“Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo ở trường đại học nông lâm thái nguyên hiện nay”,

108 17 0
“Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo ở trường đại học nông lâm thái nguyên hiện nay”,

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất, đồng thời cũng là nhà giáo dục lớn. Người đã đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục toàn dân, toàn diện, khoa học và hiện đại. Tư tưởng của Người về giáo dục, là một kho tàng những giá trị nhân văn cao cả, tư tưởng đó không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam mà còn có ý nghĩa thiết thực trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ cho quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy, nhà giáo dục vĩ đại đã hình thành một hệ thống quan điểm giáo dục hiện đại, đặc sắc cho dân tộc ta. Người đã dành phần lớn cuộc đời mình cho sự nghiệp “trồng người”. Người đã cổ vũ và tổ chức sự nghiệp khai sáng vĩ đại cho toàn dân tộc Việt Nam, giải phóng nhân dân ta thoát khỏi vòng nô lệ, làm cho mọi người Việt Nam ai cũng được học hành, từng bước nâng cao trình độ văn hoá của cả một dân tộc, tạo điều kiện để dân tộc ta phát huy mọi năng lực và sức mạnh của mình, tạo một lối sống văn hoá mới, góp phần to lớn vào việc đào tạo cho dân tộc Việt Nam những người con ưu tú, đủ đức đủ tài đưa đất nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để giành những thắng lợi to lớn, làm thay đổi địa vị dân tộc trên trường quốc tế. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nêu quan điểm: thực sự coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục – đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư phát triển. Phát triển giáo dục – đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, những tiến bộ khoa học – công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh. Đại hội X (42006) đã xác định mục tiêu giáo dục là nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, ý chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo nàn, đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ năng lực nghề nghiệp, có ý vươn lên về khoa học – công nghệ. Đại hội XI (12011) đề ra quan điểm: Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã, đang và sẽ cho chúng ta những chỉ dẫn quý báu, sáng suốt để xây dựng thành công chiến lược con người trong điều kiện mới, nhằm đào tạo cho đất nước những con người mới có đủ tài năng, đạo đức, sức khoẻ, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu, làm sáng tỏ giá trị khoa học và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, tìm ra những cách thức, biện pháp đúng đắn để thực hiện tốt hơn tư tưởng đó trong thực tiễn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với lịch sử hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã trải qua nhiều khó khăn để đạt được những thành tựu trong sự nhiệp “trồng người”. Quá trình đó, mặc dù có nhiều khó khăn và biến động trong các giai đoạn lịch sử nhưng nhà trường luôn quan tâm tới mục tiêu, chất lượng giáo dục và đào tạo. Quy mô giáo dục và chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hiện nay mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động đến một bộ phận giảng viên và sinh viên, mặt khác một số hạn chế của nội dung chương trình, phương pháp giáo dục đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì vậy, việc điều tra thực trạng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu. Từ những lý do trên đây, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hiện nay”, là một việc cần thiết và có ý nghĩa.

Ngày đăng: 14/07/2021, 20:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan