VIII. Phụ lục
2. Phụ lục 2: Kiến thức liên môn sử dụng trong giáo án thực nghiệm.
2.1. Kiến thức liên môn Văn học và Địa lí sẽ làm rõ hơn về đặc điểm và vị trí thuận lợi của kinh thành Thăng Long → từ đó giải thích vì sao năm 1010, vua Lý Thái Tông quyết định dời đô về đây.
- Kiến thức Văn học: Trong “Chiếu dời đô” – Đại Việt sử kí toàn thư có ghi: Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam, bắc, đông, tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
- Kiến thức Địa lí: Thành Đại La sau được đổi tên thành Thăng Long, nay chính là thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến của đất nước Việt Nam.
2.2. Sử dụng kiến thức luật pháp thời phong kiến trong các thế kỉ X-XV:
- Theo luật pháp nhà Lý (bộ hình thư): “kẻ nào ăn cướp lúa mạ và tài vật của nhân dân nếu đã lấy rồi thì xử 100 trượng, nếu chưa lấy được mà làm cho người bị thương thì xử tội lưu”. Nhân dân nộp thuế, người thu thuế “nếu lấy quá số cho phép thì theo tội trộm cắp mà xử, nhân dân ai tố giác thì tha phú dịch cho cả nhà trong 3 năm.
- Bộ hình luật thời Trần có ghi:
+ Nếu người vi phạm giết một con trâu, bò thì bi phạt 80 trượng và đày đi làm lính chăn ngựa trong quân đội.
+ Nếu người ăn trộm một lần bị đánh 100 trượng và phải bồi thường, lần hai bị chặt một ngón tay và lưu đày.
+ Khi xa giá vua đi qua mà xông vào hàng người đi theo thì xử tội đồ, nếu xông vào đội cận vệ thì xử chém. Lầm lỡ thì giảm một bậc.
+ Đào trộm đê đập làm thiệt hại nhà cửa, lúa má thì xử đồ, lưu, bắt đền tổn hại. - Theo luật Hồng Đức (luật pháp thời Lê sơ) “bán ruộng đất ở biên cương cho người ngoại quốc thì xử chém. Các quan lộ, trấn, huyện cố ý dung túng thì xử phạt như kẻ phạm tôi, không biết thì bị xử phạt.
→ Cho thấy sự nghiêm minh, kỉ luật của luật pháp thời phong kiến. Đồng thời cũng thấy được sự quan tâm đến phát triển kinh tế nông nghiệp và bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị.
2.3. Một số kiến thức về Văn học cho thấy sự quan tâm đến phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến trong các thế kỉ X-XV
- Theo Đại việt sử kí toàn thư: “Năm 1266, vua Trần xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những người phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn đất hoang, thành lập điền trang”.
- Nhà thơ Bùi Tông Quán đã viết:
“Đứng mãi nào hay ngày đã tận,
Khắp đồng lúa tốt tựa mây xanh” - Hoặc nhân dân thời Lý – Trần luôn ca tụng: “Đời vua Thái tổ, Thái tông,
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.”
2.4. Kiến thức của môn Địa lí giúp chúng ta thấy được sự phát triển sầm uất của kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp của vùng đất Thăng Long:
Theo Nguyễn Trãi, trong tác phẩm “Dư địa chí” có viết “Thượng kinh là kinh đô vua…có 1 phủ, 2 huyện, 36 phường. Phường Tàng Kiếm làm kiệu, áo giáp, đô dài, mâm vòng, gấm, trừu, dù lọng. Phường Yên Thái làm giấy, phường Thụy Chương và phường Nghi Tàm dệt vải nhỏ và lụa, phường Hà Tân nung đá vôi, phường Hàng Đào nhuộm điều, phường Tả Nhất làm quạt. Tây Hồ có cá to. Phường Thịnh Quang có long nhãn, phường Đường Nhân bán áo điệp y….”
2.5. Kiến thức Văn học, Địa lí đã giải thích được một trong những nguyên nhân làm nên thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (chống Tống lần hai):
- Kiến thức Địa lí (kết hợp sử dụng lược đồ): Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt
sử dụng kế hoạch “tiên phát chế nhân” (ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân
đánh trước) đánh sang đất Tống vào các thành Ung Châu, Liêm Châu và Khâm Châu. Thành Ung Châu, Liêm Châu và Khâm Châu nay là tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây - Trung Quốc. Sauk hi rút quân về, Lý Thường Kiệt đã cho lập phòng tuyến mai phục trên sông Như Nguyệt (hay còn gọi là sông Cầu, thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay).
→ Năm 1077, 30 vạn quân Tống tràn sang đã bị đánh tan tác trên dòng sông Như Nguyệt.
- Kiến thức Văn học: bài thơ thần mà Lý Thường Kiệt cho người đọc bên đền Trương Hống, Trương Hát là nghệ thuật chiến tranh tâm lý đối với kẻ thù:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” Dịch: “Sông núi nước Nam vua Nam ở
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
→ Bài thơ làm kẻ thù khiếp sợ, hoang man và cổ động thêm sĩ khí lòng quân dân đánh tan giặc Tống.
2.6. Sử dụng kiến thức Văn học và Địa lí để làm rõ thêm nguyên nhân thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên thời Trần.
- Kiến thức liên môn Văn học:
+ Trong lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thứ hai (1285), Trần Hưng Đạo đã viết “Hịch tướng sĩ” để khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí quyết
tâm đánh giặc của binh sĩ: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm…”.
→ Bài hịch đã tác động sâu sắc tới tư tưởng, tinh thần và ý chí của binh sĩ.
+ Trong kháng chiến chống Mông Nguyên lần ba (1287 – 1288), Trương Hán Siêu đã mô tả chiến thắng này qua tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng”:
“Bạch Đằng nhất trận hỏa công Tặc binh đại phá, máu hồng đỏ sông”
→ Chiến thắng Bạch Đằng là chiến thắng oanh liệt, vang dội góp phần đánh bại hoàn toàn quân Mông Nguyên.
- Kiến thức Địa lí (kết hợp sử dụng bản đồ): làm rõ vị trí địa hình sông Bạch Đằng. Đây là dòng sông đã làm nên ba lần thắng lợi: đánh tan quân xâm lược Nam Hán (938), đánh tan quân Tống (981) và đánh tan quân Nguyên (1287- 1288).
Con sông này chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh ngày nay) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng ngày nay), nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình, là con đường thủy thuận lợi nhất, duy nhất để đi từ nam Trung Quốc vào Thăng Long (Hà Nội ngày nay)……
2.7. Sử dụng kiến thức liên môn Văn học và Địa lí để làm rõ nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Kiến thức Văn học: tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đã cụ thể hóa về nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa chống nhà Minh của nghĩa quân Lam Sơn:
+ Nguyên nhân khởi nghĩa:
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ…” ……….
“Độc ác thay trúc Lam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi”…
+ Đồng thời xuất phát từ niềm tự hào dân tộc: đất nước ta cũng ngang hàng với phương Bắc, cũng có nền độc lập, chủ quyền, có bản sắc văn hóa:
“Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
+ Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Từ buổi đầu đầy khó khăn:
“Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội”
Cho đến chiến thắng được coi là bước ngoặt của cuộc khởi nghĩa - Tốt Động, Chúc Động:
“Chúc Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”.
Đặc biệt chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang được coi là chiến thắng quyết định của cuộc khởi nghĩa:
“Ngày mười tám trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu”
Và cuối cùng, giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã cấp ngựa thuyền cho chúng về nước:
“Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đức hiếu sinh
Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể mà hồn bay phách lạc…”
Mùa xuân năm 1428, khởi nghĩa thắng lợi, Nguyễn Trãi khẳng định:
“Xã tắc từ đây bền vững Giang sơn từ đây đổi mới”
2.8. Sử dụng kiến thức liên môn về xã hội để HS nắm rõ thêm về di tích Văn Miếu Quốc Tử giám (kèm hình ảnh)
Quần thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu Quốc Tử Giám và vườn Giám, trong đó kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học.
Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước, là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc, nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
→ Văn Miếu Quốc Tử giám là biểu tượng của nền giáo dục lâu đời của dân tộc Việt Nam.
2.9. Sử dụng kiến thức Văn học để dẫn chứng cho sự phát triển phong phú của nền Văn học thế kỉ X-XV
- Bài thơ “Nam quốc sơn hà”:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
- “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm…”.
- “Phú sông Bạch Đằng” (Bạch Đằng giang) của Trương Hán Siêu:
….Thế nhưng: Trời cũng chiều người, Hung đồ hết lối!
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi Đến nay tuy nước sông chảy hoài
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi
Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn Rồi vừa đi vừa ca rằng:
“Sông Đằng một dải dài ghê,
Luồng to song lớn dồn về biển Đông”
- Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” - Nguyễn Trãi:
“Ngày mười tám trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu Ngày hăm lăm, Bá tước Lương Minh bại trận tử vong Ngày hăm tám, Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn ….Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông….”
3.0. Kiến thức liên môn về kiến trúc – điêu khắc, nghệ thuật sân khấu… giúp HS hình dung được sự phát triển phong phú của nghệ thuật thế kỉ X-XV:
- Kiến thức về kiến trúc – điêu khắc (kèm hình ảnh): chùa Một Cột là một công
trình kiến trúc độc đáo, toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá, tạo dáng như một bông sen vươn lên từ mặt ao. Ao hình vuông là biểu tượng cho đất, ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả - lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch.
Chỉ ở Việt Nam mới có chùa Một Cột, thể hiện nét kiến trúc đặc sắc và tài năng sáng tạo của cha ông cách đây gần 10 thế kỉ. Chùa được xây dựng 1049 (còn gọi là chùa Diên Hựu). Tương truyền, vua Lý Thái Tông nằm mộng được Phật bà dắt lên toà sen ngự toạ, vua kể lại cho quần thần nghe, họ cho là điềm
gở bèn khuyên vua cho xây dựng một ngôi chùa như hình bông sen nở trên mặt nước. Chùa được đặt trên cột đá cao 20m, làm bằng gỗ, với hệ thống vững chắc.
- Các kiến thức về nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xiếc: thời Đinh, nước ta đã có đoàn xiếc. Họ biểu diễn rất điêu
luyện: xây lầu phi vân cao 20 thước, dựng một cây cao ở giữa lầu; họ tết vỏ gai làm dây chảo dài 136 thước đường kính rộng 2 tấc, lấy mây quấn ngoài rồi trộn hai đầu dây xuống đất, phần giữa của dây gác lên cây; nghệ sĩ Thượng Kỵ đứng trên dây, chạy ba bốn lần đi đi lại lại mà không ngã….; nghệ sĩ Thượng Câu vỗ tay nhảy nhót la hét, vỗ đùi, vỗ bụng hoặc cưỡi ngựa phi nhanh, cúi mình xuống lấy vạt đất mà không ngã…..
+ Nghệ thuật múa rối: thời Lý - Trần đã thịnh lắm. Năm 1290 sứ Nguyên sang
nước ta đã được vua Trần cho dự buổi biểu diễn múa rối điều khiển bằng que. Nhưng nổi tiếng nhất là nghệ thuật múa rối nước. Ngày trung thu và ngày tết, trên sông Hồng có tổ chức hội đua thuyền. Nhân đó vua quan và nhân dân còn được xem biểu diễn múa rối ngoài trời. Rùa lội lù rờ trên mặt nước, lộ vân trên vỏ và xoải bốn chân, chuyển mắt nhìn lên bờ, miệng thì phun nước lên bến. Rùa quay đầu hướng ngai vua cúi đầu chào...
+ Sân khấu chèo tuồng: thời Đinh, tiếng trống chèo đã làm rộn ràng lòng dân.
Bấy giờ chèo chưa có tích truyện rõ ràng. Dân chủ yếu đi nghe hát chèo với một số làn điệu dân ca, cổ vũ những câu pha trò và điệu bộ của mấy chú hề.
Chú hề Liêu Thủ Tâm đã từng làm vui cho thời Lê Long Đĩnh ở Hoa Lư. Thời Lý nuôi hàng trăm nghệ sĩ chèo, tuồng chuyên nghiệp. Kỉ niệm ngày sinh của Lý Thái Tông, năm 1028 vua sai dựng 5 ngọn núi giả bằng tre, trên núi làm những hình tiên bay, chim, thú. Lưng chừng núi có hình rồng vây quấn cắm cờ, treo vàng ngọc. Các nghệ sĩ chèo tuồng đứng trên núi thổi sáo, ca múa làm vui. Năm 1182, các nghệ sĩ chèo tuồng đã diễn trò đả kích thói lộng quyền của tên thái sư Đỗ An Thuận.
+ Sân khấu ca múa nhạc: có hàng trăm làn điệu do nhân dân sáng tạo như quan
họ Bắc Ninh, hát Dậm Hà Nam, hát ghẹo Phú Thọ, hát Ả đào, hát trống quân... đều được lưu hành từ thời Lý - Trần.
Trong cung đình âm nhạc cũng phát triển. Lý Nhân Tông sáng tác nhiều bản nhạc, Trần Nhật Duật cũng là người giỏi nhạc... ngoài ra còn có các loại đàn tì bà, đàn tranh, đàn nguyệt, nhị, sáo, tiêu, phách, xen, mõ, trống cơm....
Ca nhạc thường gắn liền với múa, ca múa thời Lý - Trần vô cùng phát triển. Hình ảnh của các cô gái Việt chít khăn mặc váy, thắt đáy lưng ong đang say sưa trong các vũ điệu múa vô cùng uyển chuyển.
3. Phụ lục 3: Đề kiểm tra, đáp án trước tác động.
ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG (Thời gian: 15 phút)
Hãy phân tích những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)?
ĐÁP ÁN
1. Những chuyển biến về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Công cụ bằng sắt phổ biến trong sản xuất → diện tích mở rộng. + Công cuộc khai hoang, mở rộng thêm diện tích…đẩy mạnh. + Công trình thủy lợi mở mang.
→ Năng suất lúa tăng hơn trước. - Thủ công nghiệp:
+ Nghề rèn, khai thác vàng, bạc → đẩy mạnh.
+ Một số nghề mới: làm giấy, làm thủy tinh, gia công đồ trang sức … - Giao thông mở rộng giữa các vùng → thương mại phát triển.
Kinh tế phát triển hơn thời kì trước
2. Những chuyển biến về văn hóa – xã hội:
- Văn hóa:
+ Gìn giữ các phong tục tập quán cổ truyền: nhuộm răng, ăn trầu, ở nhà sàn … + Tiếp nhận các yếu tố tích cực → “ Việt hóa “ nó thành cái của mình.