Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 100 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
100
Dung lượng
743,09 KB
Nội dung
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ THỊ QUYÊN TỘI PHẠM VÀ DẪN ĐỘ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ THỊ QUYÊN TỘI PHẠM VÀ DẪN ĐỘ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Bính HÀ NỘI - 2014 3 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn cha từng đợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đỗ Thị Quyên 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 8 1.1. Tội phạm hàng không quốc tế 8 1.1.1. Khái niệm tội phạm hàng không quốc tế 8 1.1.2. Khủng bố hàng không quốc tế 11 1.1.3. Đặc điểm của tội phạm hàng không quốc tế 16 1.1.4. Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ 17 1.1.5. Những quy định pháp luật về tội phạm xâm phạm an ninh hàng không dân dụng quốc tế 19 1.2. Một số vấn đề lý luận chung về dẫn độ tội phạm 26 1.2.1. Khái niệm dẫn độ 26 1.2.2. Đặc điểm của dẫn độ 29 1.2.3. Mục đích, căn cứ của dẫn độ 32 1.2.4. Đối tượng bị dẫn độ 33 1.2.5. Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự và dẫn độ để chấp hành hình phạt 35 1.3. Pháp luật Việt Nam về dẫn độ tội phạm 36 Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỘI PHẠM HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ DẪN ĐỘ LOẠI TỘI PHẠM NÀY 44 2.1. Những quy định về tội phạm trong lĩnh vực hàng không trong một số điều ước quốc tế 44 2.1.1. Công ước Tokyo năm 1963 về tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay 44 5 2.1.2. Công ước Lahay năm 1970 về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay 45 2.1.3. Công ước Montreal năm 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng 46 2.1.4. Nghị định thư Montreal năm 1988 về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại cảng hàng không dân dụng quốc tế 49 2.2. Thẩm quyền xét xử tội phạm hàng không quốc tế theo các điều ước quốc tế 50 2.2.1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền 50 2.2.2. Quy định về việc xác định thẩm quyền xét xử đối với tội phạm hàng không quốc tế trong các điều ước quốc tế về an ninh hàng không dân dụng 52 2.2.3. Những quy định về chế tài 54 2.2.4. Chế tài, biện pháp xử lý tội phạm hàng không dân dụng theo pháp luật Việt Nam 56 2.3. Quy định pháp luật về dẫn độ tội phạm trong lĩnh vực hàng không quốc tế 57 2.3.1. Nguồn của chế định dẫn độ tội phạm 57 2.3.2. Các nguyên tắc pháp luật về dẫn độ tội phạm 59 2.3.3. Cơ sở pháp lý của dẫn độ 62 2.3.4. Thủ tục dẫn độ người phạm tội 63 2.3.5. Các quy định đặc biệt liên quan đến thủ tục dẫn độ 69 2.3.6. Quy định về dẫn độ trong pháp luật một số quốc gia 72 2.3.7. Dẫn độ tội phạm hàng không quốc tế theo những quy định tại Điều ước quốc tế 73 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỘI PHẠM VÀ DẪN ĐỘ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ 75 3.1. Những quy định trong pháp luật Việt Nam về tội phạm hàng không quốc tế 75 6 3.2. Dẫn độ tội phạm xâm phạm an ninh hàng không dân dụng quốc tế. Thực tiễn tại Việt Nam 78 3.3. Sự cần thiết của việc gia nhập các điều ước quốc tế đa phương về an ninh hàng không; điều ước quốc tế về chống khủng bố nói chung và chống khủng bố hàng không dân dụng nói riêng 81 3.4. Một số kiến nghị và giải pháp 84 3.4.1. Tiếp tục đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế 84 3.4.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật quốc gia về tội phạm, dẫn độ tội phạm trong lĩnh vực hàng không quốc tế 84 3.4.3. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, phổ biến các quy định về an ninh hàng không tại các càng hàng không 86 3.4.4. Hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực; trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới 86 3.4.5. Tăng cường quản lý chặt chẽ vũ khí, vật liệu nổ 87 3.4.6. Thành lập lực lượng Cảnh sát hàng không dân dụng có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho tàu bay và các chuyến bay 87 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của mỗi quốc gia đã phát sinh yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Song bên cạnh mặt tích cực còn có những mặt tiêu cực đó là việc nảy sinh một số loại tội phạm mới có tính chất ngày