Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới

91 680 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ===================== NINH THỊ ÁNH HỒNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC CON NGƢỜI MỚI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ===================== NINH THỊ ÁNH HỒNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC CON NGƢỜI MỚI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC MÃ SỐ: 60.22.03.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hạnh Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ tốt nghiệp "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới" là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Hạnh. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn tốt nghiệp đã được nêu rõ trong phần danh mục tài liệu tham khảo, được trích dẫn rõ ràng, trung thực. Nếu có bất cứ sự gian dối tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và mọi kỷ luật của Khoa và của Nhà trường đề ra. Tác giả luận văn Ninh Thị Ánh Hồng LỜI CẢM ƠN! Luận văn thạc sỹ này là kết quả của sự cố gắng và nỗ lực hêt sức của bản thân tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Có được kết quả này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô giáo, Ban chủ nhiệm khoa Triết học. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Trần Thị Hạnh - người đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn thành được luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến gia đình, bạn bè trong thời gian qua đã luôn ủng hộ và động viên tôi. Do khả năng còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy tôi kính mong sự góp ý từ quý Thầy, Cô giáo, các bạn để Luận văn hoàn thiện hơn, cũng như có thể rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu tiếp theo. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014 Học viên Ninh Thị Ánh Hồng "Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần có những con người xã hội chủ nghĩa" [35;296] 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, người thầy vĩ đại, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã để lại một tài sản trong kho tàng lịch sử tư tưởng của dân tộc ta: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại” [18;20]. Trong di sản tư tưởng phong phú vô giá của Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục con người Việt Nam mới là sự tiếp nối và nâng cao những giá trị tinh túy trong tư tưởng nhân văn của truyền thống Việt Nam và thế giới. Đây cũng là sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng con người của chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tư tưởng về giáo dục con người Việt Nam mới của Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng đào tạo cho cách mạng Việt Nam những con người đủ đức, đủ tài đưa dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi to lớn, đưa địa vị nước ta từ nô lệ trở thành một nước độc lập và ngày càng có vị thế trên trường quốc tế. Hiện nay, thế giới đang trải qua những biến đổi nhanh chóng và sâu sắc. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra sự biến đổi về lực lượng sản xuất, mở ra một thời kỳ kinh tế tri thức và xã hội thông tin toàn cầu. Vấn đề con người và giáo dục con người đã trở thành một vấn đề bức thiết đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. 2 Ở Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định: con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Giáo dục con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới đất nước theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [20;85]. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định cho thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Để đảm bảo sự nghiệp đổi mới thành công, Đảng ta tiếp tục khẳng định nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và phổ biến rộng rãi tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới nói riêng, vận dụng những tư tưởng, lý luận đó một cách sáng tạo vào thực hiện chiến lược giáo dục con người mới đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước. Từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, có nhiều luận án, luận văn, nhiều hội thảo, bàn về giáo dục con người, vai trò của giáo dục con người mới trong sự nghiệp phát triển đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người được tiếp cận và tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau: - Nhóm những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người,con người mới, giáo dục con người mới. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách phân tích sâu sắc về khái niệm con người, nhân tố con người, phát huy nhân tố con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trình bày nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát huy nhân tố con người theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kiến nghị phương hướng và giải pháp nhằm 3 phát huy nhân tố con người trong thời đại công nghiệp hóa,hiện đại hóa dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh “Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục” do Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đăng Tiễn – Bùi Đức Thiệp (biên soạn), nhà xuất bản Giáo dục 1990. Tập thể tác giả đã tuyển chọn những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục là một nhiệm vụ của tất cả những người làm công tác giáo dục và quan tâm đến giáo dục, nhất là trong thời đại cách mạng đang yêu cầu phải đổi mới công tác giáo dục hiện nay. - Nhóm những công trình của các nhà nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới. “Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới”, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội của tập thể tác giả: Nguyễn Huy Hoan, Nguyễn Xuân Thông, Nguyễn Thị Minh Hương, Phạm Thị Lai, Nguyễn Thanh Nga. Tập thể tác giả đã sưu tầm tuyển chọn khái quát về nội dung và ý nghĩa cho việc xây dựng con người mới, đánh giá con người, bồi dưỡng con người về trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, xây dựng mục đích, chăm lo lối sống cho con người “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Trong đó tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa văn hóa và xây dựng con người mới ở Việt Nam. Đồng thời chỉ rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất con người Việt Nam phát triển toàn diện trong bối cảnh hiện nay. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện” Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách đã được tác giả khái quát lên nội dung quan trọng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc về quá trình lao động sản xuất, giáo dục, đào tạo toàn diện – con đường cơ bản hình thành và phát triển con người toàn diện. Liên quan đến nội dung của đề tài cũng đã có những luận văn, luận án nghiên cứu khá rộng và sâu sắc: Luận văn thạc sỹ của Phùng Thu Hiền (2002) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người với việc phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay”. Tác giả đã nêu khái niệm con 4 người, nhân tố con người, chỉ ra cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra một số giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Luận văn thạc sỹ của Hoàng Thị Tuyết Thanh (2010) "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào xây dựng xã hội học tập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay". Tác giả đã đưa quan niệm của Hồ Chí Minh về giáo dục và cho thấy được tính tất yếu trong việc vận dụng quan điểm đó vào trong xã hội học tập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Văn Tuyên (2006) “Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam”, luận văn nêu quan điểm của Hồ Chí Minh về con người Việt Nam được giải phóng và sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước và chỉ ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn rất nhiều những bài báo, bài viết đăng trên tạp chí khác như bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với việc phát triển nền giáo dục Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI” của PGS.TS Nguyễn Thị Nga trên tạp chí triết học số 12 năm 2010. Tác giả đã phân tích một cách khái quát tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục trên những khía cạnh như mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục. Trên cơ sở đó khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục không chỉ là ánh sáng soi đường, kim chỉ nam cho chiến lược phát triển con người Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI. “Hồ Chí Minh với nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của PGS Trần Thanh – Lê Quang Hoan trên tạp chí nghiên cứu lý luận. Các tác giải đã khái quát nội dung có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh về vấn đề con người như giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng. “Một số phẩm chất cơ bản cần có và định hướng phát huy nhân tố con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Lê Thị Hương trên tạp chí lý luận và truyền thông. Bài viết chỉ ra một số phẩm chất của con người trong quan điểm Hồ 5 Chí Minh: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tinh thần lao động quên mình, vì lối sống lành mạnh văn minh và chỉ ra một số định hướng cơ bản về phát huy tiềm năng và sáng tạo con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Những công trình trên đã nêu và khái quát được những nét lớn chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về giáo dục con người, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên còn rất ít công trình trực tiếp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người Việt Nam mới tiếp cận dưới góc độ của khoa học triết học. Song những tư liệu trên là tài liệu quý giá để tác giả tham khảo trong quá trình viết luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích: Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người Việt Nam mới, từ đó vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới trong việc giáo dục con người Việt Nam hiện nay Nhiệm vụ: - Luận giải những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, giáo dục con người mới - Phân tích quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, mục đích, nội dung giáo dục con người mới - Bước đầu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới trong giáo dục con người Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học của triết học Mác – Lênin về vấn đề con người, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng con người Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu [...]