1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng HCM về đại đoàn kết

30 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 468,08 KB

Nội dung

1. Một số vấn đề lý luận 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân Chủ nghĩa Mác Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do đó, giai cấp vô sản không thể đơn độc trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình mà cần phải liên minh được với các giai cấp khác mới có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, cải biến xã hội. Những nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác Lênin chỉ rõ: “những người cộng sản phấn đấu cho sự đoàn kết và sự liên hiệp của các đảng dân chủ ở tất cả các nước”. V.I.Lênin cho rằng: Sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, từ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân: Chỉ những ai tắm mình trong nguồn nước tươi mát của nhân dân thì mới chiến thắng và giữ được chính quyền. Quần chúng lao động ủng hộ chúng ta. Sức mạnh của chúng ta là ở đó. Nguồn gốc khiến cho chủ nghĩa cộng sản thế giới trở thành vô địch cũng là ở đó. Như vậy, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Giai cấp vô sản muốn lãnh đạo cách mạng thắng lợi trước hết phải trở thành dân tộc; liên minh công nông là cơ sở chủ yếu để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế. Mác chỉ ra: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”; Lênin đã kế thừa và phát triển quan điểm này: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”... Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa MácLênin từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, chủ yếu qua hoạt động thực tiễn. Vì vậy, Người đã nắm được bản chất cách mạng của khoa học chủ nghĩa MácLênin, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, từ đó hình thành và phát triển tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc. 1.2. Truyền thống của dân tộc Việt Nam Đoàn kết toàn dân tộc là một truyền thống cực kỳ quý báu và cũng là bài học lịch sử vô giá của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình dựng nước và giữ 1 nước. Đất nước ta luôn phải đối diện với thiên tai, địch họa, các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau đã hình thành tinh thần cố kết cộng đồng, cùng chung lưng, đấu cật xây dựng, bảo vệ non sông gấm vóc và tạo nên biết bao kỳ tích. Chính trong môi trường luôn chịu sự tác động từ thiên nhiên như vậy, muốn chinh phục được thiên nhiên, người dân Việt Nam phải cần có sự cố kết, liên hiệp lại để tạo ra sức mạnh trấp áp thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên quay lại phục vụ cho chính cuộc sống của mình. Đồng thời với lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước, luôn phải chống lại những kẻ địch mạnh hơn mình nên cần phải đoàn kết, để chống lại kẻ địch, giữ vững không gian sinh tồn của dân tộc mình, bảo vệ chủ quyền. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, đoàn kết dân tộc của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống vững bền thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn người Việt Nam. Từ truyền thống đoàn kết, tinh thần cố kết dân tộc, ý thức dân chủ, luôn đề cao tính cộng đồng, hình thành mối quan hệ cá nhân gia đình làng nước luôn gắn kết và tạo sức mạnh chống thiên tai, địch họa, giặc ngoại xâm; đề cao hương ước làng văn hóa làng. Đối với mỗi người, yêu nước nhân nghĩa đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên, in đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ ba tầng chặt chẽ: gia đình làng xã quốc gia. Điều này đã phản ánh trong kho tàng văn học dân tộc: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”, hay “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”... Đặc biệt triết lý đoàn kết của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong nguồn gốc của sự sinh đó là sự tích trăm trứng, từ cái bọc trăm trứng đó, để rồi sau này Hồ Chí Minh đã gọi toàn thể nhân dân Việt Nam là “đồng bào” – những con người được sinh ra trong cùng một bọc trứng. Trong truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh”, là câu chuyện đoàn kết để chống lại sức mạnh từ thiên nhiên, bảo vệ không gian sản xuất, hay “Thánh Gióng” đó là câu chuyện về đoàn kết để 2 nuôi dưỡng sức mạnh, nuôi dưỡng quân đội để bảo vệ không gian sinh tồn trước giặc ngoại xâm. Thành Cổ Loa cho chúng ta bài học cần sự độc lập, tự chủ trong bảo vệ đất nước không chỉ dựa vào thành quách, vũ khí mà cần huy động sức mạnh từ dân, dựa vào dân để bảo vệ đất nước. Tất cả những điều kiện, truyền thống trên là cơ sở để phát huy tinh thần cộng đồng, cố kết dân tộc.

Ngày đăng: 14/07/2021, 21:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w