càng phức tạp, nguy hiểm, sử dụng những phương tiện phạm tội hiện đại với nhiều phương thức, thủ đoạn mới hết sức tinh vi. Đặc biệt là những hành vi phạm tội trong lĩnh vực hàng không quốc tế như: hành vi đe dọa đặt bom, mìn, vũ khí sinh học và hóa học trên tàu bay đang bay; các hành vi phá hoại tàu bay, cảng hàng không, sân bay gây thiệt hại vô cùng to lớn về người, tài sản và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng không dân dụng quốc tế. Trước tình hình đó, nhằm ngăn chặn, trừng trị những hành vi phạm tội cũng như ngăn chặn người phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự hoặc trốn tránh việc thi hành án của người phạm tội, các quốc gia trên thế giới đã nhanh chóng thiết lập một khung pháp luật quốc tế nhằm mục đích ngăn chặn và trừng trị một cách có hiệu quả loại tội phạm này. Các điều ước quốc tế đa phương và song phương tạo cơ sở pháp lý để các quốc gia cùng nhau hợp tác, hỗ trợ nhau trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm trong lĩnh vực hàng không quốc tế nói riêng. Bên cạnh đó, các quốc gia đã cùng nhau ký kết những Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự có những quy phạm quy định về vấn đề dẫn độ tội phạm và Hiệp định về dẫn độ tội phạm riêng biệt nhằm mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc đấu tranh, ngăn ngừa và trừng trị kẻ phạm tội. Đối với Việt Nam, cùng với việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quốc gia, Việt Nam đã ký kết một số điều ước quốc tế đa phương liên 8 quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực hàng không quốc tế. Một trong những quy định quan trọng trong những điều ước đó chính là việc quy định những hành vi phạm tội, trách nhiệm của các nước thành viên trong việc xử lý người phạm tội, xác định thẩm quyền xét xử đối với tội phạm hàng không quốc tế và vấn đề dẫn độ loại tội phạm này. Để thực thi có hiệu quả, tạo khung pháp lý thuận lợi hơn cho việc dẫn độ tội phạm hàng không quốc tế, Việt Nam đã ký kết với các quốc gia những Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, Hiệp định về dẫn độ tội phạm. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng làm cơ sở cho việc thực hiện hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực hàng không quốc tế giai đoạn hiện nay. Trước yêu cầu cải cách tư pháp và hợp tác quốc tế, việc nhận thức thống nhất về vấn đề tội phạm xâm phạm an ninh hàng không quốc tế và vấn đề dẫn độ tội phạm là cần thiết khách quan không chỉ với người nghiên cứu lý luận về khoa học pháp lý mà còn đối với những người làm công tác thực tiễn áp dụng pháp luật. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài "Tội phạm và dẫn độ tội phạm trong lĩnh vực hàng không quốc tế" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Hợp tác quốc tế về vấn đề dẫn độ tội phạm trong tố tụng hình sự là vấn đề quan trọng và nhạy cảm, đã được một số nhà luật học ở trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu như: Trên bình diện quốc tế, trên thế giới đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu có đề cập đến vấn đề dẫn độ của các tác giả có uy tín lớn trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Các công trình tiêu biểu đã được xuất bản thành sách, giáo trình, sách chuyên khảo hoặc những bài viết được công bố trên các tạp chí khoa học pháp lý như: André (1880), "Nghiên cứu về các điều kiện dẫn độ", nhà xuất bản L.Larose; Maurice Violet (1898), "Thủ tục dẫn độ, đặc 9 biệt tại lãnh thổ nước tị nạn", nhà xuất bản Giard & Brière; Charles Soldan (1882), "Dẫn độ tội phạm chính trị", Nhà xuất bản Thorin; Maulineau (1879), "Hậu quả pháp lý của dẫn độ", Nhà xuất bản F, Le Blanc - Hardel; Paul Bernard (1890), "Lý luận và thực tiễn dẫn độ", tái bản lần 2, Nhà xuất bản Duchemin; Ivan Anthony Shearer (1971), "Dẫn độ trong luật quốc tế", nhà xuất bản Manchester University Press Dobbs Ferry, N.Y; Oceana Publications Kalfat (1987), "Áp dụng các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia trong dẫn độ bị động", Luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật hình sự, Đại học Paris 2; Ducel (André) (1988), "Nghiên cứu so sánh thực tiễn dẫn độ của Pháp với các nước Anh - Mỹ", luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học