Bài tập lớn Phân tích những điểm mới về vấn đề đàm phán điều ước quốc tế trong Luật điều ước quốc tế năm 2016 so với Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005. Phân tích những điểm mới về vấn đề đàm phán điều ước quốc tế trong Luật điều ước quốc tế năm 2016 so với Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005
Trang 1A MỞ ĐẦU
Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, các quốc gia trên thế giới ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau thông qua các chương trình hợp tác cũng như đàm phán, ký kết các Điều ước quốc tế với nhau Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước cho đến nay, Việt Nam luôn trú trọng vấn đề toàn cầu hóa hội nhập quốc tế, có rất nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết và trong tương lai, một điều chắc chắn rằng sẽ có nhiều hơn nữa điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên Đồng thời trong các điều ước quy định cụ thể, rõ rang về đàm phán, quá trình đàm phán là một quá trình giúp đỡ rất nhiều để ta đạt được những mong muốn mà ta đặt ra, bên cạnh đó nó là một công cụ pháp lý quan trọng để điều chỉnh các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới và các
tổ chức quốc tế Tuy nhiên, trong đó vấn đề đàm phán trong luật điều ước quốc tế rất quan trọng do đó nó đã được sửa đổi bổ sung qua để làm sao phù hợp nhất, đúng nhất , nhanh chóng nhất Vì vậy hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này em xin
chọn đề tài số 07: “Phân tích những điểm mới về vấn đề đàm phán điều ước quốc
tế trong Luật điều ước quốc tế năm 2016 so với Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005.” Để đi sâu và hiểu rõ hơn.
B NỘI DUNG
I Khái niệm và đặc điểm của điều ước quốc tế và đàm phán.
1 Khái niệm.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Công ước viên năm 1969 về Luật điều ước
quốc tế “Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc hai hay nhiều văn kiện
có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi của các văn kiện đó”.
Trang 2Là thành viên của Công ước viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế khái niệm điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam cũng tương đồng với khái niệm điều ước quốc tế trong luật quốc tế: “ Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.” (khoản 1 Điều 2 Luật điều ước quốc tế năm 2016)
2 Đặc điểm.
Từ khái niệm trên về điều ước quốc tế, ta có thể đưa ra một số đặc điểm của điều ước quốc tế như sau:
Thứ nhất, về chủ thể của điều ước quốc tế: Chủ thể của điều ước quốc tế là chủ thể của luật quốc tế, chính các chủ thể của luật quốc tế (cơ bản là các quốc gia) là
chủ thể đã cùng nhau thỏa thuận và xây dựng nên các điều ước quốc tế
Thứ hai, về hình thức của điều ước quốc tế: Hình thức của điều ước quốc tế được tồn tại dưới hình thức văn bản, tùy thuộc vào nội dung điều ước điều chỉnh, tên gọi của điều ước quốc tế rất đa dạng, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia
Thứ ba, về nội dung của điều ước quốc tế: Nội dung của điều ước quốc tế là các điều khoản quy định những quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên, phản ánh
sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thiện chí
3 Khái niệm đàm phán
Trang 3Đàm phán là một khái niệm rộng, Xét về mặt ngôn từ trong tiếng Vệt, đàm phán
có nghĩa là thảo luận (đàm) và ra quyết định chung thân (phán) Trong tiếng anh, từ đàm phán (negotiation) là một từ gốc La tinh, có nghĩa là trao đổi, kinh doanh
Có thể hiểu đàm phán kí kết điều ước quốc tế khác với đàm phán thông thường ở chỗ nó là sự trao đổi, thảo luận chính thức của các đại diện cho các chủ thể luật quốc
tế (quốc gia, tổ chức quốc tế, dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết…) về các vấn đề liên quan đến quan hệ song phương cũng như đa phương với mục đích thỏa thuận nhất trí đi đến ký kết điều ước quốc tế nhằm thiết lập các quan hệ hợp tác giữa các bên hoặc để giải quyết các tranh chấp quốc tế
Với tư cách là một hiện tượng phổ biên trong xã hội, tại sao các bên lại cần đàm phán? Các bên tiến hành hoàn toán không đơn giản chỉ vì các bên muốn giải quyết một vấn đề nào đó mà cao hơn còn là việc các bên vừa có lợi ích chung thống nhất vừa có lợi ích riêng mâu thuẫn với nhau (có sự xung đột lợi ích) Thiếu một trong hai yếu tố này đàm phán không diễn ra
II Những điểm mới về vấn đề đàm phán điều ước quốc tế trong luật điều ước quốc tế năm 2016 so với Luật kí kết,gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005.
