Mác có nói đại ý: Mỗi một vĩ nhân xuất hiện là để đáp ứng nhu cầu của thời đại, hoàn cảnh luôn luôn chế định con người và con người cũng tác động trở lại hoàn cảnh, tác động tới đâu, tới mức độ như thế nào là tùy thuộc hoàn toàn vào bản thân mỗi cá nhân. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trong một hoàn cảnh, điều kiện lịch sử nhất định; trong đó có cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận. Cơ sở thực tiễn đó là hoàn cảnh quốc tế và trong nước; cơ sở lý luận bao gồm truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, chủ nghĩa MácLênin, nhưng để có tư tưởng Hồ Chí Minh thì cần phải có yếu tố chủ quan Hồ Chí Minh. Như vậy, có thể khẳng định rằng tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trên nền tảng văn hóa dân tộc Việt Nam, văn hóa dân tộc Việt Nam chính là mảnh đất ươm mầm cho tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển; đó cũng là bộ lọc để Hồ Chí Minh lựa chọn tiếp thu những điểm phù hợp nhất từ tinh hoa văn hóa của nhân loại và vận dụng vào điều kiện thực tiễn cụ thể của Việt Nam; CN Mác Lênin là nguồn gốc lý luận quyết định sự hình thành và phát triển nhảy vọt về “chất” của tư tưởng Hồ Chí Minh. Yếu tố chủ quan Hồ Chí Minh là trí tuệ cùng những phẩm chất riêng có của Người có tính chất quyết định nhất đối với sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm chắc được cơ sở lý luận và nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời đánh bại các quan điểm của các thế lực thù địch phủ nhận, xuyên tạc Hồ Chí Minh và Tư tưởng Hồ Chí Minh, những luận điệu đó nhằm mục đích hạ bệ lãnh tụ của dân tộc ta. Với ý nghĩa như vậy em xin chọn đề tài “cơ sở lý luận và nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh” để nghiên cứu. Trong đề tài này em xin làm rõ các cơ sở lý luận và nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm một là giá trị truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; hai là tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây; ba là CN Mác Lênin và những trí tuệ, phẩm chất, năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Đồng thời đề tài cũng chỉ ra đâu là cơ sở lý luận có vai trò nền tảng, 1 đâu là cơ sở lý luận có vai trò quyết định tới việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt vai trò của nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh trong việc hình thành tư tưởng của Người. Kết cấu đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có 4 phần: 1. Giá trị truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam 2. Tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây 3. Chủ nghĩa Mác Lênin 4. Phẩm chất, trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. NỘI DUNG 1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Truyền thống văn hóa dân tộc là nội dung tư tưởng, phương pháp tư duy, thể hiện lối suy nghĩ, lối tư duy của một dân tộc; có lúc mờ lúc tỏ xong bao giờ cũng có và truyền từ đời này sang đời khác. Đó là bản sắc văn hóa dân tộc làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác (giống như thẻ căn cước) tạo ra sức mạnh, động lực cho dân tộc tồn tại, phát triển; nó có sức mạnh như con đê ngăn chặn sự xói mòn, xâm nhập của những cơn lũ văn hóa. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trước hết trên nền tảng tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam. Ở đây, cơ sở hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh không phải chỉ ở tinh thần yêu nước, mặc dù chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi của tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, nó ra đời không như quan niệm hình thành dân tộc tư sản, bởi có người cho rằng, dân tộc hình thành khi chủ nghĩa tư bản chiến thắng chế độ phong kiến. Dân tộc quốc gia Việt Nam hình thành bởi hai yếu tố dựng nước và giữ nước. Trong quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm ấy, một nền văn hóa dân tộc đã hình thành và được bồi đắp qua nhiều thế hệ. Sinh ra và lớn lên trong nền văn hóa ấy, Hồ Chí Minh đã tiếp thu toàn bộ tinh thần văn hóa của dân tộc. 2 Trong đó, chủ nghĩa yêu nước – nhân văn là chỉ đỏ xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; là động lực, là sức mạnh truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là nền tảng tư tưởng, là xuất phát điểm và động lực thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vươn tới chủ nghĩa CN.Mác Lênin. Đây là triết lý nhân sinh quan quan trọng nhất trong hệ thống tư tưởng của người Việt Nam, luôn đứng đầu bảng hệ giá trị dân tộc. Hồ Chí Minh đã nói: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn. Nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”. Chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúc giục Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và cũng chính nhờ tiếp thu đầy đủ, sâu sắc tinh thần yêu nước, Người đã phát triển truyền thống yêu nước của dân tộc lên một cấp độ mới, đó là chủ nghĩa yêu nước chân chính. Có thể nói rằng chính chủ nghĩa yêu nước là “bệ phóng”, một động lực vĩ đại thôi thúc Hồ Chí Minh trên con đường hoạt động cách mạng. Người là “Nguyễn Ái Quốc” – yêu nước suốt đời, đó là tâm điểm trong tâm hồn của Hồ Chí Minh; cuộc đời Hồ Chí Minh là kết tinh văn hóa dân tộc chính vì vậy, Người đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam, trở thành giá trị của cái đẹp, của văn hóa. Việt Nam – Hồ Chí Minh đó là sự quảng bá, là sự đúc kết liền một khối tên riêng của Hồ Chí Minh với tên đất nước. Vì vậy, cả cuộc đời Hồ Chí Minh đã trở thành giá trị văn hóa vĩnh hằng của dân tộc; chính cuộc đời Người trong đó có tư tưởng của Người đã là sự tinh túy của văn hóa Việt.