Biên giới quốc gia là một vấn đề quan trọng hàng đầu của bất cứ quốc gia nào. Đường biên giới của mỗi quốc gia là cơ sở để phân chia lãnh thổ của các quốc gia với nhau. Tuy nhiên trên thực tế vẫn nảy sinh rất nhiều tranh chấp giữa các quốc gia láng giềng về đường biên giới, đặc biệt là các đường biên giới trên bộ. vì vậy, vấn đề hoàn thiện đường biên giới trên bộ luôn được các quốc gia hết sức quan tâm. Vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý và thực tiễn xác định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc” để hiểu thêm về vấn đề này.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Đề tài số 11:
Những vấn đề pháp lý và thực tiễn xác định biên giới
trên bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc
Họ và tên:
Sinh ngày:
Lớp:
Ngành:
Bùi Thị Giang Hương 25/01/1991
Luật KT - K15 Luật Kinh tế
Trang 2Biên giới quốc gia là một vấn đề quan trọng hàng đầu của bất cứ quốc gia nào Đường biên giới của mỗi quốc gia là cơ sở để phân chia lãnh thổ của các quốc gia với nhau Tuy nhiên trên thực tế vẫn nảy sinh rất nhiều tranh chấp giữa các quốc gia láng giềng về đường biên giới, đặc biệt là các đường biên giới trên
bộ vì vậy, vấn đề hoàn thiện đường biên giới trên bộ luôn được các quốc gia hết sức quan tâm
Đối với Việt Nam, chúng ta có cả đường biên giới trên bộ và trên biển vấn đề hoạch định đường biên giới trên bộ với các nước láng giềng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt trong những thập niên qua Hiện nay, đường biên giới trên bộ của nước ta đã tương đối hoàn thiện, phần lớn đã được phân giới, cắm mốc trên thực địa
Tuy vậy, việc tiếp tục về các nguyên tắc phân định biên giới trên bộ cũng như thực tiễn áp dụng để có cái nhìn toàn diện, đầy đủ về biên giới trên bộ của nước ta vẫn là công việc hết sức cần thiết không chỉ đối với các nhà khoa học
mà còn đối với cả sinh viên nói chung và sinh viên Luật nói riêng Vì vậy, em
xin lựa chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý và thực tiễn xác định biên giới
trên bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc” để hiểu thêm về vấn đề này.
Trang 3PHẦN NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT VỀ BIÊN GIỚI TRÊN BỘ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, trên bán đảo Đông Dương Nước ta có diện tích khoảng 330.000 km² thuộc nhóm nước có diện tích trung bình trên thế giới lãnh thổ Việt Nam gồm các bộ phận: đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời vùng biển nước ta rộng khoảng 1 triệu km² nằm ở khu vực biển Đông cùng với đó là hệ thống các đảo ven bờ và hai quần đảo xa
bờ là Hoàng Sa và Trường Sa
Lãnh thổ trên đát liền của nước ta hình chữ S nằm ở rìa bán đảo Đông Dương và tiếp giáp với biển Đông Việt nam có biên giới chung với Trung Quốc
ở phía Bắc, tiếp giáp với Lào ở phía Tây, tiếp giáp với Cam- Pu- Chia ở phái Tây Nam Đường biên giới trên bộ của nước ta dài khoản 4.510 km , đi qua 25 tỉnh, 90 huyện, khoảng 390 xã với trên 50 dân tộc sinh sống Đường biên giới với Trung Quốc dài khoảng 1.400 km; đường biên giới với Lào dài khoảng 2.067 km; đường biên giới với Cam- Pu- Chia dài khoảng 1.137 km Đất nước ta với địa hình 3/4 là đồi núi vì vậy, đường biên giới trên đất liền của nước ta với các nước láng giềng chủ yếu chạy dọc theo các dãy núi cao, rừng rậm
Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với bao thăng trầm, biến cố lớn Tuy nhiên, phải đến cuối thể kỷ XVIII đường biên giới trên bộ của nước ta mới hình thành gần giống với ngày nay, nhưng vẫn chưa được hoạch định bằng bất cứ điều ước nào Đến khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta,
vầ cơ bản đưườg biên giới trên bộ của nước ta cũng không có sự thay đổi đáng
kể sau khi giành được độc lập, nước ta cùng với các nước láng giềngđã thống nhất duy trì đường biên giới từ thời Pháp thuộc, đồng thời điều chỉnh những đoạn còn chưa rõ ràng
Hiện nay, về cơ bản đường biên giới trên bộ của nước ta đã được hoạch định xong Ta cùng các nước láng giềng đã tiến hành phân giới, cắm mốc thực địa phần lớn biên giới của nước ta với các nước đã được phân định bằng hệ thống cột mốc kiên cố, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân ta và cá dân tộc anh em Việt nam và các nước láng giềng đang cố gắng giải quyết nhanh chóng các vấn đề biên giới còn tồn tại trên cơ sở các nguyên tắc mà các bên đã thống nhất
II NGUYÊN TẮC TRONG PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI TRÊN BỘ GIỮA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
1 Nguyên tắc phân định biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc
Trang 4Nguyên tắc kế thừa các hiệp ước quốc tế về biên giới lãnh thổ: Theo thỏa thuận ngày 19/10/1993 thì hai bên đồng ý căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Pháp và Trung Quốc ngày 26/6/1887 và Công ước bổ sung, công ước hoạch định biên giới ngày 20/6/1895 cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định, cắm mốc kèm theo đã được công ước và công ước bổ sung nói trên xác nhận hoặc quy định; đối chiếu xác định lại toàn bộ đường biên giới trên bộ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc
Theo nguyên tắc này, trong quá trình đàm phán hai bên đã tự xác định đường biên giới theo cách hiểu hai Công ước và các văn bản kèm theo rồi trao đổi cho nhau bản đồ thể hiện đường biên giới này để so sánh Qua đối chiếu thì phần lớn đường biên giới hai bên có cách hiểu và cách xác định trùng nhau chỉ
có một bộ phận nhỏ là có cách hiểu và cách xác định khác nhau đãn đén sự sai khác giữa hai bên, cụ thể: Trên toàn bộ đường biên giới dài 1400 km, nhận thức của hai bên trùng nhau đến 970 km, còn khoảng 480 km còn lại do không có văn bản hoặc văn bản và bản đồ chưa rõ ràng nên nhận thức của hai bên có khác nhau Do đó, nếu chỉ áp dụng nguyên tắc kế thừa hai công ước 1887 và 1895 là chưa đủ để xác định đường biên giới Việt – Trung một cách rõ ràng, chính xác
và đầy đủ
Có nhiều nguyên nhân như do kỹ thuật, không còn văn bản hoặc các công ước trước đó chưa xác định được mà vẫn còn khoảng 480 km mà hai bên có cách hiểu khác nhau dẫn đến tranh chấp Vì vậy, đối với bộ phận này hai bên cần áp dụng nguyên tắc xác lập các đoạn biên giới mới và thực tế hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã vận dụng một cách sáng tạo nguyên tắc xác lập các đoạn biên giới mới trong trường hợp này Thực chất, việc xác lập các đoạn biên giới mới là dựa trên cơ sở của hai công ước 1887 và 1895
Nguyên tắc xác lập các đoạn biên giới mới có thể hiểu như sau: Trong quá trình đối chiếu, xác định hướng đi của đường biên giới đối với những khu vực sau khi đã đối chiếu nhiều lần mà vẫn không đi đến nhất trí, hai bên sẽ cùng nhau khảo sát thực địa, suy tính mọi tình huống tồn tại trong khu vực với tinh thần thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, thương lượng hữu nghị để tìm giải pháp công bằng, hợp lý
Các khu vực hai công ước quy định không rõ ràng hoặc chưa có đường biên giới, hai bên xem xét tổng hợp các yếu tố: cơ sở pháp lý của các Công ước Pháp-Thanh còn có thể vận dụng được, quản lý, lịch sử, địa hình, bản đồ, nếu cần chuyên gia hai bên đi thực hiện khảo sát, thương lượng hữu nghị trên tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau để tìm giải pháp công bằng, hợp lý Đối với số ít khu vực hai bên không thể đạt được thỏa thuận thì giải quyết trên tinh thần hiệp thương hữu nghị, thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, công bằng, hợp lý
Trang 5Sau hàng chục năm đàm phán với nhiều cấp khác nhau kéo dài từ năm
1993 đến năm 1999 hai bên đã giải quyết được các khu vực còn tranh chấp kết quả đàm phán đã xác định 2,6 km² thuộc hai khu vực( vì lý do kỹ thuật: vẽ chồng lấn lên nhau; hai bên chưa vẽ tới) thuộc về Việt Nam, còn lại 2,4 km² của hai khu vực này thuộc về Trung Quốc đối với 227 km² của khu vực có tranh chấp hoặc có nhận thức khác nhau của hai bên được giải quyết như sau: 113 km² thuộc về Việt Nam, 114 km² thộc về Trung Quốc Trong đó, đáng chú ý một số khu vực được coi là nhạy cảm trên tuyến biên giới này cũng được giải quyết phù hợp với lợi ích của hai bên
Ngày 30/12/1999 Hiệp ước biên giới trên đât liền giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết đây được coi là bước ngoạt lịch sử đồng thời là cơ sở cho việc xác lập đường biên giới trên bộ và cũng là cơ sở để các bên thực hiện chủ quyền của mình một cách hợp pháp, đầy đủ trên lãnh thổ quốc gia Hiệp ước này mở màn cho việc cắm mốc trên thực địa giữa hai nước Để thực hiện việc cắm mốc hai bên đã cùng thỏa thuận và áp dụng sáng tạo nguyên tắc “cả gói” để giải quyết các khu vực còn tồn đọng với mục đích tìm giải pháp tổng thể, công bằng, hợp lý, hợp tình hai bên có thể chấp nhận được Nguyên tắc này thể hiện nội dung chủ yếu là giải quyết trên cơ sở công bằng lợi ích Biên giới đi qua tât
cả các mốc cũ, giấu tích lịch sử, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến đời sống dân cư biên giới Trên cơ sở thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên, việc phân định biên giới giữa nước ta với Trung Quốc đã hoàn thành, hai nước đã có một đường biên giới hoàn chỉnh phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như nguyện vọng của nhân dân hai nước
III BIỆN PHÁP HOÀN CHỈNH HỆ THỐNG BIÊN GIỚI.
Trên cơ sở thực hiện các nguyên tắc đã nêu ở trên, phần lớn đường biên giới trên bộ của Việt Nam với các nước láng giềng đã được phân định, cắm mốc trên thực địa Đối với đoạn biên giới Viêt – Trung, việc hoạch định, cắm mốc đã hoàn thành Tuy nhiên, để bảo vệ chủ quyền và quản lý tốt khu vực biên giới Nhà nước
ta cần tăng cường công tác các công trình biên giới với sự phối hợp của tát cả các lực lượng chức năng trên toàn tuyến biên giới phức tạp và nhạy cảm này Đồng thời Nhà nước ta cũng cần phối hợp chặt chẽ với phía Trung Quốc trong việc quản
lý các công trình biên giới, thống nhất về việc tự do đi lại của tàu thuyền tại khu vực cửa sông Bắc Luân, hợp tác phát triển du lịch tai khu vực thác Bản Giốc Đối với tuyến biên giới Việt – Lào, với khoảng cách trung bình giữa hai cột mốc là 10
Km như hiện nay là quá xa, rất khó cho công tác quản lý biên giới Vì vậy, cần phải tăng dầy số cột mốc, đồng thời tôn tạo các cột mốc biên giới quốc gia đã có Phải tăng cường bổ sung thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất khác phục vụ cho lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ canh gác, bảo vệ biên giới của mình Đối với
Trang 6đó là lực lượng bộ đội biên phòng còn quá ít so với chiều dài của đường biên, chúng ta cần phải tăng cường về số lượng cũng như trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết đẻ đảm bảo cuộc sống và điều kiện làm việc cho các cán bộ, chiến sĩ làm công tác bảo vệ biên giới
Tuy nhiên công tác quan trọng nhất cần phải tiến hành ngay đó là tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các tầng lớp nhân dân, nhất là người dân địa phương vùng biên giới về vai trò, tầm quan trọng của đường biên giới Đây là biện pháp đầu tiên và cũng là quan trọng nhất phải thực hiện Trong chính sách an ninh quốc phòng, Nhà nước ta cần chú trọng đến vai trò của nhân dân trong vấn đề
an ninh biên giới bên cạnh các lực lượng chuyên trách như: bộ đội biên phòng, công an, hải quan… thì nhân dân là lực lượng đông đảo có khả năng nắm thông tin, tạo điều kiện giúp các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ của mình
Trang 7PHẦN KẾT LUẬN
Tuyến biên giới trên bộ của nước ta được tạo thành bởi ba bộ phận tiếp liền nhau là đoạn biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Cam Pu Chia Xuất phát từ yếu tố lịch sử để lại, đồng thời để phù hợp với pháp luật quốc tế, trong qúa trình hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam và mỗi nước đã áp dụng những nguyên tắc khác nhau để hoạch định Đối với Trung Quốc là nguyên tắc “kế thừa các điều ước quốc tế” cụ thể là Hiệp ước Pháp – Thanh năm 1887 và Hiệp ước bổ sung năm 1895.Các nguyên tắc này được vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với tình hình Việt Nam và các nước láng giềng, đồng thời việc hoạch định biên giới với các nước còn kết hợp sử dụng nguyên tắc “ xác lập các đoạn biên giới mới” để tạo nên đường biên giới trên bộ như hiện nay
Trang 8DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb CAND, Hà Nội, 2007;
2 Lê Mai Anh & Trần Văn Thắng, Luật quốc tế - Lí luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001;
3 Nguyễn Thị Kim Ngân & Chu Mạnh Hùng, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010;
4 Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1979;
5 Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký ngày 19/10/1993;
6 Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký ngày 30/12/1999;
7 Nguyễn Xuân Quang, Hệ thông biên giới trên bộ của Việt Nam với các nước láng giềng – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2010;
8 Phạm Thị Kiều My, Biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc những vấn đề pháp lý và thực tiễn, Khoá luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2010;