Những phương hướng cơ bản

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (Trang 63)

- Định hướng phát triển

3.2.1Những phương hướng cơ bản

Là một trường đại học trọng điểm, đầu ngành, có uy tín và truyền thống lâu đời, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có sứ mệnh đi đầu trong sáng tạo, truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thực hiện được sứ mệnh đó hay không phụ thuộc vào chính hoạt động , tính tích cực, trình độ ý thức và tự ý thức, tư tưởng, năng lực thực tiễn…của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong các Khoa, phòng ban nhà trường. Muốn vậy, Nhà trường cần quán triệt những phương hướng cơ bản sau đây để phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ cán bộ, giảng viên hiện nay:

-Thứ nhất: Phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao là trọng dụng, tôn vinh, đào tạo và phát triển những cán bộ, giảng viên thật sự có tài, có đức; nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

-Thứ hai: Phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao một mặt phải tìm ra những động lực thúc đẩy những hoạt động tự giác, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giảng viên, mặt khác phải hạn chế được những trở lực kìm hãm sự phát triển đó.

-Thứ ba: Phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tạo ra động lực phát triển nhà trường; song cũng phải chú trọng tới phát triển, hoàn thiện con người. Chính vì vậy, đi đôi với khai thác, sử dụng cần chú trọng vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

-Thứ tư: Phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao cần quan tâm đến các đối tượng, từ cá nhân đến tập thể. Trong điều kiện nhà trường như hiện nay, cần thiết phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cạnh tranh nhân tài giữa các khoa, phòng ban trong nhà trường, coi đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chế độ nhân sự của nhà trường hiện nay.

-Thứ năm: Phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhà trường phải gắn liền với nhiệm vụ, mục tiêu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác phải xuất phát từ thực trạng và nguồn lực nhà trường hiện nay.

-Thứ sáu: Phải xây dựng và thực thi đồng bộ hệ thống các giải pháp và phải được thể chế hóa bằng những hệ thống chính sách trên các lĩnh vực hoạt động của nhà trường, các khoa, phòng ban.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (Trang 63)