Monpellier I; Ép. Ringel (1988), "Tội phạm chính trị trong pháp luật về dẫn độ", luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học Aix-Marseille; Ingeade (1988), "Chế độ pháp lý của dẫn độ trong khuôn khổ của Hội đồng Châu Âu", luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học Monpellier I; Gilbert.G (1991), "Luật dẫn độ và vấn đề quyền con người", Nhà xuất bản Martimes Nijhoff; Claudin DIB (2008), "Dẫn độ và trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và các giải pháp khả dĩ tại Canada", Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Quebec, Montreal, Canada. Ở Việt Nam, từ cuối thế kỷ XX đến nay đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu độc lập về tội phạm hàng không, về dẫn độ, về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, về hợp tác tương trợ tư pháp quốc tế nói chung và hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự nói riêng đã được công bố trong các cuốn sách chuyên khảo, tham khảo hoặc đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành khoa học pháp lý tiêu biểu là công trình của các tác giả: Nguyễn Ngọc Anh (2000), "Hoạt động dẫn độ tội phạm theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5; Dương Tuyết Miên (2006), "Vấn đề dẫn độ tội phạm", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10; Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Việt Hồng, Phạm Văn Công (2006), "Dẫn độ 10 những vấn đề lý luận và thực tiễn", Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội; Đào Thị Hà (2006), "Vấn đề dẫn độ trong pháp luật Việt Nam", luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Thủy (2007), "Một số vấn đề về dẫn độ tội phạm", Tạp chí Kiểm sát, số 16; Nguyễn Xuân Yêm (2000), "Dẫn độ tội phạm, tương trợ pháp lý về hình sự và chuyển giao phạm nhân quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Xuân Yêm (2000), "Dẫn độ tội phạm và tương trợ tư pháp hình sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ở Việt Nam", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1; Nguyễn Thị Mai Nga (2007), "Dẫn độ tội phạm và hoạt động tương trợ tư pháp của Viện kiểm sát trong giải quyết các vụ án ma túy có yếu tố nước ngoài", Tạp chí Kiểm sát, số 16; Nguyễn Ngọc Anh, Bùi Anh Dũng (2007), "Hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam", Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội; Chử Văn Dũng (2008), "Hoạt động INTERPOL trong thực hiện tương trợ tư pháp hình sự và dẫn độ tội phạm ở Việt Nam", luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân; Đại học Cảnh sát nhân dân (2009), "Hoạt động tương trợ tư pháp hình sự trong điều tra tội phạm có yếu tố nước ngoài của lực lượng cảnh sát nhân dân - Lý luận và thực tiễn", đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, mã số: BX-2008-T48-23; Nguyễn Giang Nam (2011), "Hoạt động tương trợ tư pháp hình sự và dẫn độ tội phạm trong điều tra tội phạm có yếu tố nước ngoài", luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân; Nguyễn Long, "Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Hà Nội, 2003; Công Vũ Phương, "Khủng bố quốc tế cơ sở pháp lý quốc tế ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế", Hà Nội, 2003; Nguyễn Thị Yên, "Khủng bố hàng không quốc tế là một loại hình khủng của khủng bố quốc tế", tạp chí Khoa học pháp luật, số 8/2002; Trần Nam Trung (2010), "Khủng bố hàng không trong luật quốc tế hiện đại, thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ Luật học, khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Văn Bính, "Vai trò của Liên hợp quốc trong đấu tranh chống [...]... luật về tội phạm hàng không quốc tế và vấn đề dẫn độ loại tội phạm này Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định pháp luật về tội phạm và dẫn độ tội phạm trong lĩnh vực hàng không quốc tế 13 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 TỘI PHẠM HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ 1.1.1 Khái niệm tội phạm hàng không quốc tế Trên cơ sở thực tiễn và dựa vào các công ước quốc tế về an ninh hàng không, ... dẫn độ tội phạm * Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau: - Làm sáng tỏ khái niệm về tội phạm và dẫn độ tội phạm; trình tự, thủ tục thực hiện việc dẫn độ tội phạm - Phân tích làm rõ sự hình thành và phát triển của quy định trong pháp luật quốc tế về vấn đề tội phạm và dẫn độ tội phạm trong lĩnh vực hàng không quốc tế 11 - Làm rõ quy định về tội phạm trong lĩnh vực. .. chuyên sâu và có hệ thống về tội phạm trong lĩnh vực hàng không quốc tế và vấn đề dẫn độ loại tội phạm này 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Trên cở sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu vấn đề tội phạm và dẫn độ tội phạm xâm phạm đến hoạt động hàng không dân dụng quốc tế trong các Điều ước quốc tế đa phương và những Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, Hiệp định về dẫn độ tội phạm, đề xuất... tội phạm hàng không quốc tế là các hành vi trái với các quy định của luật hàng không quốc tế và được điều chỉnh tại các điều ước quốc tế có liên quan tới an ninh hàng không quốc tế Còn khủng bố 21 hàng không quốc tế là các hành vi phải đáp ứng bốn điều kiện nêu trên, trong khi đó tội phạm hàng không quốc tế không nhất thiết phải đáp ứng Đến đây chúng ta có thể khẳng định rằng: Khủng bố hàng không quốc. .. dẫn độ tội phạm quốc tế và tội phạm xuyên quốc gia Mà tội phạm quốc tế là khái niệm chỉ hành vi đặc biệt nguy hiểm được quy định trong luật hình sự quốc tế xâm phạm sự tồn tại hòa bình và an ninh của nhân loại; tội phạm xuyên quốc gia được hiểu là tội phạm có các giai đoạn được thực hiện trên nhiều quốc gia khác nhau Như vậy, nếu khái niệm dẫn độ người phạm tội chỉ nhằm tăng cường phòng chống tội phạm. .. chấn động môi trường hàng không, làm mất niềm tin của con người vào sự an toàn của ngành hàng không dân dụng quốc tế Các quốc gia đều nhận thức được vấn đề này, vì vậy một trong những lĩnh vực mà cộng đồng quốc tế đã thành công nhất trong việc điều chỉnh bằng pháp luật quốc tế là phòng chống tội phạm khủng bố hàng không quốc tế, đảm bảo an ninh hàng không dân dụng quốc tế 1.1.3 Đặc điểm của tội phạm hàng. .. bố hàng không quốc tế đã được chú ý làm rõ Như vậy, khủng bố hàng không quốc tế cũng là tội phạm hàng không nhưng tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả thiệt hại của tội phạm này gây ra rất to lớn Thuật ngữ "khủng bố hàng không quốc tế" được sử dụng dùng để xác định tổng thể các hành vi khủng bố quốc tế được thực hiện nhằm chống lại và đe dọa an ninh của các hoạt động hàng không dân dụng quốc tế Thuật... phạm hàng không quốc tế, vấn đề lý luận cơ bản về dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật quốc gia cũng như thực tiễn ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế và pháp luật về dẫn độ của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam, về nguyên tắc của dẫn độ; phân biệt dẫn độ với các hình thức hợp tác quốc tế khác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; đối tượng, phạm vi và thủ tục dẫn độ Nhưng chưa có một... thực hiện trong mối quan hệ giữa quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu Quốc gia yêu cầu dẫn độ là quốc gia mà người bị yêu 34 cầu dẫn độ mang quốc tịch, quốc gia mà tội phạm xảy ra trên lãnh thổ hoặc quốc gia bị thiệt hại do tội phạm gây ra Còn quốc gia được yêu cầu dẫn độ là quốc gia nơi hiện diện thể nhân bị yêu cầu dẫn độ Trong khi đó, Tòa án hình sự quốc tế không phải tòa án của quốc gia yêu... của các quốc gia tiến hành 35 Thứ hai, dẫn độ chỉ được thực hiện khi có yêu cầu dẫn độ từ một quốc gia Nước mà người phạm tội mang quốc tịch, nước nơi hành vi phạm tội xảy ra, nơi tội phạm hoàn thành hoặc nước có quyền lợi bị tội phạm xâm phạm đều có quyền yêu cầu dẫn độ Tuy nhiên, việc chấp nhận dẫn độ hay không lại phụ thuộc vào nước được yêu cầu dẫn độ Nếu trường hợp, nhiều nước yêu cầu dẫn độ cùng . đề tội phạm và dẫn độ tội phạm trong lĩnh vực hàng không quốc tế. 12 - Làm rõ quy định về tội phạm trong lĩnh vực hàng không và những quy định dẫn độ loại tội phạm này trong pháp luật Việt. ĐỘ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ 75 3.1. Những quy định trong pháp luật Việt Nam về tội phạm hàng không quốc tế 75 6 3.2. Dẫn độ tội phạm xâm phạm an ninh hàng không dân. CHUNG 8 1.1. Tội phạm hàng không quốc tế 8 1.1.1. Khái niệm tội phạm hàng không quốc tế 8 1.1.2. Khủng bố hàng không quốc tế 11 1.1.3. Đặc điểm của tội phạm hàng không quốc tế 16 1.1.4.