... việc nhận thức con người và các giá trị làm người, con người sống hòa hợp với tự nhiên, hướng tới một xã hội tốt đẹp Những tư tưởng về giáo dục con người của triết học phương Đông đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng Hồ Chí Minh và được coi là một trong những nguồn gốc cơ bản trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người * Tư tưởng về giáo dục con người và giáo dục con người trong triết... Đối tư ng nghiên cứu Đối tư ng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người Việt Nam mới Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới thông qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh, các tài liệu lịch sử và các bài viết của các nhà nghiên cứu trong nước 6 Đóng góp của luận văn Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống và khái quát nội dung cơ bản của tư. .. Chí Minh về con ngƣời mới Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người dựa trên thế giới quan duy vật triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minh không nói, không bàn nhiều về lý luận con người Hồ Chí Minh không dùng những thuật ngữ mà những người dân bình 24 thường khó hiểu hoặc không hiểu nổi, mà ở Hồ Chí Minh thuật ngữ về con người rất bình dị, dễ hiểu Trên cơ sở thế giới quan duy vật, con người trong quan... lớn đến tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh đã được trực tiếp trải nghiệm cuộc sống của người lao động ở các nước phương Tây Hồ Chí Minh đã tận mắt chứng kiến những thành tựu của văn minh phương Tây về chính trị, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật cụ thể là phong cách làm việc dân chủ của nền giáo dục phương Tây Hồ Chí Minh đã tiếp thu học hỏi được nhiều điều từ nền văn minh đó Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã tìm... của Hồ Chí Minh, soi xét trong thực tiễn đã qua, hiện nay và cả mai sau, vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc, đó mãi là một tấm gương sáng ngời, một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của Đảng và nhân dân ta CHƢƠNG 2 QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC CON NGƢỜI MỚI 2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về con ngƣời mới 1.2.1 Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về. .. chức”[39;248] * Thứ hai, Hồ Chí Minh nhìn nhận con người mới trong điều kiện lịch sửcụ thể Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tư ng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập một cách cụ thể đó là nhân dân Việt Nam Hồ Chí Minh dùng khái niệm theo nghĩa rộng trong một số trường hợp "phẩm giá con người" , "giải phóng con người" ; "người ta", "con người" , "ai" ,... với Hồ Chí minh vừa là cha, vừa là người thầy tận tâm và nghiêm khắc Mẹ là Hoàng Thị Loan, sinh ra trong một gia đình nho học, là người có đầy đủ đức tính ưu việt của người phụ nữ Việt Nam: nhân hậu, đảm đang, điềm đạm, có bản lĩnh, biết hy sinh cho chồng con Chính đạo đức và trí tuệ của thế hệ ông cha đã sớm ảnh hưởng đến nhân cách của Hồ Chí Minh, đến tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục con người Hồ. .. coi giáo dục là yếu tố hình thành nên nhân cách con người, là điều kiện quan trọng không thể thiếu để giúp non sông xã tắc ổn định, phồn vinh * Tư tưởng về giáo dục con người trong triết học phương Đông 15 Trong lịch sử, tinh hoa triết học và các giá trị văn hóa phương Đông được hội tụ chủ yếu trong Nho giáo, Phật giáo Trong hệ thống triết học của Nho giáo, quan điểm về thế giới, về con người, tư tưởng. .. Cùng với tư tưởng giáo dục con người của Nho giáo thì tư tưởng giáo dục con người của Phật giáo cũng rất đặc sắc, để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử văn hóa của các dân tộc phương Đông Mục tiêu đầu tiên của giáo dục Phật giáo là học những kinh sách và sử dụng chúng như là một thấu kính để hiểu ý nghĩa của lời Phật dạy Học kinh như là một phần của tiến trình tu tập Mục tiêu thứ hai của giáo dục con người. .. Hồ Chí Minh cho rằng cần phải giáo dục lý tư ng cách mạng, rèn luyện tài, đức, đặt niềm tin vào thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Xem xét con người dưới phương diện lịch sử cụ thể, Hồ Chí Minh tiếp cận về con người một cách toàn diện hơn * Thứ ba, Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về con người ở khía cạnh bản chất - bản chất mang tính xã hội Đứng vững trên quan điểm Mácxít, Hồ Chí Minh . tư tưởng Hồ Chí Minh về con người ,con người mới, giáo dục con người mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người , Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách phân tích sâu sắc về khái niệm con người, . tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về giáo dục con người, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên còn rất ít công trình trực tiếp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người. đích: Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người Việt Nam mới, từ đó vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới trong việc giáo dục con người Việt Nam hiện nay

Ngày đăng: 07/07/2015, 09:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan