Giáo dục thẩm mỹ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 66)

Con người ai cũng muốn vươn tới “chân, thiện, mỹ”. Bản chất nhân văn luôn tiềm ẩn trong con người. Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc điều đó nên trong quá trình giáo con người mới, Hồ Chí Minh đã biết gạn đục, khơi trong, động viên, tạo điều kiện để mọi người dù xuất thân từ những người “người nô lệ, bị áp bức”, “người cùng khổ”, những công nhân, nông dân, trí thức.. vươn lên trở thành

62

những anh hùng, dũng sĩ, những người lao động giỏi “những thánh nhân đời nay” [45;559]. Theo Hồ Chí Minh cần phải giáo dục phát triển năng lực, nâng cao

trình độ thẩm mỹ con người mới Việt Nam để họ hiểu biết ngày càng sâu hơn mối quan hệ thẩm mỹ giữa con người với hiện thực, “để phân biệt cái gì đẹp, cái gì không đẹp” [41;575]

Trong cuộc sống, luôn không ngừng phấn đấu vươn tới cái hay, cái đẹp, cái cao cả nhằm từng bước hoàn thiện bản thân, kiên quyết đấu tranh chống lại thói hư tật xấu, những việc làm phản nhân văn, đi ngược lại sự tiến bộ của xã hội, làm băng hoại nhân cách con người. Với những hiểu biết ngày càng cao các tri thức về mỹ học, mỗi người có thể thẩm định, đánh giá đúng đắn các công trình, tác phẩm nghệ thuật trong và ngoài nước, góp phần bảo tồn, nâng cao những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc và biết tiếp thu những cái hay, cái đẹp, cái cao cả của di sản văn hóa nhân loại để làm giàu cho nhận thức của bản thân và nền văn hóa mới Việt Nam. Cũng có thể, bản thân họ trở thành những người sáng tạo ra những tác phẩm âm nhạc, hội hoạ, thi ca…có giá trị để phục vụ đông đảo công chúng yêu nghệ thuật. Thực tiễn công cuộc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam đã chứng minh điều đó.

Việc phát triển năng lực thẩm mỹ của con người mới, Hồ Chí Minh đặc biết chú ý phải quan tâm giải quyết những vấn đề chủ yếu sau:

Cần xây dựng định hướng thẩm mỹ đúng đắn:

Định hướng thẩm mỹ luôn gắn với lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức của xã hội. Lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc với việc xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Với việc yêu cầu ở mỗi con người là phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công

vô tư”; là “một lòng, một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc” [42;120]. Lý

tưởng đó chi phối quan điểm thẩm mỹ của con người mới cũng như định hướng cho mọi hoạt động văn hóa, nghệ thuật ở Việt Nam. Định hướng thẩm mỹ của nhân dân ta, của nền nghệ thuật cách mạng mà Hồ Chí Minh luôn khẳng định là “dân tộc,

63

Hồ Chí Minh cho rằng, chỉ trên định hướng thẩm mỹ đúng đắn cái đẹp, cái tốt, cái đúng, cái cao cả, cái anh hùng,…qua đó nâng cao trình độ thẩm mỹ, năng lực sáng tạo trong xây dựng những quan hệ xã hội mới giàu tính nhân văn, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị phục vụ đông đảo nhân dân.

Cần bồi dưỡng kiến thức mỹ học, nâng cao trình độ thẩm mỹ: Hồ Chí Minh

chủ trương bồi dưỡng, nâng cao sự hiểu biết thẩm mỹ cho con người mới không phải bằng khái niệm, phạm trù, thuật ngữ trừu tượng, khó hiểu, mang tính bác học mà bằng việc phân tích, đánh giá, chỉ ra cho họ thấy được cái hay, cái đẹp, cái tốt trong truyền thống văn hóa, nghệ thuật dân tộc, những tinh hoa văn hóa nhân loại để nhân dân ta dễ tiếp thu, Hồ Chí Minh viết:

“Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn. Những sáng tác ấy là những viên ngọc quý” [43;552] hay “tiếng Việt ta rất phong phú, ta phải làm giàu thêm

tiếng của ta” [50;552]. Không chỉ vậy “nhân dân ta có truyền thống kể chuyện

ngắn gọn mà lại có duyên. Các chú phải học cách kể của quần chúng, nên kèm theo nhiều tranh vẽ dễ hiểu và đẹp” [50;553].

Hồ Chí Minh ca ngợi và chỉ ra vẻ đẹp giàu tính nhân văn cũng như khát vọng lớn lao của nhân loại được thể hiện sinh động ở hình tượng con chim bồ câu hoà bình do danh hoạ Pi-cát-sô vẽ:

“Biểu hiện một cách rực rỡ lòng tin mãnh liệt…vào sự vươn tới hoà bình không có gì ngăn cản nổi của nhân dân các dân tộc” [44;388].

Hơn nữa, Hồ Chí Minh còn khẳng định phải ca ngợi, đề cao, cổ vũ những tập thể, cá nhân anh hùng trong chiến đấu và sản xuất; những điển hình tiên tiến, những “người tốt, việc tốt” trong đời sống của xã hội, vì “đó là những bông hoa

rất đẹp trong vườn hoa chung của dân tộc” [50;548]. Từ đó Hồ Chí Minh yêu

cầu phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn những việc ấy bằng văn,

bằng thơ, bằng vẽ và bằng nghệ thuật khác…” [44;561]; “phải ca tụng chân thật những con người mới, việc mới chẳng những để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay mà còn để giáo dục con cháu ta đời sau” [44;646].

Ở Hồ Chí Minh, đó là một trong những cách tốt nhất để giáo dục thẩm mỹ cho quần chúng, nâng cao sự hiểu biết của mỗi người về cái hay, cái đúng, cái tốt,

64

cái đẹp, cái anh hùng, qua đó định hướng, cỗ vũ họ không ngừng vươn tới những giá trị cao cả của chân, thiện, mỹ vì:

“Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục rất sinh động và

có sức thuyết phục lớn”[50;551]; “làm như thế văn nghệ sĩ…có lực lượng giúp

đỡ nhân dân tiến bộ hơn nữa”[41;325] trong nhận thức “đối với cái thiện, cái

mỹ, với hoà bình nhân loại” [41;388].

Cần khuyến khích và tạo điều kiện cho mỗi người hướng tới cái tốt, cái đẹp, cái cao cả đồng thời đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu xa, lạc hậu, phản tiến bộ, phi nhân văn.

Đối với Hồ Chí Minh xây dựng định hướng thẩm mỹ đúng đắn cũng như bồi dưỡng, không ngừng nâng cao kiến thức thẩm mỹ cho con người mới đều nhằm mục đích hướng nhận thức và hành động của con người mới tới cái hay, cái đẹp, cái đúng, cái cao cả. Đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu, những đồi phong, bại tục, những việc làm thấp hèn, phản văn hóa, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Thông qua cuộc đấu tranh bảo vệ cái đúng, cái tốt, cái đẹp chống lại cái xấu, cái sai, những việc làm thiếu văn hóa, phi nhân tính để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp có giá trị thẩm mỹ cao trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng trong xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Vấn đề này Hồ Chí Minh viết:

“Các báo chí phải khuyến khícrh người tốt, việc tốt và thẳng thắn phê bình những điều xấu như: Lười biếng, tham ô, lãng phí, quan liêu” [46;57]; “đối với những thói xấu…văn nghệ cũng phải phê bình rất nghiêm khắc nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh tốt đẹp”[44;646].

Hồ Chí Minh ca ngợi, đề cao những việc làm giàu tính thẩm mỹ hay phê phán nghiêm khắc những hành động phản nhân văn suy cho cùng đều nhằm “làm

cho phần tốt trong mỗi người nảy nở như hoa nở mùa xuân” [50;558] và “tạo ra cái mới mẻ tốt tươi”[50;505] trong đời sống mỗi người và trong toàn xã hội.

Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng để khuyến khích động viên, tạo điều kiện cho con người hướng tới những giá trị cao đẹp “chân, thiện, mỹ" thì khi khen hay chê phải “chân thật” mới có tác dụng.

65

Phát triển, nâng cao trình độ và năng lực thẩm mỹ của con người mới là vấn đề mà Hồ Chí Minh rất quan tâm. Với những tư tưởng, quan điểm đúng đắn và biện pháp tích cực, Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam, những định hướng thẩm mỹ đúng đắn, phù hợp, cũng như những hiểu biết phong phú về cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái cao cả…thông qua việc định hướng giá trị và giáo dục thẩm mỹ đó, con người mới Việt Nam đã có nhận thức đúng đắn về cái đẹp, cái đúng, cái sai, cái cao cả, cái thấp hèn…Từ đó nổ lực vươn tới những giá trị cao quý của chân, thiện, mỹ, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách của bản thân, đóng góp tích cực cho xã hội mới.

Có thể nói quan điểm giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh được thể hiện không chỉ ở việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cách mạng mà còn ở việc giáo dục trình độ chính trị, tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, phát triển thể lực cho tới nghệ thuật thẩm mỹ...Quan điểm trên đã tô thêm những giá trị to lớn đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nước ta trong tương lai.

2.1.4. Phƣơng châm giáo dục

Hồ Chí Minh coi đào tạo con người là vấn đề chiến lược. Để giáo dục lớp trẻ có hiệu quả, theo Hồ Chí Minh phải có sự đánh giá đúng vị trí vai trò của họ, đồng thời phải xây dựng một nội dung giáo dục toàn diện phù hợp với lứa tuổi. Phải kết hợp nhiều phương châm giáo dục mang tính cách mạng khoa học. Vì vậy, Hồ Chí Minh chỉ ra những nguyên tắc, phương pháp khoa học và cách mạng để giáo dục con người mới một cách tích cực, chủ động, sáng tạo của con người, thông qua đó mà hình thành nên con người mới. Dưới đây là một vài phương châm giáo dục thế hệ trẻ được Hồ Chí Minh quan tâm nhiều nhất.

Kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, lý luận đi liền với thực tiễn.

Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, nên ngay khi chúng ta giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ khi học lý luận và các môn khoa học khác phải lấy thực tiễn làm ví dụ minh họa, chứng minh cho sự đúng đắn của lý luận.

66

Hồ Chí Minh nhiều lần căn dặn giáo viên và học sinh, gắn việc dạy và học với thực tế cuộc sống và đời sống nhân dân. Hồ Chí Minh phê phán lối giáo dục sách vở, biến con người thành những con mọt sách, những kẻ nói suông, xa rời với nguyện vọng chân chính của đồng bào, văn hoa chữ nghĩa mà không có tác dụng gì. Hồ Chi Minh nói:

"Học phải suy nghĩa, việc học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm

và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau" [45;331]

Đây là sự khác biệt chủ yếu của phương châm giáo dục nhà trường cũ với phương châm giáo dục của nhà trường mới.

Lý luận: Phải dạy lý luận Mác - Lênin cho mọi người. Hồ Chí Minh biết lý luận mà không thực hành thì cũng vô ích.

Học lý luận không phải để nói mép, nhưng biết lý luận mà không thực hành là lý luận suông. Học là để áp dụng vào việc làm. Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đếm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp. Có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng làm cho đúng.

Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kĩ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính.

Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế.

Những cán bộ cao cấp và trung cấp mà có sức nghiên cứu lý luận, thì ngoài việc học tập chính trị và nghề nghiệp đều cần học thêm lý luận.

Ngoài lý luận phải dạy công tác. Ví dụ: về các việc Tổng động viên, thi đua Ái quốc, thu thuế bằng thóc...phải giải tích thế nào cho dân hiểu, phải động viên thế nào, sắp đặt việc thế nào. Việc thắng lợi ngoại giao vừa rồi, phải xem xét ảnh hưởng đối với ta như thế nào, đối với địch thế nào, đối với trong nước thế nào, đối với quốc tế thế nào để lợi dụng được hết ảnh hưởng của thắng lợi đó. Những việc như thế đều phải dạy cho cán bộ và đồng chí biết.

67

Đồng thời phải chú ý dạy văn hóa cho những đồng chí kém văn hóa để giúp cho họ tiến bộ về lý luận, công tác.

Mỗi người phải biết một nghề để sinh hoạt. Riêng về cán bộ, ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phải biết chuyên môn về ngành ấy. Ví dụ những đồng chí lãnh đạo hỏa xã phải biết chuyên môn về hỏa xa, có thể lãnh đạo mới sát.

Vậy cần phải huấn luyện như thế nào?

Cốt thiết thực chu đáo hơn tham nhiều.

Việc cốt yếu là phải làm cho người học hiểu thấu vấn đề. Nhưng hiểu thấu cũng có nhiều cách: có cách hiểu thấu thật, tỉ mỉ nhưng dạy theo cách đó sẽ tốn nhiều thì giờ. Trái lại cũng có cách dạy bao quát mà vẫn làm cho người học hiểu thấu được. Ví dụ: muốn dạy cho người ta biết con voi là thế nào thì có thể nói tỉ mỉ bộ xương của nó ra sao, nó có mấy cái răng, nó sống thế nào, sống được mấy năm...Nhưng nếu chưa thể dạy kĩ như thế được thì cũng có thể nói cho người ta biết bao quát hình thù của con voi như: mình nó to bằng ba bốn con trâu, nó có chân lớn như cột nhà, hai tai to như hai cái quạt, một cái vòi và hai cái ngà ở đầu...Như thế người học không thể lầm con voi với con tôm, con mèo hay con bò được. Hơn nữa, khi nói đến chuyện săn voi hay bắt voi, người ta cũng không nghĩ lầm được rằng có thể dùng lưỡi câu mà móc hay dùng roi, dùng gậy mà đánh. Như thế là người học dùng được sự hiểu biết của mình vào việc làm một phần ào. Trái lại, nếu thì giờ ít, trình độ còn kém, mà cứ cặm cụi lo nghiên cứu tỉ mỉ cái ngà voi không chẳng hạn, thì khi trở về lại tưởng lầm con voi là cái ngà, không lợi ích gì cả.

Huấn luyện từ dưới lên trên

Các ban huấn luyện không nên ôm đồm. Phải lấy người cấp dưới lên huấn luyện rồi lại trở lại cấp dưới để họ huấn luện cho cấp dưới nữa. Trung ương huấn luyện cho các khu, các tỉnh, các cán bộ ở khu và tỉnh phải huấn luyện cho các cán bộ huyện, xã. Như thế đỡ tốn công, đỡ tốn thì giờ, và cán bộ huấn luyện cho cấp dưới gấn mình là sát hơn. Nhưng muốn huấn luyện theo lối này thì phải huấn luyện cho chu đáo. Đừng bôi bác, nếu ở trên bôi bác thì ở dưới càng sai lệch.

68

Phải gắn liền lý luận với công tác thực tế

Trung ương cũng có những chỉ thị về chủ trường chính sách, Ban huấn luyện phải có những tài liệu dựa theo tình hình cụ thể, kinh nghiệm công tác để giải thích những chủ trường chính sách đó. Như vậy thì lý luận mới khỏi bị tách rời thực tế. Lý luận là để cốt áp dụng vào thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyển lý luận nếu không biết đem vào vận dụng trong thực hành thì giống như một cái hòm đựng sách.

Huấn luyện phải nhằm đúng nhu cầu

Ban huấn luyện phải liên lạc mật thiết với các cơ quan tuyên truyền, dân vận, chính quyền. Huấn luyện cán bộ là cốt để cung cấp cán bộ cho các ngành công tác: Đoàn thể, mặt trận, Chính quyền, Quân đội. Các ngành công tác như là người tiêu thụ hàng. Ban huấn luyện như là người làm ra hàng.Làm ra hàng phải

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)