Quan điểm của Hồ Chí Minh về con ngƣời mới 1 Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về con ngƣời mớ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 29)

1.2.1. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về con ngƣời mới

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người dựa trên thế giới quan duy vật triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh không nói, không bàn nhiều về lý luận con người. Hồ Chí Minh không dùng những thuật ngữ mà những người dân bình

25

thường khó hiểu hoặc không hiểu nổi, mà ở Hồ Chí Minh thuật ngữ về con người rất bình dị, dễ hiểu. Trên cơ sở thế giới quan duy vật, con người trong quan niệm của Hồ Chí Minh là: "Chữ Người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu

bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người" [39;664].

Cách hiểu này cho thấy Hồ Chí Minh đã tiếp cận con người ở nhiều góc độ: con người nhìn nhận như một chỉnh thể, nhìn nhận ở tính cụ thể và lịch sử, ở bản chất mang tính xã hội của con người.

* Trước hết, Hồ Chí Minh nhìn nhận con người mới như một chỉnh thể. Trong quan điểm Hồ Chí Minh con người là một chỉnh thể thống nhất về thể lực, tâm lực, trí lực và các hoạt động đa dạng vươn tới cái Chân - Thiện - Mỹ. Nói cách khác, con người, bản thân nó là một hệ thống cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố: sức khỏe, đời sống, tinh thần và vai trò chủ đạo của tri thức được thể hiện trong hoạt động. Các yếu tố này quan hệ chặt chẽ với nhau, làm điều kiện cho nhau. Chiều sâu trong quan niệm về con người mới trong triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh là sự nhìn nhận, xem xét con người trong sự tổng hòa, phong phú, nhiều vẻ của nhân cách.

Hồ Chí Minh đề cập đến con người trong tính đa dạng: đa dạng trong quan hệ xã hội, đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng. Theo Hồ Chí Minh "mỗi người đều có ưu điểm và khuyết điểm, có mặt tốt và mặt xấu...cũng

như năm ngón tay cũng có ngón dài ngón ngắn, như mấy triệu người Việt Nam cũng có người thế này, cũng có người thế khác. Tuy có ngón dài ngón ngắn nhưng cả năm ngón đều nằm trên một bàn tay, tuy có người thế này, người thế khác nhưng vẫn đều là nòi giống Lạc Hồng, ai cũng có ít nhiều lòng yêu nước, dù là tốt xấu, văn minh hay dã man đều có tình". [41;60]

Hồ Chí Minh luôn biết nâng niu, trân trọng khuyến khích những mặt tốt: Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt của con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng... Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.

26

Hồ Chí Minh nhìn nhận con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: người đời không phải là thần thánh, ai cũng có chỗ hay chỗ dở, ai cũng có tính tốt tính xấu, có thiện có ác… các mặt đối lập đó không đơn thuần có nguồn gốc từ xã hội, nó còn có căn nguyên từ yếu tố sinh vật của con người. Đây là một sự kết hợp sáng tạo, khi cải tạo xã hội, phải đồng thời và trước hết là cải tạo bản thân mỗi con người, hai quá trình này vừa là điều kiện vừa là kết quả của nhau. Trong cuộc đời và tư tưởng của mình Hồ Chí Minh luôn nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của nhân tố tinh thần, tôn trọng và làm cho đời sống tinh thần của con người ngày càng phong phú. Chính nhân tính dẫn con người đến văn hoá. Đã là con người đều yêu sự lành, ghét sự dữ, yêu cái thiện, cái tốt, ghét cái ác, cái xấu. Sức mạnh của ý thức cuối cùng phải được biểu hiện qua hoạt động thực tiễn của con người và cách thức tổ chức, quản lý, khai thác, sử dụng nó. Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của ý thức lý luận, hệ tư tưởng phụ thuộc vào mức độ thâm nhập vào đời sống thực tiễn của quần chúng trở thành phong tục tập quán, tâm trạng, tình cảm. Vì vậy

“bất cứ việc to, việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng tham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định cách làm việc, cách tổ chức”[39;248].

* Thứ hai, Hồ Chí Minh nhìn nhận con người mới trong điều kiện lịch sử- cụ thể.

Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập một cách cụ thể đó là nhân dân Việt Nam.

Hồ Chí Minh dùng khái niệm theo nghĩa rộng trong một số trường hợp "phẩm giá con người", "giải phóng con người"; "người ta", "con người", "ai"..., nhưng đặt trong một bối cảnh cụ thể và một tư duy chung. Còn phần lớn, Hồ Chí Minh xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, theo giới tính, theo lứa tuổi, nghề nghiệp, trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc và quan hệ quốc tế . Đó là con người hiện thực, cụ thể, khách quan.

27

hòa ra đời, Hồ Chí Minh lại dùng khái niệm "con người" là: đồng bào, nhân dân, dân..và đặt con người trong sự gắn bó với khối đại đoàn kết dân tộc. Mặc dù không có các tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về con người nhưng hầu hết các bài viết của Hồ Chí Minh đều liên quan đến con người.

Như trong khối đại đoàn kết của cộng đồng dân tộc, Hồ Chí Minh giành tình cảm, tâm huyết, lo lắng cũng như sự cảm thông sâu sắc với bà con nông dân. Có thể nói khối đại đoàn kết của cộng đồng được xem như tầng lớp nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất nhưng đây cũng là tầng lớp cách mạng nhất và đông đảo nhất, là lực lượng nòng cốt của quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đây cũng là lực lượng nắm tri thức khoa học, những tiến bộ to lớn trong mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, như Hồ Chí Minh đã khẳng định: chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học sẽ là một nguồn sức mạnh vô tận. Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh cần coi trọng Đảng và Nhà nước phải tạo môi trường tự do, sáng tạo để tầng lớp tri thức có thể phát triển tiềm năng và năng lực của mình.

Hay trong triết lý giải phóng của mình, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến phụ nữ - một lực lượng đông đảo trong xã hội, chịu nhiều thiệt thòi, bất công dưới chế độ phong kiến thực dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ là giải phóng thân phận và mang lại sự bình đẳng trong xã hội; giải phóng họ về mặt tinh thần, tâm lý, ý thức bị chi phối bởi nhiều hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, của tư sản và thực dân.

Với lớp trẻ, thanh thiếu niên, Hồ Chí Minh luôn giành nhiều sự quan tâm. Bởi đây là thế hệ tương lai của đất nước, là lực lượng tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Vì vậy Hồ Chí Minh cho rằng cần phải giáo dục lý tưởng cách mạng, rèn luyện tài, đức, đặt niềm tin vào thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Xem xét con người dưới phương diện lịch sử cụ thể, Hồ Chí Minh tiếp cận về con người một cách toàn diện hơn.

* Thứ ba, Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về con người ở khía cạnh bản chất - bản chất mang tính xã hội.

28

chất con người mới mang tính xã hội - lịch sử. Con người là con người xã hội, là thành viên của một cộng đồng xã hội. Cộng đồng đó theo Hồ Chí Minh đó là gia đình, họ hàng, làng xóm, dân tộc, đất nước cho đến cả nhân loại. .

Hồ Chí Minh cho rằng: con người muốn sống thì phải có ăn, mặc, ở, đi lại, muốn như vậy thì phải lao động. Tất cả của cải vật chất trong xã hội đều do những người lao động làm ra. Muốn lao động sản xuất thì con người phải liên kết với nhau trong tập thể, cộng động. Sự phát triển của lịch sử là quy luật không ngăn trở được. Cách sản xuất và sức sản xuất phát triển biến đổi mãi, do đó tư tưởng của con người, chế độ xã hội cũng biến đổi và phát triển, ý thức và nhận thức của con người cũng vậy .Để sinh tồn thì cộng đồng người phải lao động sản xuất. Trong quá trình lao động sản xuất con người dần nhận thức được các hiện tượng, quy luật của tự nhiên, của xã hội, hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau...xác lập mối quan hệ giữa con người với con người.

“Do sự sản xuất vật chất mà người ta hiểu biết dần dần các hiện tượng, các tính chất, các quy luật là mối quan hệ giữa người với giới tự nhiên. Lại do hoạt động sản xuất mà dần dần hiểu rõ mối quan hệ giữa người này với người khác” [40;247].

Chỉ có trong các quan hệ xã hội thực tiễn và hoạt động thực tiễn, con người mới có lao động, ngôn ngữ, tư duy, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động. Chính những yếu tố đó để phân biệt con người khác với thế giới động vật.

Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, là nhờ lao động. Xây nên giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí thức). Vì vậy "lao động là sức chính của sự tiến bộ loài người” [39;420].

Nói đến bản sắc con người Việt Nam thì ta không chỉ đơn giản xem xét từ các giá trị truyền thống, mà còn dựa trên những điều kiện xã hội hiện thực, đáp ứng xu thế vận động của lịch sử. Hồ Chí Minh trong khi tìm câu giải đáp cho những vấn đề lớn của thời đại đã biết kết hợp nhuần nhuyển yếu tố dân tộc và quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại, giữa cá nhân và cộng động. Sống trên một mảnh đất có lịch sử phát triển lâu dài, đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam là nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ là phổ biến, xã hội nông thôn, dân cư đa số

29

là nông dân, thì con người Việt Nam truyền thống mang đậm thuộc tính nông dân là cơ bản. Thuộc tính này lại bị biến dạng bởi các quan hệ giai cấp trong một xã hội thuộc địa nữa phong kiến. Do đó, cải tạo xã hội cũ, con người cũ sang một xã hội mới, con người mới là một quá trình lâu dài, khó khăn, nhất là quá trình cải tạo tư tưởng của con người, quá trình đó phải dựa trên quá trình cải tạo và xây dựng xã hội mới thông qua hoạt động tích cực, sáng tạo của hàng triệu người. Vì thế, theo Hồ Chí Minh phải gắn liền với vấn đề giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Nói cách khác, chỉ có thể thực hiện sự giải phóng con người trên cơ sở giải quyết những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá của xã hội hiện tại.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)