A.MỞ ĐẦU1B.NỘI DUNG1I.Một số vấn đề lý luận về bảo lưu điều ước quốc tế11. Cơ sở quy định bảo lưu diều ước quốc tế12. Khái niệm33. Đặc điểm34. Ưu điểm và nhược điểm của bảo lưu điều ước quốc tế45. Ý nghĩa của bảo lưu điều ước quốc tế6II. Quy định của pháp luật quốc tế về bảo lưu điều ước quốc tế71. Điều kiện bảo lưu72. Thủ tục bảo lưu điều ước quốc tế83. Hệ quả pháp lí của bảo lưu điều ước quốc tế10III. Thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế ở Việt Nam111. Thực tiễn chung về bảo lưu điều ước quốc tế trên thế giới112. Thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế ở Việt Nam12C. KẾT LUẬN15
Trang 1Đề số 7: Bình luận về vấn đề bảo lưu và thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế tại
Việt Nam
A MỞ ĐẦU
Nhà nước ra đời là một quá trình lịch sử mang tính tất yếu khách quan, cùng với đó pháp luật được hình thành và được xem như một công cụ đắc lực để nhà nước thực hiện chức năng của mình - quản lí xã hội Tuy nhiên, không đơn thuần trong phạm vi lãnh thổ mà về lí luận cũng như thực tiễn đã chứng minh, nhà nước muốn tồn tại và phát triển cần phải thiết lập, mở rộng quan hệ với các nhà nước khác Chính nhu cầu đó làm hình thành các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh các quan hệ này đó chính là Luật quốc tế Khi tham gia các quan hệ quốc
tế, các quốc gia phải tuân theo các quy định của pháp luật quốc tế, về quyền lợi
và trách nhiệm pháp lí quốc tế phải gánh vác Một trong những nội dung của quan hệ pháp luật quốc tế mà các quốc gia được điều chỉnh đó là vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế Để tìm hiểu về chế định này cũng như các khái cạnh liên quan, bài tập nhóm lần này, chúng em xin phân tích, bình luận một số mặt của chế định bảo lưu điều ước quốc tế Qua đó, liên hệ thực tiễn bảo lưu điều ước quốc tế ở Việt Nam
B NỘI DUNG
I Một số vấn đề lý luận về bảo lưu điều ước quốc tế
1 Cơ sở quy định bảo lưu diều ước quốc tế
1.1 Cơ sở lý luận
Hiện nay, vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế được ghi nhận ở Công ước viên
1969 về luật điều ước quốc tế và Công ước viên 1986 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc giữa các tổ chức quốc tế
Công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia, có hiệu lực ngày 27 tháng 1 năm 1980 Công ước viên 1969 quy định việc
Trang 2ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước và làm rõ vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất trong hệ thống các văn bản pháp lý quốc
tế quy định về chế định bảo lưu điều ước quốc tế
Công ước Viên năm 1986 về luật điều ước quốc tế được ký kết giữa quốc gia với tổ chức quốc tế và giữa tổ chức quốc tế với nhau Tuy hiện nay, Công ước Viên 1986 chưa có hiệu lực nhưng trong tương lai, công ước sẽ là khung pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế tham gia vào việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế nói chung
và bảo lưu điều ước quốc tế nói riêng
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng có các quy định làm cơ sở pháp lý cho việc bảo lưu điều ước quốc tế tại quốc gia mình Quy định bảo lưu điều ước quốc tế được xây dựng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, đường lối, chủ trương của mỗi quốc gia Ở Việt Nam, bảo lưu điều ước quốc tế được quy định trong Luật điều ước quốc tế 2016
1.2 Cơ sở thực tiễn
Các quốc gia khác nhau khi tham gia vào một quan hệ điều ước cụ thể luôn có sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị Việc một quy phạm điều ước phù hợp với lợi ích của nhóm quốc gia này nhưng lại không phù hợp với lợi ích của một hoặc một số nhóm quốc gia khác là điều không thể tránh khỏi Để dung hòa được lợi ích, ý chí của các bên khi tham gia các điều ước quốc tế đa phương không hề đơn giản Vì vậy, luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia các nước đều ghi nhận chế định bảo lưu nhằm làm hài hòa lợi ích của các quốc gia khi tham gia điều ước, đồng thời, tạo điều kiện để các quốc gia tham gia vào các quan hệ điều ước đó
Trang 32 Khái niệm
Theo điểm d khoản 1 Điều 2 Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc
tế ghi nhận: "Bảo lưu điều ước quốc tế là hành động đơn phương bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào của một quốc gia đưa ra khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước đó, nhằm qua đó loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó"
Hoặc theo khoản 15 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016 của pháp luật Việt Nam, bảo lưu được hiểu là “tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc bên ký kết nước ngoài khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế.”
