BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤCLÊ THỊ HOÀI MÂY VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
LÊ THỊ HOÀI MÂY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ( Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý giáo dục)
HÀ NỘI-2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
LÊ THỊ HOÀI MÂY
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ( Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý giáo dục)
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN LIÊN CHÂU
HÀ NỘI-2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình nghiên cứu đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực chất lượng cao vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn”, đến nay tôi đã hoàn
thành khóa luận
Để có được sản phẩm nghiên cứu như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơnchân thành tới tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trung tâm Đảm bảo chất lượngĐào tạo- Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn; cán bộ thư viện Học việnQuản lý giáo dục và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thựchiện khóa luận tốt nghiệp
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên TS Nguyễn LiênChâu- người đã hướng dẫn tận tình và cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trìnhtôi nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứucòn hạn hẹp nên chắc rằng luận văn còn nhiều thiếu sót Tôi rất mong nhận được
sự cảm thông, góp ý và chỉ dạy của thầy cô
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Thị Hoài Mây
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: NỘI DUNG 8
Chương 1: QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CHÂT LƯỢNG CAO 8
1.1Quan niệm về con người, nhân tố con người, nguồn nhân lực hay nguồn lực con người 8
1.1.1 Khái niệm con người 8
1.1.2 Khái niệm nhân tố con người 10
1.1.3 Khái niệm nguồn nhân lực hay nguồn lực con người 11
1.1.3.1 Khái niệm nguồn nhân lực 11
1.1.3.2 Các nhân tố tác động tới việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực 14
1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực chất lượng cao 14
1.3 Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tư tưởng Hồ Chí Minh 24
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV 33
2.1 Tổng quan về Trường Đại học KHXH&NV- Đại học QGHN 33
2.1.1 Tổng quan 33
Sứ mệnh và mục tiêu phát triển 34
2.1.2 Sơ đồ phân cấp tổ chức Trường Đại học KHXH&NV 35
Trang 52.2 Thực trạng về việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV Trường Đại học KHXH&NV 36 2.2.1 Sự cần thiết về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Đại học KHXH&NV 36 2.2.2 Căn cứ về việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV Trường Đại học KHXH&NV 37 2.2.3 Thực trạng tình hình và kết quả nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV Trường Đại học KHXH&NV 42 2.2.3.1 Nhà trường có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên; quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lí đáp ứng mục tiên chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị đào tạo đại học; có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng minh bạch 42 2.2.3.2 Nhà trường có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong
và ngoài nước 47 2.2.3.3 Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao 49 2.2.3.4 Nhà trường có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nhằm giảm tỷ lệ trung bình sinh viên/ giảng viên 52 2.2.3.5 Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo dục được quy định Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học 54 2.2.3.6 Đội ngũ giảng viên được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác chuyên môn và trẻ hóa của đội ngũ giảng viên theo quy định 55 2.2.3.7 Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn
và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học 56
Trang 6Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV-ĐẠI
HỌC QGHN 59
3.1 Ý nghĩa thực tiễn 59
3.2 Nội dung và giải pháp 59
3.2.1 Những phương hướng cơ bản 59
3.2.2 Một số giải pháp chủ yếu 60
3.2.2.1 Giải pháp 1: Đổi mới tâm lý, ý thức, tư duy của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong quá trình hoạt động, công tác phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 60
3.2.2.3 Giải pháp 2: Tăng cường đào tạo và phát triển giảng viên 61
3.2.2.3 Giải pháp 3: Quan tâm giải quyết đúng đắn nhu cầu, lợi ích của cán bộ, giảng viên để kích thích tính tích cực, sáng tạo của họ Nhu cầu, lợi ích chính là những động lực cơ bản, quan trọng và có tác động mạnh mẽ nhất đối với hoạt động của con người 63
3.2.2.4 Giải pháp 4: Chú trọng tạo lập môi trường hoạt động, công tác và cơ hội thuận lợi cho cán bộ, giảng viên được thể hiện bản thân và phát huy được vai trò của mình 63
3.2.2.5 Giải pháp 5: Hình thành, phát triển và sử dụng đúng, hiệu quả năng lực chuyên môn của cán bộ, giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 64
3.2.2.6 Giải pháp 6: Đối với công tác quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên phải theo hướng khoa học, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả Hiệu quả của việc phát huy đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhà trường có liên quan trực tiếp đến việc quản lý phát triển đội ngũ nguồn nhân lực ấy Để giải quyết vấn đề này nhà trường cần chú trọng đổi mới các lĩnh vực sau: 64
PHỤ LỤC 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
KHXH&NV : Khoa học xã hội và nhân vănĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà NộiNCKH : Nghiên cứu Khoa học
CB : Cán Bộ
GV : Giảng viên
Trang 8Tư tưởng và lý luận cách mạng mà Người để lại cho dân tộc ta và nhân loại là một
di sản vô cùng quý giá Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sảnViệt Nam đã xác định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàndiện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sựvận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể củanước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thutinh hoa văn hoá của nhân loại” và “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộcđấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng vàdân tộc ta”
Chính vì vậy, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trởthành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân ViệtNam
Tư tưởng của Người bao quát nhiều lĩnh vực rộng lớn, phong phú, trong đóvấn đề nhân lực và cách sử dụng nguồn nhân lực chiếm một vị trí quan trọng
Trang 9Người xem “vô luận việc gì đều do người làm ra và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa,đều thế cả”. Con người là chủ thể kiến tạo nên toàn thể xã hội, nếu là con người có
đủ đức và tài thì họ sẽ làm được nhiều việc có ích, và nếu nhân tài tham gia vàocác công việc của nhà nước, được tạo điều kiện để phát huy đạo đức và tài năng,thì họ sẽ làm được nhiều việc “ích quốc, lợi dân” Từ quan niệm “vô luận việc gìđều do người làm ra”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tới kết luận: “cán bộ quyết địnhmọi việc”,“muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém Đó làchân lý nhất định” Đây là lôgic tư tưởng độc đáo, đặc sắc của Hồ Chí Minh về vấn
đề nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế cũng như trong sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, nguồn nhân lực đang trở thành động lực chủ yếuđảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước Vấn đề này đang đặt ra cho nềngiáo dục đại học Việt Nam một nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách Nghị quyếtĐại hội XI của Đảng khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và coi đây là một trong những yếu tố quyếtđịnh sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội luôn được Nhà nướcViệt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớnnhất của đất nước Là một cơ sở giáo dục đầu ngành trong hệ thống trường Đại họcQuốc gia Hà Nội chiếm tỷ lệ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiễn sĩ nhiều nhất trên cảnước
Từ nhận thức một cách sâu sắc vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong xãhội nói chung và đội ngũ cán bộ giảng viên trong giáo dục đại học nói riêng, cùngvới quá trình thực tập tốt nghiệp tại Trường Khoa học xã hội và nhân văn tôi lựa
chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực chất lượng cao vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.”
Trang 10sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chấtlượng cao (nhân tài) được tiếp cận thông qua nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh vềđạo đức nói chung, về đạo đức của cán bộ, đảng viên nói riêng; hoặc thông quanghiên cứu những vấn đề về xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; hoặc được vậndụng nghiên cứu trong sự nghiệp Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước…
Nói chung, vấn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao đã được tiếp cận,nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau và cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghinhận
Tuy nhiên, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã đạt được áp dụng tronglĩnh vực giáo dục và cụ thể về đội ngũ cán bộ, giảng viên trong cơ sở giáo dục đạihọc tôi thấy việc nghiên cứu trực tiếp vận dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh
về nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn là vấn đề cần được tiếp tục đisâu nghiên cứu Chính vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài nói trên với mong muốn gópphần tìm hiểu một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong công tác nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội vànhân văn sau quá trình trải nghiệm thực tế qua đợt thực tập tại trường này
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực
chất lượng cao để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Đại họcKhoa học xã hội và nhân văn
Trang 113.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu
được xác định là nghiên cứu, làm rõ:
-Các quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực chất lượng cao
và việc sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
-Thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường ĐHKHXH&NV
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực chất lượng cao vàoviệc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Đại học Khoa học xãhội và nhân văn
4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực chấtlượng cao
5 Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận và các văn bản có liên quan
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát
Trang 12- Phương pháp điều tra
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
5.3 Các phương pháp bổ trợ xử lý số liệu:
6 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của việc nghiên cứu
Xét về ý nghĩa khoa học: Khóa luận tốt nghiệp đã giúp tôi trao dồi thêm
kinh nghiệm thực tế, sự vận dụng những kiến thức đã được học trên giảng đườngvào trong quá trình thực tập, đặc biệt nâng cao khả năng nghiên cứu, khả năng tiếpcận, phân tích vấn đề cho bản thân tôi
Xét về thực tiễn: Khóa luận tốt nghiệp đã phản ánh rõ được thực trạng đội
ngũ cán bộ, giảng viên và quá trình quy hoạch cán bộ, giảng viên TrườngĐHKHXH&NV Đó là kết quả phản ánh của quá trình tiếp cận thực tế trong đợtthực tập tốt nghiệp của tôi, thông qua việc vận dụng những kiến thức lý thuyết đãđược học trên giảng đường vào thực tiễn, sự tận tình giúp đỡ và chỉ bảo của cácchuyên viên Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo để tăng thêm sự hiểu biết vềlĩnh vực xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, bài nghiên cứukhoa học này còn được cấu tạo gồm 3 chương:
Chương 1: Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao và việc sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.
1.1Quan niệm về con người, nhân tố con người, nguồn nhân lực hay nguồn lực con người.
1.2Quan điểm của Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực chất lượng cao.
1.3Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trang 13Chương 2: Thực trạng việc sử dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên tại Trường Đại học KHXH&NV.
2.1Tổng quan về Trường Đại học KHXH&NV-Đại học QGHN
2.2 Thực trạng về việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV Trường Đại học KHXH&NV.
2.2.1 Sự cần thiết về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Đại học KHXH&NV.
2.2.2 Căn cứ về việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV Trường Đại học KHXH&NV.
2.2.3 Thực trạng tình hình và kết quả nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV Trường Đại học KHXH&NV.
2.2.3.1 Nhà trường có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảngviên và nhân viên; quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lí đáp ứng mục tiên chứcnăng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị đào tạo đại học; có quytrình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng minh bạch
2.2.3.2 Nhà trường có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản
lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoàinước
2.2.3.3 Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyênmôn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao
2.2.3.4 Nhà trường có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục
và nghiên cứu khoa học; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục
nhằm giảm tỷ lệ trung bình sinh viên/ giảng viên.
2.2.3.5 Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo dụcđược quy định Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyênmôn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu vềnhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học
Trang 142.2.3.6 Đội ngũ giảng viên được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tácchuyên môn và trẻ hóa của đội ngũ giảng viên theo quy định.
2.2.3.7 Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn vàđược định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục có hiệu quả cho việc giảngdạy, học tập và nghiên cứu khoa học
Chương 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực chất lượng cao vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tại Trường Đại học KHXH&NV.
3.1 Ý nghĩa thực tiễn
3.2 Nội dung và giải pháp
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CHÂT LƯỢNG CAO.
1.1Quan niệm về con người, nhân tố con người, nguồn nhân lực hay nguồn lực con người.
1.1.1 Khái niệm con người
Khái niệm con người là khái niệm gốc có tính chất bao trùm Theo quan điểm triếthọc Mácxít: con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội.Bản chất con người được thể hiện:
-Bản chất con người thể hiện sự thống nhất giữa “cái sinh học” và “cái xã hội”.
“Cái sinh học” đó là những cái thiên về những yếu tố hữu sinh, hữu cơ, nhữngcái về mặt phát sinh gắn bó với tổ tiên động vật của con người, những cái làm chocon người hình thành và hoạt động như một cá thể, một hệ thống phục tùng cácquy luật sinh học
“Cái xã hội” của con người là tất cả những quan hệ, những biến đổi xuất hiện
do ảnh hưởng của các điều kiện xã hội khác nhau, những quy định về mặt xã hộitạo nên mỗi cá nhân con người (ý thức, tư duy, tâm lý, phẩm chất đạo đức, nănglực…) của con người thuộc cái “cái xã hội”
“Cái sinh học” là cái có trước, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của
“cái xã hội” Còn “cái xã hội” là cái quyết định, nhờ nó mà “cái sinh học” trongcon người được nâng lên trên trình độ của con vật “Cái xã hội” được hình thành
và phát triển từ sự tác động qua lại giữa con người và hoàn cảnh thông qua hoạtđộng thực tiễn và giao lưu của con người
-Bản chất con người thể hiện sự thống nhất giữa “cái cá nhân” và “cái cộng đồng”.
Trang 16“Cái cá nhân” là cái riêng, cái không lặp lại ở người khác, là cơ sở để phân biệtngười này với người khác.
“Cái cộng đồng” là cái chung của mỗi người khi con người cùng sống trong mộtthời đại lịch sử-xã hội nhất định
-Bản chất con người thể hiện sự thống nhất giữa tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại.
Khi xã hội có giai cấp, mỗi con người đều thuộc một giai cấp nhất định, có cùnglợi ích và bảo vệ cho lợi ích chung đó
Mỗi con người đều là con người thuộc một dân tộc nhất định mang trong đó bảnsắc văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ của dân tộc đó
Khi con người tham gia giao lưu, hội nhập quốc tế, tiếp thu nền văn hóa nhân loại
sẽ mang tính nhân loại
-Bản chất con người thể hiện sự thống nhất giữa tính thời đại và tính lịch sử.
Con người mang tính thời đại là con người mang những đặc trưng xã hội của thờiđại đó mà con người đang sống
Con người mang tính lịch sử là con người đang sống trong một giai đoạn lịch sửnhất định, vừa kế thừa những tinh hoa của quá khứ và những khuyết tật phản ánhnhững nét lạc hậu, tiêu cực của quá khứ
-Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử.
Con người là sản phẩm của xã hội vì suy cho đến cùng môi trường xã hội (đặc biệt
là giáo dục) có vai trò chủ đạo quyết định việc đinh hướng và phát triển nhân cáchcon người
Con người là chủ thể của lịch sử vì con người biết chủ động tác động trong nhậnthức và cải tạo hiện thực khách quan phục vụ cho mục đích của mình Con ngườitạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy
Như vậy, có thể hiểu khái quát về bản chất con người như sau: Bản chất con
người là một chỉnh thể thống nhất biện chứng giữa các mặt: sinh học và xã hội; cá
Trang 17nhân và cộng đồng; tính giai cấp và tính nhân loại; tính thời đại và tính lịch sử; đồng thời con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể sáng tạo lịch sử Như Các
Mác đã chỉ ra rằng: trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa cácmối quan hệ xã hội
1.1.2 Khái niệm nhân tố con người
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, cùng với những nhận thức và quan niệm
về vai trò của nhân tố con người trong phát triển, các khái niệm “nhân tố conngười”, “nguồn lực con người”, hay “vốn người”, “tài nguyên con người”, ‘tíchcực hóa nhân tố con người”, “phát triển nguồn nhân lực” hay “đào tạo nguồn nhânlực” v.v ngày càng được sử dụng một cách rộng rãi trong các tài liệu lý luận cũngnhư trong đời sống xã hội của nhiều nước trên thế giới Từ các cấp độ và cách tiếpcận khác nhau, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đưa ra những cáchhiểu khác nhau về nhân tố con người Song, để làm sáng tỏ khái niệm này khôngthể bỏ qua được những đặc điểm tâm lý vì nó liên quan đến bản chất, đến nội dungkhái niệm trong các khoa học nghiên cứu về nhân tố con người thì tâm lý học luôngiữ vị trí trung tâm
Khái quát các tài liệu tiếp cận ở góc độ tâm lý học, xã hội học về nhân tố conngười, phần lớn các tác giả đều thống nhất cho rằng khái niệm nhân tố con người
là sự cụ thể hóa nhân tố chủ quan và được nhìn nhận ở các mặt cơ bản như: tiềmnăng của con người, của từng tập thể hay của nhóm xã hội; tính tích cực xã hội và
ở mặt nhân cách
Nhìn nhận con người ở góc độ nhân cách, nhà nghiên cứu Liên Xô A.K.Vledovcho rằng: “Con người trong mọi biểu hiện của nó vốn có những đặc trưng nhâncách nhất định…Tất cả những phẩm chất đa dạng biểu hiện trong các dạng hoạtđộng khác nhau của con người trong quan hệ của nó với người khác, với thế giới
Trang 18xung quanh đều bao hàm khái niệm “nhân tố con người”, khái niệm đó thể hiện
1tính tích cực xã hội của cá nhân”1
Từ những phân tích ở trên có thể hiểu khái niệm nhân tố con người như sau:
“Nhân tố con người là khái niệm cụ thể hóa của nhân tố chủ quan, là sự tổng hòa
những khả năng phát triển những phẩm chất, thuộc tính, những tri thức, kinh nghiệm, năng lực và thói quen của con người mà chúng thường được biểu hiện trong hoạt động và chính nó lại ảnh hưởng đến các quá trình xã hội” 2
1.1.3 Khái niệm nguồn nhân lực hay nguồn lực con người
1.1.3.1 Khái niệm nguồn nhân lực
Về khái niệm nguồn nhân lực, trước hết là khái niệm dùng để phân biệt vớicác khái niệm khác trong hệ thống các nguồn lực tạo ra phát triển kinh tế - xã hội(bao gồm vật lực, tài lực, nhân lực)
Các nguồn lực quan trọng phát triển ở nước ta hiện nay bao gồm:
-Nguồn lực con người;
-Tài nguyên thiên nhiên;
-Vị trí địa lý;
-Cơ sở vật chất và tiềm lực khoa học kỹ thuật;
-Các nguồn lực nước ngoài
Nguồn nhân lực là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khácnhau, tùy theo những cách tiếp cận khác nhau mà có những quan niệm khác nhau
về nguồn nhân lực
Trên phạm vi quốc gia, nguồn nhân lực là bộ phận dân số trong độ tuổi quyđịnh và có khả năng tham gia vào quá trình lao động Nguồn nhân lực của quốc giaphụ thuộc chặt chẽ vào việc quy định tuổi lao động của nhà nước và khả năng tha
và nhập đề, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 1-1989, tr.70
người trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội, 2000
Trang 19gia lao động của từng cá nhân cụ thể Để làm sáng tỏ bản chất, nội dung, cấu trúccủa khái niệm nguồn nhân lực cần xem xét nó trong mối quan hệ tương quan vớicác khái niệm “yếu tố con người” và “nhân tố con người”.
Khái niệm nhân tố con người có ý nghĩa hẹp hơn khái niệm yếu tố conngười Nhân tố con người chỉ là những đặc trưng tâm lý-xã hội trong yếu tố conngười Khi con người tham gia với tư cách là “yếu tố con người”, trở thành mộttiềm năng, một điều kiện cần phát huy, tạo động lực phát triển của một quá trình xãhội thì được coi là “nguồn nhân lực” Khái niệm nguồn lực con người bao gồm cáctiêu chí về số lượng, chất lượng con người và quản lý nguồn nhân lực; là việc cụthể hóa khái niệm nhân tố con người Trong các nguồn lực thì nguồn nhân lực làquan trọng nhất, quyết định nhất
Khi nói đến nguồn nhân lực, có người thường đồng nhất với sức người trongsản xuất Quan niệm như thế dẫn đến ngộ nhận sức người trong sản xuất chỉ là sức
cơ bắp Nguồn nhân lực con người trước tiên thể hiện ở sức người trong sản xuất,song không phải chỉ là sức cơ bắp mà là cái cốt lõi, cái chủ yếu trong nguồn lựccon người ở thời đại ngày nay với đặc trưng là xu thế toàn cầu hóa, phát triển kinh
tế trí thức đó chính là hàm lượng trí tuệ, trình độ, năng lực lao động sáng tạo, lànhững phẩm chất tâm lý của con người trong nền sản xuất hiện đại; là tập hợp chỉ
số phát triển của con người, là chất lượng văn hóa mà bản thân nó và xã hội có thểhuy động cho phát triển xã hội
Như vậy, khi nói đến nguồn nhân lực là muốn đề cập đến một tài sản, mộtnguồn vốn-vốn người có khả năng sinh sôi, nảy nở và không ngừng phát triểntrong quá trình khai thác và sử dụng
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng định nghĩa về nguồn nhân lực của
Liên hợp quốc có tính khái quát hơn cả: “Nguồn nhân lực là tổng thể sức dự trữ,
Trang 20những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con người trong việc cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội”1.
