LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ tốt nghiệp "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới" là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS.. Hồ Chí Minh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================
NINH THỊ ÁNH HỒNG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC CON NGƯỜI MỚI
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=====================
NINH THỊ ÁNH HỒNG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC CON NGƯỜI MỚI
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC
MÃ SỐ: 60.22.03.01
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Hạnh
Hà Nội – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ tốt nghiệp "Tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục con người mới" là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng
dẫn của TS Trần Thị Hạnh Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn tốt nghiệp đã được nêu rõ trong phần danh mục tài liệu tham khảo, được trích dẫn rõ ràng, trung thực Nếu có bất cứ sự gian dối tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và mọi kỷ luật của Khoa và của Nhà trường đề ra
Tác giả luận văn
Ninh Thị Ánh Hồng
Trang 4LỜI CẢM ƠN!
Luận văn thạc sỹ này là kết quả của sự cố gắng và nỗ lực hêt sức của bản thân tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Có được kết quả này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô giáo, Ban chủ nhiệm khoa Triết học
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Trần Thị Hạnh - người đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn thành được luận văn này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến gia đình, bạn bè trong thời gian qua đã luôn ủng hộ và động viên tôi
Do khả năng còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Vì vậy tôi kính mong sự góp ý từ quý Thầy, Cô giáo, các bạn để Luận văn hoàn thiện hơn, cũng như có thể rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu tiếp theo
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Học viên
Ninh Thị Ánh Hồng
Trang 5"Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần có những con người xã hội chủ nghĩa"
[35;296]
Trang 61
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, người thầy vĩ đại, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh đã để lại một tài sản trong kho tàng lịch sử tư tưởng của dân tộc ta:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại” [18;20]
Trong di sản tư tưởng phong phú vô giá của Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục con người Việt Nam mới là sự tiếp nối và nâng cao những giá trị tinh túy trong tư tưởng nhân văn của truyền thống Việt Nam và thế giới Đây cũng là
sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng con người của chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong điều kiện cụ thể của Việt Nam Tư tưởng về giáo dục con người Việt Nam mới của Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng đào tạo cho cách mạng Việt Nam những con người đủ đức, đủ tài đưa dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi to lớn, đưa địa vị nước ta từ nô lệ trở thành một nước độc lập và ngày càng có vị thế trên trường quốc tế
Hiện nay, thế giới đang trải qua những biến đổi nhanh chóng và sâu sắc
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra sự biến đổi về lực lượng sản xuất, mở ra một thời kỳ kinh tế tri thức và xã hội thông tin toàn cầu Vấn đề con người và giáo dục con người đã trở thành một vấn đề bức thiết đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc
Trang 72
Ở Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định: con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta Giáo dục con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới đất nước theo hướng đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ
bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [20;85] Nâng cao dân trí, bồi dưỡng
và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định cho thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước
Để đảm bảo sự nghiệp đổi mới thành công, Đảng ta tiếp tục khẳng định nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và phổ biến rộng rãi tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới nói riêng, vận dụng những tư tưởng, lý luận đó một cách sáng tạo vào thực hiện chiến lược giáo dục con người mới đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước
Từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành Triết học
2 Tình hình nghiên cứu
Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, có nhiều luận án, luận văn, nhiều hội thảo, bàn về giáo dục con người, vai trò của giáo dục con người mới trong
sự nghiệp phát triển đất nước Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người được tiếp cận và tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau:
- Nhóm những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người,con người mới, giáo dục con người mới
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
Cuốn sách phân tích sâu sắc về khái niệm con người, nhân tố con người, phát huy nhân tố con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh Trình bày nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát huy nhân tố con người theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kiến nghị phương hướng và giải pháp nhằm
Trang 83
phát huy nhân tố con người trong thời đại công nghiệp hóa,hiện đại hóa dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
“Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục” do Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đăng Tiễn –
Bùi Đức Thiệp (biên soạn), nhà xuất bản Giáo dục 1990 Tập thể tác giả đã tuyển chọn những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục là một nhiệm
vụ của tất cả những người làm công tác giáo dục và quan tâm đến giáo dục, nhất
là trong thời đại cách mạng đang yêu cầu phải đổi mới công tác giáo dục hiện nay
- Nhóm những công trình của các nhà nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục con người mới
“Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới”, Nxb Chính trị quốc gia,Hà
Nội của tập thể tác giả: Nguyễn Huy Hoan, Nguyễn Xuân Thông, Nguyễn Thị Minh Hương, Phạm Thị Lai, Nguyễn Thanh Nga Tập thể tác giả đã sưu tầm tuyển chọn khái quát về nội dung và ý nghĩa cho việc xây dựng con người mới, đánh giá con người, bồi dưỡng con người về trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, xây dựng mục đích, chăm lo lối sống cho con người
“Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Trong đó tác giả đã chỉ ra mối
quan hệ giữa văn hóa và xây dựng con người mới ở Việt Nam Đồng thời chỉ rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất con người Việt Nam phát triển toàn diện trong bối cảnh hiện nay
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện” Nxb Chính trị
Quốc gia Hà Nội Cuốn sách đã được tác giả khái quát lên nội dung quan trọng có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc về quá trình lao động sản xuất, giáo dục, đào tạo toàn diện – con đường cơ bản hình thành và phát triển con người toàn diện
Liên quan đến nội dung của đề tài cũng đã có những luận văn, luận án nghiên cứu khá rộng và sâu sắc: Luận văn thạc sỹ của Phùng Thu Hiền (2002)
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người với việc phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay” Tác giả đã nêu khái niệm con
Trang 94
người, nhân tố con người, chỉ ra cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra một số giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay
Luận văn thạc sỹ của Hoàng Thị Tuyết Thanh (2010) "Tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục và vận dụng vào xây dựng xã hội học tập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay" Tác giả đã đưa quan niệm của Hồ Chí Minh về giáo dục và cho
thấy được tính tất yếu trong việc vận dụng quan điểm đó vào trong xã hội học tập
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Văn Tuyên (2006) “Hồ Chí Minh với sự
nghiệp giải phóng con người Việt Nam”, luận văn nêu quan điểm của Hồ Chí
Minh về con người Việt Nam được giải phóng và sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước và chỉ ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngoài ra còn rất nhiều những bài báo, bài viết đăng trên tạp chí khác như
bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với việc phát triển nền giáo dục Việt
Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI” của PGS.TS Nguyễn Thị Nga trên
tạp chí triết học số 12 năm 2010 Tác giả đã phân tích một cách khái quát tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục trên những khía cạnh như mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục Trên cơ sở đó khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục không chỉ là ánh sáng soi đường, kim chỉ nam cho chiến lược phát triển con người Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI
“Hồ Chí Minh với nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” của PGS Trần Thanh – Lê Quang Hoan trên tạp chí nghiên cứu lý
luận Các tác giải đã khái quát nội dung có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh về vấn đề con người như giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng
“Một số phẩm chất cơ bản cần có và định hướng phát huy nhân tố con
người theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Lê Thị Hương trên tạp chí lý luận và
truyền thông Bài viết chỉ ra một số phẩm chất của con người trong quan điểm Hồ
Trang 105
Chí Minh: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tinh thần lao động quên mình,
vì lối sống lành mạnh văn minh và chỉ ra một số định hướng cơ bản về phát huy tiềm năng và sáng tạo con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Những công trình trên đã nêu và khái quát được những nét lớn chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về giáo dục con người, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên còn rất ít công trình trực tiếp nghiên cứu
tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người Việt Nam mới tiếp cận dưới góc độ của khoa học triết học Song những tư liệu trên là tài liệu quý giá để tác giả tham khảo trong quá trình viết luận văn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích:
Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người Việt Nam mới, từ đó vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới trong việc giáo dục con người Việt Nam hiện nay
Nhiệm vụ:
- Luận giải những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, giáo dục con người mới
- Phân tích quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, mục đích, nội dung giáo dục con người mới
- Bước đầu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới trong giáo dục con người Việt Nam hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học của triết học Mác – Lênin về vấn đề con người, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng con người Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
Trang 116
Luận văn chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử, đồng thời sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác của khoa học xã hội
5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người Việt Nam mới
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới thông qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh, các tài liệu lịch sử và các bài viết của các nhà nghiên cứu trong nước
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống và khái quát nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới và vận dụng vào trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên, sinh viên, người nghiên cứu và tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Phần Nội dung bao gồm 2 chương, 4 tiết
Trang 127
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
GIÁO DỤC CON NGƯỜI VIỆT NAM MỚI
1.1 Điều kiện khách quan, tiền đề tư tưởng cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới
1.1.1 Điều kiện khách quan
* Tình hình quốc tế
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản Phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh đã đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa Có một thực tế lịch sử, trong quá trình xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực dân tại các nước ở Châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, sự bóc lột theo phương thức phong kiến trước kia vẫn được duy trì và bao trùm lên nó là sự bóc lột theo phương thức tư bản chủ nghĩa Bên cạnh các giai cấp trước kia, ở nhiều nước thuộc địa phương Đông đã xuất hiện thêm các giai cấp, tầng lớp xã hội mới, trong đó có giai cấp công nhân và giai cấp tư sản các nước đế quốc xâm lược thuộc địa càng tăng đã làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa và thực dân ngày càng gay gắt, sự phản ứng của nhân dân các thuộc địa càng quyết liệt
Trong cuộc chạy đua xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây thế kỉ XIX, từ năm 1897 thực dân Pháp đã tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), để bù đắp những tổn thất do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp vừa tăng cường bóc lột trong nước,
Trang 138
vừa đẩy mạnh khai thác thuộc địa Ở Đông Dương, Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh Trong chương trình này, Pháp nhằm vào hai trọng tâm là khai mỏ và đồn điền; phát triển một số ngành công nghiệp với nguyên tắc không cạnh tranh với công nghiệp chính quốc; ra sức phát triển giao thông vận tải, kể cả đường sắt, đường bộ và đường thủy để phục vụ các mục tiêu kinh tế và chính trị Pháp tăng cường các ngân hàng cũ, lập nhiều nhân hàng mới để cho vay lấy lãi cao, thông qua ngân hàng Đông Dương để thâu tóm và kiểm soát mọi hành động kinh tế ở Đông Dương Pháp thi hành chính sách độc chiếm thị trường, dùng hàng rào thuế quan
để ngăn chặn hàng nhập từ nước khác Các thứ thuế đều tăng hai, ba lần so với trước Chính sách độc quyền rượu, thuốc phiện, muối tạo một nguồn thu lớn cho thực dân Pháp Pháp thực hiện chế độ mộ phu hết sức man rợ và ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, làm cho đời sống nhân dân ngày càng cực khổ, thiếu ăn, thiếu mặc, không được học hành
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công Đó là cuộc cách mạng vô sản, đồng thời rất có ý nghĩa đối với công cuộc giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc
Mặc dù đang vấp phải những khó khăn trong và ngoài nước, nước Nga cách mạng đã trở thành thành trì của cách mạng thế giới, giúp đỡ tích cực các dân tộc anh em Một trong những việc quan trọng đó là nước Nga đã thành lập trường Đại học Phương Đông, nhằm tập hợp những người lãnh đạo trẻ tuổi tích cực, thông minh của các nước thuộc địa để đào tạo, bồi dưỡng thành "hạt giống đỏ" của phong trào cách mạng, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
"Trường Đại học Phương Đông gồm có 1025 sinh viên, trong đó có 151 nữ
sinh Trong số sinh viên ấy có 865 đảng viên cộng sản thành phần xã hội của học sinh như sau: 547 nông dân, 265 công nhân, 210 trí thức vô sản Nếu người ta chú ý rằng các nước phương Đông đều là những nước hầu như hoàn toàn nông nghiệp thì sẽ hiểu tại sao số sinh viên nông dân chiếm tỉ lệ cao hơn" [35; 250]