1 Bố cục.
Luật ĐƯQT năm 2016 gồm 10 Chương với 84 Điều, tăng 01 Chương và giảm 23 Điều so với 9 Chương, 107 Điều của Luật ĐƯQT năm 2005
Cụ thể vấn đề đàm phán năm ở Chương 2: Ký kết điều ước quốc tế, gồm 07 Mục, 39 Điều (từ Điều 8 đến Điều 46), cụ thể như sau:
+ Mục 1 Đàm phán điều ước quốc tế: gồm 05 Điều (từ Điều 8 đến Điều 12) quy định về thẩm quyền đề xuất đàm phán ĐƯQT; chuẩn bị đàm phán ĐƯQT; thẩm
Trang 4quyền quyết định đàm phán ĐƯQT; hồ sơ trình về việc đàm phán ĐƯQT; tổ chức đàm phán ĐƯQT;
Trong đó luật điều ước quốc tế vẫn cơ bản thừa kế vấn đề đàm phán của luật điều ước quốc tế 2005 Nhưng một số điều đã được loại bỏ, rút gọn hơn so với luật điều ước quốc tế 2005
2 Nội dung.
Để khắc phục bất cập của Luật ĐƯQT năm 2005, trong đó quy trình, thủ tục đàm phán, ký được quy định như nhau, dẫn đến các bước thích hợp đối với thủ tục ký ĐƯQT lại không thích hợp trong khâu đàm phán và ngược lại, thủ tục cồng kềnh, kéo dài, không đáp ứng được nhu cầu đối ngoại, Luật ĐƯQT năm 2016 đã bổ sung một mục (Mục 1 Chương II) về Đàm phán ĐƯQT gồm 5 điều, tách riêng với Mục Đề xuất
ký ĐƯQT Quy trình đàm phán ĐƯQT theo mục này là một quy trình chuẩn, gồm các bước từ chuẩn bị đàm phán (Điều 9) đến tổ chức đàm phán (Điều 12)
Trong các quy định mới về đàm phán ĐƯQT, Luật ĐƯQT năm 2016 quy định quyền chủ động đi đôi với trách nhiệm của cơ quan đề xuất từ giai đoạn chuẩn bị đàm phán đến tổ chức đàm phán, đồng thời có cơ chế phân công, phối hợp lấy ý kiến của
Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan trước khi trình Chính phủ về việc đàm phán (từ Điều 8 đến Điều 12) Kế thừa Luật ĐƯQT năm 2005, Luật ĐƯQT 2016 quy định các cơ quan liên quan phải được lấy ý kiến trước mỗi giai đoạn then chốt của quá trình
ký kết Trước khi trình Chính phủ về việc ký, gia nhập thì ĐƯQT phải được Bộ Ngoại giao kiểm tra, Bộ Tư pháp thẩm định, kể cả trường hợp thực hiện theo thủ tục rút gọn
So sánh giữa Trách nhiệm đề xuất đàm phán, ký điều ước quốc tế thì luật quốc tế năm 2016 đã loại bảo một số khoản của luật điều ước quốc tế năm 2005 cụ thể làbỏ khoản 2 đoạn 1 và khoản 3,4 Điều đó loại bỏ phần kí kết làm cho luật năm 2016 cụ
Trang 5thể, rõ ràng, đồng thời tại khoản 1 đã bổ sung, xóa bỏ kí kêt ở trong luật cũ thay vào
đó là một quy định riêng cho đàm phán làm cho dễ hiểu hơn
Theo điều 10 luật điều ước quốc tế 2005 thì có quy định Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra đề xuất đàm phán, ký điều ước quốc tế, nhưng đến luật
2016 đã loại bỏ hoàn toàn vấn đề đàm phán và chuyển qua mục kí kết ở điều 18 Điều
đó không còn Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc kiểm tra
đề xuất đàm phán Thay vào đó sau điều Trách nhiệm đề xuất đàm phán điều ước quốc tế thì tiếp đó luật 2016 đã bổ sung thêm điều 9 quy định về Chuẩn bị đàm phán điều ước quốc tế, điều này cho thấy có sự bổ sung về vấn đề đàm phán có chuẩn bị
một cách hợp lí và có khoa học trong đó quy định “1 Cơ quan đề xuất có trách nhiệm chuẩn bị đàm phán điều ước quốc tế và thực hiện các công việc sau đây: a) Đánh giá
sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế;
b) Rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm phán;
c) Lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về việc đàm phán điều ước quốc tế.
