Trần Đương: Bác Hồ với nhân sĩ thức Nxb Thanh niên, HN, 2008, tr 78.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (Trang 32)

không có gì bằng khuyên cán bộ của mình mạnh dạn đề ra ý kiến và phê bình. Như thế chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra thật thà dân chủ trong Đảng. Nếu cán bộ không nói năng, không đề xuất ý kiến, không phê bình thậm chí lại tâng bốc mình thế là một hiện tượng rất xấu. Điều đó chưa thực sự phát huy dân chủ trong nội bộ cơ quan đơn vị.

Hai là, khiến cho nguồn nhân lực chất lượng cao có gan phụ trách, có gan làm việc. Để hoàn thành công việc đòi hỏi bản thân người cán bộ phải có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Năng lực của con người không phải là hoàn toàn do tự nhiên mà có mà một phần lớn do công tác, do rèn luyện mà có. Cách lãnh đạo đúng hay sai cũng góp phần vào năng lực của họ.

Ba là, không nên tự tôn, tự đại, mà phải hỏi ý kiến cấp dưới. Tự cao, tự đại là một căn bệnh trong lãnh đạo. Nó không chỉ ở chỗ tự đề cao mình, tự tôn mình mà còn ở chỗ tự cho mình cái quyền đã lãnh đạo là đúng hết, có quyền này, quyền kia. Mắc chứng bệnh này thường đánh giá thấp và coi thường người khác. Khéo dùng cán bộ thì trước hết tự bản thân người lãnh đạo phải tiêu diệt bệnh đó. Nếu ý kiến của cán bộ cấp dưới đúng ta phải nghe theo, khuyên họ thường đề xuất ý kiến để nâng cao tinh thần và sáng kiến của họ. Nếu ý kiến của họ không đúng ta nên dùng thái độ thân thiết giải thích cho họ hiểu, quyết không được nóng nảy, quở trách, giễu cợt họ. Nếu họ phê bình ta, ta phải vui vẻ thừa nhận, không nên tỏ vẻ bất bình để lần sau họ không dám phê bình nữa. Nếu cấp dưới không yên tâm làm việc, mình phải xem xét công tác lãnh đạo không đúng của mình để khắc phục và khuyên gắn cán bộ. Nếu vì công tác không hợp với năng lực, sở trường của họ thì phải tìm công việc thích hợp hơn cho họ làm.

Bốn là, phải mạnh dạn cất nhắc cán bộ. Cất nhắc cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu công việc, từ phẩm chất và năng lực của cán bộ. Cất nhắc đúng người,

đúng lúc, đúng việc thì làm cho cán bộ thêm hăng hái, tin tưởng và toàn tâm phục vụ cách mạng, mọi việc theo đó nhất định đạt hiệu quả cao “đi đến nơi đến chốn”. Nếu chậm trễ, cất nhắc không đúng người không đúng việc thì người cán bộ sau này dù có được cất nhắc sử dụng song tính tích cực ở họ đã vơi, không còn nhiệt huyết, làm cho công việc không có chất lượng, hiệu quả không cao. Hồ Chí Minh cho rằng, việc “cất nhắc cán bộ phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế công việc nhất định chạy”. Người lưu ý phải có cách cất nhắc cán bộ cho đúng. Theo Người cất nhắc cán bộ không nên làm như “giã gạo”. Trước khi cất nhắc không xem xét kĩ, khi cất nhắc rồi thì không giúp đỡ. Khi cán bộ mắc sai lầm thì hạ thấp chờ lúc họ làm khá lại cất nhắc lên. “Một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời”. Cất nhắc cán bộ cũng giống như việc đánh giá hiệu quả công tác của cán bộ, có tác động trực tiếp đến “lòng tự tin, tự trọng” của họ. Mỗi một con người, đặc biệt là người có tài, lòng tự tin, tự trọng có vai trò hết sức quan trọng, nếu không có lòng tự trọng là một người vô dụng. Chính vì vậy, người lãnh đạo phải “vun trồng lòng tự tin, tự trọng của họ”, phải đánh giá đúng cán bộ, giao công việc phải phù hợp với khả năng của họ, phải thường xuyên giúp đỡ, “khuyên gắn” họ, phải thường xuyên kiểm tra, uốn nắn không để “tích tiểu thành đại”, đồng thời phải nêu rõ những ưu điểm thành công của họ. Làm thế không phải làm cho họ kiêu căng mà cốt làm cho họ thêm hăng hái, thêm gắng sức. Trường hợp tướng Nguyễn Sơn đã thể hiện sâu sắc quan điểm trên của Hồ Chủ tịch. Nguyễn Sơn là một chiến sĩ cộng sản kiên định, có khí phách, có tính ngang tàng. Ông đã học ở trường quân sự Hoàng Phố, đã tham gia Vạn lý trường chinh của Hồng quân Trung Quốc, sau này là lưỡng quốc tướng quân - người duy nhất được cả Việt Nam và Trung Quốc phong hàm cấp tướng. Ngày 20 tháng 1 năm 1948, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 111.SL phong hàm thiếu tướng cho Nguyễn Sơn - khu trưởng Khu 4. Các tướng được phong lần này có: đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong hàm đại tướng,

Tổng chỉ huy quân đội quốc gia; đồng chí Nguyễn Bình được phong hàm trung tướng, chỉ huy quân sự miền Nam. Vì đồng chí Nguyễn Sơn ở xa nên Chủ tịch Uỷ ban hành chính liên khu 4 được uỷ nhiệm làm lễ thụ phong, nhưng không hiểu vì sao Nguyễn Sơn chần chừ không nhận quân hàm thiếu tướng. Nhận được tin này, suy nghĩ một lát, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy một tấm thiệp nhỏ vẫn thường dùng, viết luôn trên giấy mấy chữ Hán:

Tặng Sơn đệ: Đảm dục đại Tâm dục tế Trí dục viên Hành dục phương Đại ý: Tặng chú Sơn:

Cái gan cần phải to lớn

(nhưng) Cái tâm thì nên tế nhị, chín chắn, Cái trí phải suy nghĩ cho toàn diện

(và) Hành xử phải vuông vắn, ngay thẳng.

Người đã trao tấm thiệp cho bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và cử bác sĩ làm phái viên chính phủ từ Việt Bắc vào Khu 4 chủ trì lễ đọc sắc lệnh, trao quân hàm cho Nguyễn Sơn1. Nhận được tấm danh thiếp với mười hai chữ đề tặng của Bác Hồ gửi cho, Nguyễn Sơn bỗng hiểu ra tất cả và từ đó ông đã cống hiến hết mình cho cuộc kháng chiến.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w