Nguồn nhân lực của mỗi quốc gia hay mỗi tổ chức có một số đặc điểm cơbản sau đây:
- Nguồn nhân lực là nguồn lực cơ bản nhất, nó có tính quyết định
- Nguồn nhân lực chỉ được phát huy hiệu quả thông qua quá trình lao động
- Nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm có ảnh hưởng lớn đến quá trình tổ chức,quản lý và sản xuất
Nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức được cấu thành bởi ba yếu tố
cơ bản sau đây:
- Số lượng nguồn nhân lực là con số biểu thị sự có nhiều hay ít người lao độngđang làm việc trong nền sản xuất xã hội Số lượng người lao động cho ta thấy quy
mô sử dụng lao động của xã hội
- Cơ cấu nguồn nhân lực là cách tổ chức, phân bố lực lượng lao động trong nền sảnxuất xã hội
- Chất lượng nguồn nhân lực là những yếu tố cấu thành nên những năng lực, giá trịcủa nguồn lực lao động ở con người trong quá trình sản xuất
Lý luận và thực tiễn phát triển xã hội ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã
chỉ ra rằng trong nhiều nguồn lực, thì nguồn nhân lực có vai trò quyết định nhất
đối với phát triển kinh tế - xã hội, vì con người vừa là một nguồn lực của phát
triển, vừa là chủ thể chủ động để phát huy một nguồn lực khác Mặt khác, do tínhđặc thù lao động của con người mang tính sáng tạo và không cạn kiệt, muốn có khảnăng phát triển bền vững thì phải quan tâm phát triển cả về trí tuệ, năng lực và đạođức cho con người
Hà Nội, 2005, tr.21
Trang 211.1.3.2 Các nhân tố tác động tới việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
Theo Từ điển tiếng Việt thì hiệu quả là “kết quả như yêu cầu của việc làm
mang lại”1 Trong cuốn Quản lý nguồn nhân lực của tác giả Paul Harsey, Ken Blan
Hard, thuật ngữ hiệu quả được hiểu một cách ngắn gọn đó là đó là sự đạt tới củacác mục đích đã được định hướng2
Từ cách tiếp cận trên, có thể hiểu về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là sựđối chiếu các kết quả đạt được với toàn bộ nguồn nhân lực mà xã hội hay tổ chức
đã sử dụng, nhằm đánh giá mức độ đạt tới các mục đích đã đề ra
Có nhiều nhân tố tác động tới việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực,song chủ yếu vẫn là các nhân tố sau:
-Chính sách sử dụng nguồn nhân lực;
-Công tác hoạch định nguồn nhân lực;
-Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực;
-Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực;
-Bố trí, sử dụng nguồn nhân lực;
-Chế độ đãi ngộ và khen thưởng;
-Môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến
Trong chiến lược phát triển và sử dụng nguồn nhân lực của các quốc giahiện nay, vấn đề phát hiện, đào tạo, thu hút, trọng dụng nguồn lực chất lượng cao
là then chốt và có ý nghĩa quyết định
1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã biết cóbao vĩ nhân anh hùng, mà cuộc đời, sự nghiệp tư tưởng và nhân cách của họ tiêubiểu cho lý tưởng, ý chí khát vọng của dân tộc và xu hướng phát triển của thời đại
1Hoàng Phê: Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2005, tr.324
2Xem: Paul Harsey, Ken Hard: Quản lý nguồn nhân lực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995,
tr.45
Trang 22Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người như vậy Tư tưởng và lý luậncách mạng Người để lại cho dân tộc ta và nhân loại là một tài sản vô cùng quý giá,bao quát trên nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề về lĩnh vực nguồn nhân lực chấtlượng cao Từ việc nhận thức sâu sắc vai trò của nhân tài trong xã hội nói chungcũng như trong sự nghiệp cách mạng nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệttrân trọng và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời cũng xây dựngnên một hệ thống quan điểm về viêc phát hiện đào tạo, bồi dưỡng và sử dụngnguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng những yêu cầu trong từng giai đoạncách mạng.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia Nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh màhưng thịnh Nguyên khí suy thì đất nước yếu mà thấp hèn” Đoạn văn trên do ThânNhân Trung soạn và được khắc trên bia đá đặt tại văn miếu Quốc Tử giám đã nóilên tầm quan trọng của nhân tài – nhân tố quyết định đến sự hưng vong của quốcgia, sự trường tồn và phát triển của dân tộc Tiếp nối và phát huy truyền thoongscủa cha ông, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò và vị trí của nguồn nhânlực chất lượng cao trong sự nghiệp cách mạng Người xem “vô luận việc gì đều
do người làm ra và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa đều thế cả” Nếu con người làm ratất cả, thì con người có tài năng - đức độ (nguồn nhân lực chất lượng cao) lại càng
có vai trò quan trọng
Để phát hiện đúng những nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, đầutiên phải hiểu rõ khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao Khái niệm nguồn nhânlực chất lượng cao không chỉ dùng cho tất cả những người có học vấn cao, hoặc cóbằng cấp cao về mặt chuyên môn mà khái niệm này còn bao hàm nhiều đối tượngthuộc mọi tầng lớp trong xã hội, những người thực sự tài năng trong xã hội Có thểhiểu nguồn nhân lực chất lượng cao là những người có tài năng trội hơn, có nhữngđóng góp lớn hơn nhiều so với người bình thường trong xã hội Nguồn nhân lực
Trang 23chất lượng cao trước hết phải là những người có nhân cách tốt, mang đầy đủ nhữnggiá trị tốt đẹp của một xã hội nhất định, có trí thông minh, trí tuệ phát triển, có một
số phẩm chất nổi bật mà ít người đó, đồng thời phải là người giàu tính sáng tạo, cónhững tư duy độc đáo, sắc sảo mà người thường không có, có khả năng dự báo vàsuy diễn tốt và giải quyết công việc nhanh, chính xác, mang lại hiệu quả cao, làngười gây được ảnh hưởng lớn trong xã hội… nguồn nhân lực chất lượng cao cóthể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhiều địa phương, ở các tầng lớp người trong xãhội
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lựcchất lượng cao đối với tiến trình phát triển đất nước Người đã đánh giá rất cao vaitrò, tầm quan trọng đặc biệt của lực lượng trí thức, nhân tài hay còn gọi đó lànguồn nhân lực chất lượng cao Người nói: “ Đảng và Chính phủ ta rất quý nhữngngười trí thức của dân, vì dân” Để hiểu rõ được khái niệm nguồn nhân lực chấtlượng cao, trước hết chúng ta cần đi sâu tìm hiểu khái niệm trí thức và nhân tài
-Thứ nhất, là về trí thức:
Theo Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học Liên Xô thì “trí thức là một
nhóm xã hội bao gồm những người lao động trí óc phức tạp và có học vấn chuyênmôn cần thiết cho ngành lao động đó Sự tồn tại của trí thức với tính cách là mộtnhóm xã hội đặc biệt gắn liền với sự phân công lao động xã hội giữa lao động trí
óc và lao động chân tay”1
Từ điển chủ nghĩa khoa học xã hội Việt Nam xác định: “Trí thức là một
nhóm xã hội bao gồm những người chuyên làm nghề lao động phức tạp và có họcvấn chuyên môn cần thiết cho ngành lao động đó”
1Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học, Nxb.Tiến bộ, Mátxcơva, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1986,
tr.360.
Trang 24Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt câu hỏi
“Trí thức là gì?” Trả lời câu hỏi này Người chỉ rõ: “Trí thức là hiểu biết Trongthế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản Khoa học
tự nhiên do đó mà ra Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội Khoahọc xã hội do đó mà ra Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào khác” 1
Trong bài Đảng Lao động Việt Nam với lao động trí óc, Người xác định tri
thức là “những người lao động trí óc” Vậy “lao động trí óc là ai?” Câu trả lời của
Hồ Chí Minh: “Là thầy giáo, thầy thuốc, kỹ sư, những nhà khoa học, văn nghệ,những người làm bàn giấy, ”2
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về xâydựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, có đoạn: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao
về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá
và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với
xã hội” 3
-Thứ hai, về nhân tài:
Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học viết: “Nhân tài là người có tài
năng xuất sắc” Theo Đại từ điển tiếng Việt thì “nhân tài là người có tài”.
Nhân tài là bộ phân ưu tú của trí thức Họ là những người tài giỏi, có nhữngcống hiến, những công trình về lý luận, chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, côngnghệ, có khả năng lãnh đạo quản lý Đó là những người học rộng, học sâu, giàu ócsáng tạo, tư duy sâu sắc, có khả năng phán đoán, dự báo tốt, làm việc độc lập, tự
1Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr 275.
2Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 7, tr 71
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr 81-82
Trang 25chủ Đó là những người có tài năng thực sự, có những cống hiến cho đất nước vànhân loại 1
Từ những tìm hiểu trên có thể nhận định nguồn nhân lực chất lượng cao lànhững người có phẩm chất cá nhân xuất chúng, hiệu quả công việc của học có tácđộng lớn đến xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm nguồn nhân lực chất lượngcao là những “người tài đức có thể làm những việc ích nước lợi dân”, “là nhữngngười hăng hái nhất, thông minh nhất, yêu nước nhất, kiên quyết dũng cảm nhất”2.Như vậy, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguồn nhân lực chất lượng cao không phảichỉ do họ có phẩm chất, năng lực gì, mà quan trọng hơn, là phẩm chất và năng lực
ấy có hướng đến phục vụ lợi ích cho xã hội, cho đất nước hay không Nếu có nănglực mà không làm được những việc có lợi cho dân, cho nước, thì không đủ đểđược coi là nguồn nhân lực chất lượng cao
Ở Việt Nam cũng như ở các nước khác, trong quá khứ cũng như trong hiệntại, nguồn nhân lực chất lượng cao có một vai trò rất quan trọng Chính vì vậy,ngay từ những ngày đầu giành được độc lập, chính trong lúc phải đối phó vớimuôn vàn khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cao quan điểm trọng dụngnguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó nổi bật là những bài viết về trí thức, nhântài
Người nói: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc Ở nước khác như thế,
ở Việt Nam càng như thế”3 Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy cái thiếu lớn nhất saukhi giành chính quyền là trí thức Người chỉ rõ chương trình kiến thiết của nước
1 Nguyễn Khánh Bật: Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr 9
2
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 5, tr 184.
Trang 26Việt Nam trước tiên là làm cho dân khỏi khổ, khỏi dốt Muốn thế thì phải ra sứctăng gia sản xuất, muốn tăng gia sản xuất và có kết quả tốt cần có tư bản, trí thức
và lao động Người khẳng định: Chúng tôi có tài nguyên, dân chúng tôi cần cùchịu khó, chúng tôi đủ sức lao động Người kêu gọi các nhà tư bản Pháp và cácnước đầu tư vào Việt Nam làm ăn theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi Vấn đề cònlại, cái thiếu lớn nhất lúc này là trí thức Người còn nói: “Trí thức phục vụ nhândân bây giờ cũng cần, kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên xã hội chủ nghĩacàng cần, tiến lên cộng sản chủ nghĩa lại càng cần”1 Chính xuất phát từ thực tế ấychúng ta mới thấu hiểu mong ước của Người có được nguồn nhân lực chất lượngcao phục vụ đắc lực cho sự nghiệp kiến quốc
Ngày 14/11/1945, Người ra viết bài “Nhân tài và Kiến quốc”, trong đó nhấnmạnh: “sau 80 năm bị bọn Pháp thực dân giày vò, nước Việt Nam ta cái gì cũngkém cỏi, chỉ có lòng sốt sắng của dân là rất cao Nay muốn giữ vững nền độc lậpthì chúng ta phải đem hết lòng hăng hái đó vào con đường kiến quốc Kháng chiếnphải đi đôi với kiến quốc Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công.Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi Kiến thiết cần cónhân tài Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng khéo lựa chọn, khéo phânphối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển nhiều thêm”2 Trong khángchiến cũng như trong kiến quốc, đặc biệt là trong kiến thiết ngoại giao, kinh tế,kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục đều cần nhân tài cùng với trí thức là nguồnnhân lực chất lượng cao chung tay góp sức Không có sự đóng góp tài năng và sứclực của nguồn nhân lực chất lượng cao này thì kháng chiến và kiến quốc khó thànhcông Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: “đồng bào ai có tài năng vàsáng kiến về những công việc đó, lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xingửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 8, tr 56, 59.
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5 Nxb CTQG, HN, 2000, tr 99.
Trang 27cách kỹ lưỡng có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay”1.Qua bài viết trên của
Hồ Chí Minh, có thể thấy, Người đã đặc biệt đánh giá cao vai trò của nguồn nhânlực chất lượng cao đối với đất nước, đồng thời cũng thể hiện rõ quan điểm củaNgười cho rằng, muốn giải quyết được những vấn đề khó khăn trong bảo vệ, xâydựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước phải thực sự trọng dụng nguồnnhân lực chất lượng cao, phải tạo điều kiện để đội ngũ này đóng góp tài năng củahọ
Nói đến vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao, Hồ Chí Minh đặc biệtnhấn mạnh đến sự cần thiết phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ Nhà nước cótài, đức Công việc Nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực, có tác động mạnh mẽ nhấtđến mọi mặt của đời sống xã hội, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chứctốt để thi hành công vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định cán bộ là những ngườiđem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thihành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủhiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”2 Như vậy, theo quan điểm của Người, ngườicán bộ có mối quan hệ chặt chẽ với Nhà nước, nhân dân; là cầu nối giữa Đảng,Chính phủ và quần chúng Nhiệm vụ của người cán bộ là truyền đạt và tổ chứcnhân dân thực thi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhànước, đồng thời giúp Đảng và Nhà nước nắm bắt những thông tin phản hồi từ nhândân để qua đó Đảng và Nhà nước điều chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách Đểlàm được như vậy, người cán bộ phải là người có tài năng và phẩm chất để phổbiến, truyền đạt cho quần chúng, được quần chúng tin cậy, gửi gắm; nếu cán bộ dởthì chính sách hay cũng không thể thực hiện được
Qua việc xác định vai trò vô cùng quan trọng của đội ngũ cán bộ đối với sựphát triển của cách mạng, Người khẳng định “cán bộ là cái gốc của mọi công
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4 Nxb CTQG, HN, 2004, tr 99.
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5 Nxb CTQG, HN, 2000, tr 269.
Trang 28việc”, “cán bộ là tiền vốn của đoàn thể Có cán bộ mới làm ra lãi Bất cứ chínhsách,công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi, không có cán bộ tốtthì hỏng việc, tức là lỗ vốn”1 Xem cán bộ là “gốc”, là “vốn”, Chủ tịch Hồ ChíMinh muốn nhấn mạnh cán bộ là lực lượng chủ đạo tiên phong, góp phần rất lớnđến sự thành bại của phong trào cách mạng, chính vì vậy, họ phải là những người
có đạo đức và tài năng
Với tinh thần như thế, Hồ Chí Minh cho rằng, Nhà nước phải tập hợp đượcvào đội ngũ của mình những người tài đức, và nhân dân cũng phải giúp nhà nướcchọn lọc, phát hiện và giới thiệu người tài đức tham gia các cơ quan quyền lực.Chúng ta đều biết cuộc Tổng Tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam mới được HồChí Minh đặc biệt quan tâm như thế nào, và thực chất của cuộc Tổng Tuyển cử ấy
đã được Hồ Chí Minh nói rõ: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự
do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà”2
Để làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của nguồn nhân lực chấtlượng cao, chúng ta cần xem xét thêm quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệgiữa trí thức, nhân tài và quần chúng nhân dân
Cần phải khẳng định ngay rằng, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quần chúngnhân dân là lực lượng có sức mạnh (tinh thần và vật chất) to lớn nhất, không aisánh nổi Tư tưởng này của Hồ Chí Minh không chỉ bắt nguồn từ quan điểm củachủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân, màcòn bắt nguồn từ triết học - chính trị truyền thống của phương Đông, và đặc biệt là
từ nhận thức của Hồ Chí Minh về thực tiễn các phong trào của quần chúng nhândân trong quá khứ và hiện tại
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4 Nxb CTQG, HN, 2000, tr 46.
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4 Nxb CTQG, HN, 2004, tr 133.
Trang 29Tuy nhiên, sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ được phát huy khi nhân dânđược giác ngộ và tổ chức thông qua vai trò của trí thức, của nhân tài Hồ Chí Minhluôn quan niệm, Đảng Cộng sản Việt Nam phải là tổ chức của những con người ưu
tú nhất, cả về đạo đức và tài năng, chẳng hạn Người đã từng nói: “trong Đảng ta,gồm những người có tài, có đức Phần đông những người hăng hái nhất, thôngminh nhất, yêu nước nhất, kiên quyết, dũng cảm nhất đều ở trong Đảng ta”1, đồngthời, tài năng của các cá nhân cũng chỉ được hoàn chỉnh khi làm nên sự nghiệplớn, mà muốn thế, thì không thể không dựa vào nhân dân Đó là phương diện thứnhất trong quan hệ giữa trí thức, nhân tài và nhân dân
Mặt khác, trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, tài năng của con người có phần
do bẩm sinh, song những tài năng có ích cho xã hội thì phần nhiều được hun đúc,rèn luyện từ trí tuệ và kinh nghiệm của chính quần chúng nhân dân qua hàng nghìnnăm lịch sử Nói cách khác, trí thức và nhân tài là từ nhân dân mà ra Quần chúngnhân dân là kho báu nhân tài lớn nhất Hồ Chí Minh cho rằng trong quần chúngnhân dân lao động tiềm ẩn một nguồn nhân lực chất lượng cao cực kì phong phú,
là kho báu nhân tài và đồng thời nhân tài nảy sinh trong thực tiễn, mà quần chúng
là chủ thể của thực tiễn Thực tiễn sinh ra nhân tài, nhân dân nuôi dưỡng nhân tài,
đó là một quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Hồ Chí Minh vềquan hệ giữa trí thức, nhân tài và thực tiễn; trí thức, nhân tài và quần chúng Trongbài nói tại Hội nghị bất thường Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga năm 1919,Lênin đã chỉ ra rằng: nếu nhìn vào quãng đường mà một vị lãnh tụ cách mạng vôsản đi qua, chúng ta lập tức phát hiện ra rằng tài tổ chức trác việt của đồng chí ấy
đã được rèn luyện nên trong quá trình đấu tranh lâu dài, rằng mọi phẩm chất tốtđẹp của nhà đại cách mạng có ở vị lãnh tụ cách mạng vô sản đó đều do đồng chí tựrèn luyện trong môi trường cách mạng quần chúng gian khổ
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4 Nxb CTQG, HN, 2000, tr 133.
Trang 30Tri thức tài năng của nguồn nhân lực chất lượng cao này bắt nguồn từ thựctiễn mà quần chúng nhân dân lại là chủ thể của thực tiễn xã hội Do đó, quầnchúng nhân dân là cơ sở để trí thức, nhân tài ra đời và tồn tại Sự trưởng thành củatrí thức và nhân tài, dù là nhân tài kiệt xuất, nhân tài vĩ đại, đều không tách rờikhỏi kinh nghiệm thực tiễn xã hội, trí tuệ và lực lượng của quần chúng, không táchrời sự nuôi dưỡng của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người học trò xuất sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin,
từ sớm đã nắm bắt được quy luật đó Người tường nói: “một giây, một phút cũngkhông thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta và dân chúng”1 Hồ Chí Minh luôn xemtrọng sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân Người chỉ rõ nhân dân Việt Namkhông chỉ cần cù chịu khó mà còn thông minh sáng tạo, “dân chúng biết giải quyếtnhiều vấn đề đơn giản mau chóng đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể
to lớn nghĩ mãi không ra” Chính vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng trí thức, nhân tài –nguồn nhân lực chất lượng cao phải luôn gắn bó với quần chúng nhân dân, khôngthể tách rời họ Nguồn nhân lực chất lượng cao muốn phát huy hết tài năng, muốnrèn luyện bồi dưỡng cho khả năng của mình thì phải đi sâu vào phong trào quầnchúng, lắng nghe ý kiến nhân dân, nắm vững tâm tư nguyện vọng và điều quantrọng là phải học hỏi nhân dân Nếu có ý thức tìm hiểu nghiêm túc với tinh thầncầu thị thì qua các phong trào quần chúng và các cuộc tiếp xúc với nhân dân mỗimột trí thức, nhân tài sẽ có thêm kinh nghiệm và sự hiểu biết Cách học từ nhândân là cách học tốt nhất để bồi đắp thêm tài năng lực, phẩm chất của mình
Và cũng theo quan niệm của Hồ Chí Minh người tài phải học hỏi quầnchúng đồng thời phải ra sức phục vụ quần chúng Người xem nguồn nhân lực chấtlượng cao - người cán bộ giỏi là “công bộc”, là “người đầy tớ trung thành của nhân
1 Hồ Chí MINH: Toàn tập, tập 5 Nxb CTQG, HN, 2000, tr 693.
Trang 31dân”, và “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm Việc gì có hại đến dân ta phảihết sức tránh Ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta kính ta”2.
Như vậy, Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết là những người lao động có nhân cách phát triển toàn diện, vừa hồng, vừa chuyên- vừa có đức, vừa có tài; trong đó, đức là gốc,
là mục tiêu cao đẹp Đức và tài gắn bó chặt chẽ với nhau để tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao Khi người cán bộ đưa tài năng của mình hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc , phục vụ nhân dân, tức là có đạo đức cao cả- đạo đức cách mạng.
Đánh giá cao vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao, Hồ Chí Minh luônnhấn mạnh về sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao
1.3 Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Việc sử dụng nhân tài từ xưa đến nay vẫn là mối quan tâm của toàn xã hội Lịch sửdân tộc ta đã chứng minh, chỉ có sử dụng tốt nhân tài thì đất nước mới thịnhvượng Thời vua Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết “Chiếu cầu hiền tài” Chiếu hạ lệnh chocác quan từ tam phẩm trở lên đều phải tiến cử một người có đức, có tài, ai tiến cửđúng hiền tài thì được thưởng; người nào có tài mà bị khuất, mà không ai tiến cửthì được tự tiến cử Hiền tài được tiến cử và hiền tài tự tiến cử đều được vua trọngdụng Thời Tây Sơn, vua Quang Trung đã ban “Chiếu học”, trong đó khẳng định
“việc dựng nước lấy học làm đầu, trị dân lấy nhân tài làm gốc”
Kế thừa và phát triển quan điểm của các bậc tiền nhân Theo quan điểm củaChủ tịch Hồ Chí Minh, việc sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao có đúng, cótạo nên hiệu quả hay không trước hết phải phụ thuộc vào người cán bộ lãnh đạoquản lý Người nói: “lãnh đạo khéo thì tài nhỏ có thể hoá thành tài to, lãnh đạo
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4 Nxb CTQG, HN, 2000, tr 56-57.
Trang 32không khéo thì tài to cũng hoá thành tài nhỏ” Người lãnh đạo biết “cất nhắc cán
bộ phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái Như thếcông việc nhất định chạy”, “nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang nhấtđiịnh không ai phục tùng mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng Như thế là có tội vớiĐảng, có tội với đồng bào” Việc sử dụng đúng đội ngũ nguồn nhân lực chất lượngcao là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, bởi vì không đánh giá sử dụng đúng tàinăng sẽ dẫn đến phí phạm nguồn nhân lực và đó là sự lãng phí lớn nhất của đấtnước
Hồ Chí Minh chỉ ra những chứng bệnh mà người lãnh đạo quản lý thườngmắc phải khi sử dụng cán bộ, đó là: “ham dùng người bà con, anh em quen biết,bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài Ham dùng những kẻ nịnh hót mình
mà chán ghét những người chính trực Ham dùng những người tính tình hợp vớimình mà tránh những người tính tình không hợp với mình” Hậu quả là, khi nhữngngười kia làm bậy, làm sai, mình cũng cứ bao dung, che chở khiến cho họ càngngày càng hư hỏng, lại tìm cách trù úm, trả thù những người chính trực Đó chính
là những nạn “ô dù”, “che chắn”, “phe cánh”, “trù dập” Làm như vậy cố nhiên “làhỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo” Trong sửdụng cán bộ, người lãnh đạo tránh được những bệnh trên mới trở nên công tâm,chính trực, mới phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo cho cách mạng những cán bộ cóđức có tài
Theo Hồ Chí Minh, muốn dùng cán bộ đúng thì người quản lý phải cần có
“năm phải”:
Một là, “mình phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ mộtcách chí công vô tư, không có thành kiến, khiến cho cán bộ không bị rời bỏ”
Trang 33Hai là, “phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi với những người mìnhkhông ưa”.
Ba là, “phải có tính chịu khó dạy bảo, mới có thể nâng đỡ những đồng chícòn kém, giúp cho họ tiến bộ”
Bốn là, “phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây mà cách xa cán bộtốt”
Năm là, “phải có thái độ vui vẻ thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũimình”
Nếu những người lãnh đạo có năm đức tính trên thì cán bộ mới tin tưởngvào cấp trên, yên tâm làm việc, phát huy hết tài năng của mình hoàn thành tốt mọicông việc được giao Nếu cán bộ hoang mang, sợ hãi không yên tâm công tác chắcchắn họ không hết lòng, hết sức với công việc, không thực hiện tốt nhiệm vụ đượcgiao
Để sử dụng đúng trí thức, đúng nhân tài-nguồn nhân lực chất lượng caokhâu quan trọng nhất là việc đánh giá đúng tài năng, đạo đức của họ Người nói
“mỗi lần xem xét lại nhân tài một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới, mặt khácthì những người hủ hoá đã lòi ra”1 Trước khi sử dụng cán bộ, phải nhận xét, đánhgiá rõ ràng: “chẳng những xem xét công tác của họ mà còn phải xem xét cách sinhhoạt của họ Chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ mà còn phải xemviệc làm của họ có đúng với lời nói bài viết của họ hay không? Chẳng những xemxét họ đối với ta như thế nào mà còn phải xem xét họ đối với người khác như thếnào Ta nhận họ tốt, còn phải xem xét số nhiều đồng chí có nhận họ tốt hay không?Phải biết ưu điểm của họ mà cũng phải biết khuyết điểm của họ”2 Người phân biệt
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5 Nxb CTQG, HN, 2000, tr 618.
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5 Nxb CTQG, HN, 2000, tr 688.
Trang 34rõ hai hạng người đối lập nhau: một là, những người hay khoe công việc, hay adua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnhlệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình, những người như thế tuy họlàm được việc cũng không phải là cán bộ tốt; hai là, những người cứ cắm đầu vàolàm việc, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che giấu khuyết điểmcủa mình, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theomệnh lệnh của Đảng Đó thực sự là cán bộ cách mạng.
Sau khi đánh giá đúng tài năng, phẩm chất của nguồn nhân lực chất lượngcao, người lãnh đạo quản lý phải sử dụng nguồn nhân lực này một cách hợp lý.Người lãnh đạo phải làm cho mọi trí thức, nhân tài có năng lực, sở trường, trình
độ, hoàn cảnh khác nhau đều có khả năng cống hiến được nhiều nhất cho sựnghiệp cách mạng Phương châm dùng người của Hồ Chí Minh là “tuỳ tài mà dùngngười” Người nói: “Việc dùng nhân tài, ta không nên căn cứ những điều kiện quakhắt khe tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực vềviệc gì, ta đặt ngay vào việc ấy Biết dùng người như vậy, ta sẽ không lo gì thiếucán bộ”1 Biết tuỳ tài mà dùng người thì sẽ phát huy tối đa năng lực, trí tuệ của họ
và do đó công việc sẽ thành công Người nhận xét “thường chúng ta không biết tuỳtài mà dùng người Thí dụ: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèndao.Thành thử cả hai người đều lúng túng”
Cả cuộc đời làm cách mạng, trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng vàNhà nước, với nghệ thuật dùng người của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã pháthuy hết tài năng của mọi tầng lớp nhân dân cho cuộc kháng chiến Trường hợp ôngPhạm Khắc Hoè là một trong những trường hợp điển hình cho cách dùng ngươìcủa Bác Phạm Khắc Hoè là một nhân sĩ, từng là Đổng lý ngự tiền văn phòng củaTriều đình Huế, nhờ sự cảm hoá, dìu dắt của Hồ Chủ tịch mà trở thành một cán bộ
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4 Nxb CTQG, HN, 2000, tr 39.
Trang 35quan trọng dưới chế độ mới, từng tham gia các cuộc đàm phán Pháp - Việt với tưcách là Cố vấn kiêm Tổng thư kí Đoàn đại biểu Việt Nam Ông đã viết: “tôi vôcùng tự hào đã chọn con đường Bác đã vạch ra cho toàn thể đồng bào Tôi tự thềvới mình sẽ suốt đời phấn đấu noi gương Bác, cố gắng vươn lên không ngừng,hiến dâng cả tâm hồn và thể lực của mình cho Tổ quốc, cho dân tộc”1 Không chỉPhạm Khắc Hoè, trường hợp Giáo sư Trần Đại Nghĩa cũng là trường hợp thể hiệntài dùng người của Bác Giáo sư Trần Đại Nghĩa là một kĩ sư quân sự,một nhàkhoa học lớn, cũng là một nhà quản lý khoa học kĩ thuật cấp cao Tháng 5 năm
1946, cảm động trước tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã theo Người từPháp trở về Tổ quốc cống hiến hết năng lực và tinh thần Tháng 12 năm 1946, ôngđược Hồ Chủ tịch trực tiếp giao cho làm Cục trưởng Cục quân giới kiêm giám đốcNha nghiên cứu quân giới, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Với tài năng của mình, gíáo
sư Trần Đại Nghĩa được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách trên nhiều cương
vi khác nhau như cục trưởng cục pháo binh, phó chủ nhiệm Tổng Cục hậu cần,phó chủ nhiệm Tổng cục kĩ thuật, chủ nhịêm Uỷ ban Kiến thiết cơ bản nhà nước,chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kĩ thuật nhà nước… Ông được phong quân hàmthiếu tướng trong đợt phong quân hàm đầu tiên năm 1948 Tất cả những điều đóthể hiện quan điểm “tuỳ tài mà dùng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đã “tuỳ tài mà dùng người”, người lãnh đạo phải làm cho đội ngũ nguồnnhân lực của mình yên tâm công tác, vui vẻ, thoải mái làm tốt công việc, cống hiếnđược nhiều nhất cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân Để làm đượcđiều đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cần thực hiện tốt các vấn đề vừa thể hiện cáchlãnh đạo khéo léo vừa bộc lộ cái tâm của người lãnh đạo:
Một là, khiến cho nguồn nhân lực chất lượng cao “cả gan nói, cả gan đề ra ýkiến” Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình tốt hay xấu,
1 Trần Đương: Bác Hồ với nhân sĩ thức Nxb Thanh niên, HN, 2008, tr 78.
Trang 36không có gì bằng khuyên cán bộ của mình mạnh dạn đề ra ý kiến và phê bình Nhưthế chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra thật thàdân chủ trong Đảng Nếu cán bộ không nói năng, không đề xuất ý kiến, không phêbình thậm chí lại tâng bốc mình thế là một hiện tượng rất xấu Điều đó chưa thực
sự phát huy dân chủ trong nội bộ cơ quan đơn vị
Hai là, khiến cho nguồn nhân lực chất lượng cao có gan phụ trách, có ganlàm việc Để hoàn thành công việc đòi hỏi bản thân người cán bộ phải có đủ nănglực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Năng lực của con người không phải là hoàn toàn do
tự nhiên mà có mà một phần lớn do công tác, do rèn luyện mà có Cách lãnh đạođúng hay sai cũng góp phần vào năng lực của họ
Ba là, không nên tự tôn, tự đại, mà phải hỏi ý kiến cấp dưới Tự cao, tự đại
là một căn bệnh trong lãnh đạo Nó không chỉ ở chỗ tự đề cao mình, tự tôn mình
mà còn ở chỗ tự cho mình cái quyền đã lãnh đạo là đúng hết, có quyền này, quyềnkia Mắc chứng bệnh này thường đánh giá thấp và coi thường người khác Khéodùng cán bộ thì trước hết tự bản thân người lãnh đạo phải tiêu diệt bệnh đó Nếu ýkiến của cán bộ cấp dưới đúng ta phải nghe theo, khuyên họ thường đề xuất ý kiến
để nâng cao tinh thần và sáng kiến của họ Nếu ý kiến của họ không đúng ta nêndùng thái độ thân thiết giải thích cho họ hiểu, quyết không được nóng nảy, quởtrách, giễu cợt họ Nếu họ phê bình ta, ta phải vui vẻ thừa nhận, không nên tỏ vẻbất bình để lần sau họ không dám phê bình nữa Nếu cấp dưới không yên tâm làmviệc, mình phải xem xét công tác lãnh đạo không đúng của mình để khắc phục vàkhuyên gắn cán bộ Nếu vì công tác không hợp với năng lực, sở trường của họ thìphải tìm công việc thích hợp hơn cho họ làm
Bốn là, phải mạnh dạn cất nhắc cán bộ Cất nhắc cán bộ phải xuất phát từyêu cầu công việc, từ phẩm chất và năng lực của cán bộ Cất nhắc đúng người,
Trang 37đúng lúc, đúng việc thì làm cho cán bộ thêm hăng hái, tin tưởng và toàn tâm phục
vụ cách mạng, mọi việc theo đó nhất định đạt hiệu quả cao “đi đến nơi đến chốn”.Nếu chậm trễ, cất nhắc không đúng người không đúng việc thì người cán bộ saunày dù có được cất nhắc sử dụng song tính tích cực ở họ đã vơi, không còn nhiệthuyết, làm cho công việc không có chất lượng, hiệu quả không cao Hồ Chí Minhcho rằng, việc “cất nhắc cán bộ phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chíkhác thêm hăng hái Như thế công việc nhất định chạy” Người lưu ý phải có cáchcất nhắc cán bộ cho đúng Theo Người cất nhắc cán bộ không nên làm như “giãgạo” Trước khi cất nhắc không xem xét kĩ, khi cất nhắc rồi thì không giúp đỡ Khicán bộ mắc sai lầm thì hạ thấp chờ lúc họ làm khá lại cất nhắc lên “Một cán bộ bịnhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời” Cất nhắc cán bộ cũng giống nhưviệc đánh giá hiệu quả công tác của cán bộ, có tác động trực tiếp đến “lòng tự tin,
tự trọng” của họ Mỗi một con người, đặc biệt là người có tài, lòng tự tin, tự trọng
có vai trò hết sức quan trọng, nếu không có lòng tự trọng là một người vô dụng.Chính vì vậy, người lãnh đạo phải “vun trồng lòng tự tin, tự trọng của họ”, phảiđánh giá đúng cán bộ, giao công việc phải phù hợp với khả năng của họ, phảithường xuyên giúp đỡ, “khuyên gắn” họ, phải thường xuyên kiểm tra, uốn nắnkhông để “tích tiểu thành đại”, đồng thời phải nêu rõ những ưu điểm thành côngcủa họ Làm thế không phải làm cho họ kiêu căng mà cốt làm cho họ thêm hănghái, thêm gắng sức Trường hợp tướng Nguyễn Sơn đã thể hiện sâu sắc quan điểmtrên của Hồ Chủ tịch Nguyễn Sơn là một chiến sĩ cộng sản kiên định, có khíphách, có tính ngang tàng Ông đã học ở trường quân sự Hoàng Phố, đã tham giaVạn lý trường chinh của Hồng quân Trung Quốc, sau này là lưỡng quốc tướngquân - người duy nhất được cả Việt Nam và Trung Quốc phong hàm cấp tướng.Ngày 20 tháng 1 năm 1948, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số111.SL phong hàm thiếu tướng cho Nguyễn Sơn - khu trưởng Khu 4 Các tướngđược phong lần này có: đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong hàm đại tướng,
Trang 38Tổng chỉ huy quân đội quốc gia; đồng chí Nguyễn Bình được phong hàm trungtướng, chỉ huy quân sự miền Nam Vì đồng chí Nguyễn Sơn ở xa nên Chủ tịch Uỷban hành chính liên khu 4 được uỷ nhiệm làm lễ thụ phong, nhưng không hiểu vìsao Nguyễn Sơn chần chừ không nhận quân hàm thiếu tướng Nhận được tin này,suy nghĩ một lát, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy một tấm thiệp nhỏ vẫn thường dùng,viết luôn trên giấy mấy chữ Hán:
Cái gan cần phải to lớn
(nhưng) Cái tâm thì nên tế nhị, chín chắn,
Cái trí phải suy nghĩ cho toàn diện
(và) Hành xử phải vuông vắn, ngay thẳng
Người đã trao tấm thiệp cho bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và cử bác sĩ làm pháiviên chính phủ từ Việt Bắc vào Khu 4 chủ trì lễ đọc sắc lệnh, trao quân hàm choNguyễn Sơn1 Nhận được tấm danh thiếp với mười hai chữ đề tặng của Bác Hồ gửicho, Nguyễn Sơn bỗng hiểu ra tất cả và từ đó ông đã cống hiến hết mình cho cuộckháng chiến
1 Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, tập 4 Nxb CTQG HN 2007, tr 186.
Trang 39Trong cách dùng người của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn quan tâm tớitính kế thừa giữa các thế hệ nguồn nhân lực chất lượng cao Người luôn nhìn xãhội với sự phát triển, tiến hoá không ngừng, nhưng đời con người ta là có giới hạn,
ai cũng phải già, phải được nghỉ ngơi và tất nhiên phải có nguồn nhân lực kế tiếp.Mỗi thế hệ nguồn nhân lực sinh ra và trưởng thành trong những hoàn cảnh cụ thểkhác nhau mỗi người đều có những mặt tài năng và hạn chế nhất định, tuyệt nhiênkhông ai giống ai Hồ Chí Minh nhắc nhở: phải thấy giới hạn khắc nghiệt của thờigian để tạo nguồn thay thế bổ sung cho tổ chức những lớp người mới, đủ sức lực
và tài năng đảm đương nhiệm vụ theo những yêu cầu mới Người viết: “Đảng taphải khéo kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ Không nên coi thường cán bộ trẻ”.Việc sử dụng đan xen các thế hệ cán bộ có vai trò quan trọng trong việc phát huyhết tài năng của mọi người, không phân biệt già - trẻ Người nêu ra một số hạn chếtrong việc “khéo” kết hợp nguồn nhân lực già và nguồn nhân lực trẻ: “Một số ítcán bộ già mắc bệnh công thần, cho mình là người có công lao, hay có thái độ “chachú” với cán bộ trẻ, Đảng viên trẻ nói gì cũng gạt đi, cho là “trứng khôn hơn vịt”,
“măng mọc quá tre” Thời đại của chúng ta hiện nay rất oanh liệt Xã hội thế giớiphát triển rất nhanh Thế mà các đồng chí lớn tuổi lại coi thường cán bộ trẻ làkhông đúng Còn cán bộ trẻ không được kiêu ngạo, phải khiêm tốn học hỏi cácđồng chí già có kinh nghiệm”
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV
2.1 Tổng quan về Trường Đại học KHXH&NV- Đại học QGHN
2.1.1 Tổng quan