2 Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại điểm c khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy
ý kiến.” việc bổ sung điều mới này vô cùng quan trọng nó đã góp phần đàm phán
được chú trọng từ khâu bắt đầu chuẩn bị cho đến kết thúc, đồng thời cho thấy có hệ thống rạch ròi góp phần quan trọng trong việc xem xét lại tình hình hoàn cảnh, cũng
Trang 6như tham khảo các cơ quan khác để xem xét để thực hiện việc đàm phán có hiệu quả
và chính xác nhất
Tiếp đó theo điều 10 của luật điều ước quốc tế 2016 đã sửa lại khoản 1,2 và Bỏ khoản 3 Chuyển một phần nội dung khoản 3 vào Điều 15.và bỏ khoản 4 so với luật
2005 Theo quy định của khoản 1,2 của luật 2005 thì “1 Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước với người đứng đầu Nhà nước khác.
2 Chính phủ quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, nhân danh Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch nước trước khi quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định phải được phê chuẩn.
Còn theo luật 2016 đã sửa đổi “1 Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
2 Thủ tướng Chính phủ quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.”
Ta có thể thấy việc sửa đổi về thẩm quyền đàm phán được sửa đổi thủ tướng chính phủ quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán… và không cần có trách nhiệm báo cáo chủ tịch nước trước khi quyết định đàm phán… như vậy luật mới đã gỡ bỏ, rút gọn hơn đỡ cồng kềnh như luật cũ Và một phần khoản 3 liên quan đên phần kí kết
đã được chuyển riêng sang điều 15 luật điều ước quốc tế năm 2016 nhằm để tách biệt phần đàm phán và kí kết đồng thời Chỉnh sửa và đưa nội dung tương ứng vào các Điều 11 và 17 (mới) (do tách riêng hai thủ tục đề xuất đàm phán và đề xuất ký)
Trang 7Luật điều ước quốc tế năm 2016 đã bỏ điều 12 của của luật điều ước quốc tế năm
2005 quy định về Trình tự, thủ tục quyết định đàm phán, kí kết điều ước quốc tế thay vào đó luật năm 2016 đã thêm và sửa lại điều 15 của luật năm 2005 về hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế tại điều 11 luật năm 2016, do đó đã sửa khoản 1, bỏ 2
và bổ sung thêm khoản mới, cụ thể thay vì 3 khoản cồng kềnh của luật cũ thì đã được
sửa đổi ngắn hơn,thủ tục gắn gọn và bổ sung thêm khoản mới cụ thể điều 11 “1 Hồ
sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ sự cần thiết, yêu cầu, mục đích đàm phán điều ước quốc tế; nội dung chính của điều ước quốc tế; đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế; kết quả rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm phán; kiến nghị về việc đàm phán và ủy quyền đàm phán;
b) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý.
2 Trường hợp kiến nghị kết thúc đàm phán điều ước quốc tế thì hồ sơ trình phải
có dự thảo điều ước quốc tế thể hiện phương án kết thúc đàm phán.”
Thay vì việc hồ sơ trình về việc đàm phán từ hồ sơ của các cơ quan đề xuất trình chinh phủ, và hồ sơ của chính phủ trình hoặc báo cáo chủ tịch nước nay đã được sửa đổi thành một điểm rút gọn tóm gọn lại đồng thời nêu nõ cụ thể yêu cầu, mục đích một cách cụ thể Trong điều này cũng đã bổ sung thêm khoản 2 đó là một điểm mơi
mà luật cũ chưa quy định đến điều này quy định làm rõ vấn đề hơn Trường hợp kiến nghị kết thúc đàm phán điều ước quốc tế thì hồ sơ trình phải có dự thảo điều ước quốc
tế thể hiện phương án kết thúc đàm phán
Trang 8Luật 2016 đã bổ sung thêm một điều lafquy định về Tổ chức đàm phán điều ước
quốc tế : “1 Chính phủ tổ chức đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo
ủy quyền của Chủ tịch nước Thủ tướng Chính phủ tổ chức đàm phán điều ước quốc
tế nhân danh Chính phủ.
2 Căn cứ vào quyết định của cơ quan quy định tại Điều 10 của Luật này, cơ quan đề xuất chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phương án đàm phán, dự thảo điều ước quốc tế của phía Việt Nam và thành phần đoàn đàm phán.
3 Cơ quan đề xuất chủ trì tham vấn tổ chức đại diện đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của điều ước quốc tế trong quá trình đàm phán.
4 Cơ quan đề xuất kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát sinh trong quá trình đàm phán và kiến nghị biện pháp xử lý.
5 Chủ tịch nước, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội về việc đàm phán điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội.”
3 Lí do của những điểm mới và những ưu điểm.
Thứ nhất, Sửa đổi, bổ sung để thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đối ngoại, đặc biệt là chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế thông qua khung pháp lý vừa chặt chẽ, vừa linh hoạt, đáp ứng nhu cầu ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
Thứ hai, Sửa đổi, bổ sung tạo quy trình đầy đủ, thống nhất về ký kết điều ước quốc tế, nhấn mạnh quyền chủ động và trách nhiệm của cơ quan đề xuất, tăng cường
cơ chế phân công, phối hợp với các cơ quan liên quanuốc tế phù hợp với lợi ích của đất nước
Trang 9Thứ ba, Quy định linh hoạt phù hợp với nhu cầu của hoạt động đối ngoại Để quy trình có thể linh hoạt áp dụng cả trong trường hợp đàm phán, ký những ĐƯQT phức tạp và trường hợp đàm phán, ký ĐƯQT đơn giản, Luật ĐƯQT năm 2016 quy định trong trường hợp trước khi đàm phán, cơ quan đề xuất đã tập hợp được đầy đủ tài liệu cần thiết trong hồ sơ đề xuất ký ĐƯQT thì có thể đồng thời đề xuất đàm phán và ký ĐƯQT Để đáp ứng yêu cầu thực tế cần có thủ tục nhanh/thủ tục rút gọn cho việc ký kết một số loại ĐƯQT để phục vụ yêu cầu đối ngoại và hội nhập
Thứ tư, Nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện điều ước quốc tế Sửa đổi, bổ sung
để triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013 Luật 2016 cũng làm rõ các thẩm quyền hiến định về đàm phán ĐƯQT, trong đó có quyền “quyết định đàm phán” của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đối với loại ĐƯQT tương ứng, thẩm quyền này bao gồm thẩm quyền quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán (Điều 10) Chính phủ “tổ chức đàm phán” ĐƯQT nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước Thủ tướng Chính phủ tổ chức đàm phán ĐƯQT nhân danh Chính phủ, đồng thời “chỉ đạo đàm phán” thông qua việc quyết định phương án đàm phán, duyệt dự thảo ĐƯQT của phía Việt Nam, thành phần đoàn đàm phán và quyết định xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đàm phán (Điều 12) Thứ năm, Sửa đổi, bổ sung làm cho Luật đơn giản, bớt cồng kềnh, dễ hiểu, dễ áp dụng
C KẾT LUẬN
Từ việc phân tích ta có thể thấy rằng vị trí và tầm quan trọng của đàm phán trong hệ thống pháp luật nước ta đã được xác định rõ thông qua quy định của pháp luật Đây là một bước tiến quan trọng trong, vấn đề đàm phán điều ước quốc tế trong luật điều ước quốc tế năm 2016 đã được sửa đổi, bổ sung, một cách hợp lí, chính xác, phù hợp với hiện nay so với luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm
2005, nhìn chung chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trong việc đàm phán các vấn đề
Trang 10cam kết quốc tế và đạt được những thành tựu to lớn Cuối cùng cần phải khẳng định rằng vấn đề đàm phán điều ước quốc tế trong luật điều ước quốc tế giữ một vị trí quan trọng trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế Vì vậycác nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải thực hiện điều ước mà mình là thành viên , một cách tận tâm, trách nhiệm và thiện chí, để đạt được kết quả cao
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005
2 Luật điều ước quốc tế năm 2016
3.http://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx? UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=31504
4 Tập bài giảng môn pháp luật về điều ước quốc tế 2018
5 Bộ ngoại giao “ báo cáo tổng kết thi hành luật ký kế, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế