Như vậy, bảo lưu điều ước quốc tế có những điểm khác với tuyên bố đơn phương của các quốc gia khi trở thành thành viên điều ước quốc tế như sau: Tuyên bố đơn phương của quốc gia thành
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN LAN NGUYÊN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Thanh Hà
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 4
1.1 Đặc điểm, cơ sở pháp lý của Bảo lưu điều ước quốc tế 4
1.1.1 Đặc điểm của bảo lưu điều ước quốc tế 5
1.1.2 Cơ sở pháp lý của bảo lưu điều ước quốc tế 10
1.2 Một số quy định về bảo lưu điều ước quốc tế 12
1.2.1 Điều kiện bảo lưu điều ước quốc tế 12
1.2.2 Thủ tục liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tế 16
1.2.3 Hệ quả của bảo lưu điều ước quốc tế 20
Chương 2: THỰC TIỄN BẢO LƯU ĐỐI VỚI MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ ĐA PHƯƠNG 25
2.1 Bảo lưu đối với quy định của một số điều ước quốc tế 25
2.1.1 Bảo lưu đối với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài (Công ước Newyork năm 1958) 25
2.1.2 Bảo lưu đối với quy định của công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng (Công ước rome 1961) 29
2.1.3 Bảo lưu đối với quy định của công ước quốc tế về các chất hướng thần 1971 34
2.1.4 Bảo lưu đối với quy định của Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 1979 42
2.1.5 Bảo lưu đối với quy định của Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT, 1984) 47
Trang 52.2 Nhận xét, đánh giá về bảo lưu điều ước quốc tế trong thực
tiễn quan hệ quốc tế 52
2.2.1 Một số quy định của điều ước quốc tế thường được bảo lưu 52
2.2.2 Tính tích cực và Tính hạn chế của bảo lưu điều ước quốc tế 55
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 60
3.1 Pháp luật Việt Nam về bảo lưu điều ước quốc tế 60
3.1.1 Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1989 60
3.1.2 Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 60
3.1.3 Quy định về bảo lưu điều ước quốc tế theo Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 62
3.2 Thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Việt Nam 63
3.3 Một số kiến nghị về bảo lưu điều ước quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 72
3.3.1 Hoàn thiện pháp luật về bảo lưu điều ước quốc tế 73
3.3.2 Nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế 75
3.3.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung điều ước quốc tế và các vấn đề liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tế 76
3.3.4 Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ký kết, thực hiện điều ước quốc tế và bảo lưu điều ước quốc tế 77
3.3.5 Thực hiện công tác thống kê các nội dung của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã bảo lưu 78
3.3.6 Tiếp tục nghiên cứu tham gia một số điều ước quan trọng và đề xuất bảo lưu phù hợp 78
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, các mối quan hệ giữa các nước ngày càng mở rộng, điều ước quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực quan hệ quốc
tế Ngoài ra, điều ước quốc tế còn là công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện các chính sách đối ngoại của các quốc gia
Về nguyên tắc, khi các quốc gia tham gia ký kết điều ước quốc tế đều thể hiện ý chí chấp nhận sự ràng buộc với toàn bộ nội dung của điều ước đó Tuy nhiên, trong một số điều ước quốc tế quan trọng, thông qua hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế đã cho phép các quốc gia không bị ràng buộc bởi một hoặc một số điều khoản của điều ước Hoạt động bảo lưu điều ước quốc
tế có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quốc gia khi tham gia vào một điều ước quốc tế, đây cũng là vấn đề tương đối nhạy cảm và phức tạp Nghiên cứu, tìm hiểu về bảo lưu điều ước quốc tế là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo lưu điều ước quốc tế là một vấn đề quan trọng trong quá trình tham gia vào quan hệ điều ước quốc tế Những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế được đề cập trong các bài giảng, sách chuyên khảo chủ yếu là một hoạt động bổ trợ Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện bảo lưu điều ước quốc tế đã có nhiều bài viết thể hiện, nhưng các vấn đề được trình bày chủ yếu là sự phân tích khái quát về vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế và hiện nay chưa có một công trình nào có
tính chất tổng quan về “Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Trang 7hiện đại” Do đó, đề tài này sẽ hệ thống một cách khoa học về các cơ sở lý
luận thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Việt Nam và một số nước trong một số điều ước quốc tế đa phương, đồng thời so sánh, đối chiếu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu có hệ thống các quy định của pháp luật về bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại: tìm hiểu các quy định của các điều ước quốc tế đa phương về bảo lưu điều ước quốc tế và những quy định về bảo lưu điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam Từ đó, chỉ ra một số điểm bất cập, hạn chế trong vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế
4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các quy định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế về bảo lưu điều ước quốc tế Cụ thể là: Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo lưu điều ước quốc tế trước khi ban hành Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005; Quy định
về bảo lưu điều ước quốc tế trong Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005; Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia; Công ước Viên 1986 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế và giữa tổ chức quốc tế với nhau Ngoài ra, luận văn còn đi sâu nghiên cứu về vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong một số công ước như: Công ước New york 1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài; Công ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Công ước về các chất hướng thần 1971; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 1979; Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người 1984
Trang 85 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và thực tế thực hiện về bảo lưu điều ước quốc tế để chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế của các quy định của pháp luật và thực tế thực hiện
Phương pháp so sánh, đối chiếu: đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để định hướng xây dựng luật; đối chiếu giữa pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế để chỉnh sửa cho phù hợp
6 Những điểm mới của luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật quốc tế, thực tiễn áp dụng của Việt Nam và một số nước nhằm:
Đưa ra phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo lưu điều ước quốc tế
Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế nói chung và ở Việt Nam nói riêng
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày thành 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về bảo lưu điều ước quốc tế
Chương 2: Thực tiễn bảo lưu đối với một số điều ước quốc tế đa phương Chương 3: Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo
lưu điều ước quốc tế ở Việt Nam
Trang 9Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
1.1 Đặc điểm, cơ sở pháp lý của Bảo lưu điều ước quốc tế
Quan hệ quốc tế ngày càng phát triển theo hướng vừa đa dạng, vừa cụ thể đã làm phong phú thêm các loại hình văn bản pháp lý quốc tế Điều ước quốc tế thực sự đã trở nên phổ biến trong sinh hoạt quốc tế, một phương tiện không thể thiếu và được áp dụng rộng rãi trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia vì lợi ích riêng, chung và vì lợi ích cộng đồng Điều ước quốc tế là loại nguồn cơ bản của luật quốc tế Quá trình tham gia kí kết và trở thành tổ chức thực hiện điều ước quốc tế không chỉ là quyền mà còn là nghĩa
vụ của các chủ thể luật quốc tế Vì vậy, trong hệ thống pháp luật quốc tế đã có những văn bản quan trọng quy định những vấn đề cơ bản về điều ước quốc tế
Cụ thể là công ước Viên về Luật điều ước quốc tế ngày 23/5/1969 (Công ước này chỉ áp dụng cho những điều ước quốc tế giữa các quốc gia) và Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế (kí tại Viên ngày 21/3/1986)
Hàng năm, mỗi quốc gia ký hàng trăm điều ước quốc tế nên việc tuyên
bố bảo lưu điều ước quốc tế là việc làm đương nhiên khi điều ước có hiệu lực với họ Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, bảo lưu của quốc gia khi tham gia ký, phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế là công việc vô cùng quan trọng
và cần thiết
Bảo lưu là việc tuyên bố đơn phương của quốc gia hoặc tổ chức quốc
tế nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số điều khoản của điều ước quốc tế đa phương khi áp dụng đối với quốc gia hoặc đối với tổ chức quốc tế [4]
Việc bảo lưu được thể hiện bằng văn bản dưới bất kỳ tên gọi nào khi ký
Trang 10kết thông qua văn bản điều ước, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế, hoặc khi gia nhập điều ước quốc tế Trường hợp bảo lưu liên quan đến kế thừa điều ước quốc tế thì áp dụng theo quy định trong Công ước Viên về kế thừa của các quốc gia đối với các điều ước quốc tế năm 1978
Từ thế kỷ XIX, chế đinh bảo lưu đã phổ biến trong luật quốc tế, nhưng đến thế kỷ XX, việc pháp điển hóa thành quy phạm thanh văn mới được thực hiện Trong các hội nghị, hội thảo quốc tế, vấn đề bảo lưu đã được đưa ra thảo luân rất nhiều.Chẳng hạn như tại Hội nghị của các quốc gia châu Mỹ Latinh
về luật điều ước năm 1938, các quốc gia tham dự đã bàn luận nhiều về chế định này, đặc biệt là sau khi Ủy ban Luật quốc tế bắt đầu pháp điển hóa luật điều ước Năm 1951, bảo lưu được ghi nhận trong kết luận tham vấn của Tòa
án quốc tế và năm 1952 bảo lưu được ghi nhận trong Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc, trong đó khẳng định rằng: bảo lưu chỉ được áp dụng đối với điều ước quốc tế đa phương Rất nhiều các vấn đề liên quan đến bảo lưu
đã được thảo luận tiếp theo vào các năm sau đó Việc bảo lưu được Tòa án quốc tế Liên hợp quốc xem là một chế định trong luật điều ước quốc tế và được ghi nhận trong công ước Viên năm 1969 (Điều 20) đã đánh dấu kết quả hoạt động thực tiễn của Tòa án quốc tế và của Ủy ban Luật quốc tế, đồng thời khẳng định sự phát triển tiến bộ của luật pháp quốc tế [4]
1.1.1 Đặc điểm của bảo lưu điều ước quốc tế
Hiện nay, có nhiều quan điểm và thực tiễn áp dụng khác nhau liên quan đến vấn đề bảo lưu tuy nhiên có thể nói Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và Công ước Viên 1986 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế được coi là nguồn pháp luật thành văn chủ yếu của luật quốc tế hiện hành
Tại điểm d, khoản 1, điều 2 Công ước Viên 1969 đã quy định:
Bảo lưu dùng để chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách viết
Trang 11hoặc tên gọi như thế nào, của một quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, nhằm qua
đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó [13, Điều 2]
Từ quy định này, có thể rút ra một số đặc điểm của bảo lưu điều ước quốc tế như sau:
- Bảo lưu điều ước quốc tế là một tuyên bố đơn phương
Bảo lưu điều ước quốc tế là một tuyên bố đơn phương chứ không phải
là một thỏa thuận mang tính song phương hay đa phương Bởi vì, với tư cách
là chủ thể tham gia vào điều ước quốc tế, khi ký, phê chuẩn, phê duyệt để trở thành thành viên của điều ước quốc tế, các quốc gia có thể đưa ra quan điểm của riêng mình một cách công khai đối với các vấn đề liên quan đến nội dung của điều ước quốc tế Qua tuyên bố bảo lưu, quốc gia thể hiện quan điểm của mình về việc loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng đối với quốc gia Ví dụ: Khi gia nhập Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Cu Ba bảo lưu Điều 22 về việc
sử dụng Tòa án Quốc tế giải quyết các bất đồng liên quan tới Công ước
- Chủ thể đưa ra bảo lưu là các thành viên của điều ước quốc tế
Chủ thể đưa ra bảo lưu điều ước quốc tế phải là thực thể tham gia vào những quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa
vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính các chủ thể đưa ra khi bảo lưu Bảo lưu điều ước quốc tế được tiến hành vào thời điểm quốc gia thực hiện các hành vi xác nhận sự ràng buộc với một điều ước Do đó, chỉ có các quốc gia thành viên mới có thể đưa ra bảo lưu để việc tham gia điều ước không gây bất lợi cho quốc gia trong quan hệ quốc tế đồng thời phù hợp với hoàn cảnh khách quan cũng như quan điểm, chính sách của quốc gia Phù hợp với mục đích của việc ký kết điều ước quốc tế và lợi
Trang 12ích của các quốc gia thành viên, luật điều ước quốc tế thừa nhận bảo lưu là quyền của các chủ thể khi tham gia ký kết điều ước quốc tế Việc vận dụng tốt quyền bảo lưu sẽ góp phần giúp các quốc gia thực hiện tốt nghĩa vụ điều ước với tư cách là thành viên của điều ước quốc tế đồng thời bảo đảm được quyền lợi của quốc gia
- Thời điểm đưa ra bảo lưu điều ước quốc tế
Đối với những bảo lưu được quốc gia đưa ra trước thời điểm thực hiện các hành vi ràng buộc với điều ước quốc tế, bảo lưu đươc thực hiện ngay khi đàm phán tại hội nghị hoặc khi soạn thảo, thông qua điều ước Trong trường hợp này bảo lưu thường được ghi nhận trong biên bản của kỳ họp và được gọi
là “bảo lưu trước” hoặc “bảo lưu sơ bộ” Hành động bảo lưu này chưa làm phát sinh hệ quả pháp lý
Đối với bảo lưu đưa ra trước thời điểm thực hiện các hành vi ràng buộc với điều ước quốc tế sẽ phải được chính thức khẳng định lại khi quốc gia biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước Trong trường hợp này, bảo lưu coi như được đề ra vào ngày mà bảo lưu đó được khẳng định
Ngoài ra, Tuyên bố bảo lưu còn được quốc gia đưa ra khi tiến hành biểu thị sự chấp nhận ràng buộc với một điều ước quốc tế Phụ thuộc vào quy định của mỗi điều ước quốc tế mà hình thức chấp nhận sự ràng buộc của quốc gia với một điều ước quốc tế có thể là ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập điều ước quốc tế Như vậy, thời điểm đưa ra bảo lưu điều ước quốc tế có thể là khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập
- Mục đích của bảo lưu điều ước quốc tế
Bảo lưu điều ước quốc tế nhằm loại trừ hay thay đổi hiệu lực của một hay một số điều khoản của điều ước Thông qua hoạt động bảo lưu mà các quốc gia thể hiện ý chí của riêng mình nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số điều khoản cụ thể của điều ước khi áp dụng và
Trang 13chỉ những tuyên bố nào làm phát sinh hệ quả pháp lý nêu trên thì mới được ghi nhận là tuyên bố bảo lưu Bảo lưu không phụ thuộc vào tên gọi hoặc hình thức thể hiện mà phụ thuộc vào nội dung và mục đích của nó
Như vậy, thực chất của hành vi bảo lưu điều ước quốc tế là việc giải thoát cho quốc gia ký kết khỏi nghĩa vụ thực thi một số điều khoản của điều ước do việc thực thi điều khoản đó dẫn tới khả năng gây bất lợi cho quốc gia thành viên Bảo lưu được đưa ra dưới hình thức tuyên bố đơn phương, tuy nhiên không phải tuyên bố đơn phương nào của quốc gia khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập điều ước quốc tế đều được coi là bảo lưu điều ước quốc tế Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, tuyên bố đơn phương là một hành vi pháp lý thể hiện quan điểm của riêng quốc gia một cách công khai đối với các vấn đề phát sinh Như vậy, bảo lưu điều ước quốc tế có những điểm khác với tuyên bố đơn phương của các quốc gia khi trở thành thành viên điều ước quốc tế như sau:
Tuyên bố đơn phương của quốc gia thành viên đưa ra nhằm làm sáng
tỏ một thuật ngữ, một quy định nào đó của điều ước quốc tế mà không nhằm loại bỏ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một số điều khoản của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia thì không được coi là bảo lưu Có thể coi đây là các tuyên bố giải thích điều ước quốc tế Tuy nhiên, sự giải thích này là giải thích không chính thức và không có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các quốc gia thành viên điều ước quốc tế Ví dụ: Ngày 9/6/2000, khi phê chuẩn Quy chế Rome về Tòa hình sự quốc tế (ICC), Pháp đã kèm theo văn kiện phê chuẩn một tuyên bố có nội dung: Một số quy định của điều 8 Quy chế đề cập đến việc sử dụng một số loại vũ khí bị cấm phải được hiểu là
vũ khí thông thường Điều 8 không điều chỉnh và cũng không cấm việc sử dụng vũ khí hạt nhân
Tuyên bố đơn phương của quốc gia thể hiện quan điểm của quốc gia
Trang 14về một vấn đề nào đó mà không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước quốc tế cũng không được coi là bảo lưu Ví dụ: Khi ký Công ước Viên năm
1969 về luật điều ước quốc tế, các quốc gia Algeria, Syria, Ma-rốc, Kuwait,
đã tuyên bố rằng sự tham gia của họ vào Công ước Vienna năm 1969 về luật điều ước quốc tế không bao hàm sự công nhận Nhà nước Israel, cũng như việc thiết lập quan hệ điều ước quốc tế với Israel Hoặc nhà nước Liên Xô gia nhập Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế với tuyên bố: Liên
Xô giữ cho mình quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ các lợi ích của chính mình, trong trường hợp các quốc gia khác không tuân thủ các điều khoản của Công ước này có liên quan đến lợi ích của Liên Xô [4]
Tuyên bố đơn phương của quốc gia nhằm hủy bỏ hay bãi bỏ điều ước quốc tế: Tuyên bố bảo lưu và tuyên bố hủy bỏ hay bãi bỏ điều ước quốc
tế đều là các tuyên bố thể hiện quan điểm cũng như thái độ của quốc gia thành viên đối với điều ước quốc tế mà quốc gia đã hoặc sẽ tham gia và đều dẫn tới những hệ quả nhất định Tuy nhiên, nếu như tuyên bố hủy bỏ hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế với mục đích loại trừ hoặc hủy bỏ toàn bộ hiệu lực của điều ước quốc tế đối với quốc gia đồng thời từ hoạt động này chấm dứt quan hệ điều ước giữa quốc gia đưa ra tuyên bố với tất cả các quốc gia thành viên khác thì bảo lưu có mục đích và hệ quả pháp lý khác Bản chất của bảo lưu không nhằm đưa ra các điều khoản bị bảo lưu ra khỏi nội dung của điều ước Về tổng thể quan hệ giữa các thành viên của điều ước sẽ thay đổi trong phạm vi có bảo lưu Sự thay đổi liên quan đến bảo lưu khác nhau tùy thuộc vào việc phản đối hoặc chấp nhận bảo lưu Từ việc phản đối bảo lưu do một quốc gia đưa ra có thể làm cho quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu không có quan hệ điều ước hoặc không áp dụng điều khoản bảo lưu trong quan hệ giữa hai bên, còn đối với các điều khoản còn lại quan hệ điều ước vẫn diễn ra bình thường
Trang 15Qua những phân tích trên, có thể thấy, để xác định một tuyên bố có phải là tuyên bố bảo lưu điều ước quốc tế hay không phải căn cứ bốn đặc điểm của bảo lưu điều ước quốc tế trong đó đặc biệt quan trọng là mục đích của việc đưa ra tuyên bố có nhằm loại bỏ hoặc thay đổi hiệu lực của một hay một số điều khoản của điều ước quốc tế hay không
1.1.2 Cơ sở pháp lý của bảo lưu điều ước quốc tế
Về phương diện pháp lý thì nguồn pháp luật chủ yếu hiện nay quy định
về vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế là Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và Công ước Viên năm 1986 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế
1.1.2.1 Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia
Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia (có hiệu lực ngày 27 tháng 1 năm 1980) là văn bản quan trọng nhất trong hệ thống văn bản pháp lý quốc tế quy định về bảo lưu điều ước quốc tế Sự ra đời của Công ước Viên năm 1969 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của điều ước quốc tế và Luật điều ước quốc tế Khác với nhiều công ước đa phương khác, Công ước Viên 1969 là khuôn mẫu của một điều ước quốc tế (nhìn từ phương diện hình thức), đồng thời có giá trị là luật của luật, khi các điều khoản trong nội dung của công ước được chủ thể luật quốc tế viện dẫn
để hình thành nên các điều ước quốc tế khác [1] Công ước Viên năm 1969
ra đời không chỉ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước mà đã góp phần làm rõ vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế Theo đó, lần đầu tiên bảo lưu điều ước quốc tế đã được pháp điển hóa một cách chi tiết, cụ thể cả về định nghĩa, các thủ tục cũng như hệ quả của việc bảo lưu Tuy nhiên, Công ước Viên năm 1969 không phải là khung pháp lý duy nhất điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện điều ước quốc tế phát sinh
Trang 16giữa các chủ thể luật quốc tế mặc dù Công ước đã bao trùm phần lớn các vấn
đề quan trọng trong lĩnh vực này
1.1.2.2 Công ước Viên 1986 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế và giữa tổ chức quốc tế với nhau
Việc ký kết Công ước Viên năm 1986 xuất phát từ yêu cầu thực tiễn quan hệ quốc tế khi mà các tổ chức quốc tế tham gia ngày càng nhiều vào các điều ước quốc tế Khi nhắc đến luật điều ước quốc tế cũng như vấn đề bảo lưu điều ước thường đề cập nhiều tới Công ước Viên năm 1969, tuy nhiên không thể phủ nhận được vị trí của Công ước Viên 1986, mặc dù Công ước này hiện nay chưa chính thức có hiệu lực vì chưa đủ số lượng quốc gia phê chuẩn (theo Điều 85 của công ước quy định rằng phải có 35 quốc gia phê chuẩn thì công ước mới có hiệu lực, nhưng đến nay công ước chỉ được phê chuẩn bởi 31 quốc gia và 12 tổ chức quốc tế) Mặc dù hiện nay Công ước Viên 1986 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia với tổ chức quốc tế và giữa tổ chức quốc tế với nhau chưa có hiệu lực nhưng chắc chắn trong tương lai công ước
sẽ là khung pháp lý quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia cũng như tổ chức quốc tế tham gia vào việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế nói chung cũng như bảo lưu điều ước quốc tế nói riêng
1.1.2.3 Các điều ước quốc tế quy định cụ thể về việc bảo lưu
Ngoài những quy định chung tại hai văn bản nói trên, thực tiễn hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế đã cho thấy có nhiều điều ước quốc tế quy định cụ thể về việc bảo lưu điều ước quốc tế trong chính nội dung của nó Các điều ước quốc tế thường quy định việc cho phép bảo lưu
và các thủ tục cụ thể đối với việc bảo lưu Trong thực tiễn thường có hai trường hợp quy định về vấn đề bảo lưu điều ước, đó là trường hợp điều ước
có điều khoản quy định về bảo lưu và trường hợp điều ước không có điều khoản quy định về bảo lưu:
Trang 17- Trường hợp thứ nhất, nếu điều ước quốc tế cho phép bảo lưu và chỉ được bảo lưu ở những điều khoản cụ thể thì những vấn đề bảo lưu sẽ tuân theo các quy định của chính điều ước quốc tế đó
Ví dụ: Điều 99 Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì các nước tham gia hay gia nhập Công ước này đều không có quyền đưa ra các bảo lưu riêng và nếu có bảo lưu thì chỉ bảo lưu trong các trường hợp mà Công ước cho phép
- Trường hợp thứ hai, nếu điều ước quốc tế không quy định về bảo lưu thì vấn đề bảo lưu sẽ được thực hiện trên các quy định của luật điều ước quốc
tế cụ thể là quy định của Công ước Viên năm 1969 và trong tương lai là cả Công ước Viên năm 1986
1.2 Một số quy định về bảo lưu điều ước quốc tế
1.2.1 Điều kiện bảo lưu điều ước quốc tế
Khi quốc gia thực hiện các hành vi ràng buộc với điều ước quốc tế như
ký, phê chuẩn, phê duyệt hay gia nhập điều ước quốc tế thì toàn bộ các quy định của điều ước được xem là có hiệu lực đối với quốc gia Tuy nhiên, quốc gia cũng có thể thay đổi hoặc loại trừ hiệu lực của một hay một số điều khoản của điều ước quốc tế Đối với các điều ước quốc tế đa phương, bảo lưu là một giải pháp pháp lý hữu hiệu để giải quyết hài hòa lợi ích riêng của mỗi quốc gia với lợi ích chung của tất cả các quốc gia tham gia điều ước Tuy nhiên, bảo lưu là một vấn đề rất phức tạp, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của các bên tham gia điều ước Do vậy, mặc dù bảo lưu là quyền không thể phủ nhận của các bên tham gia điều ước nhưng nó không phải là quyền tuyệt đối
mà có những hạn chế nhất định Hành động bảo lưu mà các quốc gia thành viên đưa ra không phải hành động nào cũng hợp pháp, có giá trị ràng buộc các bên tham gia điều ước mà các bảo lưu này chỉ có giá trị pháp lý khi thỏa mãn những điều kiện nhất định, không thuộc các trường hợp cấm, hạn chế bảo lưu
Trang 18Theo quy định tại Điều 19 Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc
tế giữa các quốc gia: Khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, một quốc gia có thể đề ra một bảo lưu, trừ khi:
- Điều ước đó ngăn cấm việc bảo lưu;
- Điều ước đó quy định rằng chỉ có thể có những bảo lưu cụ thể, nhưng bảo lưu của quốc gia không nằm trong số đó;
- Bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước; Qua thực tiễn bảo lưu của các chủ thể luật quốc tế và căn cứ vào các quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia, một bảo lưu sẽ được coi là hợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, bảo lưu chỉ được đặt ra đối với điều ước quốc tế đa phương
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về bảo lưu Có nhiều ý kiến tranh luận nên quy định chế định này cho loại điều ước quốc tế nào là phù hợp? Theo giáo sư M.Iasin (Irắc) thì bảo lưu chỉ đúng với điều ước đa phương vì nó phù hợp với Điều 2 Công ước Viên 1969 còn đối với điều ước song phương thì điều đó chỉ có nghĩa là một đề nghị mới mà không thể xem đó là một bảo lưu Giáo sư R.Ago (Ý) cũng có quan điểm tương tự khi Ông cho rằng không nên áp dụng bảo lưu đối với điều ước song phương kể cả khi nó được các bên điều ước thể hiện bằng các cách thức khác nhau [4] Mặc dù công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc
tế giữa các quốc gia không phân biệt cũng như không chỉ ra bảo lưu được áp dụng cho loại điều ước quốc tế nào, nhưng rõ ràng vấn đề bảo lưu chỉ đặt ra đối với các điều ước quốc tế đa phương mà không áp dụng đối với điều ước quốc tế song phương Bởi vì:
- Điều ước quốc tế song phương là kết quả của quá trình đàm phán mà mỗi quốc gia đều có thể đưa ra những bảo lưu của mình dưới dạng các đề nghị và những đề nghị này đòi hỏi các quốc gia phải tiếp tục đàm phán, thỏa
Trang 19thuận Vì vậy, khi ký, phê chuẩn hay phê duyệt điều ước quốc tế song phương, việc bảo lưu do một quốc gia đưa ra sẽ được hiểu là một đề nghị mới Trong trường hợp này, các quốc gia phải tổ chức đàm phán, thỏa thuận lại nếu không điều ước quốc tế không thể được ký phê chuẩn hay phê duyệt
- Điều ước quốc tế song phương chỉ liên quan và ràng buộc lợi ích giữa hai bên ký kết Bất kỳ bảo lưu từ bên nào cũng có thể gây phương hại tới lợi ích của bên kia Hai bên có nghĩa vụ phải tôn trọng và thực hiện các thỏa thuận đã đạt được
Với phân tích nêu trên có thể thấy bảo lưu chỉ có thể đặt ra đối với điều ước quốc tế đa phương Việc bảo lưu được đặt ra trong những trường hợp nào với nội dung và điều kiện như thế nào lại phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể được quy định tại điều ước quốc tế
Thứ hai, bảo lưu phải phù hợp với những quy định trong điều ước quốc tế
Mỗi điều ước khác nhau lại có những quy định khác nhau về bảo lưu,
có điều ước cho phép bảo lưu, cũng có điều ước cấm bảo lưu hoặc hạn chế bảo lưu, quốc gia thành viên chỉ được bảo lưu trong phạm vi những điều khoản mà điều ước quốc tế đã giới hạn trước
- Với điều ước quốc tế đa phương chỉ cho phép bảo lưu một số điều khoản nhất định thì quốc gia thành viên chỉ được đưa ra bảo lưu đối với điều
khoản mà điều ước cho phép Xét trong thực tiễn hoạt động ký kết điều ước
quốc tế thì phần lớn các điều ước quốc tế quy định về việc cho phép bảo lưu một hoặc một số điều khoản nhất định Theo đó các quốc gia khi thực hiện các hành vi ràng buộc với điều ước quốc tế có thể đưa ra bảo lưu đối với điều khoản đó Quốc gia đưa ra tuyên bố bảo lưu sẽ không bị ràng buộc bởi những điều khoản mà họ đã bảo lưu cho dù quốc gia thành viên khác phản đối hay chấp thuận Ví dụ: Điều 32 Công ước về các chất hướng thần 1971, không cho phép có sự bảo lưu nào khác ngoài những bảo lưu phù hợp với quy định
tại khoản 2,3,4 của Điều 32
Trang 20- Với điều ước quốc tế đa phương, có điều khoản cấm bảo lưu thì quốc gia muốn trở thành thành viên của điều ước đó phải tuân thủ toàn bộ điều ước Nếu quốc gia không có khả năng thực hiện dù chỉ một hay một số điều khoản thì họ cũng không thể là thành viên của điều ước Trên thực tế, có một số điều ước quy định về việc cấm bảo lưu Ví dụ: Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế tại Điều 40 có quy định:
“Không chấp nhận việc bảo lưu đối với Công ước” Công ước không chấp
nhận bảo lưu, có nghĩa là việc phê chuẩn hoặc tham gia Công ước đòi hỏi quốc gia phải có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các điều khoản của Công ước Nếu Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế không cấm bảo lưu thì rất có thể việc thực hiện quyền bảo lưu của các quốc gia thành viên sẽ phá vỡ tính toàn vẹn của Công ước Với quy định tại Điều 40 của Công ước, các quốc gia muốn trở thành thành viên Công
ước thì phải tuân thủ toàn bộ điều ước mà không được phép bảo lưu
- Thứ ba, bảo lưu phải phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước
quốc tế
Điều ước quốc tế ra đời là nhằm hướng tới đối tượng và thực hiện mục đích đã đặt ra Những bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước đương nhiên không có hiệu lực Các điều ước quốc tế có đối tượng
và mục đích điều chỉnh không giống nhau vì vậy để đánh giá bảo lưu như thế nào là không phù hợp thì phải xem xét trong từng trường hợp cụ thể
Khi phân tích về tính pháp lý của bảo lưu K.Zemanek đã nhấn mạnh
rằng: “Bảo lưu sẽ vô nghĩa nếu nó không phù hợp với đối tượng và mục đích
của điều ước và khi đó việc phản đối bảo lưu này là đúng” [3] Ví dụ như tại
khoản 2 Điều 20 của Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965(Công ước được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia
ký, phê chuẩn theo Nghị quyết số 2106 A (XX) ngày 21/12/1965 của Đại Hội
Trang 21đồng Liên Hợp Quốc và có hiệu lực từ ngày 4/1/1969, căn cứ theo Điều 19)
đã quy định rõ việc bảo lưu của quốc gia sẽ không được chấp nhận nếu việc bảo lưu không thích hợp với đối tượng và mục đích của Công ước và những bảo lưu có tác động làm hạn chế công việc của bất cứ cơ quan nào được lập ra bởi Công ước Đồng thời, việc xem xét một bảo lưu được coi là không thích hợp hoặc bị coi là cản trở các cơ quan được lập ra bởi Công ước nếu ít nhất 2/3 số quốc gia thành viên của Công ước phản đối
Như vậy, bảo lưu được coi là hợp pháp khi nó không trái với quy định của chính điều ước quốc tế đó Nếu điều ước quốc tế không quy định thì việc bảo lưu là hợp pháp khi không trái với quy định của Luật điều ước quốc tế
1.2.2 Thủ tục liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tế
Với các điều ước quốc tế đa phương cho phép bảo lưu, có quốc gia bảo lưu, có quốc gia chấp nhận bảo lưu, lại có quốc gia phản đối bảo lưu….Nếu không có những quy định hay thỏa thuận trước về cách thức, trình tự, thủ tục tiến hành bảo lưu thì giữa các bên rất có thể xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp xung quanh vấn đề này Với điều ước quốc tế có quy định về thủ tục bảo lưu thì các quốc gia thành viên tiến hành bảo lưu phải theo quy định của điều ước quốc tế đó Nếu điều ước không có quy định thì quốc gia thành viên sẽ tiến hành thỏa thuận về trình tự, thủ tục bảo lưu Các quốc gia có thể thỏa thuận bảo lưu được thể hiện bằng bất cứ hình thức nào, miễn là không trái với nguyên tắc và quy phạm chung của luật quốc tế Trường hợp khi các bên không có bất kỳ thỏa thuận nào khác và nếu các bên đều là thành viên của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia hoặc thể hiện rõ sự chấp thuận áp dụng Công ước như một tập quán quốc tế thì trình
tự, thủ tục bảo lưu sẽ được thực hiện theo quy định của Công ước này Cụ thể:
- Thủ tục bảo lưu
Với điều ước quốc tế cho phép bảo lưu, khi quốc gia tham gia điều ước
Trang 22và thực hiện hành vi bảo lưu một hay một số điều khoản của điều ước thì phải tuân thủ thủ tục bảo lưu Theo điều 23 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia, tuyên bố bảo lưu của quốc gia phải được lập thành văn bản và thông báo cho các quốc gia thành viên khác của điều ước Một bảo lưu được nêu ra vào thời điểm ký một điều ước là đối tượng cần được phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt, sẽ phải được quốc gia đề ra bảo lưu chính thức khẳng định khi quốc gia đó biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước Trong trường hợp này, bảo lưu coi như được đề ra vào ngày mà bảo lưu đó được khẳng định
- Thủ tục chấp thuận, phản đối bảo lưu
Khi một quốc gia đưa ra bảo lưu đối với một số điều khoản nhất định của điều ước quốc tế, các quốc gia thành viên khác có thể chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu Chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu là hành vi thể hiện quan điểm, thái độ của quốc gia thành viên khác đối với bảo lưu của quốc gia đưa ra bảo lưu trong một điều ước quốc tế đa phương Xuất phát từ lập trường quan điểm, lợi ích khác nhau mà có quốc gia thành viên chấp thuận bảo lưu nhưng cũng có quốc gia phản đối bảo lưu Việc chấp thuận hay phản đối bảo lưu cũng cần phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định để quốc gia đưa ra bảo lưu có thể biết thái độ của các quốc gia khác một cách công khai, rõ ràng
Theo quy định tại Điều 20 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia:
Một bảo lưu được một điều ước rõ ràng cho phép thì không cần được các quốc gia ký kết chấp thuận, trừ khi điều ước quy định việc chấp thuận này
Khi số lượng quốc gia tham gia đàm phán có hạn cũng như theo đối tượng và mục đích của điều ước, mà việc thi hành toàn bộ điều ước giữa tất cả
Trang 23các bên là một điều kiện chủ yếu của việc đồng ý nhận sự ràng buộc các điều ước của mỗi bên thì một bảo lưu cần phải được tất cả các bên chấp nhận
Khi một điều ước là một văn kiện về việc thành lập một tổ chức quốc
tế thì một bảo lưu đòi hỏi có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức này, trừ khi điều ước có quy định khác
Với các bảo lưu còn lại, nếu điều ước quốc tế không có quy định, các bên không có thỏa thuận khác, bảo lưu sẽ có giá trị khi ít nhất có một quốc gia
ký kết khác chấp thuận bảo lưu đó
Ngoài công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia, một số điều ước quốc tế khác cũng quy định về thủ tục chấp thuận và phản đối bảo lưu Ví dụ: Quy định về bảo lưu trong Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ) là một ví dụ thực tế cho trường hợp này Theo đó, tại Điều 72 Hiệp định TRIPS
có quy định như sau: “Những bảo lưu liên quan đến bất kỳ quy định nào của
Hiệp định này đều không được ghi nhận nếu không được tất cả các Thành viên khác nhất trí” Quy định về bảo lưu này tưởng chừng như là một quy
định mở, nhưng thực ra lại là một quy định đóng, vì rõ ràng việc được tất cả các quốc gia thành viên khác chấp thuận bảo lưu là điều rất khó có thể xảy ra Với quy định này, Hiệp định TRIPS đã hạn chế quyền bảo lưu của các quốc gia tham gia [24]
Về hình thức, Tuyên bố chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu phải được thực hiện bằng văn bản và thông báo cho các quốc gia liên quan giống như tuyên bố bảo lưu Tuy nhiên, Tại Công ước Viên năm 1969 đã quy định:
“Việc chấp thuận rõ ràng một bảo lưu hoặc phản đối một bảo lưu không cần phải khẳng định lại nếu đã được đưa ra trước khi có sự khẳng định bảo lưu đó” [13, Điều 23, Khoản 3] Quy định này là hợp lý vì mục đích của tuyên bố
chấp thuận hay phản đối bảo lưu là nhằm thể hiện quan điểm của quốc gia
Trang 24thành viên đối với nội dung của chính bảo lưu đó, việc khẳng định lại sẽ là không cần thiết
Bên cạnh đó, việc chấp thuận một bảo lưu có thể được thể hiện bằng
sự im lặng Một bảo lưu coi như được một quốc gia chấp thuận nếu quốc gia này không đưa ra phản đối bảo lưu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của điều ước, nếu hành vi này xảy ra sau ngày bảo lưu được đề ra [13, Điều 20, khoản 5]
- Thủ tục rút bảo lưu, rút phản đối bảo lưu
Phù hợp với nguyên tắc Pacta sunt servanda trong hoạt động thực hiện điều ước quốc tế, luật quốc tế quy định theo hướng luôn khuyến khích các quốc gia tham gia điều ước quốc tế nỗ lực, tận tâm thực hiện các cam kết của mình Do vậy, khác với bảo lưu, việc rút bảo lưu, rút phản đối bảo lưu được Điều 22 Công ước Viên năm 1969 quy định theo hướng mở, tạo điều kiện cho quốc gia tiếp tục thực hiện điều khoản đã cam kết, theo đó: Nếu điều ước quốc tế không có quy định khác hoặc không có sự thỏa thuận nào khác thì bất
cứ lúc nào quốc gia thành viên điều ước quốc tế cũng có thể rút một bảo lưu, rút một phản đối bảo lưu Việc rút bảo lưu này không cần có sự đồng ý của quốc gia đã chấp thuận bảo lưu Việc rút một bảo lưu chỉ có hiệu lực đối với một quốc gia ký kết khác khi quốc gia này nhận được thông báo rút bảo lưu Tương tự như vậy, việc rút một phản đối bảo lưu chỉ có hiệu lực khi quốc gia đưa ra bảo lưu nhận được thông báo rút phản đối bảo lưu
Vì bảo lưu làm ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước quốc tế do đó quốc gia rút bảo lưu cần thông báo cho các bên điều ước biết, tránh trường hợp các bên điều ước vi phạm các điều khoản bảo lưu do không biết quốc gia
đã rút bảo lưu Ví dụ: Trước đây, Liên Xô đã rút bảo lưu không công nhận quyền tài phán bắt buộc của tòa án quốc tế đối với các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948
Trang 25Nếu điều ước quốc tế không có quy định gì khác thì việc rút bảo lưu sẽ
có hiệu lực sau khi các quốc gia nhận được thông báo về việc rút bảo lưu Trong trường hợp cần thiết do rút bảo lưu nên các quốc gia cần một khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh pháp luật quốc gia cho phù hợp với điều ước Tuy nhiên, giai đoạn này không cần thiết phải kéo dài do đã có dự báo khi ký điều ước quốc tế Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, việc rút bảo lưu thường ít khi diễn ra
Như vậy, các hành vi pháp lý về đồng ý hoặc phản đối bảo lưu, rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu phải được thể hiện bằng văn bản (trong trường hợp đồng ý bảo lưu, có thể thể hiện qua sự im lặng) và nếu bảo lưu được thực hiện khi phê chuẩn, phê duyệt hoặc khi ký điều ước thì hiệu lực pháp lý phát sinh sau khi các quốc gia thực hiện xong các hành vi pháp lý này
Dưới góc độ pháp luật quốc gia, việc đưa ra các tuyên bố liên quan đến bảo lưu là công việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước (quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ ) vì nó gắn liền với lợi ích quốc gia Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua hoặc công nhận hiệu lực của điều ước quốc tế đối với quốc gia mình thì cũng có quyền thông qua các tuyên bố liên quan đến bảo lưu và phản đối bảo lưu
1.2.3 Hệ quả của bảo lưu điều ước quốc tế
Đối với các trường hợp bảo lưu hợp pháp, xét về bản chất, bảo lưu không nhằm đưa các điều khoản bị bảo lưu ra khỏi nội dung của một điều ước nhưng về tổng thể bảo lưu có tác động nhất định tới quốc gia đưa ra bảo lưu
và các quốc gia thành viên khác của điều ước quốc tế Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia thì tác động của bảo lưu đối với hiệu lực của điều ước quốc tế và của điều khoản bị bảo lưu như sau:
Trang 26- Thứ nhất, trong quan hệ giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia
chấp thuận bảo lưu:
Theo quy định của Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia, quốc gia chấp thuận bảo lưu ở đây được hiểu là các quốc gia sau:
+ Quốc gia đưa ra tuyên bố rõ ràng về việc chấp thuận bảo lưu;
+ Quốc gia không đưa ra phản đối bảo lưu trong thời hạn 12 tháng kể
từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu;
+ Tất cả các quốc gia thành viên khác của điều ước quốc tế quy định rõ ràng về việc cho phép bảo lưu;
+ Tất cả các quốc gia thành viên khác của điều ước quốc tế quy định về việc thành lập một tổ chức quốc tế và tuyên bố bảo lưu đã được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chấp thuận
Trong mối quan hệ giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia chấp thuận bảo lưu, bảo lưu chỉ tác động đến hiệu lực của điều khoản bị bảo lưu trong chừng mực xác định mà bảo lưu đã nêu ra Bảo lưu không làm ảnh hưởng đến các điều khoản khác của điều ước quốc tế Tùy thuộc vào tuyên bố bảo lưu
mà hiệu lực của điều khoản bị bảo lưu bị ảnh hưởng theo các mức độ khác nhau, có thể là loại trừ hoàn toàn hiệu lực hoặc thay đổi hiệu lực của điều khoản bị bảo lưu đối với chính quốc gia đưa ra bảo lưu
Ví dụ: Trường hợp của Chi-lê khi phê chuẩn Công ước Viên năm 1969
về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia, Chi-lê chỉ đưa ra bảo lưu đối với khoản 1 và khoản 3 Điều 62 của Công ước Tuyên bố bảo lưu của Chi-lê không nhằm vào khoản 2 Điều 62 quy định về những trường hợp không được viện dẫn “sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh” làm lý do chấm dứt hiệu lực hoặc để rút khỏi một điều ước vẫn có hiệu lực ràng buộc đối với Chi-lê Như vậy, với tuyên bố bảo lưu của Chi-lê, Điều 62 chỉ bị loại trừ một phần hiệu lực thi hành đối với Chi-lê
Trang 27Cũng có trường hợp điều khoản bảo lưu bị loại trừ hoàn toàn hiệu lực thi hành, quốc gia đưa ra bảo lưu sẽ không chịu sự ràng buộc của toàn bộ điều khoản họ đã bảo lưu, như trường hợp Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam bảo lưu đối với điều 31 Công ước của Liên hợp quốc về các chất hướng thần năm
1971 -Điều 31 quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên bằng tòa án
Trong một số trường hợp phạm vi hiệu lực thi hành của điều khoản bị bảo lưu có thể thay đổi đối với quốc gia đưa ra bảo lưu Cụ thể, các quốc gia khi tham gia điều ước có thể đưa ra bảo lưu theo hướng mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi hiệu lực thi hành của điều khoản đó đối với mình Ví dụ như trường hợp Tuyên bố bảo lưu của Costa Rica đưa ra khi ký và khẳng định lại khi phê chuẩn Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia:
Đối với điều 27, đoàn đại biểu Costa Rica hiểu rằng “điều này đề cập đến văn
bản luật và dưới luật mà không phải là các quy định của Hiến Pháp” Thông
thường “các quy định của pháp luật trong nước” tại Điều 27 Công ước Viên
năm 1969 được hiểu là toàn bộ các quy định chứa đựng trong các văn bản pháp luật như Hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật… Tuy nhiên, với bảo lưu này, Costa Rica đã thu hẹp phạm vi hiệu lực thi hành của Điều 27 đối với
mình, theo đó “các quy định của pháp luật trong nước” không bao gồm các
quy định của Hiến pháp
Ngoài ra, trên thực tế tồn tại khá nhiều các bảo lưu mang đậm “màu sắc chính trị”, bảo lưu nhằm vào một, một số điều khoản cụ thể hoặc chỉ là các bảo lưu chung chung không nhằm vào một điều khoản cụ thể nào Đây là những bảo lưu mang tính nguyên tắc như trường hợp Guatemala đưa ra bảo lưu khi ký và khẳng định lại khi phê chuẩn Công ước Viên năm 1969:
“Nước cộng hòa Guatemala không chấp nhận bất kỳ quy định nào của Công ước có thể làm phương hại tới các quyền và yêu sách của Guatemala đối với
Trang 28lãnh thổ của Belize và Guatemala cho rằng làm như vậy là phù hợp với lợi ích quốc gia” [13]
Có thể nói, bảo lưu đã thể hiện ý chí chủ quan của quốc gia khi tham gia điều ước và được quốc gia kết ước chủ động thực hiện Khi tham gia điều ước quốc tế, quốc gia nhận thấy bất cứ quy định nào của điều ước mà họ không có khả năng thực hiện hoặc trái với lập trường, quan điểm, chính sách của nhà nước thì quốc gia đó có quyền đưa ra bảo lưu của mình… Tuy nhiên, bảo lưu đó có được coi là hợp pháp hay không thì còn phụ thuộc vào quy định
cụ thể của điều ước quốc tế có điều khoản bị bảo lưu và các quy định của pháp luật quốc tế
- Thứ hai, trong quan hệ giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia
phản đối bảo lưu:
Điều ước quốc tế được xây dựng trên cơ sở sự thống nhất về ý chí, dung hòa lợi ích của tất cả các chủ thể tham gia điều ước Do đó, khi một bảo lưu được thực hiện nhằm bảo vệ lợi ích, quan điểm của quốc gia bảo lưu thì rất có khả năng không phù hợp với lợi ích, quan điểm của quốc gia thành viên khác Vì vậy, các quốc gia thành viên này có quyền thể hiện quan điểm của mình trước bảo lưu của quốc gia đưa ra bảo lưu trong đó có việc phản đối bảo lưu Có thể thấy rằng, bảo lưu không chỉ tác động tới quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia chấp thuận bảo lưu mà còn tác động tới quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu Mối quan hệ của các quốc gia này sẽ diễn ra như sau:
+ Một quốc gia khi phản đối bảo lưu nhưng không ngăn cản điều ước
có hiệu lực giữa quốc gia đó và quốc gia đưa ra bảo lưu, thì những quy định
bị bảo lưu sẽ không được áp dụng giữa hai quốc gia này trong phạm vi những vấn đề bảo lưu [13, Điều 21, Khoản 3]
Theo quy định trên, bảo lưu sẽ dẫn tới hệ quả là trong quan hệ giữa
Trang 29quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu, cả hai bên đều không chịu sự ràng buộc của điều khoản bị bảo lưu Tuy nhiên, các điều khoản khác của điều ước quốc tế vẫn có hiệu lực thi hành đối với quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu
+ Tuy nhiên, cũng có trường hợp quốc gia phản đối bảo lưu không muốn có quan hệ điều ước đối với quốc gia đưa ra bảo lưu Khi đó, hệ quả dẫn tới là quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu sẽ không tồn tại quan hệ điều ước Theo điểm b, khoản 4, Điều 20 Công ước Viên năm
1969, việc một quốc gia ký kết khác phản đối bảo lưu sẽ không cản trở điều ước có hiệu lực giữa quốc gia phản đối bảo lưu và quốc gia đưa ra bảo lưu, trừ khi quốc gia phản đối bảo lưu đã bày tỏ rõ ý định ngược lại
- Thứ ba, trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên khác của điều ước:
Trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên khác của điều ước quốc tế
có điều khoản bị bảo lưu, tuyên bố bảo lưu sẽ không làm thay đổi quan hệ giữa các quốc gia này với nhau Các quốc gia vẫn có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ các quy định của điều khoản bị bảo lưu cũng như tất cả các điều khoản khác của điều ước quốc tế [13, Điều 21, Khoản 2]
Có thể nói,bảo lưu là quyền của quốc gia, có vai trò quan trọng tạo điều kiện cho quốc gia có thể tham gia vào điều ước quốc tế ở mức độ sâu rộng Nếu được sử dụng hợp lý, quyền bảo lưu sẽ phát huy vai trò gắn kết các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau, điều kiện hoàn cảnh khác nhau, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế phát triển Tuy nhiên, nếu các quốc gia sử dụng quyền bảo lưu một cách tùy tiện,phục vụ lợi ích riêng của quốc gia, phương hại tới lợi ích quốc gia khác thì khi đó quan hệ điều ước không những bị phá vỡ mà quan hệ giữa các quốc gia cũng có thể bị ảnh hưởng Do đó, quyền bảo lưu cần thiết được các quốc gia sử dụng một cách hợp lý, tuân thủ các quy định chung về bảo lưu được ghi nhận trong pháp luật quốc tế
Trang 30Chương 2
THỰC TIỄN BẢO LƯU ĐỐI VỚI MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ ĐA PHƯƠNG
2.1 Bảo lưu đối với quy định của một số điều ước quốc tế
2.1.1 Bảo lưu đối với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài (Công ước Newyork năm 1958)
2.1.1.1 Bảo lưu theo quy định của Công ước
Trong quan hệ thương mại quốc tế, các doanh nghiệp ưa thích việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh thông qua con đường trọng tài hơn tòa
án Lý do cho việc các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng trong tài để giải quyết các tranh chấp là vì có nhiều ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này, đó là tính linh hoạt cao hơn, thời gian giải quyết tranh chấp thông thường ngắn hơn so với hoạt động tố tụng của tòa án và đặc biệt phương thức này giúp các doanh nghiệp có thể đảm bảo được bí mật tranh chấp và tiếp tục duy trì các mối quan hệ hoạt động kinh doanh của mình
Tuy nhiên, việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đòi hỏi cơ chế hỗ trợ cho việc thực thi các phán quyết trọng tài, đặc biệt trong trường hợp quyết định của trọng tài của một nước được yêu cầu thực thi trên lãnh thổ của nước khác Chính vì lý do đó mà Ủy ban pháp luật thương mại của Liên Hợp Quốc đã soạn thảo Công ước về Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, thường được gọi tắt là Công ước New York 1958 (Tên tiếng anh là: Convention on the Recognition and Enforcement
of Foreign Arbitral Awards New York, 10 June 1958) Công ước này được thông qua vào ngày 10/6/1958 tại Newyork và có hiệu lực từ ngày 7/6/1959 Đến nay đã có 155 quốc gia là thành viên của Công ước
Trang 31Công ước New York 1958 bao gồm 16 điều, trong đó có 14 điều quy định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc xem xét công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại quốc gia mình Theo Công ước mỗi quốc gia phải đảm bảo việc thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của mình theo các quy tắc tố tụng của pháp luật quốc gia mình; không được phép có sự phân biệt đối xử về mặt thủ tục trong việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài với quyết định trọng tài trong nước; các điều kiện, yêu cầu cơ bản trong việc xem xét công nhận hoặc không công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài; các điều kiện về việc áp dụng, bảo lưu, ký kết, gia nhập Công ước
Công ước New York 1958 không có quy định cụ thể về điều khoản bảo lưu Mặt khác, công ước cũng không có điều khoản quy định về việc cấm bảo lưu đối với công ước Vì vậy vấn đề bảo lưu sẽ được thực hiện theo quy định của luật điều ước quốc tế, cụ thể là quy định của Công ước Viên năm 1969
Sở dĩ Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài không quy định trực tiếp về giới hạn các điều khoản bảo lưu, cũng như không quy định về cấm bảo lưu, trình tự, thủ tục bảo lưu vì
nó phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, bởi vì đối tượng điều chỉnh của Công ước
là việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài vì thế các quốc gia thành viên có thể tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của nước mình mà đưa ra các thỏa thuận với nước khác Với cách tiếp cận đó, Công ước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia thành viên khi tham gia vào Công ước
2.1.1.2 Nội dung bảo lưu của các quốc gia thành viên
Theo thống kê của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc thì Công ước New York 1958 bao gồm những loại bảo lưu sau [34]:
- Công ước sẽ được áp dụng cho việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài được tuyên tại lãnh thổ của một Quốc gia thành viên khác Các
Trang 32nước tiến hành bảo lưu nội dung này gồm: Afghanistan, Armenia, Bỉ, Botswana, Bulgaria, Cu Ba, Đan Mạch, Đức, Guatemala, Honduras, Hungary,
Ấn Độ, Ireland, Nhật, Kenya, Kuwai, Malta, Morocco, Hà Lan, Na Uy, Philippine, Hàn Quốc, Uganda, Anh, Tanzania,Venezuela, Việt Nam
- Công ước sẽ chỉ được áp dụng đối với các tranh chấp phát sinh trên cơ
sở các quan hệ pháp lý, có tính chất hợp đồng hoặc không có tính chất hợp đồng, được coi là có tính chất thương mại theo pháp luật của quốc gia Các nước tiến hành bảo lưu nội dung này gồm: Afghanistan, Algeria, Antigua và Barbuda, Argentina, Bahrain, Barbados, Bhutan, Bosnia và Herzegovina, Botswana, Bulgaria, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Trung Quốc, Cu Ba, Cộng hòa Síp, Thành phố Vatican, Honduras, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Madagascar, Malaysia, Monaco, Mông Cổ, Nepal, Nigeria, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Rumani, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Hoa Kỳ, Venezuela, Việt Nam
- Đối với các quyết định trọng tài được tuyên tại lãnh thổ của quốc gia thành viên khác thì Công ước sẽ được áp dụng trên cơ sở có đi có lại Các nước Algeria, Antigua và Barbuda, Argentina, Bahrain, Barbados, Bhutan, Bosnia và Herzegovina, Brunei, Cộng hòa Trung Phi, Trung Quốc, Cộng hòa Síp, Ecudor, Pháp, Guatemala, Thành phố Vatican, Indonesia, Iran, Jamaica, Lebanon, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Madagascar, malaysia, Monaco, Mông Cổ, Mozambique, Nepal, New zeland, Nigeria, Philippines, Cộng hòa Moldova Rumani, Liên Bang Nga, Saudi Arabia,Singapore, Thổ nhĩ kỳ, Hoa Kỳ tiến hành bảo lưu nội dung này nhằm mục đích để việc công nhận và thi hành các quyết định trọng tài chỉ được thực hiện trên lãnh thổ của một nước thành viên
Ngoài những nội dung bảo lưu đã nêu ở trên thì một số nước còn đưa ra những nội dung bảo lưu sau:
- Việt Nam tuyên bố việc giải thích Công ước tại Tòa án Việt Nam
Trang 33hoặc cơ quan có thẩm quyền phải được thực hiện phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam; đối với quyết định của Trọng tài nước ngoài tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước, Công ước được áp dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại
- Canada tuyên bố sẽ chỉ áp dụng Công ước đối với các tranh chấp phát sinh trên cơ sở các quan hệ pháp lý, có tính chất hợp đồng, được coi là có tính chất thương mại theo quy định của Canada, ngoại trừ tỉnh Quebec do pháp luật ở đó có quy định về hạn chế này;
- Công ước sẽ không được áp dụng đối với các tranh chấp có đối tượng
là bất động sản ở quốc gia thành viên hoặc các quyền đối với các tài sản đó (Tajikistan, Na Uy)
- Công ước sẽ chỉ áp dụng đối với các quyết định trọng tài được tuyên sau khi Công ước có hiệu lực (Montenegro);
- Ác-hen-ti-na tuyên bố Công ước sẽ được giải thích phù hợp với các nguyên tắc và quy định của Hiến Pháp quốc gia hoặc những quy định là kết quả từ việc cải cách theo quy định của Hiến Pháp;
- Malta chỉ áp dụng Công ước đối với các thỏa thuận trọng tài được thực hiện sau khi Malta gia nhập Công ước;
Các nước thành viên Công ước hiện nay chủ yếu đưa ra bảo lưu đối với nội dung: Công ước sẽ được áp dụng cho việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài được tuyên tại lãnh thổ của một quốc gia thành viên khác và Công ước sẽ chỉ được áp dụng đối với các tranh chấp phát sinh trên cơ sở các quan hệ pháp lý, có tính chất hợp đồng hoặc không có tính chất hợp đồng, được coi là có tính chất thương mại theo pháp luật của quốc gia Lý do hai nội dung này được nhiều nước tiến hành bảo lưu nhất là vì trong bối cảnh mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế toàn cầu hiện nay, việc tiến hành bảo lưu hai nội dung này nhằm đảm bảo quyền lợi của quốc gia và sự bình đẳng trong quan hệ quốc tế
Trang 342.1.2 Bảo lưu đối với quy định của công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng (Công ước rome 1961)
2.1.2.1 Bảo lưu theo quy định của Công ước
Công ước bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng được ký kết ngày 26-10-1961 tại Rome, vì vậy còn được gọi là Công ước Rome 1961 (Tên tiếng Anh của Công ước là: International Convention for the Protection of Performers, Producers of Phonograms and Broadcasting Organisations) Công ước để mở cho tất cả các quốc gia thành viên của Công ước Berne hoặc Công ước quyền tác giả toàn cầu (UCC) Văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập Công ước phải được gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Công ước gồm 34 điều với các quy định bảo đảm sự bảo hộ tại các quốc gia thành viên, đối với các cuộc biểu diễn của người biểu diễn, các bản ghi âm của các nhà sản xuất bản ghi âm các chương trình phát sóng của các tổ chức phát sóng [11] Hiện nay, Công ước có 92 quốc gia là thành viên
Các nước tham gia có thể đưa ra bảo lưu về việc áp dụng một số quy định cụ thể tại Công ước Công ước Rome 1961 quy định những điều khoản bảo lưu như sau:
- Theo Khoản 3 Điều 5: Cho phép các quốc gia đưa ra tuyên bố bảo lưu bằng một thông báo nộp tới Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc, Quốc gia đó được quyền tuyên bố rằng nước mình sẽ không áp dụng tiêu chuẩn nơi công bố hoặc không áp dụng tiêu chuẩn nơi định hình âm
- Theo Khoản 2 Điều 6 bất kỳ Nước thành viên nào có thể tuyên bố rằng Nước đó sẽ bảo hộ các buổi phát sóng chỉ khi trụ sở của tổ chức phát sóng được đặt trong một Nước thành viên khác và các buổi phát sóng này được phát từ một đài phát cũng được đặt trong Nước thành viên đó
- Tại Khoản 1 Điều 16 của Công ước có quy định:
Trang 351 Bất kỳ Nước nào khi trở thành thành viên của Công ước này đều bị ràng buộc bởi tất cả các nghĩa vụ và được hưởng tất cả các lợi ích của Công ước Tuy nhiên, mọi nước vào bất cứ lúc nào có thể gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp quốc một thông báo tuyên bố rằng:
a) Đối với Điều 12:
i Nước đó sẽ không áp dụng các quy định của Điều này;
ii Nước đó sẽ không áp dụng các quy định của Điều này đối với một số cách sử dụng;
iii Nước đó sẽ không áp dụng Điều này đối với các bản ghi
âm mà nhà sản xuất không phải là công dân của một nước thành viên khác;
iv Nước đó sẽ hạn chế sự bảo hộ theo Điều này đối với các bản ghi âm mà nhà sản xuất là công dân của một nước thành viên khác về phạm vi và thời hạn mà nước thành viên khác dành sự bảo
hộ đối với các bản ghi âm được định hình lần đầu bởi công dân của nước đưa ra bản tuyên bố Tuy nhiên, phạm vi bảo hộ không bị coi
là khác biệt khi nước thành viên mà nhà sản xuất bản ghi âm mang quốc tịch không dành sự bảo hộ cho cùng một người hoặc những người thụ hưởng như là nước đưa ra tuyên bố;
b/ Đối với Điều 13, nước đó sẽ không áp dụng Điểm (d) của Điều này; Nếu một nước thành viên đưa ra một tuyên bố như vậy, thì các nước thành viên khác sẽ không buộc phải giao quyền, như quy định trong Điều 13 Điểm (d), cho các tổ chức phát sóng có trụ
sở trong nước đó
2 Nếu thông báo, như đã nói đến trong Khoản (1) của Điều này, đưa ra sau ngày nộp văn bản xin phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập, thì tuyên bố đó sẽ bắt đầu có hiệu lực sau sáu tháng tính
từ ngày nộp [11]
Trang 36- Theo Điều 17, bảo lưu chỉ áp dụng tiêu chuẩn nơi định hình thay cho tiêu chuẩn quốc tịch:
Bất kỳ Nước nào, vào ngày 26 tháng 10 năm 1961, dành sự bảo
hộ cho nhà sản xuất bản ghi âm trên cơ sở tiêu chuẩn nơi định hình đều có thể, bằng một thông báo nộp cho Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc tại thời điểm phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập, tuyên bố rằng Nước đó sẽ áp dụng chỉ riêng tiêu chuẩn nơi định hình trong Điều 5 và tiêu chuẩn nơi định hình thay về tiêu chuẩn Quốc tịch trong Khoản 1(a) (iii) và (iv) của Điều 16 [11]
Công ước Rome 1961 cũng quy định tuyên bố bảo lưu đối với Khoản
3 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Khoản 1 Điều 16 có thể được nộp vào lúc phê chuẩn, chấp thuận, hoặc gia nhập, hoặc vào bất kỳ lúc nào sau đó; trong trường hợp nộp sau này, thông báo bắt đầu có hiệu lực sau sáu tháng kể từ khi nó đã được nộp
Trong trường hợp các nước đã đưa ra tuyên bố bảo lưu theo quy định của Công ước có thể thu hẹp phạm vi hoặc rút lại thông báo bằng một thông báo tiếp theo nộp cho Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc
Công ước Rome 1961 chỉ cho phép Quốc gia thành viên tiến hành bảo lưu đối với một số điều khoản nhất định (Khoản 3 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Khoản 1 Điều 16 và Điều 17) Ngoài ra, không một bảo lưu nào có thể được đưa ra đối với công ước này
2.1.2.2 Nội dung bảo lưu của các quốc gia thành viên
Như vậy, Công ước Rome năm 1961 yêu cầu các quốc gia thành viên chỉ được bảo lưu đối với những điều khoản nhất định và thực tế các quốc gia cũng đã tận dụng khá triệt để quyền bảo lưu của mình Theo thống kê của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc thì các quốc gia thành viên đã đưa ra những bảo lưu sau đối với Công ước Rome 1961 [34]:
Trang 37- Tuyên bố bảo lưu khoản 3 Điều 5 Công ước Rome 1961 về quyền loại trừ một số tiêu chuẩn:
+ Các nước Úc, Bỉ, Congo, Đan Mạch,Luxembourg, Monaco, Niger, Nigeria, Ba Lan, Hàn Quốc, Slovenia, Tây Ban Nha, St.Lucia, Cộng hòa Macedonia, Pháp, Ý sẽ không áp dụng tiêu chuẩn nơi công bố
Nhật Bản không áp dụng các tiêu chuẩn công bố liên quan đến việc bảo
hộ nhà sản xuất bản ghi âm
+ Belarus, Fiji, Đức, Iceland, Ireland, Israel, Liechtenstein, Cộng hòa Moldova, Romania, Liên Bang Nga, Thụy Sĩ, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland không áp dụng tiêu chuẩn nơi định hình âm của Công ước
+ Canada tuyên bố đối với quyền sao chép của nhà sản xuất bản ghi
âm Canada sẽ không áp dụng tiêu chuẩn nơi định hình âm và đối với những người sử dụng lại bản ghi âm thì Canada sẽ không áp dụng tiêu chuẩn nơi công bố
- Tuyên bố bảo lưu khoản 2 Điều 6 Công ước Rome 1961 về các buổi phát sóng được bảo hộ Các nước Úc, Belarus, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Fiji, Iceland, Ireland, Israel,Ý, Nigeria, Na Uy, Ba Lan, Hàn Quốc, Cộng hòa Moldova, Romania, Liên Bang Nga, Tây Ban Nha, Anh tuyên bố sẽ bảo vệ chương trình phát sóng chỉ khi các trụ sở chính của tổ chức phát sóng được đặt trong một nước thành viên khác và các chương trình phát sóng này được phát từ một đài phát tại nước ký kết cùng
- Tuyên bố bảo lưu theo quy định tại mục i điểm a khoản 1 Điều 16 về việc không áp dụng các quy định của Điều 12 Các nước Congo, Niger, Cộng hòa Macedonia, Lesotho, Luxembourg, Monaco, Úc, Fiji, Việt Nam bảo lưu toàn bộ điều 12
Ngoài ra Slovenia cũng sẽ không áp dụng các quy định tại Điều 12 cho đến ngày 01 tháng 1 năm 1998 và Phần Lan, Iceland tiến hành bảo lưu Điều
Trang 3812 về việc trả thù lao khi sử dụng lại bản ghi âm đối với các bản ghi âm được mua lại bởi một tổ chức phát sóng trước ngày 01 tháng 9 năm 1961
- Tuyên bố bảo lưu theo quy định tại mục ii điểm a khoản 1 Điều 16 về việc không áp dụng Điều 12 đối với một số cách sử dụng
+ Iceland tuyên bố rằng sẽ không áp dụng Điều 12 đối với một số trường hợp sử dụng
+ Costa Rica sẽ không áp dụng quy định của điều 12 đối với những chương trình phát sóng truyền thống, miễn phí hoặc chương trình phát sóng công cộng và truyền thông phi thương mại, theo quy định của pháp luật Costa Rica
+ Phần Lan tuyên bố rằng: Các quy định của Điều 12 sẽ được áp dụng duy nhất đối với phát thanh truyền hình cũng như với bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào khác mà được thực hiện vì mục đích lợi nhuận
+ Ý sẽ áp dụng quy định của Điều 12 để sử dụng cho phát thanh truyền hình hoặc cho bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào khác vì mục đích thương mại, ngoại trừ kỹ thuật điện ảnh
Ý sẽ áp dụng quy định của Điều 12 chỉ với bản ghi âm được định hình
ở một quốc gia thành viên khác
+ Cộng hòa Moldova sẽ không áp dụng quy định của điều 12 trong trường hợp phương tiện thông tin đại chúng của bản ghi âm là một phần của hoạt động hoặc vì mục tiêu của một tổ chức, xã hội hoặc tổ chức khác được thành lập hoặc điều hành trên cơ sở phi thương mại; mà mục đích của nó, nói một cách chung nhất, là từ thiện hoặc liên quan đến sự tiến bộ giáo dục, xúc tiến lợi ích công và phổ biến tín ngưỡng, trừ khi công chúng phải bỏ ra một khoản tiền để được phép vào cửa địa điểm truyền phát bản ghi âm và bất kỳ lợi nhuận nào thu được được sử dụng với mục đích khác với những tổ chức khác
+ Hàn Quốc sẽ áp dụng các quy định của Điều 12 chỉ đối với những ứng dụng của bản ghi âm được công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng hoặc truyền bằng dây (truyền bằng dây không bao gồm truyền qua Internet)
Trang 39- Tuyên bố bảo lưu theo quy định tại mục iii điểm a khoản 1 Điều 16 về việc không áp dụng Điều 12 đối với các bản ghi âm mà nhà sản xuất không phải là công dân của một nước thành viên khác Các nước như: áo, Belarus,
Bỉ, Bulgaria, Pháp, Iceland, Israel, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Hà Lan, Nigeria, Na Uy, Hàn Quốc, Cộng hòa Moldova, Romania, Liên Bang Nga, Tây Ban Nha, St.Lucia, Thụy Sĩ, Pháp Tuyên bố bảo lưu nội dung này
- Tuyên bố bảo lưu theo quy định tai mục iv điểm a khoản 1 Điều 16 về hạn chế sự bảo hộ theo Điều 12 đối với các bản ghi âm mà nhà sản xuất mang quốc tịch của một Nước thành viên khác về phạm vi và thời hạn mà Nước thành viên khác dành sự bảo hộ đối với các bản ghi âm được định hình lần đầu bởi công dân của Nước đưa ra bản tuyên bố; Tuy nhiên, việc Nước thành viên
mà nhà sản xuất bản ghi âm mang quốc tịch không dành sự bảo hộ cho cùng một người hoặc các người hưởng lợi như là Nước đưa ra tuyên bố sẽ không được coi như là khác biệt về phạm vi bảo hộ Các nước áo, Belarus, Bỉ, Bulgaria, Canada, Phần Lan, Đức, Iceland, Israel, Liechtense, Hà Lan, Nigeria,
Na Uy, Hàn Quốc, Cộng hòa Moldova, Romania, Liên Bang Nga, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Phần Lan, Pháp, Ý đã đưa ra tuyên bố bảo lưu nội dung này
- Tuyên bố bảo lưu theo điểm b khoản 1 Điều 16, các nước Áo, Israel, Lesotho, Luxembourg, Monaco, Úc, Việt Nam, Hàn Quốc, Ba Lan, Ý sẽ không áp dụng điểm d Điều 13 nhằm loại trừ quyền của tổ chức phát sóng đối với các thông tin liên lạc của chương trình phát sóng được thực hiện trong các
địa điểm mà công chúng phải trả tiền vào cửa
- Tuyên bố bảo lưu Điều 17, bảo lưu chỉ áp dụng tiêu chuẩn nơi định hình thay cho tiêu chuẩn quốc tịch (Ý, Đan Mạch)
2.1.3 Bảo lưu đối với quy định của công ước quốc tế về các chất hướng thần 1971
2.1.3.1 Bảo lưu theo quy định của Công ước
Công ước về các chất hướng thần (Tên tiếng anh là: Convention on
Trang 40Psychotropic Substances) được ký kết tại Viên vào ngày 21 tháng 2 năm 1971,
và có hiệu lực từ ngày 16 tháng 8 năm 1976 theo quy định tại Điều 26 [14] Công ước ra đời từ mục đích quan tâm đến sức khỏe và phúc lợi của nhân loại, đồng thời lo ngại trước các vấn đề cộng đồng và xã hội nảy sinh từ việc lam dụng một số chất hướng thần và quyết tâm phòng ngừa, đấu tranh chống lạm dụng các chất hướng thần, đấu tranh chống việc buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy ngày càng gia tăng, Công ước về các chất hướng thần ra đời nhằm giới hạn việc sử dụng các chất này chỉ để dùng cho những mục đích hợp pháp ví dụ: sử dụng trong mục đích y tế và khoa học…
Để tạo cơ chế thuận lợi cho các quốc gia có thể tham gia, trở thành thành viên, Công ước đã quy định về việc bảo lưu đối với điều khoản nhất định của Công ước Theo Điều 32 của Công ước về các chất hướng thần 1971 thì Công ước chỉ cho phép bảo lưu đối với những trường hợp sau:
- Tại khoản 2 Điều 32 của Công ước có quy định: bất kỳ quốc gia nào cũng có thể vào thời điểm ký, phê chuẩn hay gia nhập có những bảo lưu đối với các nội dung sau đây của Công ước:
+ Bảo lưu khoản 1 và khoản 2 Điều 19 về các biện pháp của Ban kiểm soát ma túy quốc tế (sau đây gọi là “Ban”) để đảm bảo việc thi hành các quy định của Công ước Tại Khoản 1, khoản 2 Điều 19 quy định như sau:
1 a) Nếu trên cơ sở xem xét thông tin do các Chính phủ trình lên Ban, hoặc các thông tin do các Tổ chức của Liên hợp quốc thông báo, Ban có căn cứ để tin rằng các mục đích của Công ước này đang bị đe doạ nghiêm trọng do một nước hoặc một vùng không thực hiện các quy định của Công ước, thì Ban có quyền yêu cầu Chính phủ của nước hoặc vùng đó giải thích Với quyền được lưu ý các bên, Hội đồng và Uỷ ban về vấn đề được nêu tại điểm (c) dưới đây, Ban coi yêu cầu về thông tin hoặc sự giải thích của một Chính phủ theo điểm này là điều bí mật