1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và ý nghĩa của vấn đề đó đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay

57 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 455,09 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thế Vĩnh SVTH: Lộc Hải L ý Lớp: K33A - GDCD 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỉ XXI mở đầu thiên niên kỉ thứ 3 của một thế giới đầy biến động. Đó là thế kỉ mà cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, đang tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước. Hiện nay, quan hệ quốc tế đang ở xu thế hoà dịu, các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa cạnh tranh găy gắt vì lợi ích quốc gia dân tộc. Đó cũng là quá trình đấu tranh thực hiện dân chủ hoá trong quan hệ quốc tế, thiết lập trật tự kinh tế quốc tế, bình đẳng chống lại sự bóc lột, thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. Đó cũng là thời đại mà sự đối đầu trực tiếp của các giai cấp tạm lắng xuống, nhưng vấn đề dân tộc, sắc tộc lại nổi lên gây đau thương cho bao quốc gia mà biểu hiện rõ nhất là chủ nghĩa khủng bố, cùng với cả việc tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp. Bối cảnh quốc tế đó đã tạo ra nhiều thời cơ thuận lợi cho các nước có điều kiện phát triển, đồng thời cũng đặt ra những những thách thức lớn đối với các quốc gia trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, bảo vệ độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội. Ở Việt Nam công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc đang được toàn dân ta tiến hành với biết bao nỗ lực và sáng tạo đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa quan trọng, từng bước đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, nền độc lập dân tộc được củng cố. Có được những thành tựu tuyệt vời đó là nhờ Đảng ta, nhân dân ta được trang bị những tư tưởng cách mạng đúng đắn của Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về độc lập dân tộc. Tuy nhiên, ở Việt nam hiện nay, các thế lực thù địch cũng đang tiến hành âm mưu “diễn biến hoà bình” hòng xoá bỏ những thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã giành được bằng vô vàn sự hi sinh xương máu của các thế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thế Vĩnh SVTH: Lộc Hải L ý Lớp: K33A - GDCD 2 hệ. Để thực hiện âm mưu đó, chúng không ngừng tìm mọi cách nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây xung đột, tạo cớ can thiệp bằng bạo loạn, lật đổ. Vì vậy, để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền dân tộc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc nghiên cứu các giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là vẫn rất cần thiết và quan trọng. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và ý nghĩa của vấn đề đó đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc đã được nhiều nhà nhiên cứu, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã và đang tiếp tục nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của TS. Hoàng Trang – TS. Phạm Ngọc Anh, Nxb Lao Động, Hà Nội, năm 2000 Bên cạnh đó, có rất nhiều bài báo viết về độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh được đăng trên các báo, tạp chí như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc” của TS. Lê Văn Tích, Tạp chí Lịch sử Đảng số 6 năm 2001. “Giữ vững độc lập dân tộc là nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Phan Thanh Hà, tạp chí Giáo dục lí luận số 8 năm 2001. “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của PGS. TS. Mạch Quang Thắng, tạp chí Giáo dục lí luận số 6 năm 2010. Các công trình đó đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về độc lập dân tộc. Trên cơ sở những vấn đề mà các nhà khoa học đã nghiên cứu, tác giả khoá luận muốn góp phần bổ sung làm sáng tỏ một số vấn đề cụ thể về độc Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thế Vĩnh SVTH: Lộc Hải L ý Lớp: K33A - GDCD 3 lập dân tộc như: độc lập dân tộc là phải giải phóng khỏi ách áp bức thuộc địa, độc lập là phải xây dựng nền kinh tế vững mạnh, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam, đồng thời, tìm hiểu ý nghĩa của độc lập dân tộc đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích: Nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn với thực tiễn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ: - Xác định các nhân tố chủ yếu hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc theo lập trường vô sản - Hệ thống hoá những nội dung cơ bản của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc - Xác định ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc. Đồng thời tìm hiểu ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm để bảo vệ nền độc lập dân tộc trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong khoá luận sử dụng các phương pháp luận như: DVBC, DVLS của chủ nghĩa Mác - Lênin, và các phương pháp nghiên cứu khoa học của khoa học - xã hội: lịch sử và logíc, phân tích và tổng hợp, hệ thống hoá Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thế Vĩnh SVTH: Lộc Hải L ý Lớp: K33A - GDCD 4 6. Đóng góp của khoá luận Với những kết quả nghiên cứu đạt được. Khoá luận có thể góp phần làm rõ và sâu sắc hơn nữa những nội dung cơ bản về độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, và cho thấy được ý nghĩa của vấn đề này trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay. Đồng thời đề ra một số bài học kinh nghiệm để bảo vệ, giữ vững nền độc lập của dân tộc. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Kết cấu khóa luận gồm 2 chương 5 tiết. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thế Vĩnh SVTH: Lộc Hải L ý Lớp: K33A - GDCD 5 Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC 1.1 Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc 1.1.1. Cơ sở lí luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin Sự kiện đánh dấu việc Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin là việc tháng 7 – 1920, khi Người đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Bản Luận cương của Lênin đã trình bày những quan điểm cơ bản về con đường giải phóng dân tộc thuộc địa khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Với kinh nghiệm thực tiễn và tư duy độc lập sáng tạo, Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và đặt tin tưởng vào bản luận cương của Lênin và Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III). Tư tưởng của Lênin đã mở ra một chân trời mới cho cách mạng giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân ở khu vực thuộc địa và phụ thuộc. Đặc biệt là quan điểm về vấn đề quyền tự quyết của các dân tộc và quyền bình đẳng của các dân tộc. Nội dung đó đã được Hồ Chí Minh vận dụng trong thực tiễn của cách mạng Việt Nam sau này để đề ra quyền tự quyết của dân tộc và quyền bình đẳng giữa các dân tộc của Việt Nam. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác và Ănghen về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp; dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới, kết hợp với thực tiễn cách mạng của nước Nga. Lênin đã khái quát cương lĩnh dân tộc như sau: " Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại"[4, tr.375] Các dân tộc có quyền tự quyết: Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển dân tộc. Quyền tự quyết bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thế Vĩnh SVTH: Lộc Hải L ý Lớp: K33A - GDCD 6 dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. Tự quyết là quyền của các dân tộc nhưng khi thực hiện phải đảm bảo những nguyên tắc sau: phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc với lợi ích của giai cấp công nhân. Ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn nhằm chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của các dân tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: Đó là quyền thiêng liêng của tất cả các dân tộc và không có sự phân biệt dù lớn hay nhỏ hoặc trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị và văn hoá. Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột các dân tộc khác. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở pháp lý và quan trọng hơn nó phải được thể hiện trên thực tế ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga, là một thành quả rực rỡ của tư tưởng Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng quan hệ hoà bình giữa các dân tộc trong Liên Bang Xô Viết. Cách mạng tháng Mười Nga đã đưa ra một mô hình mới về xã hội do nhân dân lao động Nga và các dân tộc anh em làm chủ vận mệnh của mình. Chính sách dân tộc tự quyết của nước Nga sau cách mạng đã đưa ra mẫu mực về việc giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc theo quan điểm đúng đắn của Lênin. Điều đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới tư duy của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mà sau này Người sẽ vận dụng sáng tạo và phát triển trong việc giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc Việt Nam với các quốc gia trong khu vực đặc biệt là với các dân tộc Lào, Campuchia. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thế Vĩnh SVTH: Lộc Hải L ý Lớp: K33A - GDCD 7 Một hình ảnh của một Nhà nước Xô Viết kiểu mới vững vàng trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, đánh bại các cuộc tấn công trực tiếp của các nước đế quốc và sự phá hoại của các thế lực thù địch bên trong. Mô hình của một xã hội mới trong đó quyền tự do bình đẳng, quyền làm chủ đất nước của nhân dân và của các dân tộc bị áp bức được thực hiện trên thực tế đã củng cố lòng tin của người thanh niên yêu nước Việt Nam trên con đường tìm chân lí cho dân tộc. Những thực tế đầy mới mẻ và đầy sức hấp dẫn ấy cùng những luận điểm cách mạng giàu sức thuyết phục của Lênin đã đáp ứng khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Ái Quốc lúc ấy về con đường giải phóng dân tộc giành lại độc lập cho Tổ quốc. Chính vì vậy, Người đã quyết định đi theo Lênin đi theo Quốc tế cộng sản, theo con đường của cách mạng Tháng Mười Nga, đặt tương lai của dân tộc trong tương lai chung của giai cấp vô sản và nhân dân bị áp bức trên toàn hành tinh. Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã coi cách mạng Tháng Mười như “mặt trời chói lọi chiếu sáng khắp năm châu”, một tấm gương cách mạng vĩ đại cho giai cấp vô sản và nhân dân các dân tộc bị áp bức noi theo. Người coi Lênin như một người thầy về lí luận và hoạt động cách mạng giành độc lập dân tộc. Qua bản Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, đã chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản với sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa. Nhờ đó Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường giải phóng chúng ta giành lại độc lập dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản. Đã trở thành cơ sở lí luận trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc trên đất nước ta sau này. Thông qua tư duy độc lập sáng tạo và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, những luận điểm cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin đã được vận dụng linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở lí luận, phương pháp luận để Hồ Chí Minh hình thành và phát triển những luận điểm độc đáo của mình về độc lập dân tộc. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thế Vĩnh SVTH: Lộc Hải L ý Lớp: K33A - GDCD 8 1.1.2 Truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành cùng với quá trình đấu tranh cải tạo tự nhiên và đấu tranh chống ngoại xâm. Cùng với lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, truyền thống yêu nước tốt đẹp đã kết tụ, tạo nên sức sống vững vàng và mạnh mẽ của dân tộc. Truyền thống yêu nước đã được hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đặc biệt được khơi dậy mạnh mẽ trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, truyền thống đó lại càng dâng cao mạnh mẽ thành “làn sóng nhấn chìm lũ cướp nước và bán nước”. Lịch sử nhân loại đã có nhiều dân tộc chống ngoại xâm song thật hiếm có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam, thường xuyên phải chống ngoại xâm triền miên với thời gian kéo dài và số lượng các cuộc kháng chiến nhiều đến như thế. Nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ lùi bước. Trước vận mệnh của Tổ quốc, đại bộ phận người Việt đã cố gắng vượt lên những quyền lợi riêng, tạm gác lại những mâu thuẫn nội bộ, không rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình, vẫn bám làng, bám chắc địa bàn sinh tụ của dân tộc, tập trung sức lực, trí tuệ, quyết giữ vững giang sơn mà ông cha đã tạo dựng. Lòng quyết tâm, ý chí và nghị lực phi thường của dân tộc thể hiện rõ trong các cuộc đấu tranh yêu nước và sớm được đúc kết lại trong những lời tuyên bố của các anh hùng dân tộc về độc lập chủ quyền của dân tộc. Thế kỉ XI, Lý Thường Kiệt nói: “ Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” (Nam quốc sơn hà) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thế Vĩnh SVTH: Lộc Hải L ý Lớp: K33A - GDCD 9 Thế kỉ XV, Nguyễn Trãi khẳng định: “ Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông cõi bờ đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có” (Bình ngô đại cáo) Thủ đoạn cổ truyền của kẻ đi xâm lược bao giờ cũng là xâm lược lãnh thổ thường đi đôi với việc chinh phục về chính trị, kinh tế, văn hoá. Chính trong những thời kì ngoại bang thống trị, dân tộc Việt Nam đã kiên cường, bền bỉ đấu tranh chống lại những chính sách “đồng hoá” của kẻ thù giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hoá lâu đời của cha ông. Trong suốt một ngàn năm bị phong kiến phương Bắc thống trị với âm mưu biến nước ta trở thành một quận huyện của chúng, xoá bỏ nhà nước ta, dân tộc ta. Nhưng nhân dân Đại Việt vẫn giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. Trong thời kì đất nước sạch bóng quân thù, nhân dân ta qua các thời kỳ lịch sử đã xây dựng, bồi đắp, phát triển nền văn hoá dân tộc lên những bước cao hơn. Những nét đặc sắc của nền văn hoá dân tộc đã được ghi dấu trong rất nhiều công trình kiến trúc, những tác phẩm văn học, nghệ thuật vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Như vậy, những truyền thống tư tưởng, văn hóa tốt đẹp và cao quý của dân tộc đã góp phần hình thành nên ý thức dân tộc, tinh thần về độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc ở trong con người Hồ Chí Minh. Người là hiện thân của những truyền thống đó. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thế Vĩnh SVTH: Lộc Hải L ý Lớp: K33A - GDCD 10 Từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã xâm chiếm hầu hết các quốc gia ở Á, Phi, MiLaTinh, nền độc lập của Việt Nam bị đế quốc Pháp tước đoạt, đã đặt dân tộc Việt Nam trước những thử thách mới: phải đối mặt với kẻ thù lúc này là một cường quốc có tiềm lực về kinh tế, quân sự lớn mạnh và cao hơn về trình độ phát triển. Mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã từng bước đầu hàng nhưng với chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc và truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, nhiều cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp đã diễn ra không dứt trong suốt quá trình chúng xâm lược đất nước ta. Các thế hệ Việt Nam đã nối tiếp nhau đứng lên đấu tranh chống lại bọn xâm lược với tinh thần yêu nước và ý chí độc lập, tự chủ, tự cường rất cao, quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước, giành lại chủ quyền cho dân tộc. Lòng quyết tâm đó được minh chứng bằng câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Khi nào người Tây nhổ hết cỏ nước nam thì mới hết người Nam đánh tây”. Những truyền thống yêu nước đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc là một trong những nhân tố chi phối mọi suy nghĩ, hành động trong hoạt động cách mạng của Người. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh quyết chí ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. 1.1.3. Ảnh hưởng của quê hương Thanh - Nghệ - Tĩnh. Quê hương Nghệ Tĩnh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước chống ngoại xâm. Nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh chống áp bức, chống ngoại xâm trong nhiều thời kì lịch sử. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, cùng với cả nước nhân dân Nghệ - Tĩnh đã liên tiếp nổi dậy chống Pháp. Bước sang thế kỉ XX, thực dân Pháp củng cố nền thống trị của chúng trên đất nước ta, xúc tiến việc vơ vét, bóc lột sức người, sức của, đẩy nhân dân ta vào cuộc sống khốn cùng. Nghệ - Tĩnh là một trong những nơi phải chịu chế độ phu phen, tạp dịch nặng nề của chính quyền thực dân và Nam triều với bao [...]... lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc SVTH: Lộc Hải L ý 35 Lớp: K33A - GDCD Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thế Vĩnh Chương 2 TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Giá trị của tư tưởng độc lập dân tộc đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi sáng con đường cách mạng giải phóng dân tộc và đưa sự nghiệp. .. hình thành và phát triển hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng về độc lập dân tộc của Người nói riêng 1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc 1.2.1 Độc lập dân tộc là phải giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức thuộc địa Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên đánh chiếm Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta Do hạn chế của lịch sử và giai cấp... cộng tác với chúng tôi Một là để xây dựng lại Việt Nam sau lúc chiến tranh tàn phá, hai là để điều hoà với kinh tế thế giới và giữ gìn hoà bình” [10, tr.169] Qua đó, ở Người đã sớm có tư tưởng mở rộng quan hệ với tế với tất cả các quốc gia cùng hợp tác để phát triển Một trong những tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh đó là tư tưởng độc lập tự chủ, là tư tưởng “tự lực cánh sinh” dựa vào sức mình là chính... hoàn toàn bình đẳng của Lênin, Hồ Chí Minh đã vận dụng vào thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam Bình đẳng dân tộc trong quan niệm của Hồ Chí Minh khác xa bình đẳng dân tộc của giai cấp tư sản Hồ Chí Minh cho rằng, bình đẳng dân tộc không chỉ cụ thể hóa về mặt pháp lý, mà quan trọng hơn là phải được thực hiện trên thực tế Và chính Người đã thực hiện điều đó Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành... giải phóng dân tộc ta đi tới thắng lợi Mở đầu là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã giành được chính quyền, thiết lập Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới: độc lập tự do và chủ nghiã xã hội Tiếp đó, bằng tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam không những giành được chính quyền mà còn giữ vững và củng cố chính quyền... ngả đường khác để giải phóng dân tộc giành lại độc lập về cho dân tộc 1.1.4 Những nhân tố thuộc phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh Trong những nhân tố góp phần hình thành và phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh, ngoài những nhân tố khách quan còn có nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh Một trong những phẩm chất nổi bật của Hồ Chí Minh là tư chất thông minh, ham học hỏi; phương pháp... lại độc lập thực sự cho các dân tộc bị áp bức trong đó có Việt Nam Đó là những tiền đề rất quan trọng giúp Người đến với con đường cách mạng thực sự giải phóng được dân tộc giành lại độc lập tự do Đó chính là con đường cách mạng vô sản “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [13, tr.314] Chính vì thế, khi đọc được bản sơ thảo Luận cương về vấn đề dân. .. cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, là kết quả của sự phát hiện đúng quy luật của cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng nước ta hòa vào đúng dòng thác cách mạng của thời đại Ngược lại có độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc lại một lần nữa rơi vào vòng áp bức, bóc lột thì chắc chắn là quần chúng lao động không thể chấp nhận điều đó và độc lập dân tộc. .. hưởng tự do và độc lập, và thực sự đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [9, tr.557] Quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc càng thể hiện rõ khi thực dân Pháp quay lại đánh chiếm nước ta một lần nữa Trong các bức thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và chính phủ các nước vào... tế của đất nước, góp phần bảo vệ và giữ vững nền độc lập của dân tộc Như vậy, tư tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh là dân tộc được độc lập, nhân dân tự do hạnh phúc, kinh tế mở mang sánh với các cường quốc năm châu Và đó cũng là nhân tố đảm bảo cho sự bền vững của đất nước Trong Di chúc, Người đã viết: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát SVTH: Lộc Hải L ý 30 Lớp: K33A - GDCD Khóa luận tốt nghiệp . chọn Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và ý nghĩa của vấn đề đó đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề. Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc theo lập trường vô sản - Hệ thống hoá những nội dung cơ bản của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc - Xác định ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc. L ý Lớp: K33A - GDCD 5 Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC 1.1 Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc 1.1.1. Cơ sở lí luận và phương pháp luận của

Ngày đăng: 17/07/2015, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w