Như vậy có thể thấy qua định nghĩa trên, bảo lưu điều ước quốc tế là tuyên
bố đơn phương của quốc gia khi tham gia điều ước quốc tế, nhằm mục đích loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một số quy định của điều ước đó đối với quốc gia
đã đưa ra tuyên bố Quốc gia không thể bảo lưu sau khi họ đã chấp nhận các điều ước quốc tế; bảo lưu phải được thực hiện tại thời điểm mà điều ước ảnh hưởng đến quốc gia đó
Cơ sở để xác định một tuyên bố đơn phương có phải là bảo lưu hay không chính là việc nó có làm thay đổi hiệu lực của một số quy định của điều ước đối với quốc gia đã đưa ra tuyên bố đó hay không Người ta có thể dễ dàng phân biệt được tuyên bố bảo lưu với các tuyên bố đơn phương khác chỉ nhằm giải thích hoặc thể hiện quan điểm cụ thể của một quốc gia đối với một điều ước nhất định
3 Đặc điểm
Thứ nhất, bảo lưu điều ước quốc tế là một tuyên bố đơn phương: Bảo lưu điều ước quốc tế là một tuyên bố đơn phương chứ không phải là một thỏa thuận
Trang 4mang tính chất song phương hay đa phương Qua tuyên bố bảo lưu, quốc gia thể hiện quan điểm của mình về việc loại bỏ hoặc thay đổi hiệu lực của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng đối với quốc gia
Thứ hai, chủ thể đưa ra bảo lưu là các thành viên của điều ước quốc tế: Chủ thể đưa ra bảo lưu điều ước quốc tế phải là thực thể tham gia vào những quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế
và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính các chủ thể đưa ra khi bảo lưu Do đó, chỉ có các quốc gia thành viên mới có thể đưa ra bảo lưu để việc tham gia điều ước không gây bất lợi cho quốc gia trong quan hệ quốc
tế đồng thời phù hợp với hoàn cảnh khách quan cũng như quan điểm, chính sách của quốc gia
Thứ ba, lợi ích của các quốc gia thành viên, luật điều ước quốc tế thừa nhận bảo lưu là quyền của các chủ thể khi tham gia ký kết điều ước quốc tế Việc vận dụng tốt quyền bảo lưu sẽ góp phần giúp các quốc gia thực hiện tốt nghĩa vụ điều ước với tư cách là thành viên của điều ước quốc tế đồng thời bảo đảm được quền lợi của quốc gia
Thứ tư, thời điểm đưa ra bảo lưu điều ước quốc tế: Đối với những bảo lưu được quốc gia đưa ra trước thời điểm thực hiện các hành vi ràng buộc với điều ước quốc tế, bảo lưu đươc thực hiện ngay khi quốc gia tiến hành biểu thị sự chấp nhận ràng buộc với một điều ước quốc tế Như vậy, thời điểm đưa ra bảo lưu điều ước quốc tế có thể là khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập
4 Ưu điểm và nhược điểm của bảo lưu điều ước quốc tế
4.1 Về ưu điểm
Thứ nhất, bảo lưu điều ước quốc tế giúp thu hút thêm thành viên tham gia Việc bảo lưu điều ước quốc tế giúp các quốc gia thành viên tránh được việc thực thi một số điều khoản gây bất lợi cho quốc gia đó, bảo đảm được lợi ích quốc gia
Trang 5và thể hiện được tính tự chủ, ý chí chủ quan của mình Chính vì vậy đã tạo điều kiện cho một số thành viên ký kết điều ước mà vẫn có lợi cho mình, từ đó thu hút được sự quan tâm cũng như tham gia của họ
Thứ hai, việc bảo lưu giúp dung hoà đặc thù đa dạng giữa các quốc gia cũng như tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế Các quốc gia khi tham gia bảo lưu điều ước quốc tế sẽ đều đạt được mục đích mà mình mong muốn khi tham gia kí kết Các quốc gia đó có quyền quyết định tham gia đàm phán và thỏa thuận về nội dung của điều ước quốc tế, bảo lưu những quy định nào có thể gây tổn hại, trái với pháp luật hay phong tục tập quán cũng như chấp nhận một phần hay toàn bộ nội dung của điều ước
Thứ ba, thông qua điều kiện của việc bảo lưu cũng thể hiện được nguyên tắc tự nguyện giữa các quốc gia Các quốc gia có quyền yêu cầu bảo lưu điều ước nếu cảm thấy chưa hoặc không phù hợp và phải được quốc gia khác chấp nhận, đồng nghĩa với đó chính là quốc gia đó có thể đồng ý hoặc không đồng ý việc nước khác yêu cầu bảo lưu điều ước Không những thế còn tạo ra một cơ chế bảo lưu linh hoạt, không tốn quá nhiều thủ tục và giúp cho việc bảo lưu điều ước diễn ra nhanh hơn và phát huy hết vai trò của nó
4.2 Về nhược điểm
Thứ nhất, việc thực hiện được bảo lưu một điều ước quốc tế thì rất phụ thuộc vào ý chí chủ quan của quốc gia đề ra bảo lưu, từ đó ảnh hưởng đến tính trọn vẹn của điều ước quốc tế Việc bảo lưu điều ước quốc tế tuy cần có sự đồng
ý của các quốc gia khác nhưng nó vẫn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của quốc gia đề ra bảo lưu, giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia không đồng ý bảo lưu thì dẫn đến một phần điều ước không có hiệu lực, điều này có thể ảnh hưởng đến mục đích của điều ước cũng như tính toàn văn của điều ước đó
Trang 6Thứ hai, chế định bảo lưu làm ảnh hưởng đến tính thống nhất của điều ước
và tạo ra những phức tạp trong việc viện dẫn và thi hành điều ước Một điều ước trước khi được thông qua thì nó phải đáp ứng được các yêu cầu cũng như những người đặt ra đã cố gắng tạo nên một mạch liên kết, logic và thống nhất giữa nội dung các điều khoản của điều ước Tuy nhiên nếu bảo lưu dù chỉ một phần nhỏ cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến tính thống nhất của các điều khoản khác nói riêng và cả điều ước nói chung Bên cạnh đó không có quy định cụ thể nào
về việc viện dẫn, giải thích và áp dụng điều ước nên cũng có những khó khăn nhất định trong việc này
5 Ý nghĩa của bảo lưu điều ước quốc tế
Khi tham gia vào các quan hệ điều ước quốc tế cụ thể, các quốc gia khác nhau thì sự phát triển về kinh tế, chính trị sẽ khác nhau, lợi ích cũng sẽ khác nhau Để đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của các quốc gia khi tham gia vào các điều ước, luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia các nước về điều ước đều ghi nhận chế định bảo lưu
Bảo lưu nhằm mục đích loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực một số điều khoản của điều ước có thể ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia tham gia ký kết điều ước Vì những lý do khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo lưu cho phép một quốc gia khi tham gia vào điều ước sẽ không tham gia một điều khoản hay một quy định nào đó
Một điều ước quốc tế là để phục vụ lợi ích của mọi người, nó giúp các quốc gia liên kết với nhau một cách chặt chẽ, thúc đẩy cho quá trình toàn cầu hoá Các thành viên trong điều ước cần có thái độ thiện chí để xây dựng các điều ước, hướng tới lợi ích chung nhưng không thể vì một số điều khoản không phù hợp với lợi ích của quốc gia mình mà không tham gia vào điều ước đó nữa Do vậy, quyền bảo lưu giúp các chủ thể dễ dàng tham gia vào điều ước hơn
Trang 7Các quốc gia có thể đưa ra bảo lưu khi tham gia vào điều ước quốc tế để nhằm thực hiện chính sách đối ngoại
Như vậy, bảo lưu là giải pháp pháp lý để đảm bảo hài hòa lợi ích riêng của các quốc gia với lợi ích chung khi tham gia vào các điều ước; đồng thời, góp phần tăng cường hơn số lượng thành viên tham gia để điều ước có điều kiện hình thành và phát huy vai trò điều chỉnh các quan hệ quốc tế nảy sinh, tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế trên hầu khắp các lính vực của các chủ thể luật quốc tế
