Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện bảo lưu điều ước quốc tế đã có nhiều bài viết thể hiện, nhưng các vấn đề được trình bày chủ yếu là sự phân tích khái quát về vấn đề bảo lưu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THANH HÀ
VẤN ĐỀ BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THANH HÀ
VẤN ĐỀ BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN LAN NGUYÊN
HÀ NỘI - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Thanh Hà
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 4
1.1 Đặc điểm, cơ sở pháp lý của Bảo lưu điều ước quốc tế 4
1.1.1 Đặc điểm của bảo lưu điều ước quốc tế 5
1.1.2 Cơ sở pháp lý của bảo lưu điều ước quốc tếError! Bookmark not defined
1.2 Một số quy định về bảo lưu điều ước quốc tếError! Bookmark not defined
1.2.1 Điều kiện bảo lưu điều ước quốc tế Error! Bookmark not defined
1.2.2 Thủ tục liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tếError! Bookmark not defined
1.2.3 Hệ quả của bảo lưu điều ước quốc tếError! Bookmark not defined
Chương 2: THỰC TIỄN BẢO LƯU ĐỐI VỚI MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC
QUỐC TẾ ĐA PHƯƠNG Error! Bookmark not defined
2.1 Bảo lưu đối với quy định của một số điều ước quốc tếError! Bookmark not defined
2.1.1 Bảo lưu đối với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về
công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài
(Công ước Newyork năm 1958) Error! Bookmark not defined
2.1.2 Bảo lưu đối với quy định của công ước quốc tế về bảo hộ người
biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng (Công ước
rome 1961) Error! Bookmark not defined
2.1.3 Bảo lưu đối với quy định của công ước quốc tế về các chất
hướng thần 1971 Error! Bookmark not defined
2.1.4 Bảo lưu đối với quy định của Công ước về xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 1979Error! Bookmark not defined
2.1.5 Bảo lưu đối với quy định của Công ước chống tra tấn và các
hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ
nhục con người (CAT, 1984) Error! Bookmark not defined
Trang 52.2 Nhận xét, đánh giá về bảo lưu điều ước quốc tế trong thực
tiễn quan hệ quốc tế Error! Bookmark not defined
2.2.1 Một số quy định của điều ước quốc tế thường được bảo lưuError! Bookmark not defined
2.2.2 Tính tích cực và Tính hạn chế của bảo lưu điều ước quốc tếError! Bookmark not defined Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Ở
VIỆT NAM Error! Bookmark not defined
3.1 Pháp luật Việt Nam về bảo lưu điều ước quốc tếError! Bookmark not defined
3.1.1 Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1989Error! Bookmark not defined
3.1.2 Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998Error! Bookmark not defined
3.1.3 Quy định về bảo lưu điều ước quốc tế theo Luật ký kết, gia
nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005Error! Bookmark not defined
3.2 Thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Việt NamError! Bookmark not defined
3.3 Một số kiến nghị về bảo lưu điều ước quốc tế của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay Error! Bookmark not defined
3.3.1 Hoàn thiện pháp luật về bảo lưu điều ước quốc tếError! Bookmark not defined
3.3.2 Nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan chức
năng trong hoạt động bảo lưu điều ước quốc tếError! Bookmark not defined
3.3.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung điều ước
quốc tế và các vấn đề liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tếError! Bookmark not defined
3.3.4 Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ký kết, thực hiện
điều ước quốc tế và bảo lưu điều ước quốc tếError! Bookmark not defined
3.3.5 Thực hiện công tác thống kê các nội dung của điều ước quốc tế
mà Việt Nam đã bảo lưu Error! Bookmark not defined
3.3.6 Tiếp tục nghiên cứu tham gia một số điều ước quan trọng và đề
xuất bảo lưu phù hợp Error! Bookmark not defined
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
Trang 61
MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, các mối quan hệ giữa các nước ngày càng mở rộng, điều ước quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực quan hệ quốc
tế Ngoài ra, điều ước quốc tế còn là công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện các chính sách đối ngoại của các quốc gia
Về nguyên tắc, khi các quốc gia tham gia ký kết điều ước quốc tế đều thể hiện ý chí chấp nhận sự ràng buộc với toàn bộ nội dung của điều ước đó Tuy nhiên, trong một số điều ước quốc tế quan trọng, thông qua hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế đã cho phép các quốc gia không bị ràng buộc bởi một hoặc một số điều khoản của điều ước Hoạt động bảo lưu điều ước quốc
