Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ

3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật

ngữ nhân vật

Bên cạnh sự thành công trong việc xây dựng nhân vật thông qua lời kể của nhân vật tôi thì Tô Hoài cũng đã thành công trong xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh việc sử dụng cách trần thuật của nhân vật tôi trong suốt câu chuyện thì thì tác giả cũng có sự lồng ghép rất tinh tế lời thoại của các nhân vật vào truyện để tạo nên một sự đa dạng, sinh động trong kết cấu truyện.

Vậy ngôn gữ nhân vật là gì? Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học Lại Nguyên Ân định nghĩa về ngôn ngữ nhân vật như sau: “Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương diện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Trong tác phẩm, nhà văn có thể cá thể hoá ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, câu mà nhân vật thích nói, kể cả từ ngoại quốc và từ địa phương…Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn còn thường trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật.”

Dù tồn tại dưới dạng nào hoặc thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát. Nghĩa là, một mặt mỗi một nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có lời ăn tiếng nói riêng, mặt khác, ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lí, giai cấp, trình độ văn hoá…

Trong những truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, nhân vật là thế giới các con vật, thế giới côn trùng sinh động vì vậy mà ngôn ngữ nhân vật luôn hồn nhiên trong sáng, dí dỏm như chính lời ăn tiếng nói hàng ngày của các em vậy. Có lẽ chính điều đó đã khiến cho thiếu nhi nhiều thế hệ yêu thích, kể cả thiếu nhi trong nước và ngoài nước.

Thông qua ngôn ngữ nhân vật, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ ràng. Vì vậy trong Dế Mèn phiêu lưu kí, khi xây dựng nhân vật Tô Hoài đã dành cho mỗi nhân vật một giọng điệu riêng giúp cho bạn đọc không thể nhầm lẫn được các nhân vật với nhau. Các nhân vật trong truyện, đặc biệt là nhân vật trung

tâm thường có những cuộc giao tiếp, trò truyện với các nhân vật khác, khi lại độc thoại một mình và cũng có lúc là sự diễn biến nội tâm bùi ngùi, man mác. Trong Dế Mèn phiêu lưu kí, các nhân vật nói không nhiều, không lý thuyết dài dòng mà ngôn ngữ nhân vật luôn đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn sâu sắc, truyền cảm. Trong truyện, nhân vật Dế Mèn xuất hiện từ đầu đến cuối câu chuyện vì vậy Dế Mèn là nhân vật có nhiều cuộc đối thoại nhất, gồm 73 lời đối thoại trong 14 lần gặp gỡ các nhân vật. Trong đó có 14 lần đối thoại với Dế Trũi, 10 lần với Xiến Tóc, 9 lần với Dế Choắt… Thông qua ngôn ngữ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc có thể hình dung một cách đầy đủ về tính cách nhân vật qua từng gia đoạn khác nhau trong cuộc đời của Mèn. Do đó ngôn ngữ Dế Mèn trong từng giai đoạn cũng khác nhau.

Ngày ấy, khi mới được mẹ cho ra ở riêng, qua cuộc trò chuyện giữa Mèn và Choắt cũng phần nào thể hiện được tính cách của Mèn:

Lúc đầu khi nới chuyện với Choắt, Mèn tỏ ra giọng người lớn: “Sao chú mày ăn ở cẩu thả quá như vậy! Nhà cửa đâu mà

tuềnh toàng! Ngộ có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi! (…) Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.” Nhưng có lúc nghe thật phóng túng: “- Ðược chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào”. Được Mèn cho nói, cứ ngỡ sự phóng

túng, rộng rãi đó của Mèn sẽ đồng ý giúp Choắt thực hiện thông ngách sang nhà Mèn. Nào ngờ Choắt chỉ nhận lại là sự miệt thị, khinh nhờn của Mèn “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe

nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Ðào tổ nông thì cho chết”.

Mèn thật vô lương tâm, thờ ơ trước khó khăn của người khác, mặc dù Dế Choắt đã hết lời van xin nhưng Mèn vẫn không chút mủi lòng thương. Không những thế Mèn đã gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt chỉ vì một trò đùa vô ý của mình. Để rồi nhận lại bài học đường đời đầu tiên giúp Mèn tỉnh ngộ với sự ra đi của Choắt trong sự ân hận muộn màng “Nào tôi đâu

biết cơ sự lại ra nông nỗi này ! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ ?”

Cứ ngỡ Mèn sẽ thay đổi tính cách sau cái chết đáng thướng của Dế Choắt, nhưng nào ngờ một thời gian sau cái thói ngông cuồng đó lại nổi dậy sau khi Mèn ta lạc vào thế giới loài người, trở thành trò tiêu khiển cho bọn trẻ con. Ở đây Mèn có dịp gặp nhiều đối thủ. Khi đối diện với chàng Dế đối thủ non

choẹt nhưng cũng hung hăng không kém. Hai chàng Dế đã có cuộc nói chuyện qua lại. Chàng Dế đối thủ cũng tỏ ra ngạo mạn, lời nói đầy khiêu khích:

“- Ờ ờ chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hột sức, chịu nổi nửa cái đá song phi của ta không?

- Rõ chối tai chưa! Tôi đã cáu lắm. Nhưng lạ sao lúc ấy tôi vẫn tỏ ra dịu dàng được. Có lẽ vì lòng quá khinh bỉ.

- Này anh kia! Làm chi mà ầm lên. Ðứa khôn ngoan ở đời thì không nên nói trước. Hắn nhe răng ra, hầm hè: - Mặc kệ! Có giỏ thì ra đây chơi nhau chứ đứng nói xó đấy à”

Ngôn ngữ nhân vật bộc lộ tính cách nhân vật còn được thể hiện qua cuộc đối thoại giữa Mèn và bác Xiến Tóc: “Tôi hích mũi

ra một câu:

- Ngứa mồm!...

Tôi còn trêu tức, ngước răng lên: - Có giỏi thì xuống đây chơi nhau”.

Qua lời kể cũng cho thấy Mèn là một chú dế ngông nghênh, chỉ quen thói bắt nạt người khác. Nhưng đến khi gặp bác Xén Tóc và được bác cho một bài học nhớ đời thì tâm tính Mèn đã có sự thay đổi. Điều này được thể hiện rõ khi Mèn gặp chị Nhà Trò đang bị họ nhà Nhện bắt nạt và chàng đã ra sức cứu giúp:

“Làm sao mà khóc đường khóc chợ thế kia, em?... - Có gì mà ngồi! Làm sao khóc nào?

- Ðứa nào? Ðứa nào bắt nạt em? (...)

Tôi cất tiếng hỏi lớn: - Ai đứng chóp bu bọn này? ra đây cho ta nói chuyện.

Tôi thét: - Cớ sao dám kéo bè, kéo cánh ra bắt nạt em Nhà Trò yếu ớt kia? Chúng mày của ăn của để, đứa nào cũng béo múp mông đít cả lượt như thế mà cứ cố tình đòi nó một tý tẹo nợ đã mấy đời rồi là không được. Ta cấm từ giờ không được đòi nợ Nhà Trò nữa. Nó bé bỏng, làm chưa đủ nuôi thân, phải thương nó, xuý xoá công nợ cho nó. ở đời, thù hằn, độc ác làm gì. Thử trông, đấy, bay bắt nạt nó, nhưng còn có ta khoẻ hơn, ta mới thử gió mấy cái đá hậu, mà xem ra chúng mày đã thấy đáng nghĩ lắm rồi phải không?”.

Rồi Mèn cũng thể hiện Mèn là người con hiếu thảo, luôn nhớ về quê hương: “- Mẹ kính yêu của con! Không bao giờ con

quên được lời mẹ. Rồi mai đây con lên đường con sẽ hết sức tu tỉnh và làm việc, được như mẹ mong ước cho con của mẹ”.

Thật may mắn cho Mèn vì đã gặp được Trũi - người anh em thuỷ chung đã cùng Mèn vượt qua bao gian nan, thử thách, sinh tử có nhau. Trũi im một lát rồi thều thào:

- Em trộm nghĩ chết thì đành chết. Nhưng không nên chết cả, vô ích, ta phải tìm cách…

Tôi hỏi: - Chú nói vậy là nghĩa làm sao?

Trũi ngập ngừng: - Nghĩa là…nghĩa là…ta tìm thứ gì tạm ăn cho sống được. Em có đôi càng…anh…”

Các nhân vật trong Dế mèn phiêu lưu kí trò truyện với nhau với những giọng điệu khác nhau, có khi mang một nỗi buồn man mác, có khi lại vui nhộn, hóm hỉnh và hài hước, có tác dụng đem đến cho các em niềm vui, sự thích thú, sự thư giãn, những tiếng cười tinh nghịch:

“- Hà cớ mà nhị vị tráng sĩ du nhàn qua bản thôn?

Rõ chán, nói chữ mà chưa chắc đã biết nghĩa, tôi bấm bụng nhịn cười thầy đồ Cóc. Rồi tôi cũng dùng cái khoa giao thiệp hoa mỹ khôi hài đó để đáp lại:

- Thưa tiên sinh, chúng tôi đi du lịch.

- Kèng kẹc! Du lịch! Kèng kẹc! Du lịch! Vậy bỉ phu xin hỏi nhị vị tráng sĩ, nhị vị là tay dọc ngang nào biết trên đầu có ai, thế thì chắc nhị vị phải nghe tiếng từ lâu rằng bỉ phu mặc dầu thanh bạch ở hang dưới đất nhưng bỉ phu là cậu thằng trời đấy! Nhị vị đã qua nhiều nơi trên hoàn cầu, nhị vị có gặp thằng cháu “trời đánh thánh vật” nhà tôi ở đâu không?”

Qua cuộc đối thoại giữa Mèn, Trũi và thầy đồ Cóc ta nhận thấy rằng Cóc là một tay đại khuếch khoác, ăn nói văn hoa chữ nghĩa nhưng thực ra có biết gì đâu, đã dốt nhưng lại thích khoe chữa. Rồi cuộc đối thoại giữa Mèn và bác Xén Tóc cũng không kém phần vui nhộn, hóm hỉnh hài hước, giúp bạn đọc tìm thấy cảm giác thích thú, thư giãn:

“…Xiến Tóc nhìn tôi hỏi đùa: - Thế ra bộ râu chú mình thôi không mọc nữa nhỉ?

Tôi lắc đầu, mỉm cười”.

Nhờ những câu nói hài hước đó khiến cho bạn đọc có những giây phút thư giãn, cười ra thành tiếng, nhưng đằng sau sự hài hước mang lại tiếng cười đó là cả một ý nghĩa thâm thuý sâu xa mà nhà văn muốn nói đến những vấn đề của xã hội con người lúc bấy giờ.

Bên cạnh đó những cuộc đối thoại giữa các nhân vật Dế Mèn, Dế Trũi, võ sĩ Bọ ngựa, lão Chim Trả, Châu Chấu Voi, đàn Kiến cũng được Tô Hoài xây dựng gây cấn những cũng không

kém phần hóm hỉnh. Qua đó thể hiện được tính cách của các nhân vật thông qua các câu từ đối thoại.

Thế giới nhân vật trông Dế Mèn phiêu lưu kí rất đa dạng và phong phú, ngoài việc xây dựng thành công nhân vật thông qua các lời đối thoại thì Tô hoài cũng luôn chú trọng đến lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Thế giới tâm hồn phong phú, đầy bí ẩn của nhân vật được mở ra qua những lời tâm sự, bộc bạch thầm kín tận sâu tâm hồn; đó là ngôn ngữ chân thật, tự nhiên nhưng rất sâu sắc và xúc động. Và có thể thấy trong truyện những lời độc thoại chủ yếu xuất phát qua nhân vật Mèn. Qua những bài học, những chặng đường đã qua, Mèn lại suy nghĩ và tự vấn lương tâm mình, từ đó mà Mèn ý thức được bản thân mình đã hành động đúng hay sai, nhờ đó mà Mèn đã thay đổi, sửa chữa.

Sau cái chết thương tâm của Choắt, Mèn đã vô cùng ân hận về hành động dại dột đó của mình và tự trách bản thân: “Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì Choắt đâu đến nỗi. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi”.

Tuy nhiên khi trở thành trò chơi cho lũ trẻ, trở về cái thói hung hăng ngày nào rồi bị bác Xén Tóc dạy cho bài học nhớ đời thì Mèn đã tỉnh ngộ và đã rút ra được một triết lý: “Ðường đời

nhiều bài học, mỗi bài học một kiểu, chịu nghĩ thì học được, học giỏi, bằng không thì…khốn khổ như thế này đây…Nhưng cũng nhờ thế mà tôi tỉnh ngộ”.

Rồi khi thoát khỏi chốn lồng tù, tìm lại được cuộc sống tự do Dế Mèn lại rộn lên ước muốn khám phá thế giới xung quanh:

“Dẫu sao, trong mấy ngày qua, tôi cũng nảy ra một ý nghĩ rất tốt đẹp muốn được thấy mặt đất này thật bao la, không phải chỉ cái bờ ruộng, cái đầm nước của quê mình. Có phải trong cảnh trói buộc lại hay có những ao ước phóng khoáng chăng? Chỉ biết, lũ trẻ kia giam giữ mình, nhưng phong cảnh non nước thì bao giờ cũng chờ đón và thúc giục ta hãy vui chân lên, hãy cố đi cho khắp thế gian, đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đó biết đây thì cuộc sống sẽ nhạt nhẽo lắm”.

Mèn luôn sống có hài bão, biết nuôi dưỡng ước mơ trong mọi hoàn cảnh: “Lên đường! Lên đường! Mỗi bước chân sẽ thấy

một nơi xa lạ. Không ai có thể mong ước hơn. Mới tưởng đến cũng đủ nao nức, bồi hồi...”

Rồi khi gặp người anh em Dế Trũi, hiểu nhầm Châu Chấu Voi thì Mèn đã vô cùng ân hận, qua đó cho thấy ở Mèn một đức tính đáng quý đó là Mèn sống rất giàu tình cảm, trọng nghĩa khí

“Và tôi ân hận quá chừng về cuộc đánh nhau dạo trước. Cũng lại chỉ vì tôi nóng nảy và nông nổi mới nên nông nỗi thế. Nếu tôi chịu khó thăm hỏi trước thì đã chẳng sao. Tuy vậy, tôi cũng đỡ phần áy náy vì chắc Trũi được vô sự”.

Khi bị lão Chim Trả bắt làm tù binh thì Mèn vẫn rất lạc quan, khao khát có ngày thoát khỏi chốn tù đầy này: “Tuy vậy tôi vẫn chờ đợi và nuôi hi vọng. Mặc dầu không biết sẽ ra sao nhưng vẫn tin và chờ.”

Hoàn thành việc lớn, Mèn trở về quê hương, nhưng buồn một nỗi mẹ Mèn đã mất. Tâm trạng của Mèn đã được nhà văn khắc hoạ một cách sâu sắc và vô cùng cảm động bằng những lời nói của Mèn trước mộ của người mẹ kính yêu: “Mẹ ơi! Lá

vàng thì lá rụng, sự xoay vần tự nhiên, muôn loài chưa ai cưỡng lại được, con vì thế mà buồn, nhưng con vẫn ân hận rằng lần này trở về không còn được quỳ ôm đôi càng gầy yếu của mẹ kính mến mà kể lại những ngày luân lạc và những công việc con đã làm ích cho đời để mẹ nghe”.

Diễn biến nội tâm nhân vật được tác giả sử dụng chủ yếu để nói về tâm trạng nhân vật trong các hoàn cảnh khác nhau. Ðồng thời qua đó, cũng nói lên tính cách của nhân vật. Ðộc thoại nội tâm được diễn đạt bằng hình thức độc thoại một chiều. Tuy đó là lời thoại không có người nghe, không có đối tượng cụ thể nhưng người đọc vẫn có thể hiểu điều mà tác giả muồn thể hiện. Ngôn ngữ nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí trong sáng, hồn nhiên, dí dỏm, hài hước mang lại sự lôi cuốn, hấp dẫn với các em bởi ngôn ngữ đó gần gũi với cách nói và cách nghĩ của tuổi thơ. Chính điều đó mà Dế Mèn luôn sống mãi trong lòng độc giả đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhi nhiều thế hệ trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w