II Quy định của pháp luật quốc tế về bảo lưu điều ước quốc tế
1 Điều kiện bảo lưu
Bảo lưu là quyền của các chủ thể của luật quốc tế Tuy nhiên căn cứ vào thực tiễn bảo lưu và quy định tại Điều 19 Công ước viên 1969 thì khi ký, phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc khi gia nhập một điều ước, một quốc gia có thể đề ra một bảo lưu trừ các trường hợp sau:
Thứ nhất, đối với một số điều ước song phong không thể có việc một bên đưa ra tuyên bố bảo lưu một số điều khoản của điều ước Các điều ước quốc tế song phương chỉ có thể được kí kết và thực hiện khi có sự đồng thuận của hai bên tham gia Nếu một trong hai bên không có khả năng hoặc không mong muốn thực hiện một điều khoản nào đó của điều ước thì các bên sẽ phải đàm phán, thương lượng để đi đến một thỏa thuận cuối cùng Nếu thương lượng thất bại thì điều ước đó sẽ không ra đời
Thứ hai, không thực hiện việc bảo lưu đối với những điều ước quốc tế đa phương cấm bảo lưu Quốc gia nào muốn trở thành thành viên của điều ước đó thì phải thuân thủ toàn bộ điều ước, nếu không có khả năng hực hiện dù chỉ với một số điều khoản thì cũng không thể là thành viên của điều ước đó được Sở dĩ
có lệnh cấm như vậy là các công ước này ảnh hưởng đến hoạt động lập pháp của
Trang 8các nước tham gia, vì vậy nó cần thiết để cố gắng đảm bảo áp dụng thống nhất các quy tắc giữa các quốc gia vs nhau, ngay cả khi các điều khoản cấm bảo lưu này sẽ ngắn cản một số quốc gia trở thành các bên tham gia điều ước
Thứ ba, chỉ được phép bảo lưu những điều khoản mà điều ước quốc tế đa phương cho phép bảo lưu Trong tường hợp này, một quốc gia không thể sử dụng quyền bảo lưu để thay đổi hiệu lực của những điều khoản khác ngoài những điều khoản mà điều ước đó cho phép
Thứ tư, quyền bảo lưu của quốc gia còn bị hạn chế bởi những bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước quốc tế Bảo lưu gắn liền với chủ quyền của mỗi quốc gia khi tham gia điều ước quốc tế, tức là mỗi quốc gia đều có quyền bảo lưu điều ước quốc tế mà không cần có sự đồng ý của các bên còn lại, nhưng quyền này chỉ được thực hiện khi bảo lưu phù hợp với nội dung, đối tượng và mục đích của điều ước
2 Thủ tục bảo lưu điều ước quốc tế
Khi điều ước quốc tế đặt ra vấn đề bảo lưu thì cách thức, trình tự tiến hành bảo lưu rất quan trọng, tránh cho các bên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp vì thế những quy định về thủ tục bảo lưu thường được quy định cụ thể
Với điều ước quốc tế có quy định về thủ tục bảo lưu thì các bên là thành viên phải theo quy định của điều ước quốc tế đó Tuy nhiên, nếu điều ước quốc
tế không có quy định thì các bên tiến hành thỏa thuận về thủ tục bảo lưu trên cơ
sở không trái với những quy phạm, nguyên tắc chung của luật quốc tế, nếu các bên không thỏa thuận và đều là thành viên của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia hoặc thể hiện rõ sự chấp thuận áp dụng Công ước như một tập quán thì thủ tục bảo lưu sẽ được tiến hành như sau:
Thứ nhất, thủ tục tuyên bố bảo lưu Trong trường hợp điều ước quốc tế cho phép bảo lưu và quy định rõ điều khoản nào được bảo lưu thì việc bảo lưu
Trang 9đới với điều khoản đó phải tuân thủ thủ tục bảo lưu, cụ thể theo Điều 23 Công ước Viên năm 1969 thì tuyên bố bảo lưu phải lập thành văn bản và thông báo cho các quốc gia thành viên khác của điều ước Khi đó, quốc gia sẽ chỉ tuyên bố bảo lưu trong phạm vi mà điều ước cho phép
Cùng với đó, một bảo lưu được tuyên bố tại thời điểm ký kết cần được phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt, phải được thành viên đề ra bảo lưu chính thức khẳng định khi quốc gia đó biểu thị sự đồng ý và ràng buộc của điều ước đó Khi
đó, bảo lưu coi như được đề ra vào ngày mà bảo lưu đó được khẳng định
Thứ hai, thủ tục về chấp nhận bảo lưu, phản đối bảo lưu Khi một quốc gia đưa ra bảo lưu, các quốc gia thành viên khác có thể thể hiện quan điểm của mình thông qua việc chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu theo thủ tục nhất định được quy định tại Điều 20 Công ước Viên năm 1969, theo đó sự phản đối bảo lưu và
sự đồng ý với bảo lưu phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và thông báo một cách công khai cho các quốc gia thành viên, riêng trường hợp đồng ý bảo lưu có thể được thể hiện dưới dạng im lặng, cụ thể: trong trường hợp điều ước quốc tế cho phép bảo lưu và quy định rõ điều khoản nào được bảo lưu thì không cần tới sự đồng ý rõ ràng và riêng biệt từ phía các quốc gia ký kết khác trừ khi điều ước quy định rõ về việc chấp thuận này Riêng với trường hợp điều ước quốc tế không có điều khoản quy định liên quan đến bảo lưu thì việc bảo lưu phải được tất cả các quốc gia thành viên chấp nhận nếu số quốc gia đàm phán có hạn hoặc việc thi hành toàn bộ điều ước là điều kiện dẫn tới sự chấp nhận ràng buộc của các bên đối với điều ước Một bảo lưu coi như được một quốc gia chấp nhận nếu quốc gia đó không phản đối trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu, trong trường hợp điều ước quốc tế là văn kiện về thành lập
tổ chức quốc tế thì bảo lưu phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức đó
Trang 10Bên cạnh đó, việc chấp nhận rõ ràng một bảo lưu hoặc phản đối một bảo lưu, nếu được đề ra trước khi có sự khẳng định bảo lưu đó thì việc chấp nhận và phản đối bảo lưu không cần phải khẳng định lại nữa
Thứ ba, thủ tục rút bảo lưu, rút phản đối bảo lưu Theo Điều 22 Công ước Viên năm 1969 nếu điều ước quốc tế không có quy định khác hoặc không có thỏa thuận nào khác thì quốc gia tuyên bố bảo lưu có quyền rút bảo lưu trong bất
kỳ thời gian nào Trong trường hợp này, sự đồng ý từ phía các quốc gia công nhận bảo lưu là không cần thiết Tuy nhiên, việc rút bảo lưu chỉ có hiệu lực với thành viên khác khi thành viên này nhận được thông báo rút bảo lưu Bên cạnh
đó, tuyên bố về phản đối bảo lưu cũng có thể được quốc gia tuyên bố hủy bỏ vào bất kỳ thời gian nào nhưng phải đựợc thể hiện dưới hình thức văn bản và có hiệu lực khi thành viên đưa ra bảo lưu nhận được thông báo rút phản đối bảo lưu của thành viên phản đối bảo lưu
3 Hệ quả pháp lí của bảo lưu điều ước quốc tế
Khi tham gia ký kết, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập các điều ước quốc tế đa phương thì bảo lưu điều ước quốc tế đó là hành động đơn phương của mỗi quốc gia Việc mỗi quốc gia thực hiện các hành động khác nhau trong từng giai đoạn để nhằm loại trừ hoặc thay dổi hiệu lực của một hoặc một số quy định trong việc áp dụng chúng với quốc gia này không có nghĩa là đưa các điều khoản
bị bảo lưu ra khỏi điều ước quốc tế Nói cách khác, các điều khoản bị bảo lưu vẫn tồn tại là một bộ phận cấu thành của điều ước quốc tế đó Tuy nhiên, do đây
là điều ước quốc tế đa phương nên khi một quốc gia thực hiện quyền bảo lưu thì quan hệ đối với các quốc gia thành viên còn lại sẽ thay đổi trong phạm vi có bảo lưu Điều 21 Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế đã quy định rõ về vấn đề này Theo đó:
Trong quan hệ giữa quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia chấp thuận bảo