tư tưởng hồ chí minh về giáo dục đức, trí, thể, mỹ và sự vận dụng vào giáo dục sinh viên hiện nay Nội dung tư tưởng hồ chí minh về giáo dục con người toàn diên và sự vận dụng trong việc giáo dục đức, trí, thể, mỹ cho thế hệ trẻ: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóakiệt xuất, là người đã đặt nền móng và xây dựng nền giáo dục dân chủ mới ởnước ta Tư tưởng của Người về giáo dục - đào tạo, là một kho tàng những giá
trị nhân văn cao cả, tư tưởng đó không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam mà còn có ý nghĩa thiết thực trong
sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, phục vụ cho quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay
Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là sự kế thừa, tiếp thubiện chứng, có chọn lọc, sáng tạo từ các tiền đề: truyền thống văn hoá của dântộc, triết lý giáo dục trong tư tưởng giáo dục phương Đông và phương Tây.Nhưng tiền đề quan trọng nhất, tái tạo nên sự phát triển về chất trong tư tưởnggiáo dục Hồ Chí Minh đó chính là chủ nghĩa Mác - Lênin Trên cơ sở đó vàcùng với quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng sinh động, phong phú, trong
và ngoài nước qua nhiều thời kỳ, Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm cótính toàn diện, hết sức sâu sắc, mới mẻ, tiến bộ và hiện đại về vai trò, mục đích,
nội dung và phương pháp giáo dục có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhất
là trong bối cảnh mới, thời đại của hội nhập và phát triển
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục có nội dung về giáo dục conngười toàn diện - một tư tưởng nhân văn đặc sắc Đây là sự tiếp nối và nâng caonhững giá trị tinh tuý nhất tư tưởng nhân văn của truyền thống Việt Nam và thếgiới Tư tưởng giáo dục con người toàn diện của Hồ Chí Minh đã góp phần tolớn vào việc đào tạo cho dân tộc Việt Nam những người con ưu tú, đủ đức đủ tàiđưa đất nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để giành những thắng lợi
to lớn, làm thay đổi địa vị dân tộc trên trường quốc tế Mà đối tượng cần giáo
Trang 2dục trước tiên là thế hệ trẻ, là đoàn viên thanh niên - những người quyết địnhvận mệnh, tương lai của dân tộc.
Mục đích cao cả của Hồ Chí Minh - mục đích mà Người nguyện suốt đờiphấn đấu - là mong cho dân tộc, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.Đối với Người: nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độclập cũng chẳng có nghĩa lý gì Suốt đời, Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng một
xã hội mới về chất, cao hơn hẳn xã hội cũ - xã hội xã hội chủ nghĩa Và để xâydựng chủ nghĩa xã hội, theo Người, “trước hết cần có những con người xã hộichủ nghĩa” Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khácngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa Đó lànền giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”trong thời đại mới
Hồ Chí Minh là bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng” là điển hình của conngười Việt Nam toàn diện về thể lực, đạo đức, trí tuệ, tài năng, là hình mẫu sinhđộng con người của hiện tại và tương lai Vì vậy, việc nghiên cứu và vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người toàn diện không chỉ cần thiết về líluận mà còn nhằm làm cho mọi người hiểu và tiếp thu tư tưởng quan trọng nàycủa Người, trên cơ sở đó noi gương Người, phấn đấu vươn lên, hoàn thiện bảnthân mình, tạo tiền đề cho sự phát triển xã hội
Trong thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người toàn diện
đã, đang và sẽ cho chúng ta những chỉ dẫn quý báu, sáng suốt để xây dựng thànhcông chiến lược con người trong điều kiện mới, nhằm đào tạo cho đất nướcnhững con người mới có đủ tài năng, đạo đức, sức khoẻ, đưa đất nước đi lên chủnghĩa xã hội Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiếnlược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dụcViệt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học,những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả
Trang 3đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiệnnay Vì vậy, nghiên cứu, làm sáng tỏ giá trị khoa học và ý nghĩa của tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục con người toàn diện, tìm ra những cách thức, biệnpháp đúng đắn để thực hiện tốt hơn tư tưởng đó trong thực tiễn là vấn đề có ýnghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước
Trường THPT Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên với lịch sử gần 50năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã trải qua nhiều khó khăn để đạtđược những thành tựu trong sự nhiệp “trồng người” Quá trình đó, mặc dù cónhiều khó khăn và biến động trong mỗi giai đoạn lịch sử với những mức độ khácnhau nhưng nhà trường luôn quan tâm tới mục tiêu, chất lượng giáo dục, đặcbiệt là giáo dục toàn diện Quy mô giáo dục và chất lượng đào tạo của nhàtrường ngày càng phát triển Tuy nhiên, hiện nay mặt trái của nền kinh tế thịtrường đã tác động đến một bộ phận giáo viên và học sinh, mặt khác một số hạnchế của nội dung chương trình, phương pháp giáo dục đã ảnh hưởng đến chấtlượng giáo dục toàn diện cho học sinh Vì vậy, việc điều tra thực trạng giáo dụctoàn diện của trường và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục làvấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu
Từ những lý do trên đây, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người toàn diện vào giáo dục học sinh Trường THPT Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên hiện nay”,
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình là một việc cần thiết và có ý nghĩa
2 Tình hình nghiên cứu
2.1 Những công trình nghiên cứu về giáo dục nói chung.
Vấn đề giáo dục là vấn đề được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm vì nóquyết định sự đi lên và phát triển của đất nước Chính vì vậy, mà có rất nhiều tácgiả quan tâm, nhiên cứu và viết về vấn đề này, một số công trình, như:
Trang 4Nguyễn Cảnh Toàn: Bàn về giáo dục Việt Nam, Nxb Lao động, HN,
2002 Đây là cuốn sách tuyển chọn những bài viết của GS Nguyễn Cảnh Toàn
về nhiều vấn đề giáo dục của Việt Nam Những bài viết sâu sắc, triết lý, của mộtngười tâm huyết với nền giáo dục nước nhà, am hiểu về nền giáo dục Ông đã
viết một số quan điểm của mình, ông quan niệm “ Tư duy và nhân cách quan
trọng hơn kiến thức Người thầy dở là người chỉ đem kiến thức cho học trò,người thầy giỏi là người biết đem đến cho họ cách tự tìm ra kiến thức ”
Những vấn đề giáo dục hiện nay - Quan điểm và Giải pháp, Nxb Tri
Thức, HN, 2007 Cuốn sách gồm các bài quan trọng về các vấn đề mấu chốt vàcấp bách của giáo dục do các tác giả trong và ngoài nước viết đã hoặc chưa đượccông bố trên các phương tiện truyền thông Phần thứ nhất của cuốn sách baogồm một số bài viết mang tính dẫn luận Trong phần này trích dẫn phát biểu củaEnistein về giáo dục và ý kiến hết sức quan trọng của Đại tướng Võ NguyênGiáp về đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo nước nhà Tiếp đógiới thiệu với độc giả các ý kiến trả lời phỏng vấn về các vấn đề giáo dục củaPhó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đăng trên các báo trong thời gian gầnđây, và phần thảo luận về quan điểm và đề xuất giải pháp
GS.TS Dương Thiệu Tống: Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại, Nxb Trẻ, HN, 2003 Trong cuốn sách này, các bài khảo luận được xếp đặt
theo 3 phần chính Phần 1: Nền văn hóa giáo dục Lạc Việt gồm bài viết đượctrích ra từ tập "khảo luận về nền văn hóa giáo dục Lạc Việt" Phần 2: Đạo đứcngười thầy trong nền văn hóa Việt Nam gồm một số bài viết về người thầy giáoViệt Nam Phần 3: Một số vấn đề thời sự giáo dục Việt Nam cho đến năm 2003liên quan đến nhiều chủ đề giáo dục được xã hội quan tâm trong các năm 2000-
2003 chẳng hạn các vấn đề: đầu tư giáo dục, dạy và học, giáo dục trẻ em hư,đánh giá, đo lường và thi cử
Trang 5Phạm Minh Hạc: Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nxb CTQG, HN,
2002 Cuốn sách tập trung trình bày xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, giớithiệu một số nét đặc trưng về cải cách giáo dục, kinh nghiệm quản lý giáo dục,nguồn kinh phí dành cho giáo dục của một số nước trên thế giới Đặc biệt cuốnsách còn đi sâu giới thiệu nền giáo dục của một số nước như Pháp, Đức, Hoa
Kỳ, Hàn Quốc, Malaixia, Inđônêxia
2.2 Những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Tiêu biểu có những công trình sau:
Đào Thanh Hải - Minh Tiến (sưu tầm, tuyển chọn): Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Lao Động, HN, 2005 Cuốn sách được tác giả sưu tầm và
tuyển chọn, thể hiện khá đầy đủ nội dung tư tương Hồ Chí Minh về giáo dục,bao gồm: nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục…
Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, Nxb Lao động - Xã hội, HN, 2007 Sách gồm 3 phần: phần thứ nhất,
tập hợp những công trình của các nhà nghiên cứu khoa học về tư tưởng Hồ ChíMinh về giáo dục – đào tạo Phần thứ hai: cung cấp một cách đầy đủ và hệ thống
tư liệu quý gồm những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tácgiáo dục – đào tạo Phần thứ ba: giới thiệu những bài nói, bài viết của các nhàlãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số nhà khoa học nước ta trong nghiên cứu, họctập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đào tạo
GS Song Thành: Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lí luận chính
trị, HN, 2009 Trong cuốn sách này, Song Thành đã dành một chương nói về
“Tư tưởng về sự nghiệp giáo dục – đào tạo và bồi dưỡng thế hệ cách mạng chođời sau” Tác giả đã đưa ra nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đàotạo: giáo dục là một sự nghiệp rất quan trọng đối với sự phát triển của một đấtnước và phải xây dựng một nền giáo dục phù hợp với yêu cầu đất nước…Tiếptheo là tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, đây
Trang 6là vấn đề cấp thiết, cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam vìvậy mà cần có nội dung và phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp.
