Tiếp nối truyền thống coi trọng đạo đức của dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa đạo đức nhân loại và căn cứ vào thực tiễn cách mạng nước ta, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng đạo đức mới - đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam.
Khi đề cập đến đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh thường sử dụng các thuật ngữ: “Đạo đức mới”, “đạo đức cách mạng”, “đạo đức xã hội chủ nghĩa”, “đạo đức
51
cộng sản”, “đạo đức tập thể”, “đạo đức cách mạng của giái cấp vô sản”, “đạo đức vô sản”.
Theo Hồ Chí Minh, gọi “đạo đức mới” bởi vì “đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cảu cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”
[39;252], nó chưa hề xuất hiện trong lịch sử mà chỉ hình thành và phát triển cùng với tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Đạo đức mới khác hẳn với đạo đức cũ:
"Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân không lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất đầu ngửng lên trời. Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện là gương cho nhân dân nọi theo để lợi cho nước, cho dân" [40; 321].
Gọi là “đạo đức cách mạng’ vì đó là đạo đức phục vụ cách mạng, đạo đức của người cách mạng cần phải có. Đó là đạo đức được nảy sinh và phát triển trong cuộc đấu tranh cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh của nhân dân ta. Đạo đức cách mạng:
“Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”[43;287]
Người có đạo đức cách mạng là người luôn:
“Đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết” [50;439]
"Có tinh thần hy sinh cho cách mạng, có tinh thần trách nhiệm để vượt
trước, để vượt mọi khó khăn”[41;23]
"Trong mọi công tác, xung phong đi trước làm trước để lôi kéo quần chúng chứ không phải xa rời quần chúng”[42;261]
"Bất kỳ ở cương vị nào, bất kỳ làm công việc gì đều không sợ khó, sợ khổ,
đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội” [52;306].
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng
52
cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, xấu xa thì còn làm nổi việc gì...
Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó là hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ Quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm. Những tính tốt có thể nói tốm gọi trong nhân, nghĩa, lễ, trí, dũng:
Hơn thế nữa Hồ Chí Minh luôn coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cơ bản của những người có đạo đức cách mạng:
"Như đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người" [37;631]
Hoặc có thể nói đạo đức cách mạng chính là năm điều: nhân; nghĩa; trí; dũng; liêm:
a, Nhân thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không hạm giàu sang, không e cực khổ, khong sợ oai quyền.
Những người không ham, không e, không sợ thì việc gì là việc phải họ làm được.
b, Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có
việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng gia cho việc, thì bất kì to hay nhỏ đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc thì phải làm, thấy việc thì phải nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.
c, Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết xét việc.
53
Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian.
d, Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết
điểm có gan sửa chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần thì có gan hi sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.
đ, Liêm là không tham địa vị không tham tiền tài, không tham sung sướng, không tham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa.
Chỉ có một thứ ham đó là ham học, ham làm, ham tiến bộ.
Đối với Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là “đạo đức mới, đạo đức vĩ đại,
nó không vì danh vị cá nhân, mà vì lợi ích của Đảng, của dân tộc, của loài
người” [38;252]. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng: “Ở bất kỳ cương vị nào, làm
công việc gì đều phải trau dồi đạo đức cách mạng” [44;5].
Xây dựng và phát triển đạo đức là nhu cầu phát triển tất yếu và khách quan của bất cứ xã hội nào. Bởi đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội cũng như đời sống của mỗi cá nhân. Đạo đức là gốc của con người, đạo đức cách mạng có thể tóm tắt là: "Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước, tận hiếu với dân". Thực tiễn cho thấy khi con người được soi
sáng bằng một lý tưởng đạo đức tiến bộ, khi sự hiểu biết về cái thiện, cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm, nghĩa vụ của họ được nâng cao thì hoạt động của họ càng hướng tới phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, mọi việc thành hay bại chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không.
Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng đó có thể nói tóm tắt là:
Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường
Tận trung với nước. Tận hiếu với dân. [43;480]