A:Đặt Vấn Đề:Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều vùng giáp danh cả trên bộ lẫn trên biển, nên vấn đề phân định biên giới là vấn đề hết sức nhạy cảm nhưng cũng rất quan
Trang 1A:Đặt Vấn Đề:
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều vùng giáp danh cả trên bộ lẫn trên biển, nên vấn đề phân định biên giới là vấn đề hết sức nhạy cảm nhưng cũng rất quan trọng cần phải được tiến hành kịp thời và chính xác để thuận lợi cho việc sinh sống cũng như buôn bán thông thương giữa hai nước.Nhận thức được vấn đề quan trọng đó hai nước đã tiến hành phân định biên giới giữa hai nước.Qua nhiều lần thương lượng, trên cơ sở hợp tác hữu nghị, tôn trọng chủ quyền của nhau cuối cùng nước ta và Trung Quốc đã ký thành công hiệp ước phân định đường biên giới.Chúng ta hãy cùng nhìn lại chặng đường mà nước ta và Trung Quốc đã đi qua để có được đường biên giới như ngày nay,và cũng là để thấy được “ Thực tiễn phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc” như thế nào
B:Giải Quyết Vấn Đề:
I:Lý luận chung:
1:Các khái niệm:
*) Khái niệm Đường Biên Giới:
“Đường biên giới là đường xác định giới hạn phạm vi chủ quyền của một quốc gia đối với vùng đất và lòng đất phía dưới; vùng biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy vùng biển đó và khoảng không chiếu thẳng từ vùng đất và vùng biển đó Biên giới quốc gia bao gồm biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới trên không”
*) Khái niệm Biên giới trên bộ: Là đường biên giới xác định trên đất liền, trên đảo, trên song ,hồ , kênh, biển nội địa Biên giới trên bộ phổ biến được quy định trong các điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan ( trừ một số trường hợp ngoại
Trang 2lệ) và một số điều ước quốc tế đặc biệt hoặc các quyết định của các cơ quan tài phán quốc tế khi các bên hữu quan đồng ý
2) Các bước xác định biên giới trên bộ: Biên giới trên bộ được xác định thông qua các bước hoạch định, phân giới, cắm mốc biên giới.
*) Hoạch định biên giới quốc gia:
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng với những hoạt động pháp lý nhằm xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới.Toàn bộ việc hoạch định phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng các bên cùng có lợi Phương pháp hoạch định là phương pháp thông qua đàm phán và các con đường hòa bình khác.Khi xảy ra tranh chấp các bên không tự giải quyết được phải nhờ đến bên thứ ba,kể cả thông qua con đường đàm phán quốc tế
Yêu cầu của việc hoạch định biên giới:
_ Phải đưa ra được các nguyên tắc để làm cơ sở cho việc xác định đường biên giới;
_ Các điểm được lựa chọn để xác định vị trí, hướng đi của đường biên giwois phải rõ ràng, tránh mơ hồ hay gây khó dễ, gây tranh chấp cho quá trình phân giới, cắm mốc sau này.Yêu cầu việc lựa chọn phải đạt dộ chính xác cao, vừa phù hợp với các yếu tố địa hình thực tế Trên thực tiễn quốc tế, các bên hữu quan có thể lực chọn một trong hai hình thức:
+/ Một là hoạch dịnh biên giới mới : Ở laoij hình này biên giới tự nhiên và biên giới nhân tạo là hai loại chủ yếu để áp dụng xác định biên giới mới
+/ Hai là, sử dụng các đường ranh giới đã có (Nguyên tắc Uti Possidetis)
Trang 3Như vậy, hoạch định biên giới là quá trình các bên cùng thỏa thuận xác định phương hướng, tính chất của đường biên giới trên văn bản điều ước, kèm theo các tài liệu cần thiết và bản đồ miêu tả chi tiết đường biên giới theo thỏa thuận
Tóm lại, đây là giai đoạn thực hiện các hoạt động pháp lý nhằm thống nhất các nguyên tắc xác định biên giới và lụa chọn các yếu tố tạo nên một đường biên giới hoàn chỉnh
*) Phân giới và cắm mốc thực địa: Phân giới là quá trình thực địa hóa đường biên giới trong hiệp định Đây là công việc mang tính vật chất, cụ thể để đưa đường biên giới được hoạch định trong văn bản và bản đồ ra thực địa, cố định nó bằng mốc dấu quốc giới với các phương pháp đo đặc chính xác.Sau khi ký hiệp định phân định hoạch định biên giới nên tiến hành ngay giai đoạn phân giới cắm mốc,việc cắm mốc có thể tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu( phân giới đến đâu cắm mốc đến đó) hoặc phân giới xong mới thực hiện cắm mốc
Các mốc dấu hiệu biên giới đóng vai tró là cơ sở để xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới trên thực địa Vì thế, yêu cầu mức độ chính xác của các mốc dấu rất cao hai bên phải cùng làm Căn cứ vào địa hình cụ thể cột mốc biên giới thường đặt tại:
- Mỗi cửa khẩu;
- Các điểm chuyển hướng trọng yếu của đường biên giới, ở đỉnh núi, chân núi hoặc các địa điểm quan trọng ;
- Các điểm trên đường quốc lộ, đường sắt , sông , suối mà đường biên giới cắt ngang qua
Đối với mỗi cột mốc được xây dựng, đều phải lập hồ sơ cột mốc Mỗi khi cần sửa chữa thay đổi,hay hủy bỏ đều phải do hai bên thỏa thuận, nhưng không được
Trang 4làm thay đổi hướng đi của đường biên giới đã được hoạch định, phân vạch cắm mốc chính thức
Kết thúc quá trình cắm mốc trên thực địa, ủy ban hỗn hợp phải lập bản đồ về biên giới kèm theo hiệp định về biên giới để các quốc gia ký kết hay phê chuẩn
3) Lịch sử các cuộc đàm phán về việc cắm mốc phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc:
Cách đây 10 thế kỷ một đường biên giới gần giống như ngày nay dường như đã tồn tại giữa hai quốc gia Tuy nhiên, biên giới Việt - Trung mang tính khái niệm biên giới vùng, chưa phải là đường biên giới được phân giới cắm mốc (PGCM), đánh dấu bằng một hệ thống mốc giới chính xác Công ước 26/6/1887 và Công ước
bổ sung 20/6/1895 giữa Chính phủ Pháp (nhân danh Việt Nam) và Triều đình Mãn Thanh Trung Quốc là các văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên xác định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc Ngay sau khi giành được độc lập, ngày 2/11/1957, Ban
Bí thư TƯ Đảng Lao động Việt Nam đã gửi thư cho Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị hai bên tôn trọng đường biên giới lịch sử do hai công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895 để lại và giải quyết mọi tranh chấp có thể thông qua thương lượng hòa bình Bức thư nhấn mạnh: "Vấn đề quốc giới là một vấn đề quan trọng cần giải quyết theo những nguyên tắc pháp lý đang có hoặc được xác định lại do Chính phủ hai nước quyết định" Tháng 4/1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với đề nghị của phía Việt Nam, tôn trọng hiện trạng đường biên giới lịch sử được Công ước 1887 và 1895 xác lập Đây
là thắng lợi quan trọng của quan hệ Trung - Việt trong bối cảnh nước Trung Quốc mới không chấp nhận các hiệp ước biên giới được coi là bất bình đẳng khi Trung Quốc phong kiến phải ký với các nước thực dân Tuy nhiên do chiến tranh chống
Mỹ, hai nước đã không có điều kiện hoàn thiện chất lượng đường biên giới
Trang 5a.Đàm phán lần 1:Đàm phán về biên giới Việt - Trung lần thứ nhất chỉ được
bắt đầu tại Bắc Kinh ngày 15/8/1974
b.Đàm phán lần 2:Cuộc đàm phán lần thứ hai diễn ra từ 7/10/1977 đến tháng
6/1978
c.Đàm phán lần 3:Đàm phán lần thứ ba được nối lại tại Hà Nội từ ngày
18/4/1979 Phía Việt Nam đã đưa ra đề nghị 3 điểm, trong đó điểm 3 nêu rõ: "Việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ giữa hai nước tuân theo nguyên tắc tôn trọng nguyên trạng đường biên giới do lịch sử để lại và đã được hoạch định bởi các Công ước 1887 và 1895 do Chính phủ Pháp và nhà Thanh ký, và đã được phía Việt Nam và phía Trung Quốc đồng ý chấp nhận"
d.Đàm phán lần 4:
Sau khi bình thường hoá quan hệ, đàm phán về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam - Trung Quốc lần thứ tư bắt đầu từ tháng 10/1992 Ngày 19/10/1993, hai đoàn đàm phán Chính phủ đã ký Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn
đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam – Trung Quốc, phần nói về biên giới trên bộ quy định: "Hai bên đồng ý căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Trung Quốc và Pháp ngày 26 tháng 6 năm 1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới ngày 20 tháng 6 năm 1895 cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định và cắm mốc biên giới kèm theo đã được Công ước và Công ước bổ sung nói trên xác nhận hoặc quy định, cũng như các mốc quốc giới cắm theo quy định, đối chiếu xác định lại toàn bộ đường biên giới trên bộ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc"
Đàm phán lần thứ tư là cuộc đàm phán dài nhất (7 năm) trên nhiều diễn đàn (cấp Chính phủ - 6 vòng, cấp chuyên viên - 16 vòng, không kể các vòng cấp kỹ
Trang 6thuật ) Kết quả hai bên đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới đất liền ngày 30/12/1999
Trong quá trình đàm phán, hai bên đã so sánh các Công ước Pháp - Thanh, văn bản pháp lý và bản đồ kèm theo Gần 900km trên tổng chiều dài biên giới khoảng 1.350km (đo trên bộ bản đồ thể hiện đường biên giới chủ trương của hai bên) nhận thức của hai bên trùng nhau, tức là không có tranh chấp Khoảng 450km còn lại, tức là 33% tổng chiều dài đường biên giới, không có văn bản, hoặc văn bản và bản
đồ chưa rõ ràng nên nhận thức hai bên có khác nhau, được chia thành 289 khu vực (với tổng diện tích khoảng 231km2), trong đó: 74 khu vực khác nhau vì lý do kỹ thuật vẽ chồng lấn lên nhau, được gọi là khu vực A; 51 khu vực vì lý do kỹ thuật hai bên đều chưa vẽ tới, gọi là khu vực B Các khu vực loại A và B có diện tích không lớn, chỉ khoảng 5 km2; 164 khu vực có tranh chấp, hoặc có nhận thức khác nhau về hướng đi của đường biên giới, gọi là khu vực C (rộng khoảng 227km2) Các cuộc đàm phán chủ yếu tập trung vào việc xử lý 164 khu vực C này
II: KHÁI QUÁT VỀ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT – TRUNG:
1.Khái Quát Về Đường Biên Giới Trên Đất Liền Việt - Trung:
Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài khoảng 1.400km, tiếp
giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn
và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc; được hoạch định và phân giới, cắm mốc lần đầu tiên trong lịch sử bằng Công ước hoạch định biên giới ngày 26/06/1887 và Công ước
Trang 7bổ sung Công ước hoạch định biên giới ngày 20/06/1895 ký kết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc) Địa hình dọc đường biên giới chủ yếu là đồi núi cao và sông suối, trong đó có gần 400km đường biên giới đi theo sông suối
Trong hơn 100 năm qua kể từ khi các Công ước Pháp – Thanh được ký kết, đường biên giới giữa hai nước đã trải qua nhiều biến đổi trên thực địa do thời tiết
và do biến động về chính trị - xã hội ở mỗi nước cũng như trong quan hệ hai nước, đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới 1979 Từ nhận thức khác nhau về hướng đi của đường biên giới, tình hình tranh chấp căng thẳng ở các khu vực biên giới diễn
ra khá phổ biến
Thực tế cho thấy, việc hoạch định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh được xúc tiến hơn 100 năm trước với phương tiện và điều kiện hạn chế lúc đó nên lời văn và bản đồ không được đầy đủ, rõ ràng, chính xác Các cột mốc biên giới được cắm từ cuối thế kỷ 19 không được xác định bằng lưới tọa độ; mặt khác, cùng với thời gian nhiều mốc đã bị hư hỏng, thậm chí bị mất, một số mốc bị xê dịch; nhiều mảnh bản
đồ gốc cũng không còn, tại nhiều khu vực trên đường biên giới đã xảy ra sự chuyển dịch dân cư không phù hợp với đường biên giới pháp lý Vì những lẽ đó, việc nảy sinh những nhận thức khác nhau, thậm chí tranh chấp là điều dễ hiểu
Xuất phát từ tình hình thực tế trên và với mục tiêu xác định lại chính xác đường biên giới để quản lý tốt hơn, tránh xảy ra các vụ tranh chấp ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị hai nước, ngay sau khi bình thường hoá quan hệ tháng 11/1991, hai bên đã thoả thuận đàm phán, ký kết Hiệp ước mới thay cho các Công ước Pháp
- Thanh và sau đó tiến hành phân giới, cắm mốc trên thực địa
2 Hiệp Ước 1999: Cơ Sở Pháp Lý Của Công Tác Phân Giới,Cắm Mốc:
Trang 8Ngay sau khi giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ với các nước láng giềng Ngày 02/11/1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị hai bên tôn trọng đường biên giới lịch sử được hoạch định trong các Công ước Pháp - Thanh 1887
và 1895, hai Bên thông qua đàm phán giải quyết mọi tranh chấp Tháng 4/1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với đề nghị của phía Việt Nam
Với mục tiêu xác lập đường biên giới rõ ràng giữa hai nước, từ năm 1974 đến
1979, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành 03 lần đàm phán về biên giới lãnh thổ, nhưng không đạt được kết quả do hai bên có lập trường, quan điểm khác xa nhau
Sau khi bình thường hóa quan hệ, từ tháng 10/1992, hai Bên tiến hành đàm phán lần thứ tư về biên giới lãnh thổ Sau 01 năm đàm phán, tháng 10/1993, hai Bên đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam Trung Quốc, theo đó hai Bên đồng ý lấy các Công ước Pháp -Thanh 1887 và 1895 và các văn kiện, bản đồ hoạch định, cắm mốc biên giới kèm theo làm căn cứ để xác định lại đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc; các khu dân cư hai bên đã sinh sống lâu đời thì duy trì cuộc sống ổn định của dân cư; đối với những đoạn biên giới sông, suối thì giải quyết theo nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế
Hai Bên đã căn cứ vào các nguyên tắc trên để đàm phán xác định đường biên giới Kết quả là trong tổng chiều dài khoảng 1.400 km thì nhận thức của hai bên trùng nhau gần 950km (chiếm 69% tổng chiều dài đường biên); hai bên có nhận
Trang 9thức khác nhau ở 289 khu vực với tổng chiều dài khoảng 450km (chiếm 31%) với diện tích khoảng 232km2
Ngày 30/12/1999, tại Hà Nội, thay mặt Nhà nước hai nước, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền đã ký Hiệp ước về biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc, đặt nền tảng cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định lâu dài giữa hai nước
Hiệp ước 1999 đã ghi nhận toàn bộ hướng đi của đường biên giới từ Tây sang Đông và kết quả giải quyết 289 khu vực có nhận thức khác nhau Theo đó: khoảng 114,9 km2 thuộc Việt Nam; khoảng 117,2km2 thuộc Trung Quốc Chỉ còn bốn (04) khu vực hai Bên chưa giải quyết được (ba khu vực ở Cao Bằng, trong đó có khu vực thác Bản Giốc) và khu vực cửa sông Bắc Luân (bản đồ đính kèm Hiệp ước chỉ thể hiện nét đứt) Hai Bên thoả thuận sẽ giải quyết các khu vực này trong quá trình phân giới, cắm mốc
Hiệp ước 1999 là sự kiện quan trọng có ý nghĩa to lớn trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc Đặc biệt, Hiệp ước 1999 là cơ sở pháp lý cho việc phân giới, cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc
Tuy nhiên, Hiệp ước 1999 mới chỉ xác định đường biên giới bằng lời văn và trên bản đồ Để thực thi chủ quyền quốc gia, tiến hành bảo vệ và quản lý lãnh thổ trên thực địa, hai Bên cần tiến hành phân giới, cắm mốc, chuyển đường biên giới
từ lời văn trong Hiệp ước và bản đồ ra thực địa, cùng nhau xác định, đánh dấu rõ ràng từng vị trí cột mốc, vạch ra đường biên giới chính xác trên thực địa
3.Quá Trình Phân Giới Cắm Mốc:
Trang 10Ngay sau khi ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, hai Bên đã thành lập Ủy ban Liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; thỏa thuận chia đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành 12 đoạn, giao cho 12 Nhóm liên hợp phối hợp tiến hành công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa Về phía ta, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc gồm Lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan và Lãnh đạo các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc do một đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban; các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành lập Ban chỉ đạo phân giới cắm mốc của tỉnh do một đồng chí lãnh đạo tỉnh làm Trưởng ban
Từ năm 2000 và 2002, hai Bên đã thoả thuận được 12 văn bản pháp lý kỹ thuật làm cơ sở cho công tác phân giới, cắm mốc Tháng 12/2001, hai Bên tiến hành cắm cột mốc đầu tiên tại cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng Từ tháng 10/2002, hai Bên đồng loạt triển khai phân giới, cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam -Trung Quốc
Trong 2 năm 2002 và 2003, hai bên thoả thuận tiến hành công tác phân giới, cắm mốc theo hình thức “cuốn chiếu” từ Tây sang Đông, tức là làm đến đâu dứt điểm đến đó Trong giai đoạn này, do hai Bên còn có nhận thức khác nhau về cách thức triển khai nên công tác phân giới, cắm mốc tiển triển rất chậm, hai Bên chỉ cắm được 89 cột mốc
Từ năm 2004 - 2006, hai Bên thỏa thuận triển khai công tác phân giới, cắm mốc theo phương châm “dễ trước, khó sau” Nhờ đó, công tác phân giới, cắm mốc
có tiến triển nhanh hơn Hết năm 2006, hai Bên đã xác định được gần 70% vị trí mốc giới Tuy nhiên, sang đầu năm 2007 tốc độ phân giới, cắm mốc chậm lại do