Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức

30 18 1
Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Vị trí, vai trò của đạo đức Đạo đức là toàn bộ những quy tắc, chuẩn mực, giá trị xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội nó phản ánh tồn tại xã hội (về lĩnh vực đạo đức) do đó khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm hoặc muộn đạo đức cũng thay đổi theo. Đó là một trong những phương thức điều chỉnh hành vi của con người trên cơ sở lợi ích; là hệ thống giá trị trong đó có những giá trị chung nhưng cũng có những giá trị riêng (phẩm giá, lương tâm). Các tác phẩm bàn về đạo đức của Hồ Chí Minh hầu hết được viết vào những thời điểm rất quan trọng của cách mạng Việt Nam, bởi mỗi khi bước vào một giai đoạn mới cần có sự tổng kết và củng cố lại tinh thần. Hơn nữa, Đảng được xây dựng bằng những con người tiên phong, được giác ngộ mà đặc biệt là đạo đức; vì thế các tác phẩm này đã được viết để sửa đổi, giáo dục và làm tài liệu học tập cho cán bộ, đảng viên. Đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng Trong Đường kách mệnh, Bác Hồ đã đưa 23 điều tư cách người cách mạng lên phần đầu của tác phẩm, điều này cho thấy tầm quan trọng của đạo đức cách mạng và thể hiện ở ba mối quan hệ đối với mình, đối với người và đối với công việc. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò nền tảng của đạo đức: “làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài và gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang”1. Đạo đức là “gốc”, là sức mạnh của mỗi con người. Nó như gốc của cây, nguồn của sông; muốn có nước thì sông phải có nguồn, không có nguồn thì sông cạn, cây mà không có gốc thì cây héo. Người cách mạng muốn có gốc, có nguồn 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, H, 2011, tr.601. 1 phải có đạo đức cách mạng; không có đạo đức, sẽ không làm nổi việc gì, càng không thể lãnh đạo cho dù tài giỏi mấy cũng không thể quy tụ, lãnh đạo được nhân dân. Hơn nữa, làm cách mạng giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát và nếu tự cán bộ, đảng viên không có đạo đức, không có gốc, thì không thể làm được. Đồng thời Người giải thích về vai trò nền tảng của đạo đức cách mạng: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của loài người mà không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi cần, thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ rệt, rất cao quý của đạo đức cách mạng,”2. Đạo đức cách mạng có thể tạo ra sức mạnh rất lớn giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, của cuộc sống. Có đạo đức cách mạng thì khi gặp thuận lợi, thành công hay khó khăn, gian khổ cũng vẫn giữ vững tinh thần, không sợ gian khổ, luôn chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, không kèn cựa, không công thần, quan liêu, không kiêu ngạo, hủ hóa. Chính động lực yêu nước, thương dân của Bác Hồ là động lực to lớn, đã góp phần làm nên sự nghiệp cách mạng phi thường của Người, sâu thẳm trong đó là đạo đức của Bác. Ngược lại, sự suy thoái đạo đức là khởi điểm của mọi sự suy thoái, tha hóa về đạo đức sớm muộn gì cũng dẫn tới tha hóa chính trị (xét ở từng con người hay ở một chế độ xã hội đều đúng). Vì thế Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Đạo đức là tiêu chuẩn hàng đầu của người lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền Trong xã hội cũ cũng như trong Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo đều coi trọng đạo đức, nêu cao lý tưởng vua sáng tôi hiền, nêu cao đạo đức của người lãnh đạo, người cầm quyền... Những lãnh tụ muốn tập hợp, quy tụ được nhân dân chống giặc ngoại xâm hay chống lại chế độ phong kiến hà khắc phải là 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, H, 2011, tr.602. 2 những người có đức, có tài, có uy tín cao. Ngược lại, bọn vua chúa vô đạo, tàn ác sớm muộn gì cũng bị nhân dân lật đổ, bởi đối với nhân dân, nềm tin chính trị gắn liền với niềm tin đạo đức của người lãnh đạo, do đó việc nêu gương đạo đức ở cán bộ, đảng viên đặc biệt là người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng.

Ngày đăng: 14/07/2021, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan