Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, tập 4 Nxb CTQG HN 2007, tr 86.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (Trang 35)

Trong cách dùng người của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn quan tâm tới tính kế thừa giữa các thế hệ nguồn nhân lực chất lượng cao. Người luôn nhìn xã hội với sự phát triển, tiến hoá không ngừng, nhưng đời con người ta là có giới hạn, ai cũng phải già, phải được nghỉ ngơi và tất nhiên phải có nguồn nhân lực kế tiếp. Mỗi thế hệ nguồn nhân lực sinh ra và trưởng thành trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau mỗi người đều có những mặt tài năng và hạn chế nhất định, tuyệt nhiên không ai giống ai. Hồ Chí Minh nhắc nhở: phải thấy giới hạn khắc nghiệt của thời gian để tạo nguồn thay thế bổ sung cho tổ chức những lớp người mới, đủ sức lực và tài năng đảm đương nhiệm vụ theo những yêu cầu mới. Người viết: “Đảng ta phải khéo kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ. Không nên coi thường cán bộ trẻ”. Việc sử dụng đan xen các thế hệ cán bộ có vai trò quan trọng trong việc phát huy hết tài năng của mọi người, không phân biệt già - trẻ. Người nêu ra một số hạn chế trong việc “khéo” kết hợp nguồn nhân lực già và nguồn nhân lực trẻ: “Một số ít cán bộ già mắc bệnh công thần, cho mình là người có công lao, hay có thái độ “cha chú” với cán bộ trẻ, Đảng viên trẻ nói gì cũng gạt đi, cho là “trứng khôn hơn vịt”, “măng mọc quá tre”. Thời đại của chúng ta hiện nay rất oanh liệt. Xã hội thế giới phát triển rất nhanh. Thế mà các đồng chí lớn tuổi lại coi thường cán bộ trẻ là không đúng. Còn cán bộ trẻ không được kiêu ngạo, phải khiêm tốn học hỏi các đồng chí già có kinh nghiệm”.

Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV

2.1 Tổng quan về Trường Đại học KHXH&NV- Đại học QGHN2.1.1 Tổng quan 2.1.1 Tổng quan

Tổ chức tiền thân của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là Trường Đại học Văn khoa Hà Nội (thành lập theo sắc lệnh số 45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945), tiếp đó là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (thành lập ngày 05.06.1956). Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Trong hơn sáu mươi năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn được nhà nước Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thành tích về đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường được thể hiện thông qua các danh hiệu:

- Huân chương Lao động hạng Nhất năm (1981) - Huân chương Độc lập hạng Nhất (2001)

- Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (2005) - Huân chương Hồ Chí Minh (2010)

- 10 nhà giáo được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 16 nhà giáo được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học, công nghệ.

- 25 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 56 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

Trung kiên và tiên phong, chuẩn mực và sáng tạo là những giá trị truyền thống cốt lõi của nhà trường, luôn được các thế hệ cán bộ, sinh viên giữ gìn và phát huy.

Sứ mệnh và mục tiêu phát triển * Sứ mệnh

Là một trường đại học trọng điểm, đầu ngành, có uy tín và truyền thống lâu đời, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có sứ mệnh đi đầu trong sáng tạo, truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

* Tầm nhìn đến 2020

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w