TS Vũ Văn Gầu và TS Nguyễn Anh Quốc: Tư tưởng Hồ Chí Minh với
sự nghiệp phát triển giáo dục, Nxb CTQG, HN, 2005 Tác giả đã đưa ra nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục khá đầy đủ từ nguồn gốc tới nội dung
tư tưởng bao gồm: vai trò và mục đích của giáo dục, nội dung giáo dục, phươngpháp giáo dục và đặc điểm giáo dục Và cuối cùng là tư tưởng Hồ Chí Minh với
sự nghiệp giáo dục hiện nay
TS Nguyễn Hữu Công: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện, Nxb CTQG, HN, 2010 Tác giả đã cho chúng ta tiếp cận nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện: phát triển về thể lực, sứckhỏe; phát triển về trí tuệ; phát triển, nâng cao năng lực thẩm mỹ; phát triển vềmặt đạo đức Và để phát triển con người toàn diện thì các yếu tố kinh tế, chínhtrị, văn hóa rất quan trọng Đồng thời, tác giả cũng đưa ra quan điểm Hồ ChíMinh về con đường hình thành và phát triển con người toàn diện
Đoàn Nam Đàn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb CTQG, HN, 2002 Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản về nguồn gốc, quá
trình hình thành tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, việcvận dụng tư tưởng giáo dục thanh niên của Người trong điều kiện hiện nay vànhững biện pháp nhằm phát triển toàn diện, phát huy mọi năng lực của thanhniên phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Văn Tùng: Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb
Thanh niên, HN, 2002 Công trình nghiên cứu mang tính lí luận và thực tiễn về:những luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tácthanh niên qua các thời kì cách mạng; bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, chí khí vàđạo đức cách mạng, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật và
Trang 7quân sự….cho thanh niên Và một số phương pháp, phương châm giáo dục, bồidưỡng thanh niên trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
TS Trần Văn Miều và Nguyễn Việt Hùng: Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau, Nxb Thanh niên, HN, 2010 Cuốn sách giới thiệu
192 câu hỏi - đáp về: thân thế - sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng
Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Đảng Cộng sản ViệtNam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau,tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác
Nhìn chung các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dụctính cho đến nay rất phong phú với nhiều góc tiếp cận khác nhau Song theokhảo cứu của tác giả thì đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách đầy đủ và hệ thống về việc “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người toàn diện vào giáo dục học sinh Trường THPT Yên Mỹ, huyện Yên
Mỹ, tỉnh Hưng Yên hiện nay”.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu.
Đề tài làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người toàn diện:đức, trí, thể, mỹ và vận dụng vào giáo dục học sinh Trường THPT Yên Mỹ toàndiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích đề ra, khóa luận tập trung giải quyết những nhiệm
Trang 8- Đề ra phương hướng, giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáodục con người toàn diện vào Trường THPT Yên Mỹ một cách hiệu quả, thiếtthực.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục con người toàn diện vào giáo dục học sinh Trường THPT Yên Mỹ,huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục có nhiều nội dung, trong khuôn khổ
khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu về giáo dục con người toàn diện: đức,trí, thể, mỹ trong tư tưởng của Người
- Nghiên cứu thực trạng giáo dục toàn diện ở Trường THPT Yên Mỹ
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1 Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàcủa Đảng ta về giáo dục
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lich sử Đồng thời, đề tài còn sử dụng các phương phápnghiên cứu khoa học cụ thể, như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phântích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học, thống kê…
6 Đóng góp của đề tài.
- Đề tài góp phần hệ thống vấn đề giáo dục con người toàn diện trong tư
tưởng Hồ Chí Minh
Trang 9- Đề tài chỉ ra những giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáodục con người toàn diện ở một trường THPT cụ thể (Trường THPT Yên Mỹ,huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).
Trang 10NỘI DUNG Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC CON NGƯỜI TOÀN DIỆN: ĐỨC, TRÍ, THỂ, MỸ
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm giáo dục
“Giáo dục” theo Từ điển mở Wiktionary, là quá trình hoạt động có ý thức,
có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho người ta những phẩm chất đạođức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội
Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng, 2004) thì “giáo dục” là “quátrình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho người
ta những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũngnhư những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong đời sống”
Theo giáo trình “Giáo dục học đại cương” (Khoa tâm lý - giáo dục, Họcviện Báo chí và Tuyên truyền, HN, 2007) thì khái niệm “giáo dục” hiểu theo hai
nghĩa: Nghĩa rộng, giáo dục là bao gồm tất cả những quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ( như nhàtrường, gia đình, đoàn thể, cơ quan văn hóa giáo dục…), nhằm hình thành cácsức mạnh thể chất, sức mạnh tinh thần, thế giới quan, bộ mặt giáo dục và thẩm
mỹ của con người Như vậy, giáo dục theo nghĩa rộng bao gồm quá trình tácđộng có mục đích, có kế hoạch của môi trường tự nhiên, của nhiều yếu tố giáodục, nhằm chuẩn bị cho người học có đủ điều kiện tham gia vào đời sống xã hội
Nghĩa hẹp, giáo dục là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm
hình thành ở người học những quan điểm, niềm tin, những phẩm chất, hành viđạo đức, đồng thời bồi dưỡng tình cảm, năng lực thẩm mỹ và năng lực rèn luyệnthể chất Và giáo trình cũng đưa ra “giáo dục” là một hiện tượng xã hội đặc biệt,nảy sinh và tồn tại mãi mãi cùng với xã hội loài người, là quá trình người giáodục truyền đạt cho người được giáo dục những kinh nghiệm lịch sử - xã hội, giá
Trang 11trị văn hóa và người được giáo dục lĩnh hội những kinh nghiệm đó để tham giavào xã hội và lao động sản xuất.
John Dewey - nhà giáo dục, nhà triết học thực dụng Mỹ cũng đề cập đếnviệc truyền đạt, nhưng ông nói rõ hơn mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục, dạy
dỗ Theo J Dewey, cá nhân con người không bao giờ vượt qua được qui luật của
sự chết, và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà cá nhân mangtheo cũng sẽ biến mất Tuy nhiên, tồn tại xã hội lại đòi hỏi phải những kiến thức,kinh nghiệm của con người phải vượt qua được sự khống chế của sự chết để duytrì tính liên tục của sự sống xã hội Giáo dục là “khả năng” của loài người đểđảm bảo tồn tại xã hội Hơn nữa, J Dewey cũng cho rằng, xã hội không chỉ tồntại nhờ truyền dạy, nhưng còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy
Một cách tiếp cận khác, từ “giáo dục” trong tiếng Anh là "education".Đây là một từ gốc Latin ghép bởi hai từ: "Ex" và "Ducere" _ "Ex-Ducere" Cónghĩa là dẫn ("Ducere") con người vượt ra khỏi ("Ex") hiện tại của họ mà vươntới những gì thiện hảo, tốt lành hơn, hạnh phúc hơn Cách định nghĩa này có tínhnhân bản cao hơn Trong định nghĩa này, sự hoàn thiện của mỗi cá nhân mới làmục tiêu sâu xa của giáo dục, người giáo dục (thế hệ trước) có nghĩa vụ phải dẫnhướng, phải chuyển lại cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để làm cho thế hệsau phát triển hơn, hạnh phúc hơn
Như vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội có mục đích, có tổ chức, có
kế hoạch, có kiểm tra đánh giá và được sự tham gia của cộng đồng Nhằmtruyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người…dẫn con người vượt ra khỏi hiện tại của họ mà vươn tới những gì thiện hảo, tốtlành hơn, hạnh phúc hơn
1.1.2 Khái niệm giáo dục toàn diện
Trang 12“Toàn diện” theo Từ điển mở Wiktionary có nghĩa chỉ đầy đủ các mặt,không thiếu mặt nào Trái với toàn diện là phiếm diện, chỉ nhìn một mặt haynhìn nhiều mặt nhưng không bao quát hết các mặt của sự vật hiện tượng.
Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác- Lênin, trong nhận thức và
hành động thực tiễn đòi hỏi chủ thể phải có quan điểm toàn diện trong việc xemxét giải quyết một vấn đề trong thực tiễn: Quan điểm toàn diện đòi hỏi phải nhìnthấy về sự vật như là một chỉnh thể của tất cả các mặt, các thuộc tính, các mốiliên hệ trong bản thân sự vật hiện tượng và giữa sự vật hiện tượng đó với những
sự vật hiện tượng khác, với môi trường xung quanh… Thực chất của quan điểmtoàn diện là trong khi chú ý xem xét tất cả các mặt của sự vật, tư duy phải pháthiện được, phản ánh được những mặt chủ yếu, bản chất, quan trọng nhất của sựvật một cách dãn đều bình quân, không biết đâu là bản chất của sự vật Từ việcnắm được bản chất của sự vật chúng ta cùng nhìn thấy các mặt khác của sự vậtmột cách sâu sắc trong chỉnh thể của tất cả các mặt Thực hiện quan điểm toàndiện góp phần khắc phục bệnh phiến diện, một chiều chỉ thấy một mặt mà khôngthấy nhiều mặt hoặc có khi tuy có chú ý đến nhiều mặt nhưng không nhìn thấyđược mặt bản chất của sự vật
Vậy giáo dục toàn diện là giáo dục toàn diện không thiếu mặt nào, baogồm cả trí thức, đạo đức, thể lực, thẩm mỹ để đào tạo ra những con người toàndiện, phát triển đồng đều mọi năng lực
1.1.3 Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Trong sựnghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh” ở nước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực
Trang 13Theo GS Song Thành thì “tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một vấn
đề rộng lớn, bao quát các vấn đề từ mục tiêu, nguyên lý, phương châm giáo dục;nội dung, phương thức, phương pháp giáo dục cho đến tổ chức, quản lý, xâydựng đội ngũ, chủ trương, chính sách đối với giáo dục - đào tạo được Ngườiquan tâm cũng rất rộng: từ mẫu giáo, vỡ lòng, phổ thông, chuyên nghiệp, đạihọc cho đến người lớn tuổi, người già”.1
Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục trithức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinhđộng, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa “hồng” vừa
“chuyên”, có tri thức, lý tưởng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ
Những tư tưởng giáo dục lớn lao và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từlâu là nền tảng, là phương hướng của chiến lược trồng người, chiến lược pháttriển giáo dục ở nước ta trong hơn nửa thế kỷ qua và đã giành được những thắnglợi cực kỳ to lớn Và trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình thế giới có nhiềuphức tạp, quá trình toàn cầu hoá, nguy cơ tụt hậu kinh tế thì nó càng có ýnghĩa to lớn, vì giáo dục là một trong những nhiệm vụ hàng đầu đào tạo ranhững con người có trí tuệ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước ngày càngphát triển
1.1.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người toàn diện.
Quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục con người toàn diện được hìnhthành và phát triển từ những giá trị tư tưởng giáo dục, đào tạo, phát triển conngười trong lịch sử dân tộc ta và tiếp thu tư tưởng phát triển con người toàn diệncủa chủ nghĩa Mác- Lênin Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa những tư tưởng đótrên tinh thần “ cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ Cái gì cũ mà không xấu, nhưng
1 GS Song Thành: Hồ Chí Minh – Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lí luận chính trị, HN, 2009, tr.642
Trang 14phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lí Cái gì cũ tốt, thì phải phát triểnthêm”2
Tiếp thu những quan điểm đó, Hồ Chí Minh nhìn nhận, tiếp cận conngười toàn diện Việt Nam trên tất cả các mặt chủ yếu cấu thành nên phẩm chất,năng lực của nó, đó là: Thể lực, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức Điều này thể hiện qua
nhiều bài nói, bài viết của Người như: Đời sống mới (3- 1947); và nhất là trong bài Gửi các em học sinh trên báo Nhân dân (24- 10- 1955), trong thư gửi này,
Hồ Chí Minh đã đứng trên quan điểm Đức, Trí, Thể, Mỹ để nhìn nhận conngười toàn diện và đặt ra yêu cầu phải rèn luyện, giáo dục, đào tạo, phát triểncon người theo đúng tiêu chí đó Người viết: “đối với các em, việc giáo dục gồmcó:
- Thể dục: để làm cho thân thể khoẻ mạnh, đồng thời cần giữ vệ sinh riêng
và vệ sinh chung
- Trí dục: ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới
- Mỹ dục: để phân biệt được cái gì đẹp, cái gì không đẹp
- Đức dục: là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêutrọng của công(5 cái yêu)” 3
2 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb.CTQG, HN, 2002, t.5, tr.94
3 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.8, tr.74
4 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nx,b CTQG, HN, 2002, t.9, tr.593
Trang 15có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, có thẩm mỹ và tình yêu lao động đểphục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Như vậy, có thể nói con người toàn diện của Hồ Chí Minh hiện ra nhưmột thực thể vẹn toàn mà trong nó sự mạnh mẽ về mặt thể chất, sự phong phú vềtrí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc về cái hay cái đẹp, cái tốt, cái cao cả cũng nhưnhững phẩm chất đạo đức trong sáng, cao đẹp là những điểm cơ bản và chủ yếunhất Đó là những con người mới, con người xã hội chủ nghĩa, là nhân tố quyếtđịnh nhất tới sự thành công của cách mạng Việt Nam, tới sự đi lên và phát triểncủa đất nước
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của giáo dục và giáo dục con người toàn diện
1.2.1 Về vị trí, vai trò của giáo dục.
Giáo dục là một khoa học Đó là khoa học về thiết kế, xây dựng conngười phục vụ chế độ xã hội; khoa học về cách thức, phương pháp giáo dục conngười với chất lượng tốt nhất; khoa học về xây dựng một nền giáo dục với quy
mô, cơ cấu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; khoa học về một nền giáodục phải giải quyết được những yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra.Giáo dục là một khoa học nên cần có những nhà khoa học, những cán bộ quản lýkhông ngừng trau dồi kinh nghiệm để đưa khoa học giáo dục phát triển Đồngthời, cần đề ra những chính sách giáo dục đúng đắn phù hợp với điều kiện thực
tế nước ta Để đáp ứng những yêu cầu đó thì cần phải có một hệ thống lí luận
về khoa học giáo dục thật tiến bộ, phù hợp với Việt Nam Tư tưởng Hồ ChíMinh về giáo dục là một khoa học không chỉ được đề cập ở phạm vi hẹp là giáodục tri thức, học vấn giới hạn trong nhà trường, giới hạn giữa thầy và trò, mà nộidung giáo dục hết sức sâu rộng Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh hết sức sâurộng cả về mục đích, nội dung, phương pháp
Trang 16Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò của giáo dục Người thấy được vai trò củagiáo dục trong việc cải tạo, phát triển con người, làm biến đổi con người cũ, xâydựng con người mới Người viết: “Thiện, ác đâu phải là tính sẵn Phần nhiều dogiáo dục mà nên”5.Với ý nghĩa đó, ta thấy được giáo dục quyết định đến sự biếnđổi tư tưởng, tâm lý và nâng cao trình độ nhận thức của con người Giáo dục trởthành điều kiện, tiền đề cho việc hình thành và phát triển bản chất của conngười Nó là “vũ khí sắc bén để giúp ta cải tạo con người” Như vậy, Hồ ChíMinh coi sự thay đổi bản chất con người là do giáo dục Đó chính là sự kế thừatruyền thống dân tộc về triết lí sống; về tác dụng, ảnh hưởng của giáo dục đốivới nhân cách con người “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Và đặc biệt, theochủ tịch Hồ Chí Minh để giáo dục đạt kết quả cao thì cần phải giáo dục tinh thần
tự giáo dục suốt đời ở mỗi con người
Giáo dục không chỉ có tác động mạnh mẽ tới con người mà còn có tácđộng và có vai trò to lớn đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội Thôngqua hoạt động thực tiễn của con người, giáo dục có vai trò quan trọng tác độngvào các hoạt động kinh tế, văn hoá và quan hệ xã hội Hồ Chí Minh chỉ rõ: vôluận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả Vìvậy, chiến lược phát triển giáo dục phải gắn với hoạch định chính sách phát triểnkinh tế, văn hoá, xã hội Trong đó, vai trò của giáo dục là cung cấp nguồn nhânlực cho sự nghiệp phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội Khi điều kiện vật chấtđược nâng cao sẽ tạo cơ sở cho nền giáo dục phát triển Vì vậy, kinh tế khôngphát triển thì giáo dục cũng không phát triển Giáo dục không phát triển thìkhông đủ cán bộ cho kinh tế phát triển Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau.Trên thực tế cũng cho ta thấy nêu không phát triển, mở mang giáo dục thì rấtkhó phát triển đất nước Để đạt mục tiêu kinh tế - xã hội thì cần đào tạo ra nhữngcon người có đủ năng lực, phẩm chất làm chủ xã hội chủ nghĩa
5 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.3, tr.383.
Trang 17Giáo dục còn được coi là một mặt trận quan trọng trong sự nghiệp cáchmạng Việt Nam Giáo dục có vai trò nâng cao trình độ nhận thức về đường lốichính trị của Đảng và Chính phủ; giáo dục nhất thiết phải gắn với sản xuất vàđời sống nhân dân, phát triển giáo dục phục vụ yêu cầu phát triển cách mạng, vìtheo Hồ Chí Minh “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”6
Ngoài ra, giáo dục còn có vai trò quan trọng trong việc xoá bỏ những tàn
dư của lối sống, cách suy nghĩ cổ hủ, lạc hậu của nền giáo dục thực dân phongkiến và có ý nghĩa sâu sắc trong việc xây dựng nền giáo dục mới đào tạo nhữngcon người toàn diện phục vụ cách mạng Nền giáo dục mà Người quan tâm xâydựng là nền giáo dục nhằm xoá bỏ những quan niệm khinh lao động chân tay,trọng bằng cấp, ham vinh hoa, phú quý đó là nền giáo dục mới vì nhân dân, vìđất nước
Mục đích xuyên suốt trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là cao cả luôngắn với thực tiễn cách mạng Việt Nam Đó là nền giáo dục mới vì con người,cho con người, vì hạnh phúc ấm no, tự do của nhân dân, Vì cuộc sống biết
“thưởng thức” và được làm chủ bản thân và làm chủ xã hội Cả cuộc đời Người
đã hi sinh phấn đấu để thực hiện những mục đích cao đẹp đó, nó chi phối mọihoạt động của Người Mong muốn giải phóng con người và nâng cao giá trị conngười về mặt văn hoá, nhận thức Mục tiêu cuối cùng, cao nhất của cách mạngViệt Nam là giải phóng con người một cách toàn diện và để đạt mục tiêu đótrước hết ta phải thực hiện mục tiêu giáo dục là giáo dục, đào tạo ra những conngười có năng lực, có trí tuệ
Trên đây là quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của giáodục Ta thấy được giáo dục là một khoa học, có ý nghĩa to lớn trong việc xâydựng những con người có tài năng, phẩm chất góp phần to lớn vào sự nghiệp
6 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.4, tr.8
Trang 18cách mạng và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Có thể nói rằng, đây là quanđiểm rất đúng đắn, là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta đưa ra những chính sáchgiáo dục đúng đắn.
1.2.2 Về vị trí, vai trò của giáo dục con người toàn diện.
Tư tưởng giáo dục con người toàn diện của Hồ Chí Minh là tư tưởng cónội dung sâu sắc, thể hiện ở tầm cao chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh Bằngthiên tài trí tuệ và lòng yêu thương, kính trọng con người, tin vào khả năng vàsức mạnh sáng tạo vô tận của con người trong sự nghiệp phục hưng nền độc lậpdân tộc và sáng tạo ra xã hội mới - xã hội chủ nghĩa trên đất nước Việt Nam, HồChí Minh luôn khẳng định vai trò quyết định của nhân dân, của con người đốivới sự phát triển lịch sử Theo Người, đó phải là những con người được trang bịthế giới quan khoa học, có lý tưởng cách mạng vững vàng, có tri thức toàn diện,đạo đức trong sáng, sức khỏe dồi dào, năng lực sáng tạo cao và khả năng thíchứng tốt Những con người đó không xuất hiện ngẫu nhiên, tự phát mà là kết quảtác động hợp quy luật của xã hội Hồ Chí Minh cho rằng xã hội càng phát triển,càng hiện đại thì tính tự giác, chủ động trong việc đào tạo, phát triển con ngườingày càng cao, nguồn lực mà xã hội dành cho vấn đề này càng phải lớn, nộidung giáo dục, đào tạo và phát triển con người ngày càng sâu sắc và toàn diện
Vì vậy, con người phát triển cao về mọi mặt là mục tiêu xuyên suốt của chiếnlược cách mạng Việt Nam trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào
Vị trí, vai trò của giáo dục toàn diện trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũnggiữ một vai trò quan trọng như vị trí, vai trò của giáo dục:
- Vai trò to lớn trong việc cải tạo, phát triển con người, làm biến đổi conngười cũ, xây dựng con người mới
- Giáo dục toàn diện không chỉ có tác động mạnh mẽ tới con người màcòn có tác động và vai trò to lớn đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội
Trang 19- Giáo dục toàn diện còn được coi là một mặt trận quan trọng trong sựnghiệp cách mạng Việt Nam Giáo dục có vai trò nâng cao trình độ nhận thức vềđường lối chính trị của Đảng và Chính phủ
- Giáo dục toàn diện còn có vai trò quan trọng trong việc xoá bỏ nhữngtàn dư của lối sống, cách suy nghĩ cổ hủ, lạc hậu của nền giáo dục thực dânphong kiến và có ý nghĩa sâu sắc trong việc xây dựng nền giáo dục mới đào tạonhững con người toàn diện phục vụ cách mạng
Ngoài ra, giáo dục toàn diện còn có vị trí, vai trò riêng, rất ý nghĩa vàquan trọng đối với cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, quyết định chiều hướng đi lên của lịch sử dân tộc Con đường cáchmạng của chúng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn rất đúng đắn, nhưng cònlâu dài và gian khổ, đó là con đường giải phóng dân tộc đi lên xây dựng chủnghĩa xã hội Cả cuộc đời mình Người đã hi sinh, đấu tranh để thực hiện mụctiêu đó nhằm đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Hồ Chí Minh đãviết: “không có một chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợiích cá nhân đúng đắn và đảm bảo cho nó được thoản mãn bằng chế độ xã hộichủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”7 Nhưng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội,trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa Đó là những con người toàndiện cả đức và tài, có thế giới quan khoa học, có lý tưởng cách mạng vững vàng,
có tri thức toàn diện, đạo đức trong sáng, sức khoẻ dồi dào, năng lực sáng tạocao và khả năng thích ứng tốt Đó thực sự trở thành động lực quyết định sự pháttriển lịch sử Muốn có con người xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh, không cócon đường nào khác ngoài con đường giáo dục của nền giáo dục xã hội chủnghĩa Vì vậy, mà cần xây dựng một nền giáo dục toàn diện, với nội dung tíchcực đúng đắn cả về trí tuệ, sức khoẻ, đạo đức lẫn năng lực thẩm mỹ, với nhưngphương pháp tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra Đặc biệt, cần chú
7 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.9, tr.291
Trang 20trọng việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đoàn viên thanh niên, vì theoNgười, thanh niên là lực lượng có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự phát triểnhiện tại và tương lai của đất nước, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Ngườiluôn coi trọng và quan tâm đến thanh niên Năm 1925, trong bài viết gửi “Thanh
niên An Nam” Người nói “Hỡi Đông Dương đáng thương hại, Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh” Bởi khi đó
thanh niên Việt Nam hầu hết bị ru ngủ bởi chính sách ngu dân của thực dânPháp… Người đã nhận thức rất rõ tương lai của dân tộc phụ thuộc rất nhiều vàolực lượng thanh niên
Qua đây, ta có thể thấy được giáo dục toàn diện trong tư tưởng Hồ ChíMinh có vị trí, vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn Nó có vai trò quantrọng trong việc giáo dục, đào tạo ra những con người toàn diện vừa hồng vừachuyên, là chủ thể quyết định chiều hướng phát triển của lịch sử, quyết định sựthành bại của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Từ đó, đòi hỏichúng ta cần có những chủ trương, chính sách thật đúng đắn, phù hợp nhằmhoàn thiện, phát triển một nền giáo dục toàn diện
1.3 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người toàn diện
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người toàn diện là sự kế thừatruyền thống giáo dục tốt đẹp của dân tộc và quan điểm về con người toàn diệncủa chủ nghĩa Mác – Lênin Trên cơ sở đó Người đã đưa ra nội dung giáo dụccon người toàn diện Việt Nam trong thời đại mới là gồm có: thể dục, trí dục, mỹdục và đức dục Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chỉ rõ, con người Việt Namđược sự dìu dắt, giáo dục, đào tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ ChíMinh đã trở thành yếu tố quyết định, là động lực thực sự cho sự phát triển củacách mạng suốt mấy chục năm qua Hơn thế nữa, đối với Hồ Chí Minh, conngười không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu cao nhất, là cái đích hướng tớicủa cách mạng Việt Nam Chúng ta làm cách mạng là để giải phóng dân tộc, giải
Trang 21phóng xã hội, giải phóng và phát triển con người lên một tầm cao mới, xứngđáng là chủ thể của mọi quá trình phát triển trong xã hội mới xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, giáo dục con người về mọi mặt để không ngừng nâng cao trình độ, phẩmchất, năng lực của người chiến sĩ cách mạng, của công dân, nông dân, trí thức,thanh niên và các tầng lớp nhân dân là tư tưởng rất quan trọng, mang ý nghĩanhân văn sâu sắc của Hồ Chí Minh
Mỗi con người sinh ra đều có những khả năng và năng lực nhất địnhnhưng nó tồn tại dưới dạng tiềm năng, để biến nó thành hiện thực thì cần cónhững điều kiện về tự nhiên và xã hội Thực tế cho thấy các yếu tố xã hội có tácđộng vô cùng to lớn đến sự phát triển toàn diện các phẩm chất, năng lực của conngười Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, sự tác động này diễn ra một cách có ýthức, có chủ định rõ ràng nhằm tạo ra những con người toàn diện về mọi mặt,Người viết: “làm cách mạng là phải biết toàn diện, việc gì cũng phải biết làm -biết bắn súng thì súng hỏng cũng phải biết sửa”8 Để đạt mục tiêu đó thì tronggiáo dục, đào tạo phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hộichủ nghĩa, văn hoá, kĩ thuật, lao động và sản xuất Với quan niệm và cách nhìncon người toàn diện như là một thể thống nhất, sự kết hợp chặt chẽ giữa các mặtthể lực, sức khoẻ, trí tuệ, trình độ thẩm mỹ, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minhcho rằng giáo dục con người toàn diện trước hết phải tập trung phát triển tất cảcác bộ phận cấu thành nên chỉnh thể đó
- 1.3.1 Giáo dục về đạo đức
Xây dựng và phát triển đạo đức là nhu cầu tất yếu khách quan của bất cứ
xã hội nào bởi đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống xãhội cũng như trong đời sống của mỗi người Nó thể hiện sâu sắc nhất tính nhânvăn, nhân đạo, nhân bản của xã hội và mỗi con người Thực tiễn lịch sử chothấy, khi con người được soi sáng bởi một lý tưởng đạo đức tiến bộ, khi sự hiểu
8 Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh, ký hiệu H 25-C5
Trang 22biết về cái thiện, cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm, nghĩa vụ của họcàng được nâng cao thì hoạt động của họ càng hướng tới phục vụ cho lợi íchchung của cộng đồng, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Vì vậy,
từ xưa tới nay các giai cấp, các dân tộc, các thủ lĩnh, các lãnh tụ ở các thời đạiđều hết sức quan tâm tới giáo dục đạo đức cho mỗi thành viên trong cộng đồng,hướng họ làm những việc có ích cho sự tồn tại và phát triển của xã hội Tuynhiên, coi trọng đạo đức đến đâu, chú trọng đến nội dung nào của đạo đức, đềcao những phạm trù nào, đặt đạo đức trên cơ sở thế giới quan nào lại tuỳ thuộcvào điều kiện lịch sử và lợi ích của mỗi giai cấp, mỗi tập đoàn trong xã hội
Tiếp nối truyền thống coi trọng đạo đức của dân tộc Việt Nam và tiếp thutinh hoa đạo đức nhân loại, đồng thời căn cứ vào thực tiễn cách mạng nước ta,
Hồ Chí Minh hết sức chăm lo giáo dục, bồi dưõng đạo đức mới - đạo đức cáchmạng cho mỗi con người Việt Nam, nhằm phát triển họ về mặt đạo đức, gópphần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc Để thực hiện điều này, Người
đã đề ra và thực thi những chủ trương, biện pháp chủ yếu sau:
1.3.1.1 Giáo dục đạo đức cách mạng.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin lớn lao vào thế hệ trẻ ViệtNam - những người chủ tương lai của đất nước Người khẳng định vai trò to lớncủa tuổi trẻ trong sự phát triển và trường tồn của dân tộc: Nước nhà thịnh haysuy yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên Trong quá trình lãnh đạođất nước, Hồ Chủ tịch thường xuyên động viên tuổi trẻ phải ra sức rèn luyệntinh thần, tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng làngười chủ tương lai của nước nhà, đồng thời nhắc nhở Đảng và Chính phủ phảiđặc biệt quan tâm tới việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ Trong “Di chúc”, Ngườicăn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng háixung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần chăm lo giáo dụcđạo đức cách mạng cho họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã
Trang 23hội vừa “hồng” vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là mộtviệc rất quan trọng và rất cần thiết Đạo đức là một trong những quan hệ chủ yếucủa đời sống xã hội, nó ra đời và tồn tại khách quan trong cuộc sống, nhằm điềuchỉnh ý thức và hành vi của con người Hiểu rõ tính chất phức tạp và tế nhị củaquan hệ đạo đức ở nước ta, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạođức cách mạng cho thanh niên, nhằm giúp đỡ họ trở thành những người côngdân tốt, người lao động tốt, người chiến sỹ tốt, người chủ xứng đáng của đấtnước và người cách mạng chân chính.
Khi đề cập tới đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh thường sử dụng cácthuật ngữ sau: đạo đức mới, đạo đức cách mạng, đạo đức cộng sản, đạo đức tậpthể, đạo đức vô sản Theo Hồ Chí Minh, gọi là “đạo đức mới” vì nó khác xa vớiđạo đức cũ, nó lật ngược các nguyên tắc của đạo đức cũ
Theo Hồ Chí Minh để giáo dục hiểu biết cho con người toàn diện về đạođức cách mạng, trước hết cần nâng cao hiểu biết vai trò cực kì quan trọng củađạo đức cách mạng trong nhân cách cũng như trong hoạt động thực tiễn củangười cách mạng Xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam, Hồ Chí Minhluôn khẳng định đạo đức là “gốc”, là “nền tảng” người cách mạng Hồ Chí Minhcho rằng, việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ vai trò to lớn của đạo đức trongquá trình hình thành và phát triển nhân cách cũng như ý nghĩa sâu sắc của nótrong việc định hướng giá trị cho hoạt động của con người Việt Nam tự giác họctập, rèn luyện, tu dưỡng và không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng ngàycàng cống hiến nhiều hơn sức lực, trí tuệ cho sự phát triển của đất nước và thắnglợi của cách mạng nước ta
Với quan điểm “đạo đức là gốc của người cách mạng”, Bác Hồ quan tâmgiáo dục thanh niên không chỉ có tinh thần làm chủ nước nhà mà phải thườngxuyên rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính; chí công,
vô tư Bác khuyên thanh niên “hăng hái, xung phong”, có chí tiến thủ, không
Trang 24ngại khó khăn, không nề nguy hiểm trong công tác, học tập, chiến đấu Song,trong cuộc sống, Bác căn dặn thanh niên biết yêu thương gia đình, kính trọngông bà, cha mẹ, người cao tuổi, nâng đỡ, dìu dắt thiếu nhi, quý trọng và hiếuthảo với nhân dân Trung với nước, hiếu với dân là nội dung đạo đức mới Báckhuyên nhủ thanh niên cần thực hiện Người cho rằng, đạo đức cách mạngkhông phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày màphát triển và củng cố Do đó, thanh niên phải ra sức rèn luyện đạo đức cáchmạng, bởi vì “cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thìsông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải cóđạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhândân”9
Giáo dục, bồi dưỡng tri thức đạo đức cách mạng cho con người là biệnpháp vô cùng quan trọng mà Hồ Chí Minh rất quan tâm để phát triển con người
về đạo đức Nội dung giáo đạo đức cách mạng theo quan điểm của Hồ Chí Minh
có nhiều vấn đề với tri thức rất phong phú Để không ngừng nâng cao sự hiểubiết và nhận thức của con người Việt Nam về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minhtập trung bồi dưỡng những kiến thức về thiện – ác, trung hiếu, cần kiệm liêmchính, chí công vô tư, về đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân
Thiện và ác là hai phạm trù cơ bản trong đạo đức học dùng để đánh giá
hành vi đạo đức của con người Thiện là sự đánh giá khẳng định đối với hành viphù hợp với nguyên tắc và quy phạm đạo đức của một xã hội hay một giai cấpnhất định Ác là sự đánh giá phủ định đối với những hành vi trái nguyên tắc,chuẩn mực đạo đức xã hội hay một giai cấp nào đó đặt ra Hồ Chí Minh chorằng, con người ai cũng cần hiểu được thế nào là thiện, là ác để hướng tới cáithiện, cái tốt, từ bỏ cái ác, không làm điều xấu Đó là vấn đề rất có ý nghĩa trongnhận thức và hành động của mỗi người Người cho rằng: “ THIỆN và ÁC là haicái mâu thuẫn, luôn luôn đấu tranh gay gắt với nhau Cuộc đấu tranh ấy phải
9 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.5, tr 252-253
Trang 25trường kì và gian khổ, nhưng cuối cùng thì ÁC nhất định bại, THIỆN nhất địnhthắng”10 Đó là định hướng tư tưởng hết sức quan trọng của Hồ Chí Minh, giúpcho mỗi người Việt Nam hiểu rõ được cái thiện, cái ác trong thời đại cách mạngmới, vững tin vào chiến thắng của cái thiện, cái tốt đối với cái ác, cái xấu xa,cũng như vào thắng lợi cuối cùng sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, củadân tộc Từ đó, tích cực vươn lên rèn luyện, tu dưỡng làm cho phần thiện, phầntốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, cái xấu mất dần đi, góp phầnhoàn thiện và phát triển đạo đức con người toàn diện.
Cùng với giáo dục tri thức về thiện, ác, Hồ Chí Minh cũng rất chú trọngbồi dưỡng, nâng cao sự hiểu biết cho con người Việt Nam về Cần, Kiệm, Liêm,Chính, Chí công vô tư “Cần, kiệm, liêm, chính” là cụm khái niệm chỉ nhữngđức tính cần thiết của những người có trách nhiệm ở các thời kì lịch sử Ban đầuchúng thuộc phạm trù luân lý, đạo đức của Nho giáo Qua chiều dài lịch sử nó
đã có chỗ đứng nhất định trong tư tưởng và tâm lý của nhân dân Việt Nam Đến
Hồ Chí Minh, Người đã đổi mới, bổ sung thêm nội dung và mở rộng thêm đốitượng thực hiện, dùng vào việc dạy cán bộ và nhân dân ta
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục thanh niên, giáo dục con người toàn diện vềđạo đức không thể không nhắc tới đức tính “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vôtư” đây là đức tính căn bản nhất của đạo đức con người “Cần” là lao động cần
cù, siêng năng, dẻo dai, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao độngvới tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa
dẫm.“Kiệm” là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của
nhân dân, của đất nước, của bản thân mình Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to;
“Không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, nhưng không phải là bủn xỉn
“Liêm” là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm
một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân” Phải trong sạch, không
10 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.8, tr 276-277
Trang 26tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng, không tâng bốc mình Chỉ có
một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ “Chính” là không tà, thẳngthắn, đứng đắn đối với mình, với người, với việc Theo Người: Làm việc chính
là người thiện, làm việc tà là người ác Cần, kiêm, liêm, chính có mối quan hệchặt chẽ với nhau, Bác khẳng định: cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính như mộtcái cây cần có cành lá, hoa quả mới hoàn chỉnh, con người có cần, kiệm, liêm
nhưng phải có chính mới hoàn chỉnh Cho nên “chính” là trung tâm, là cốt lõi
của đức, của con người Con người bất chính, tức bất liêm; mà bất liêm tức
không có đức cần và kiệm Theo Hồ Chí Minh, Cần, kiệm, liêm, chính là “tứ
đức” không thể thiếu được của con người “Chí công vô tư” là ham làm nhữngviệc ích quốc, lợi dân, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú
quý; “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” Thực hành chí công vô tư là nêu
cao chủ nghĩa tập thể, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân
và “dĩ công vô tư” Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những phẩm chất
có mối quan hệ khăng khít với nhau, cần được thực hiện nhịp nhàng mới có kếtquả tốt đẹp được
“Trung”, “hiếu” là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất
nội dung quan trọng của đạo đức mới mà Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâmgiáo dục để phát triển đạo đức của mỗi con người Việt Nam toàn diện “Trungvới nước” theo Hồ Chí Minh là: Trong quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và
xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết;quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng; thực hiện tốt mọi chủ trương,chính sách của Đảng và nhà nước “Hiếu với dân” theo Hồ Chí Minh là: Khẳngđịnh vai trò, sức mạnh thực sự của nhân dân Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiếncủa dân; gắn bó mật thiết với dân, tổ chức vận động nhân dân thực hiện tốtđường lối, chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước; chăm lo đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước với
Trang 27Đảng và hiếu với dân là hai mặt thống nhất trong một vấn đề, gắn bó chặt chẽ,hữu cơ với nhau
Ngoài việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức: trung, hiếu; cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư; thiện, ác… thì đối với con người toàn diện trong thời đạimới còn phải giáo dục lòng yêu thương con người: thể hiện trong quan hệ hàngngày với bạn bè đồng chí, là thái độ tôn trọng mọi người, có lòng vị tha trướcnhững thiếu sót, khuyết điểm của người khác và tinh thần quốc tế trong sáng: đó
là tinh thần đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế, vì hòa bình,công lý và tiến bộ xã hội, chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, phân biệt chủng tộchay chủ nghĩa bành trướng bá quyền
Giáo dục đạo đức cách mạng phải đi đôi với đấu tranh chống chủ nghĩa
11 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.9, tr 283
12 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.9, tr 448
Trang 28bại trở thành người có hại tới Tổ quốc, tới nhân dân, huỷ hoại sự nghiệp cáchmạng.
