính nết và thói tật của nhân vật như ông hiểu chính bản thân mình vậy. Sự thay đổi trong tính cách của Mèn được tác giả miêu tả rất rõ nét, từ sự hống hách, kêu ngạo, gây ra cái chết cho Dế Choắt đến việc nhận được bài học nhớ đời từ bác Xén Tóc: “Nhưng một ngày

kia. Tôi phải cảm ơn một sự tình cờ đã mở mắt cho tôi.” Sau khi

được bác Xén Tóc cho một bài học, Mèn đã sống tốt hơn, đã có ước mơ, hoài bão chuẩn bị cho chuyến phiêu lưu của mình. Sự chuyển biến đó được thể hiện rõ khi nhân vật tôi đã giúp đỡ chị Nhà Trò yếu ớt thoát khỏi xiềng xích của bọn Nhện hung tợn. Dế

Mèn có nhiều đức tính tốt đẹp, dù đi đâu Mèn cũng luôn hướng về quê hương bởi ở đó có bóng dáng người mẹ hiền mà cậu vô cùng kính mến. Trước khi thực hiện chuyến phiêu lưu của mình Mèn đã trở về thăm mẹ và hai anh của mình.

Theo bước chân của nhân vật tôi ta như được chứng kiến một cuộc gặp gỡ đầy xúc động sau bao bao ngày xa cách của hai mẹ con Mèn: “…mẹ tôi vẫn khỏe. Hai mẹ con gặp nhau,

mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười…” Rồi Mèn kể về những

chuyện xảy ra với mình cho mẹ nghe “Nghe xong, mẹ ôm tôi

vào lòng, y như người ôm ẵm khi mới sinh tôi.” Thật cảm động với tình cảm thiêng liêng của hai mẹ con Mèn qua lời kể chan chứa đầy tình yêu thương của nhân vật. Thăm mẹ xong, Mèn cũng không quên đến thăm hai người anh của mình xem họ sống sao rồi mới lên đường bắt đầu cuộc hành trình cho chuyến phiêu lưu của mình. Trên đường đi, Mèn tìm gặp được người bạn Dế Trũi có cùng chung lí tưởng, chí hướng và cả hai cùng lên đường, trở thành bạn thân, cùng nhau vượt qua khó khăn để thực hiện lí tưởng sống đầy ý nghĩa. Qua lời kể của nhân vật tôi, với một giọng bùi ngùi man mác nghe đến xúc động, ta hiểu thêm được những đặc điểm của họ nhà Dế: “Chúng tôi nằm co

quắp vào nhau. Trũi ngửa mặt lên trời, gần như ngất đi. Họ Dế chúng tôi, chỉ có khi sắp chết thì mới phải chịu nằm ngửa. Bây giờ thấy Trũi thế, tôi đã thấy lo lo. Tôi sờ lên mặt Trũi xem còn thở không rồi lay gọi mãi Trũi mới ú ớ tỉnh”. Ta như được chứng

kiến, được sờ lên mặt Trũi, và cũng được lay gọi, lo lắng cho sự an nguy của Trũi giống như Dế Mèn trong hoàn cảnh đó. Nhờ Mèn mà Trũi thoát chết, cũng kể từ đó họ kết nghĩa anh em, thề rằng sinh tử có nhau.

Chuyến phiêu lưu dành cho chú Dế mới bước vào đời luôn gặp nhiều khó khăn, trắc trở nhưng rồi bằng chính nghị lực, bằng chính hoài bão, lí tưởng của mình cùng với đó là người anh em thân thiết là Trũi đã giúp nhân vật tôi vượt qua tất cả thử thách để dần dần trưởng thành hơn theo năm tháng. Với lời trần thuật của mình, Mèn và Trũi đưa người đọc trở về cái bãi đầm lầy, nơi cư ngụ của Cóc, Ẽnh Ương, Chẫu Chàng, Rắn Nòng… và nơi đây cũng xảy ra nhiều chuyện với nhân vật. Qua lời kể của nhân vật tôi ta như được thấy cái không khí tấp nập, nhốn nháo ở xóm đầm lầy khi thấy người lạ đến, và ta hiểu được thêm một điều những cư dân nơi đây đang trong cảnh đói kém nên chỉ cần thấy có ai lạ mặt đến là chúng liền xuất hiện và hy vọng đó sẽ là miếng mồi ngon cứu đói cho mình. Xóm đầm lầy đó không chỉ có thầy đồ Cóc “đã dốt lại còn hay khoe

chữ” mà lại còn có những kẻ khoác lác “một tấc lên trời” là ếch Cốm cứ mở mồm ra ra lại: “biết rồi” “Ngày trước ta đã…” “Ta

biết rồi”…họ chỉ nhìn thấy một mẩu trời xanh mà đã nghĩ nhìn

thấy cả bầu trời. Thật đúng với câu các cụ ta hay nói “ếch ngồi đáy giếng”. Chỉ vì một sự hiểu lầm với cư dân vùng đầm lầy mà Trũi và Mèn bị đánh đuổi: “ Tôi vội bảo Trũi cùng nhau chạy

chốn ngay. Trũi cũng thông cảm, chúng tôi biến rất nhanh. Tuy vậy, trước khi chạy, vẫn làm oai ta đây, chúng tôi giơ càng lên, chúng tôi ri ri hát một bài. Trũi xỏ hai chân vào hai râu, cong chân cong râu, dấu hiệu giễu cợt. Giở trò trêu ngươi cái đã”.

Tạm biệt cư dân xóm lầy lội, Mèn và Trũi lại lạc vào xứ sở hoa may, xóm này cũng tấp nập đông vui không kém xóm lầy lội chút nào. Tại đây, Dế Mèn tranh hùng với võ sỹ Bọ. Một cuộc đấu gay cấn xảy ra giữa hai nhân vật Dế Mèn và Bọ Ngựa.

Rồi cuộc phiêu lưu lại bắt đầu khi trên đường đi tìm Trũi, Mèn gặp phải một rủ ro đó là gặp phải lão Chim Trả nổi tiếng là

“đã già mà hay làm đỏm trái mùa”, lại còn ra vẻ trai tơ. Mèn vô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tình trở thành quản gia bất đắc dĩ cho lão với việc coi nhà và hò hét. Nhưng với bản tính thích tự do, không muốn bị ràng buộc nên Mèn luôn tìm cách chống trả quyết liệt. Do không cân xứng về sức nên nên Mèn tạm thời đành chấp nhận cái cảnh làm quản gia ấy. Tuy nhiên không vì thế mà Mèn khuất phục mà ngược lại Mèn lại thể hiện sự thông minh của mình bằng cách Mèn không hát những câu nhảm nhí nữa mà thay vào đó là những câu hát có vần, có điệu với hi vọng một ngày nào đó sẽ được ai đó nghe thấy và cứu Mèn ra khỏi cuộc sống tù đầy này. Và chính sự nhanh trí đó đã giúp Mèn được cứu thoát nhờ người anh em Dế Trũi và các bạn Châu Châu Voi. Từ đây Mèn lại bắt đầu cuộc phiêu lưu mới với những người bạn tri kỉ cùng chung mục đích, lí tưởng. Những người bạn tìm đến xứ sở Kiến và họ không nhầm khi đặt niềm tin vào Kiến để từ đây tất cả cùng nhau đi khắp nơi, xây dựng thế giới muôn loài cùng nhau kết thành anh em.

Tô Hoài được mệnh danh là người có biệt tài viết truyện loài vật cho thiếu nhi, đặc biệt truyện đồng thoại Dế Mèn phiêu

lưu kí được nhiều thế hệ thiếu nhi trong và ngoài nước yêu

thích, không chỉ bởi thế giới nhân vật phong phú mà còn bị thu hút bởi giọng kể chuyện hấp dẫn, người kể chuyện là nhân vật tôi hay chính là lời kể của Tô Hoài, qua đó chúng ta không chỉ nắm bắt được tính cách của nhân vật mà còn hiểu được tình cảm mà nhà văn dành cho nhân vật của mình. Ðồng thời ta có thể hiểu được những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua

câu chuyện, đó là khát vọng mong muốn con người luôn được sống trong tự do, hoà bình và bắc ái. Qua đây, ta có thể khẳng định Tô Hoài là nhà văn kể chuyện đầy sáng tạo và hấp dẫn. Dù kể ở vị trí nào, ngôi thứ ba hay ngôi thứ nhất, ngôn ngữ kể chuyện trong các sáng tác của Tô Hoài cũng luôn luôn trẻ trung, hồn nhiên, dí dỏm và đầy hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí (Trang 28 - 32)