Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (Trang 28)

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 8, tr 56, 59.

1.3Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

chất lượng cao, trước hết là những người lao động có nhân cách phát triển toàn diện, vừa hồng, vừa chuyên- vừa có đức, vừa có tài; trong đó, đức là gốc, là mục tiêu cao đẹp. Đức và tài gắn bó chặt chẽ với nhau để tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao. Khi người cán bộ đưa tài năng của mình hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc , phục vụ nhân dân, tức là có đạo đức cao cả- đạo đức cách mạng.

Đánh giá cao vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh về sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao.

1.3 Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tư tưởng Hồ ChíMinh. Minh.

Việc sử dụng nhân tài từ xưa đến nay vẫn là mối quan tâm của toàn xã hội. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh, chỉ có sử dụng tốt nhân tài thì đất nước mới thịnh vượng. Thời vua Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết “Chiếu cầu hiền tài”. Chiếu hạ lệnh cho các quan từ tam phẩm trở lên đều phải tiến cử một người có đức, có tài, ai tiến cử đúng hiền tài thì được thưởng; người nào có tài mà bị khuất, mà không ai tiến cử thì được tự tiến cử. Hiền tài được tiến cử và hiền tài tự tiến cử đều được vua trọng dụng. Thời Tây Sơn, vua Quang Trung đã ban “Chiếu học”, trong đó khẳng định “việc dựng nước lấy học làm đầu, trị dân lấy nhân tài làm gốc”.

Kế thừa và phát triển quan điểm của các bậc tiền nhân. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao có đúng, có tạo nên hiệu quả hay không trước hết phải phụ thuộc vào người cán bộ lãnh đạo quản lý. Người nói: “lãnh đạo khéo thì tài nhỏ có thể hoá thành tài to, lãnh đạo

không khéo thì tài to cũng hoá thành tài nhỏ”. Người lãnh đạo biết “cất nhắc cán bộ phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế công việc nhất định chạy”, “nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang nhất điịnh không ai phục tùng mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào”. Việc sử dụng đúng đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, bởi vì không đánh giá sử dụng đúng tài năng sẽ dẫn đến phí phạm nguồn nhân lực và đó là sự lãng phí lớn nhất của đất nước.

Hồ Chí Minh chỉ ra những chứng bệnh mà người lãnh đạo quản lý thường mắc phải khi sử dụng cán bộ, đó là: “ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. Ham dùng những kẻ nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực. Ham dùng những người tính tình hợp với mình mà tránh những người tính tình không hợp với mình”. Hậu quả là, khi những người kia làm bậy, làm sai, mình cũng cứ bao dung, che chở khiến cho họ càng ngày càng hư hỏng, lại tìm cách trù úm, trả thù những người chính trực. Đó chính là những nạn “ô dù”, “che chắn”, “phe cánh”, “trù dập”. Làm như vậy cố nhiên “là hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo”. Trong sử dụng cán bộ, người lãnh đạo tránh được những bệnh trên mới trở nên công tâm, chính trực, mới phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo cho cách mạng những cán bộ có đức có tài.

Theo Hồ Chí Minh, muốn dùng cán bộ đúng thì người quản lý phải cần có “năm phải”:

Một là, “mình phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công vô tư, không có thành kiến, khiến cho cán bộ không bị rời bỏ”.

Hai là, “phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi với những người mình không ưa”.

Ba là, “phải có tính chịu khó dạy bảo, mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ”.

Bốn là, “phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây mà cách xa cán bộ tốt”.

Năm là, “phải có thái độ vui vẻ thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình”.

Nếu những người lãnh đạo có năm đức tính trên thì cán bộ mới tin tưởng vào cấp trên, yên tâm làm việc, phát huy hết tài năng của mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Nếu cán bộ hoang mang, sợ hãi không yên tâm công tác chắc chắn họ không hết lòng, hết sức với công việc, không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Để sử dụng đúng trí thức, đúng nhân tài-nguồn nhân lực chất lượng cao khâu quan trọng nhất là việc đánh giá đúng tài năng, đạo đức của họ. Người nói “mỗi lần xem xét lại nhân tài một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới, mặt khác thì những người hủ hoá đã lòi ra”1. Trước khi sử dụng cán bộ, phải nhận xét, đánh giá rõ ràng: “chẳng những xem xét công tác của họ mà còn phải xem xét cách sinh hoạt của họ. Chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ mà còn phải xem việc làm của họ có đúng với lời nói bài viết của họ hay không? Chẳng những xem xét họ đối với ta như thế nào mà còn phải xem xét họ đối với người khác như thế nào. Ta nhận họ tốt, còn phải xem xét số nhiều đồng chí có nhận họ tốt hay không? Phải biết ưu điểm của họ mà cũng phải biết khuyết điểm của họ”2. Người phân biệt

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5. Nxb. CTQG, HN, 2000, tr. 618.

rõ hai hạng người đối lập nhau: một là, những người hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình, những người như thế tuy họ làm được việc cũng không phải là cán bộ tốt; hai là, những người cứ cắm đầu vào làm việc, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che giấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng. Đó thực sự là cán bộ cách mạng.

Sau khi đánh giá đúng tài năng, phẩm chất của nguồn nhân lực chất lượng cao, người lãnh đạo quản lý phải sử dụng nguồn nhân lực này một cách hợp lý. Người lãnh đạo phải làm cho mọi trí thức, nhân tài có năng lực, sở trường, trình độ, hoàn cảnh khác nhau đều có khả năng cống hiến được nhiều nhất cho sự nghiệp cách mạng. Phương châm dùng người của Hồ Chí Minh là “tuỳ tài mà dùng người”. Người nói: “Việc dùng nhân tài, ta không nên căn cứ những điều kiện qua khắt khe...tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy. Biết dùng người như vậy, ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ”1. Biết tuỳ tài mà dùng người thì sẽ phát huy tối đa năng lực, trí tuệ của họ và do đó công việc sẽ thành công. Người nhận xét “thường chúng ta không biết tuỳ tài mà dùng người. Thí dụ: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao.Thành thử cả hai người đều lúng túng”.

Cả cuộc đời làm cách mạng, trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, với nghệ thuật dùng người của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy hết tài năng của mọi tầng lớp nhân dân cho cuộc kháng chiến. Trường hợp ông Phạm Khắc Hoè là một trong những trường hợp điển hình cho cách dùng ngươì của Bác. Phạm Khắc Hoè là một nhân sĩ, từng là Đổng lý ngự tiền văn phòng của Triều đình Huế, nhờ sự cảm hoá, dìu dắt của Hồ Chủ tịch mà trở thành một cán bộ

quan trọng dưới chế độ mới, từng tham gia các cuộc đàm phán Pháp - Việt với tư cách là Cố vấn kiêm Tổng thư kí Đoàn đại biểu Việt Nam. Ông đã viết: “tôi vô cùng tự hào đã chọn con đường Bác đã vạch ra cho toàn thể đồng bào. Tôi tự thề với mình sẽ suốt đời phấn đấu noi gương Bác, cố gắng vươn lên không ngừng, hiến dâng cả tâm hồn và thể lực của mình cho Tổ quốc, cho dân tộc”1. Không chỉ Phạm Khắc Hoè, trường hợp Giáo sư Trần Đại Nghĩa cũng là trường hợp thể hiện tài dùng người của Bác. Giáo sư Trần Đại Nghĩa là một kĩ sư quân sự,một nhà khoa học lớn, cũng là một nhà quản lý khoa học kĩ thuật cấp cao. Tháng 5 năm 1946, cảm động trước tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã theo Người từ Pháp trở về Tổ quốc cống hiến hết năng lực và tinh thần. Tháng 12 năm 1946, ông được Hồ Chủ tịch trực tiếp giao cho làm Cục trưởng Cục quân giới kiêm giám đốc Nha nghiên cứu quân giới, Bộ Tổng tư lệnh quân đội. Với tài năng của mình, gíáo sư Trần Đại Nghĩa được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách trên nhiều cương vi khác nhau như cục trưởng cục pháo binh, phó chủ nhiệm Tổng Cục hậu cần, phó chủ nhiệm Tổng cục kĩ thuật, chủ nhịêm Uỷ ban Kiến thiết cơ bản nhà nước, chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kĩ thuật nhà nước… Ông được phong quân hàm thiếu tướng trong đợt phong quân hàm đầu tiên năm 1948. Tất cả những điều đó thể hiện quan điểm “tuỳ tài mà dùng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đã “tuỳ tài mà dùng người”, người lãnh đạo phải làm cho đội ngũ nguồn nhân lực của mình yên tâm công tác, vui vẻ, thoải mái làm tốt công việc, cống hiến được nhiều nhất cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân. Để làm được điều đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cần thực hiện tốt các vấn đề vừa thể hiện cách lãnh đạo khéo léo vừa bộc lộ cái tâm của người lãnh đạo:

Một là, khiến cho nguồn nhân lực chất lượng cao “cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”. Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình tốt hay xấu,

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (Trang 28)