Theo Hồ Chí Minh cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trên bình diệnmỗi con người và toàn xã hội hết sức khó khăn, gian khổ, lâu dài, phức tạp Phải
có lòng quyết tâm lớn, có ý chí hy sinh đồng thời mỗi con người phải ra sức họctập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi, rèn luyện, trau dồi phẩm chất, đạo đức
…Thêm nữa, cần tiến hành tự phê bình và phê bình một cách thẳng thắn, trungthực, trên tinh thần đồng chí, đây là biện pháp vô cùng quan trọng và có ý nghĩathiết thực để chống chủ nghĩa cá nhân, củng cố, phát triển đạo đức mới ở mỗicon người, góp phần vào giáo dục, xây dựng con người toàn diện
Qua đây ta đã thấy được nội dung giáo dục đạo đức cho con người toàndiện, một con người toàn diện trong thời đại mới phải có cả tài lẫn đức thì mớihoàn thành được sự nghiệp cách mạng Trong mối quan hệ “đức, tài”, Hồ ChíMinh coi đạo đức là cái gốc của người cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa quyếtđịnh của việc xây dựng con người mới Muốn làm người, trước hết phải biết làmviệc để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, không có tri thức, không có vănhoá thì không thể xây dựng CNXH được Muốn làm việc đồng thời phải biếtlàm người cách mạng do đó đức là gốc, nếu không có đức thì vô dụng và có hại.Đạo đức phải hình thành qua học tập, lao động sản xuất, đấu tranh cách mạng,trong sự giúp đỡ học hỏi của nhân dân và đồng đội Vì vậy, Người yêu cầu thanhniên phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải học tập trau dồi đạođức cách mạng
Chính nhờ có đạo đức cách mạng mà mỗi thanh niên có thể tự phấn đấuhoàn thiện mình, hình thành năng lực để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của cáchmạng Vì vậy, trước khi đi xa, Người căn dặn: Đảng cần chăm lo giáo dục đạođức cách mạng cho họ, đào tạo họ trở thành những người thừa kế xây dựngCNXH vừa hồng vừa chuyên
Trang 29Theo Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên khôngphải là nói những điều chung chung về đạo đức, đóng khung trong sự “tu tâm”,
“dưỡng tính” để tìm thấy sự yên ổn, thanh khiết của cá nhân Đạo đức cáchmạng không chỉ dừng lại ở sự “tu thân” để mong được “đắc lộc” vì lợi ích cánhân, không phải chỉ dừng lại ở chỗ “ở hiền” nhưng lại bất lực trong cuộc sống.Đạo đức cách mạng phải được thể hiện ở hành động cách mạng của thanh niên
Vì vậy, quá trình giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là làm cho thanhniên lĩnh hội được những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức cách mạng của xãhội, để biến những quy tắc, chuẩn mực đó thành niềm tin của bản thân Nói mộtcách tổng quát, đó là quá trình tổ chức toàn bộ những hoạt động, mối quan hệ xãhội của thanh niên theo những nguyên tắc, chuẩn mực nhất định
1.3.1.2 Giáo dục lý tưởng cách mạng
Việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên là một trong nhữngđịnh hướng giáo dục XHCN cơ bản và quan trọng Để có lý tưởng cách mạngphải thông qua sự phân tích, chứng minh có căn cứ lý luận và thực tiễn sâu sắc
Từ khi chủ nghĩa Mác – Lênin truyền bá vào Việt Nam, vấn đề giáo dục chủnghĩa Mác – Lênnin, giáo dục tư tưởng cách mạng cho thanh niên đã được đặt ra
và giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân Trong lịch sử dântộc cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, đất nước ta trong cảnh lầm than cơ cực,thanh niên không có tương lai Có người muốn rửa vết nhơ nô lệ nhưng khôngđược, không phải vì họ thiếu tinh thần và ý chí kiên cường, dũng cảm, mà chính
là thiếu phương hướng đường lối đúng đắn
Trong việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên và thanh niên, Ngườiluôn nhắc nhở “người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lýtưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho CNXHhoàn toàn thắng lợi trên đất nước và trên thế giới” Lý tưởng cao đẹp mà Hồ ChíMinh nói tới và cũng là để giáo dục cho thanh niên đó là: Độc lập dân tộc, tự do
Trang 30và CNXH Lý tưởng này trở thành niềm tin, lẽ sống của nhiều thế hệ kế tụcnhau Do vậy, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chúng ta phải giáo dục cho thanhniên nhận thức đúng và hiểu sâu sắc rằng: Vì lý tưởng cao đẹp mà biết bao chiến
sỹ cộng sản, biết bao người con yêu quý của giai cấp công nhân và của dân tộc
đã hy sinh, biết bao lớp tuổi thanh niên đã lên đường chiến đấu Con đường điđến lý tưởng cao đẹp là con đường đã đổ biết bao mồ hôi xương máu, nhưngcũng đầy vinh quang và tính anh hùng Có giáo dục lý tưởng cách mạng, thanhniên mới đảm đương được sứ mệnh góp phần đưa lá cờ bách chiến bách thắngcủa Đảng và của dân tộc đến thắng lợi cuối cùng Vì vậy, phải quan tâm giáodục lý tưởng cách mạng cho thanh niên, thế hệ trẻ, cũng như tất cả mọi người
Trong số những vấn đề cần giáo dục cho thanh niên, Hồ Chí Minh đặt lênhàng đầu vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước Trong năm điều Người dạy thiếuniên và nhi đồng, điều thứ nhất là: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; đối với thanh
niên, trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững
chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn Tinh thần yêu nước là vốn quý, là sức mạnh
to lớn giúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã trong lịch sử
Nó được hun đúc từ bao đời và đã trở thành sức mạnh Việt Nam, biểu tượngViệt Nam Ngày nay, trong thời đại Hồ Chí Minh, hơn bao giờ hết, tinh thần ấycần được đề cao và khơi dậy một cách mạnh mẽ để đưa chúng ta vượt qua đóinghèo, tụt hậu Có thể khẳng định rằng, giáo dục tinh thần yêu nước cho thanhniên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là việc làm đặc biệt quan trọng trong bối cảnhhiện nay, nó tiếp thêm nguồn sức mạnh, trí sáng tạo cho hàng triệu thanh niênđang ngày đêm chiến đấu, lao động, cống hiến trên mọi lĩnh vực vì sự vững bềncủa đất nước, cho sự thăng hoa của dân tộc, cho dáng đứng Việt Nam tạc sâuvào thiên niên kỷ Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục tinh thần yêunước đối với thế hệ trẻ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và mang ý nghĩa thời
sự Chúng ta tuy đã giành được độc lập tự do, đất nước hòa bình và thống nhất,
Trang 31song vẫn còn biết bao khó khăn và thử thách Sự nghiệp chấn hưng đất nước,đưa nền kinh tế nước ta phát triển ngang với trình độ của những cường quốc lớnđòi hỏi thế hệ trẻ hôm nay phải phấn đấu, nỗ lực cống hiến nhiều hơn nữa Họphải tự giác rèn luyện, trở thành những con người có ý chí bền vững, có lòngdũng cảm gan dạ để vượt qua những cám dỗ thấp kém, những thói hư tật xấu,
1.3.2 Giáo dục về trí tuệ
Trí tuệ và hoạt động trí tuệ là phẩm chất riêng có của con người Đây làmặt căn bản chi phối mọi nhận thức và hành động của con người Trí tuệ conngười có được chính là nhờ sự nỗ lực của xã hội và cá nhân trong việc giao tiếp,tiếp nhận lý luận, tri thức, kinh nghiệm…của các thế hệ đi trước để lại và sựnghiên cứu, tổng kết thực tiễn công cuộc cải tạo tự nhiên, xã hội đang diễn ra
Xã hội càng phát triển thì khối lượng kiến thức mà con người cần đến rất lớnnên mỗi người phải không ngừng đổi mới tư duy, nâng cao trình độ để tiếp nhậnkiến thức khoa học tự nhiên, kĩ thuật, khoa học xã hội…để đáp ứng yêu cầu thờiđại và lịch sử đặt ra Do đó, giáo dục trí tuệ là một trong những yếu tố quantrọng trong việc giáo dục, xây dựng con người toàn diện Con người phải có trithức, trí tuệ đó sẽ là công cụ để con người nhận thức và cải tạo thế giới, để xâydựng xã hội tốt đẹp hơn, phát triển hơn Và để có kiến thức toàn diện về mọi mặtnhư văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị… thì mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ phảikhông ngừng ôn lại những điều đã học và học thêm những tri thức mới
1.3.2.1 Ôn lại những điều đã học
Những điều đã học chính là những kiến thức mà mỗi người được họctrong nhà trường, ngoài xã hội bao gồm các kiến thức về chính trị, kinh tế, vănhóa, lịch sử, xã hội, khoa học kĩ thuật….Đây chính là cơ sở, nền tảng vững chắccủa mỗi người được tích lũy qua một quá trình lâu dài thông qua hoạt động họctập và rèn luyện Đó cũng chính là cơ sở, nền tảng để mỗi người có thể tiếp thunhững tri thức mới, những điều đã học có thể coi những điều là cái “gốc” để mỗi
Trang 32người có thể chăm lo, vun trồng những tri thức mới là cái “ngọn”, có gốc vữngchắc thì mới có ngọn Vì vậy, ôn lại những điều đã học rất cần thiết và quantrọng đối với giáo dục trí tuệ.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên phải vừa có đức, vừa có tài Bởi
vì, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó; người có tài màkhông có đức sẽ trở nên vô dụng Hơn nữa, chính sự dốt nát là một trong nhữngnguyên nhân cơ bản kìm hãm sự phát triển: “Dốt thì dại, dại thì hèn” Vì vậy, đểtrở thành người có trí tuệ, có tri thức, tức là có tài, bên cạnh việc trau dồi đạođức cách mạng, thanh niên còn phải hăng hái học tập Vì vậy mà phải giáo dụctrí tuệ cho thanh niên
Nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trí tuệ cho con ngườitoàn diện là chăm lo đào tạo, dạy nghề, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹthuật cho thanh niên Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thànhcông, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ đã đềnghị một trong những công việc khẩn cấp lúc bấy giờ là diệt giặc dốt, xóa nạn
mù chữ Trong ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập,Bác Hồ viết thư cho học sinh khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươiđẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cáccường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công họctập của các em”13 Vì vậy, muốn xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước,
là người đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam tới thắng lợi thì thanh niên, thế hệtrẻ phải không ngừng học tập, tích luỹ tri thức, rèn luyện bản thân
Theo Bác, có đạo đức cách mạng, mục tiêu, lý tưởng phấn đấu là tốtnhưng như thế là chưa đủ để thanh niên trở thành chủ nhân thật sự của một đấtnước tự do, độc lập Vì thế, họ cần được giáo dục, bồi dưỡng kỹ càng về mọimặt để nâng cao trình độ chính trị, học vấn, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quân
13 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.4, tr.33
Trang 33sự, ngoại ngữ… cũng như cách đối nhân, xử thế của người cách mạng Đókhông chỉ là điều kiện để biến khả năng hoạt động của họ thành hiện thực trongđời sống mà còn là hành trang cần thiết để họ vững tin bước vào đời, lập thânlập nghiệp
Chính vì vậy, mỗi người, trước hết là thanh niên, thế hệ trẻ phải khôngngừng chăm lo học tập, tích lũy những kiến thức phong phú toàn diện về tựnhiên và xã hội, ôn lại những tri thức cũ, để tiếp thu nhưng tri thức mới Để làmgiàu vốn kiến thức của bản thân, trở thành một người có năng lực, có trí tuệ…xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà, đưa đất nước phát triển
1.3.2.2 Học thêm những tri thức mới
Tri thức nhân loại là vô tận, nó biến đổi từng ngày, đòi hỏi mỗi người phảiluôn luôn phấn đấu trong học tập, rèn luyện bản thân để có thể tiếp thu những trithức bổ ích, để trở thành một người có ích cho đất nước và sự phát triển củanhân loại Một con người toàn diện phải là một con người có kiến thức sâu rộng
về tự nhiên và xã hội, luôn luôn ham học hỏi, cầu tiến bộ, tích cực trong họctập Chính vì vậy, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng kêu gọi thanh niênkhông ngừng học tập và Người còn đưa ra những nội dung giáo dục tri thức mới
cho thanh niên một cách toàn diện và sâu sắc với những tri thức về: lý luận và
văn hóa, khoa học - kỹ thuật
Giáo dục, nâng cao trình độ lý luận có ý nghĩa hết sức sâu sắc, từ đó sẽđược giác ngộ cách mạng, nhận thức được quyền lợi, nghĩa vụ của mình Đồngthời, phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
là nhằm trang bị và nâng cao trình độ lý luận cách mạng - ngọn đèn soi sáng chohoạt động thực tiễn Nâng cao trình độ lý luận là yếu tố tinh thần quan trọng củamỗi con người xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp giải phóng dân tộc; nó còn giúpmọi người xác định đúng đắn lý tưởng sống, hoài bão lập thân, lập nghiệp, phục
vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân
Trang 34Cùng với việc học tập lý luận cách mạng, các thế hệ trẻ còn phải tích cựchọc tập văn hóa, khoa học - kỹ thuật ; sử dụng những tri thức đó để xây dựng
xã hội mới Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ này quan trọng hơn baogiờ hết, bởi chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu
Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với từng cấp học, được thể hiện
rõ nhất trong thư Hồ Chí Minh gửi các thầy, cô giáo, học sinh, cán bộ thanh
niên, nhi đồng ngày 31/10/1955, Người viết: “Đại học thì cần kết hợp lý luận
khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của cácnước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công
cuộc xây dựng nước nhà Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức
phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước
nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế Tiểu học thì cần
giáo dục các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoahọc, trọng của công Cách dạy nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vàokhuôn khổ của người lớn Phải đặc biệt chú trọng giữ gìn sức khỏe cho cáccháu”14
Giáo dục văn hoá, văn hoá theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhưmục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữviết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụsinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ nhữngsáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọiphương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ranhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”15 Qua đó, tathấy những gì mang tính sáng tạo và phát minh của loài người nhằm thích ứngvới nhu cầu thực tiễn đời sống sinh tồn là văn hoá Giáo dục văn hoá nhằm đào
14 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.8, tr.81
15 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.3, tr.431
Trang 35tạo ra những con người có tư duy sáng tạo, biết phát hiện và sáng chế ra nhữngcái mới nhằm phục vụ cuộc sống của con người Với quan niệm đó, Hồ ChíMinh cho rằng “nội dung văn hoá phải có tính giáo dục”, giáo dục là giáo dụcvăn hoá, vì văn hoá có vai trò rất quan trọng trong mỗi đời sống con người vàtrong sự phát triển kinh tế - xã hội Trước tiên phải giáo dục văn hoá truyềnthống dân tộc cùng với sự tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhânloại Giáo dục con người toàn diện thì cần chú trọng giáo dục văn hoá mới xãhội chủ nghĩa, đó là nền giáo dục văn hoá lấy con người làm trung tâm của sựphát triển kinh tế xã hội, tất cả vì con người, do con người, nhằm xây dựngnhững con người vừa “hồng” vừa “chuyên” Theo Hồ Chí Minh con người cần
có trình độ học vấn, kiến thức văn hoá nhất định mới có thể tiếp thu được khoahọc, công nghệ, mới sử dụng hiệu quả máy móc ngày càng hiện đại, có thể nóivăn hoá là nền tảng của trí tuệ con người, là cơ sở để phát triển con người vềmọi mặt Vì vậy, muốn phát triển trí tuệ của con người cần nâng cao trình độhọc vấn, văn hoá cho mỗi người và toàn xã hội
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục nâng cao trình độ khoa học, kỹthuật và nghề nghiệp cho thanh niên vì Người cho rằng: “chủ nghĩa xã hội cộngvới khoa học, chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận”16 Người coiđây là điều kiện quan trọng để thanh niên cống hiến ngày càng nhiều cho Tổquốc, cho nhân dân Hồ Chí Minh vẫn nói với chúng ta rằng: Công việc ngàycàng nhiều, so với trước bây giờ công việc khó khăn hơn và và nhiều việc trướckia không có, mà bây giờ phải làm Xuất phát từ nhiệm vụ mới của cách mạng làxây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm phát triển
sự nghiệp giáo dục, đào tạo để nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật và nghềnghiệp cho thế hệ trẻ Theo quan điểm của Người, chiến thắng nghèo nàn lạchậu, xây dựng đời sống mới, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” còn khó
16 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.9, tr.131
Trang 36khăn, lâu dài hơn nhiều so với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng dântộc Chính vì thế, Bác Hồ thường căn dặn, dạy bảo thanh niên phải “ra sức họctập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự để cốnghiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân” Và, làm nghề gì cũng phảihọc, mục đích của việc học không gì khác hơn là để nâng cao năng lực, làm chokinh tế phát triển, chiến đấu thắng lợi, đời sống nhân dân ngày càng được ấm no,tươi vui Một trong những nội dung về giáo dục văn hoá, kỹ thuật được Người
đề cập là bồi dưỡng thanh niên nâng cao kiến thức các môn khoa học tự nhiên,khoa học xã hội, kỹ thuật Hơn thế nữa, Người thường nhắc nhở những ngườilàm công tác giáo dục và thanh niên trong khi giảng dạy, học tập phải coi trọngcác khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kỹ thuật để có kiến thức toàn diện, thamgia tốt nhất vào sự nghiệp xây dựng nước nhà
Giáo dục toàn diện nhưng phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi phải biếtkết hợp giữa lý luận và thực hành, lao động trí óc phải kết hợp với lao động chântay vì: Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà khôngbiết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa Người còn nhắc nhở thanh niênkhông được lười biếng trong học tập, trong suy nghĩ và trong hành động Vì việchọc tập của thế hệ trẻ rất quan trọng, học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhândân, làm cho nước nhà giàu mạnh và để làm tròn trách nhiệm của người chủtương lai của đất nước Người cho rằng học tập là công việc suốt đời với mỗithanh niên và cách tốt nhất để nâng cao trình độ hiểu biết đáp ứng ngày càng caocủa nhiệm vụ cách mạng Thế giới ngày nay luôn đổi mới, người dân ta ngàycàng tiến bộ, do đó mỗi thanh niên phải thường xuyên học tập để tiến kịp nhândân: Nếu không chịu khó học tập thì không thể tiến bộ được Không tiến bộ làthoái hoá xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo Mình
mà không chịu học tập thì lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình Đồngthời, Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên phải cố gắng học tập và chỉ rõ những điều
Trang 37cần học, học để làm gì, học thế nào và học ở đâu Người viết: Ở nơi nào cũng cóthể học, làm việc cũng phải học, học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và
học ở nhân dân; học để làm người, để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức; học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân…
Như vậy, mới hoàn thành trách nhiệm người chủ tương lai của đất nước, đưa đấtnước phát triển về mọi mặt, sánh vai với các cường quốc năm châu
1.3.3 Giáo dục về thể lực, sức khỏe.
Hồ Chí Minh tiếp cận con người theo tinh thần mácxít, xem xét con người
là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội, trong sự thống nhất giữayếu tố tự nhiên và xã hội Vì vậy, theo Người, thể lực, sức khoẻ là rất quan trọngtrong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng Giáo dục con người toàn diện cầnquan tâm tới thể lực, sức khoẻ Thể lực là mặt quan trọng trong đời sống mỗicon người và cả cộng đồng, nó ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của conngười, sức khoẻ cũng vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến sứckhoẻ cho mọi người vì Người quan niệm rằng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nướcnhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công”17 Để cómột thể lực, sức khoẻ tốt thì chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, môi trường,khám chữa bệnh của nhân dân, sự luyện tập thể dục, thể thao ở mỗi người là rấtquan trọng
1.3.3.1 Rèn luyện thể dục, thể thao.
Nhân sinh vô bệnh thị chân tiên (người không bệnh tật có khác gì tiên),
đó là lời của Hồ Chí Minh chỉ tầm quan trọng của sức khoẻ như là tài sản quýbáu của con người Thành niên là lực lượng quan trọng, đảm đương nhiệm vụ tolớn xây dựng một xã hội tương lai, do đó, họ phải có sức khoẻ và trí tuệ thật tốt
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở thanh niên phải tích cực rèn luyện sức khoẻ và thể
17 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.4, tr.212
Trang 38chất, bởi vì thanh niên là tuổi phát triển mạnh mẽ nhất, nếu không thường xuyênluyện tập thì sức khoẻ sẽ không tốt, dẫn đến trí tuệ kém phát triển, khả năng làmviệc đạt hiệu quả thấp Hơn nữa, thanh niên dễ phung phí sức khoẻ không biếtchăm lo giữ gìn sức khoẻ cho mình, nên dễ bị mắc bệnh, làm tổn hại đến sự pháttriển của cơ thể Vì vậy, phải coi trọng việc giáo dục sức khoẻ và thể chất chothanh niên.
Hồ Chí Minh luôn quan tâm, nhắc nhở phải rèn luyện tinh thần và lựclượng để chuẩn bị làm chủ tương lai cho xứng đáng Người dạy thanh niên phảigiữ gìn vệ sinh thật tốt và siêng tập thể thao để nâng cao sức khoẻ Tại Đại hộiĐại biểu toàn quốc lần thứ II của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam(2/11/1956), Người căn dặn đoàn viên, thanh niên: Phải rèn luyện thân thể chokhoẻ mạnh Khoẻ mạnh thì mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai, bền bỉnhững công việc ích nước lợi dân
Một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất to lớn đến thể lực và sức khoẻcủa con người là chất lượng cuộc sống Vì vậy, để phát triển thể lực, sức khoẻcủa con người Việt Nam, Hồ Chí Minh quan tâm đầu tiên đó là việc nâng caođời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Trong suốt quá trình hoạt động cáchmạng và lãnh đạo đất nước, Người hết sức quan tâm chăm lo đời sống vật chấtcủa các tầng lớp nhân dân, làm sao cho dân có ăn, có mặc, chỗ ở và học hành…khi nhân dân đã ổn định về đời sống vật chất và tinh thần thì đó là điều kiện đểphát triển các năng lực khác Đặc biệt là thanh niên, thế hệ trẻ đang trong lứatuổi phát triển về thể lực, trí tuệ…thì càng cần phải quan tâm những điều kiện vềđời sống vật chất và tinh thần để có thể phát triển tốt nhất
Theo Hồ Chí Minh rèn luyện thể dục, thể thao hết sức quan trọng, là biệnpháp có tác dụng nâng cao thể lực, bảo vệ và phát triển sức khoẻ con người, nhất
là trong điều kiện Việt Nam Vì vậy, ngay sau khi nước nhà giành độc lập, HồChí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Chỉ rõ mối quan hệ giữa luyện
Trang 39tập thể dục, thể thao với sức khoẻ con người, Hồ Chí Minh viết: “Muốn giữ sứckhoẻ thì nên thường xuyên tập thể dục, thể thao”18; phải rèn luyện thân thể chokhoẻ mạnh, khoẻ mạnh thì mới đủ sức để tham gia một cách bền bỉ dẻo dainhững việc ích quốc lợi dân Từ đó, Hồ Chí Minh cho rằng: “chúng ta nên pháttriển phong trào thể dục thể thao cho rộng khắp” và coi việc rèn luyện thân thể,luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người yêu nước.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan niệm rằng: mỗi một ngườidân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe Sau cách mạng Tháng tám năm
1945, Hồ Chí Minh chú trọng tới việc tập thể dục thể thao để tăng cường sứckhỏe và Người cũng quan tâm tới việc giữ gìn sức khỏe cho nhân dân Ngày31/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14, thành lập Nha Thể dụcTrung ương thuộc Bộ Thanh niên, tiền thân của ngành TDTT ngày nay NgànhTDTT mới ra đời nhiệm vụ là liên lạc mật thiết với Bộ Y tế và Bộ Giáo dục đểnghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc nhằm tăng cườngsức khỏe quốc dân Để mở rộng các hoạt động TDTT và trực tiếp chỉ đạo côngtác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Mỗi mộtngười dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là
cả nước mạnh khỏe Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận củamỗi một người dân yêu nước”19
Chính việc tập luyện thể dục là bổn phận của mỗi người, lại không hề khókhăn, tốn kém nên Người cho rằng: Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũnglàm được Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục Ngày nào cũng tập thì khíkhuyết lưu thông, tinh thần đầy đủ Triết lý sâu xa nhất của việc rèn luyện thểthao theo Người đó là “dân cường thì quốc thịnh” Người đã động viên, mong
18 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.10, tr.116
19 Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2002, t.4, tr 212
Trang 40mỏi đồng bào cả nước ai cũng tập thể dục và Người làm gương trước quốc dânkhi khẳng định “tự tôi ngày nào cũng tập”.
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Người đã có tác động sâu sắc tới mọigiới, mọi nhà, mọi người dân Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dù
ở núi rừng Việt Bắc hay khi trở về thủ đô Hà Nội, ở đâu Người vẫn giữ đượcnếp luyện tập thể dục hàng ngày, để lại tấm gương mẫu mực cho sự nghiệp thểdục thể thao Năm 1960, Người đã gửi thư tới Hội nghị cán bộ thể dục, thể thaotoàn miền Bắc nhắc nhở, động viên: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác vàhọc tập tốt thì cần có sức khỏe Muốn giữ sức khỏe thì nên thường xuyên tập thểdục, thể thao Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào thể dục, thể thao chorộng khắp” Ngày nay, ai cũng biết tác dụng duy trì và giữ gìn sức khỏe của việcnăng tập thể dục, thể thao Phong trào thể dục, thể thao của quần chúng càngphát triển thì bệnh tật sẽ được kéo giảm, sức khỏe nhân dân được tăng cườnggóp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
1.3.3.2 Giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh.
Thực hiện giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, chăm sóc y tế là một điều kiện vôcùng quan trọng để phát triển thể lực, sức khoẻ con người toàn diện Vì vậy,sinh thời, để làm tốt công tác bảo vệ và phát triển sức khoẻ của nhân dân theo
Hồ Chí Minh cần phải làm tốt hai vấn đề cơ bản đó là vệ sinh phòng bệnh vàchăm sóc, cứu chữa người bệnh một cách chu đáo, có hiệu quả
Với phương châm “phòng bệnh hơn trị bệnh”, Hồ Chí Minh luôn nhắcnhở các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành một mặt, phải giữ gìn môi trườngsống sạch sẽ như trồng cây xanh, lấp các ao tù, nước đọng, tiêu diệt ruồi muỗi vàcác côn trùng gây bệnh dịch: phải kết hợp việc tiêu diệt ruồi muỗi với công tác
vệ sinh khác như diệt chuột, quét nhà cửa, đường sá, lấp các vũng nước bẩn; mặtkhác phải thực hiện ăn sạch, ở sạch, uống sạch, mặc sạch thì mới khoẻ mạnh.Theo Người, đây là những công viêc rất quan trọng không chỉ nhằm bảo vệ sức