- Định hướng phát triển
3.2.2 Một số giải pháp chủ yếu
3.2.2.1 Giải pháp 1: Đổi mới tâm lý, ý thức, tư duy của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong quá trình hoạt động, công tác phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện giải pháp trên cần chú trọng những nội dung sau:
Một là, phải đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng ta. Chủ nghĩa Mác- Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định là nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Thực tế, vấn đề tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được chú trọng, tuy nhiên còn nhiều hạn chế về cả nội dung và phương pháp, thể hiện ở các mặt như:
-Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mới dừng lại ở những nét khái quát chung, còn không ít vấn đề cụ thể đặt ra từ thực tiễn chưa có lời giải đáp hoặc giải đáp chưa đủ sức thuyết phục.
-Nhiều cán bộ, giảng viên nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn giản đơn; hiểu về chủ nghĩa tư bản hiện đại nhưng chưa sâu sắc, có mặt còn lệch lạc; phương pháp tư duy chưa vươn tới tầm biện chứng, còn dừng lại ở trình độ cả tính, ở chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc thực dụng.
Chính vì vậy, hướng đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác- Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới là phải sâu sát, gắn chặt với tình hình thực tiễn.
Hai là, nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, giảng viên về quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực chất lượng cao; từ đó xây dựng kế hoạch, chương trình hành động rèn đức, luyện tài cụ thể, thiết thực, theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
3.2.2.3 Giải pháp 2: Tăng cường đào tạo và phát triển giảng viên
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn nguyên giá trị đối với việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay. Sứ mệnh vẻ vang của giáo dục đại học là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là những người lao động có trình độ đại học, trên đại học, có kỹ năng lao động chuyên môn nghề nghiệp và các kỹ năng mềm, có trí tuệ, nhất là tư duy khoa học phát triển cao; có lý tưởng cộng sản, lòng yêu nước, thương dân, ý thức và trách nhiệm phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, thấm nhuần quan điểm Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Để thực hiện sứ mệnh của mình, các cơ sở giáo dục đại học phải đổi mới cơ bản, toàn diện ( đảm bảo chất lượng đào tạo- chuẩn đầu ra); trong đó, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định.
Để thực hiện giải pháp trên cần chú trọng những nội dung sau:
-Một là, xây dựng tiêu chuẩn giảng viên đại học trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực chất lượng cao:
Đội ngũ giảng viên đại học, trước hết, phải là những người cộng sản chân chính, vừa có đức, vừa có tài; trong đó, chú trọng rèn luện các phẩm chất, năng lực cơ bản: lý tưởng cộng sản, bản lĩnh chính trị, lòng yêu nước thương dân, ý thức và trách nhiệm phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực tư duy khoa học, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tri thức chuyên môn nghề nghiệp, tri thức chính trị, tri thức thực tiễn vừa rộng, vừa sâu ( xứng đáng là giảng viên- nhà khoa học- người chiến sỹ cộng sản tầm cỡ chuyên gia). Các cơ sở giáo dục đại học cần nâng cao chất lượng đào tạo cơ bản, bồi dưỡng và phát triển thường xuyên, liên tục đội ngũ giảng viên.
-Hai là, Nội dung đào tạo và phát triển giảng viên phải toàn diện, trong đó hết sức coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng: Trong đào tạo, bồi dưỡng và phát triển giảng viên, cần hết sức coi trọng việc học tập chính trị và chuyên môn, gắn với nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh công tác tư tưởng chính trị, nhất là tổ chức nhận thức và thực hiện thật tốt Kết luận số 51- KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ; Nghị quyết TW4, khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay, gắn với việc thực hiện Chỉ thị 03/CT-TW của Bộ Chính trị về Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chiến lược phát triển giáo dục, giai đoạn 2011-2020; Luật giáo dục đại học, ngày 18/6/2012, …
-Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các cơ sở đại học:
Để thực hiện các giải pháp trên, các cơ sở giáo dục đại học cần hết sức coi trọng công tác Đảng, xây dựng Đảng bộ, các Chi bộ trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ; được đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, nâng cao chính sách đối với giảng viên; các cơ quan quản lý các cấp, nhất là
ở các trường, học viện đại học cần tạo môi trường văn hóa, cơ chế pháp lý trọng dụng và tôn vinh những giảng viên- nhà khoa học trong nhân cách có lý tưởng cộng sản, tài năng và giàu kinh nghiệm.
3.2.2.3 Giải pháp 3: Quan tâm giải quyết đúng đắn nhu cầu, lợi ích của cán bộ, giảng viên để kích thích tính tích cực, sáng tạo của họ. Nhu cầu, lợi ích chính là những động lực cơ bản, quan trọng và có tác động mạnh mẽ nhất đối với hoạt động của con người.
Để thực hiện giải pháp này cần chú ý những vấn đề sau:
Một là, đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu tồn tại và phát triển của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà trường.
Hai là, phải xây dựng cơ chế kết hợp các loại lợi ích một cách hợp lý. Trong diều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta hiện nay, phải xây dựng cơ chế kết hợp các loại lợi ích sao cho sự thực hiện của cá nhân không tổn hại đến lợi ích nhà trường và của các cá nhân khác.
Ba là, chủ động định hướng giá trị nhu cầu, lợi ích cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. Để thực hiện nội dung này nhà trường cần giúp cho đội ngũ của mình ý thức được được đầy đủ, hài hòa về nhu cầu, lợi ích của cá nhân và tập thể. Mà cái đích cuối cùng cần phải đạt được chính là sự nhận thức đầy đủ giữa cống hiến và hưởng thụ.
3.2.2.4 Giải pháp 4: Chú trọng tạo lập môi trường hoạt động, công tác và cơ hội thuận lợi cho cán bộ, giảng viên được thể hiện bản thân và phát huy được vai trò của mình.
Để tạo lập được môi trường, cơ hội thuận lợi đó chúng ta phải chú trọng những vấn đề sau đây:
Một là, phải giữ gìn tình hình hoạt động ổn định trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể, phòng ban vận hành bộ máy hoạt động đúng với mục tiêu phát triển đã đề
ra trong kế hoạch đầu mỗi năm học. Môi trường ổn định, dân chủ là tiền đề cho đội ngũ cán bộ, giảng viên phát huy khả năng của mình.
Hai là, chú trọng tạo cơ hội làm việc cho đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ. Đây là vấn đề cần được chú trọng trong nhà trường bởi cơ hội được làm việc là điều kiện cho đội ngũ cán bộ trẻ hoàn thiện năng lực, phẩm chất (nhân cách) của mình. Ba là, phải hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phương tiện làm việc cho cán bộ, giảng viên để nâng cao chất lượng giảng dạy và làm việc.
Bốn là, phải chú trọng xây dựng các mối quan hệ trong tổ chức đoàn thể như: Đảng ủy, công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh trong nhà trường…để tạo ra sự đoàn kết, đồng thuận.
3.2.2.5 Giải pháp 5: Hình thành, phát triển và sử dụng đúng, hiệu quả năng lực chuyên môn của cán bộ, giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đây là giải pháp liên quan đến công tác đào tạo, quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường.
Một là, chú trọng phát triển toàn diện cho đội ngũ cán bộ, giảng viên có trí tuệ cao, có thể chất cường tráng, tinh thần phong phú, đạo đức trong sáng, tự giác, năng động và tự chủ.
Hai là, trong quá trình quản lý phải thực hiện đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, giảng viên phù hợp với trình độ năng lực và chuyên môn đào tạo.
3.2.2.6 Giải pháp 6: Đối với công tác quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên phải theo hướng khoa học, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả. Hiệu quả của việc phát huy đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhà trường có liên quan trực tiếp đến việc quản lý phát triển đội ngũ nguồn nhân lực ấy. Để giải quyết vấn đề này nhà trường cần chú trọng đổi mới các lĩnh vực sau:
- Xây dựng triết lý quản lý nguồn nhân lực: ở đây cần quán triệt triết lý con người là trung tâm và triết lý nhân văn trong quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường.
- Phát triển các chuyên ngành để phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý nói chung và quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên nói riêng như: khoa học quản lý, quản trị nhân sự, tâm lý học trong công tác tổ chức cán bộ.
- Đổi mới nhận thức, quan điểm và phương pháp quản lý trong nhà trường trên các mặt:
+ Đổi mới phương thức quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức.
+ Đổi mới phương thức quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Đổi mới phương thức quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên về hoạt động tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ của bản thân.
+ Đổi mới nhận thức, quan điểm, cơ chế thu hút, trọng dụng và quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhà trường.
Từ những nội dung đã đề cập, phân tích ở trên có thể rút ra kết luận cơ bản sau đây trong quá trình đào tạo, phát triển, cạnh tranh, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường Đại học KHXH&NV trong bối cảnh hiện nay:
-Sự hoàn thiện về mọi mặt thể chất và tinh thần, sự nâng cao không ngừng vai trò chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của cán bộ, giảng viên hiện nay không chỉ là tiền đề, động lực mà còn là mục tiêu phát triển lâu dài của nhà trường.
-Phát huy nguồn lực cán bộ, giảng viên không chỉ là quá trình hình thành, phát triển nhằm đạt tới một chất lượng mới về nhân cách mà còn làm cho vai trò chủ thể của họ càng được khẳng định với tư cách là trung tâm đóng vai trò quyết định sự phát triển của nhà trường.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên và nhân viên (gọi chung là cán bộ) của đơn vị:
TT Phân loại Nam Nữ Tổng số
I Cán bộ cơ hữu1
Trong đó:
I.1 Cán bộ trong biên chế 191 228 419
I.2 Cán bộ trong hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên) và hợp đồng không xác định thời hạn
36 32 68
II Các cán bộ khác
Hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm, bao gồm cả giảng viên thỉnh giảng2)
131 25 156
Phụ lục 2: Thống kê phân loại giảng viên (chỉ tính những giảng viên trực tiếp giảng dạy trong 5 năm gần đây):
TT Trình độ, học vị, chức danh Số lượng giảng viên
Giảng viên cơ hữu Giảng
viên thỉnh giảng trong nước Giảng viên quốc tế GV trong biên chế trực tiếp giảng dạy GV hợp đồng dài hạn3 trực tiếp giảng dạy Giảng viên kiêm nhiệm là CBQL (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 Giáo sư 24 5 19 2 Phó Giáo sư 148 71 77 3 Tiến sĩ Khoa học 07 02 05 4 Tiến sĩ 98 58 3 37 5 Thạc sĩ 168 144 24 6 Đại học 63 63 7 Cao đẳng 8 Trình độ khác Tổng số 508 343 3 162
Phụ lục 3: Danh sách lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của đơn vị
Các đơn vị (bộ phận) Họ và tên Chức danh, học