tế có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quốc gia khi tham gia vào một điều ước quốc tế, đây cũng là vấn đề tương đối nhạy cảm và phức tạp Nghiên cứu, tìm hiểu về bảo lưu điều ước quốc tế là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo lưu điều ước quốc tế là một vấn đề quan trọng trong quá trình tham gia vào quan hệ điều ước quốc tế Những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế được đề cập trong các bài giảng, sách chuyên khảo chủ yếu là một hoạt động bổ trợ Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện bảo lưu điều ước quốc tế đã có nhiều bài viết thể hiện, nhưng các vấn đề được trình bày chủ yếu là sự phân tích khái quát về vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế và hiện nay chưa có một công trình nào có
tính chất tổng quan về “Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Trang 72
hiện đại” Do đó, đề tài này sẽ hệ thống một cách khoa học về các cơ sở lý
luận thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế của Việt Nam và một số nước trong một số điều ước quốc tế đa phương, đồng thời so sánh, đối chiếu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu có hệ thống các quy định của pháp luật về bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế hiện đại: tìm hiểu các quy định của các điều ước quốc tế đa phương về bảo lưu điều ước quốc tế và những quy định về bảo lưu điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam Từ đó, chỉ ra một số điểm bất cập, hạn chế trong vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế
4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các quy định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế về bảo lưu điều ước quốc tế Cụ thể là: Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo lưu điều ước quốc tế trước khi ban hành Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005; Quy định
về bảo lưu điều ước quốc tế trong Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005; Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia; Công ước Viên 1986 về luật điều ước quốc tế ký kết giữa quốc gia với các tổ chức quốc tế và giữa tổ chức quốc tế với nhau Ngoài ra, luận văn còn đi sâu nghiên cứu về vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong một số công ước như: Công ước New york 1958 về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài; Công ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Công ước về các chất hướng thần 1971; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 1979; Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người 1984
Trang 83
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành và thực tế thực hiện về bảo lưu điều ước quốc tế để chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế của các quy định của pháp luật và thực tế thực hiện
Phương pháp so sánh, đối chiếu: đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để định hướng xây dựng luật; đối chiếu giữa pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế để chỉnh sửa cho phù hợp
6 Những điểm mới của luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật quốc tế, thực tiễn áp dụng của Việt Nam và một số nước nhằm:
Đưa ra phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo lưu điều ước quốc tế
Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bảo lưu điều ước quốc tế nói chung và ở Việt Nam nói riêng
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày thành 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về bảo lưu điều ước quốc tế
Chương 2: Thực tiễn bảo lưu đối với một số điều ước quốc tế đa phương Chương 3: Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo
lưu điều ước quốc tế ở Việt Nam
Trang 94
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
1.1 Đặc điểm, cơ sở pháp lý của Bảo lưu điều ước quốc tế
Quan hệ quốc tế ngày càng phát triển theo hướng vừa đa dạng, vừa cụ thể đã làm phong phú thêm các loại hình văn bản pháp lý quốc tế Điều ước quốc tế thực sự đã trở nên phổ biến trong sinh hoạt quốc tế, một phương tiện không thể thiếu và được áp dụng rộng rãi trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia vì lợi ích riêng, chung và vì lợi ích cộng đồng Điều ước quốc tế là loại nguồn cơ bản của luật quốc tế Quá trình tham gia kí kết và trở thành tổ chức thực hiện điều ước quốc tế không chỉ là quyền mà còn là nghĩa
vụ của các chủ thể luật quốc tế Vì vậy, trong hệ thống pháp luật quốc tế đã có những văn bản quan trọng quy định những vấn đề cơ bản về điều ước quốc tế
Cụ thể là công ước Viên về Luật điều ước quốc tế ngày 23/5/1969 (Công ước này chỉ áp dụng cho những điều ước quốc tế giữa các quốc gia) và Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế (kí tại Viên ngày 21/3/1986)
Hàng năm, mỗi quốc gia ký hàng trăm điều ước quốc tế nên việc tuyên
bố bảo lưu điều ước quốc tế là việc làm đương nhiên khi điều ước có hiệu lực với họ Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, bảo lưu của quốc gia khi tham gia ký, phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế là công việc vô cùng quan trọng
và cần thiết
Bảo lưu là việc tuyên bố đơn phương của quốc gia hoặc tổ chức quốc
tế nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số điều khoản của điều ước quốc tế đa phương khi áp dụng đối với quốc gia hoặc đối với tổ chức quốc tế [4]
Việc bảo lưu được thể hiện bằng văn bản dưới bất kỳ tên gọi nào khi ký
Trang 105
kết thông qua văn bản điều ước, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế, hoặc khi gia nhập điều ước quốc tế Trường hợp bảo lưu liên quan đến kế thừa điều ước quốc tế thì áp dụng theo quy định trong Công ước Viên về kế thừa của các quốc gia đối với các điều ước quốc tế năm 1978
Từ thế kỷ XIX, chế đinh bảo lưu đã phổ biến trong luật quốc tế, nhưng đến thế kỷ XX, việc pháp điển hóa thành quy phạm thanh văn mới được thực hiện Trong các hội nghị, hội thảo quốc tế, vấn đề bảo lưu đã được đưa ra thảo luân rất nhiều.Chẳng hạn như tại Hội nghị của các quốc gia châu Mỹ Latinh
về luật điều ước năm 1938, các quốc gia tham dự đã bàn luận nhiều về chế định này, đặc biệt là sau khi Ủy ban Luật quốc tế bắt đầu pháp điển hóa luật điều ước Năm 1951, bảo lưu được ghi nhận trong kết luận tham vấn của Tòa
án quốc tế và năm 1952 bảo lưu được ghi nhận trong Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc, trong đó khẳng định rằng: bảo lưu chỉ được áp dụng đối với điều ước quốc tế đa phương Rất nhiều các vấn đề liên quan đến bảo lưu
đã được thảo luận tiếp theo vào các năm sau đó Việc bảo lưu được Tòa án quốc tế Liên hợp quốc xem là một chế định trong luật điều ước quốc tế và được ghi nhận trong công ước Viên năm 1969 (Điều 20) đã đánh dấu kết quả hoạt động thực tiễn của Tòa án quốc tế và của Ủy ban Luật quốc tế, đồng thời khẳng định sự phát triển tiến bộ của luật pháp quốc tế [4]
1.1.1 Đặc điểm của bảo lưu điều ước quốc tế
Hiện nay, có nhiều quan điểm và thực tiễn áp dụng khác nhau liên quan đến vấn đề bảo lưu tuy nhiên có thể nói Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và Công ước Viên 1986 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế được coi là nguồn pháp luật thành văn chủ yếu của luật quốc tế hiện hành
Tại điểm d, khoản 1, điều 2 Công ước Viên 1969 đã quy định:
Bảo lưu dùng để chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách viết
Trang 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I Tài liệu tiếng Việt
1 Lê Mai Anh (2004), Các vấn đề cơ bản trong Công ước Viên 1969 về
Luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia và việc thực hiện Công ước này ở Việt Nam, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học
2 Lê văn Bính (2005), Luật điều ước quốc tế: Một số vấn đề về lý luận và
thực tiễn, Đề tài NCKH cấp ĐHQGHN
3 Lê Văn Bính (2007), “Bảo lưu và tuyên bố trong điều ước quốc tế”,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, (23)
4 Lê Văn Bính (2010), Luật Điều ước quốc tế - Sách chuyên khảo, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội
5 Bộ Ngoại giao (2014), Báo cáo tổng kết thực hiện Luật ký kết, gia nhập
và thực hiện điều ước quốc tế 2005
6 Chính phủ (1999), Nghị định số 161/1999NĐ-CP, ngày 18/10/1999 quy
định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, Hà Nội
7 Hội đồng Bộ trưởng (1992), Nghị định số 182/HĐBT ngày 28/5/1992
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
8 Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Giáo trình Công pháp
Quốc tế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội
9 Liên hợp quốc (1948), Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng
10 Liên hợp quốc (1958), Công ước New York về công nhận và thi hành
quyết định của trọng tài nước ngoài
11 Liên hợp quốc (1961), Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà
sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng
12 Liên hợp quốc (1965), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc
13 Liên hợp quốc (1969), Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế