Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục con ngƣời trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 80)

hiện nay.

Thành quả mà giáo dục của Việt Nam đã nói lên sự trung thành của toàn Đảng, toàn dân ta trong việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo thê hệ cách mạng cho đời sau.

Với tinh thần đó, kết hợp với truyền thống hiếu học của dân tộc, ngày nay nước ta có được sự nghiệp giáo dục đủ năng lực đảm bảo hàng năm thu hút hàng chục triệu con em đến trường. Từ những phòng trào thi đua dạy tốt, học tốt nhằm đảm bảo chất lượng chính trị, tư tưởng, văn hóa và chuyên môn cho thế hệ trẻ.

Việc bồi dưỡng và phát triển con người mới đó sẽ là động lực ton lớn nhằm thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển. Việc giáo dục con người mới đáp ứng yêu cầu của thời đại và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để đáp ứng được yêu cầu đó thì Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thực hiện xã hội hóa giáo dục.

Đại hội VII (1991) Đảng tiếp tục nhận định rằng: Phát triển giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng đã đề ra văn kiện quan trọng. Hội nghị Trung ương II

76

khóa VIII (1996) và Hội nghị Trung ương V khóa VIII với nội dung quyết xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ở nước ta, việc mở mang giáo dục là công việc cấp bách hàng đầu. Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng góp phần nhằm giải phóng các động lực, tiềm năng của con người, là biện pháp cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách. Vì vậy mà viêc giáo dục những con người mới sẽ góp phần xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với tinh thần: giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai.

Nhận thức đúng đắn đó sẽ là động lực thúc đẩy tăng cường đầu tư cho giáo dục, khoa học, y tế và văn hóa, cho các công trình liên quan đến đào tạo con người.

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI khóa IX (2000) về việc thúc đấy, phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ. Ngày 27/06/2005 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố luật giáo dục mới có hiệu lực từ ngày 1/6/2005 gồm 9 chương 120 điều ghi rõ:

"Mục tiêu giáo dục đào tạo là tạo ra con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và chỉ ra phương pháp, mục tiêu đúng đắn cho việc giáo dục toàn diện trong đào tạo. xây dựng và phát triển nhân cách những con người biết học tập để "thật thà phụng sự nhân dân", để đấu tranh bài trừ cái xấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới".

Để nâng cao kết quả thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người Việt Nam mới. Đại học Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản troàn diện trong sự phát triển giáo dục và

77

đào tạo. Củng cố và duy trì thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, đặc biệt các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, xây dựng thêm trường học ở các cấp học phổ thông, bảo đảm số học sinh trong lớp của từng cấp học theo tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Thực hiện thành công định hướng phát triển giáo dục và đào tạo cảu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX là thể hiện sự trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo.

Mặc dù kinh tế nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn song chúng ta phải bổ sung, phân bổ nguồn ngân sách cho các công trình liên quan đến đào tạo con người một cách hợp lý, cần có sự phân bổ ngân sách cho các công trình liên quan đến con người một cách hợp lý từ các cấp học cho đến các vùng. Thực hiện công bằng cho những người nghèo được cộng đồng giúp đỡ, đảm bảo cho những người giỏi phát triển tài năng. Mở rộng các cấp học, bậc học, mở rộng hợp tác quốc tế, cử nhiều sinh viên giỏi đi đào tạo ở nước ngoài và mời nhiều chuyên gia giỏi hợp tác với nước ta trong đào tạo sau đại học ở trong nước; từng bước hiện đại hóa quá trình giáo dục và đào tạo, xây dựng hệ chuẩn đánh giá kết quả học tập...Xây dựng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất nhằm thực hiện đổi mới giáo dục từng bước. Vì vậy cần phải phân bố nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục, bởi không có nguồn đầu tư nào mang lại nguồn lợi như đầu tư vào giáo dục và đào tạo để nhanh chóng có được nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó cần chúng ta phải đổi mới về nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức giáo dục đào tạo.

Về nội dung: Kế thừa giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam,

truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, những người sinh ra trong môi trường giáo dục hiện nay cũng là một nội dung rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Vì vậy cần phải đổi mới nội dung nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả toàn diện về giáo dục, đáp ứng yêu cầu về con người cho phát triển. Phải

78

kết hợp giáo dục đào tạo con người một cách toàn diện trên cả 4 mặt: đức, trí, thể, mỹ. Phải đặt đạo đức, lý tưởng sống của mình vì mọi người lên hàng đầu. Hai mặt "tài" và "đức" không thể tách rời nhau, trong đó "đức" là gốc và là nền tảng để cho tài năng hình thành và phát triển.

Về phương pháp giáo dục: Cần kết hợp phương pháp giáo dục truyền

thống với phương pháp hiện đại, kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục. Bên cạnh đó cần dựa trên phương pháp luận Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo để giáo dục có hiệu quả tốt nhất.. Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở một niềm tin sâu sắc vào con người, vào khả năng giáo dục để con người phát triển những mặt tốt nhất, khắc phục xóa bỏ những cái xấu để hoàn thiện nhân cách:

"Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải là cho mỗi phần

tốt ở trong con người này nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng" [44;218].

Về hình thức giáo dục và đào tạo: Chúng ta cần phải tổ chức những

chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo. Thực hiện các hình thức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới, đồng thời phải định hướng và trang bị cho học sinh những kiến thức nghề nghiệp để học lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng và nhu cầu của thị trường lao động cũng như để người học sau khi tốt nghiệp có thể tìm kiếm việc làm phù hợp và sẵn sàng tham gia vào quá trình đào tạo và lao động sản xuất.

Trong thời đại mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể vận dụng hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng con người mới xã họi chủ nghĩa. Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới ở nước ta đã chứng minh việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới vào chiến lược phát triển con người không chỉ là bài học

79

hôm nay mà còn là bài học mai sau. Những giá trị đó vẫn còn trường tồn trong lịch sử, như kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Nhà nước trong thực hiện chiến lược xây dựng con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

KẾT LUẬN

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Một dân tộc có cường thịnh, hùng mạnh hay không phụ thuộc vào sự quy tụ sức người, sức đại đoàn kết dân tộc. Từ việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người Việt Nam mới đã cho thấy được vị thế, vai trò to lớn của con người trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Vì vậy việc chăm lo bồi dưỡng con người, đặc biệt là thế hệ trẻ luôn phải chú trọng thường xuyên bởi

80

"trồng người" là công việc "trăm năm", không thể nóng vội "một sớm một chiều",

không thể làm một lúc là xong, cũng không phải là sự tùy tiện, đến đâu hay đến đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực bền bỉ trong suốt cuộc đời của mỗi con người, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Do vậy chăm lo cho thế hệ sau không được coi nhẹ, sao nhãng sự nghiệp giáo dục.

Tư tưởng về giáo dục con người của Đảng cộng sản Việt Nam nhất quán với tư tưởng về giáo dục con người của Hồ Chí Minh. Sự nhất quán đó đã được thể hiện thông qua đường lối lãnh đạo cách mạng và quá các chủ trương chính sách của Đảng trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, tư tưởng đó tiếp tục được Đảng ta quán triệt vận dụng và phát triển. Con người Việt Nam đang là trung tâm trong "chiến lược phát triển toàn diện", đang là động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới với những mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên hủ nghĩa xã hội"

Thấm nhuần và thực hiện những tư tưởng đúng đắn, sâu sắc của Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới, nhiều thế hệ cách mạng đã nhanh chóng trưởng thành, đóng góp công lao to lớn vào sự phát triển của dân tộc. Họ đã chiến đấu và chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đã và đang tích cực “xây dựng lại đất nước ta to đẹp hơn, đàng hoàng hơn”, như mong ước cháy bỏng của Hồ Chí Minh trước khi từ biệt thế giới này.

Hiện nay, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thế hệ thanh niên Việt Nam luôn kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Hồ Chí Minh đã dày công vun trồng. Họ đã và đang chứng tỏ bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của mình. Họ đang ra sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện về mọi phương diện, tích cực lao động sản xuất, tiến vào khoa học - công nghệ. Có thể nói thế hệ thanh niên Việt Nam hôm nay xứng đáng với niềm tin yêu, sự khen ngợi và kỳ vọng của Hồ Chí Minh: “Đoàn viên và thanh

81

niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ” [53;498].

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như của xu thế toàn cầu hoá và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận trẻ tuổi có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại, như nhạt phai lý tưởng, chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa. Những biểu hiện đó, trước hết là nguy cơ đe doạ tương lai của chính bản thân thanh niên, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội hiện nay. Mặt khác, cũng cần thấy rằng, các thế lực thù địch đang chờ đợi và sẽ ra sức khai thác, lợi dụng những hiện tượng đó để tiến hành chiến lược “diễn biến hoà bình” nhằm chống phá và ngăn chặn sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, hơn bao giờ hết, toàn Đảng, toàn dân ta càng phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ; coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, liên quan trực tiếp đến tương lai của đất nước.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 80)