Tƣ tƣởng giáo dục con ngƣời Việt Nam mới của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo ở nƣớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 78)

sự nghiệp giáo dục đào tạo ở nƣớc ta hiện nay

Tư tưởng giáo dục con người mới của Hồ Chí Minh có ảnh hưởng rất lớn đối với công cuộc xây dựng một nền giáo dục mới. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt một cách chặt chẽ quan điểm "ai cũng được học hành".

Công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong những năm qua cho thấy, trước sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, sự mở cửa, hội nhập đã xuất hiện không ít tư tưởng coi thường các giá trị tốt đẹp của nhân cách con người, những phẩm chất đạo đức truyền thống, những định hướng thẩm mỹ đúng đắn, một bộ phận không nhỏ trong xã hội chưa nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của thế hệ trẻ.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ giúp chúng ta nhận thức được việc giáo dục, đào tạo con người mới là một vấn đề chiến lược cơ bản của cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp lâu dài đầy khó khăn, thử thách của nhiều thế hệ, việc bàn giao giữa các thế hệ không chỉ trao lại những gì đã có mà quan trọng hơn, khó khăn hơn nhiều là chuẩn bị cho thế hệ sau những gì cần thiết để họ có khả năng giữ gìn bảo tồn và phát huy những thành quả quý báu mà các thế hệ trước đã tạo ra, vượt lên những gì thế hệ trước mong muốn nhưng chưa làm được, đồng thời có khả năng thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng trong mỗi chăng đường lịch sử. Điều đó có nghĩa

74

giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ, thế hệ cách mạng cho đời sau là một quy luật của sự vận động lịch sử.

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Bồi dưỡng thế hệ trẻ là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị. Nhưng bồi dưỡng thế hệ trẻ trực tiếp vẫn là trách nhiệm của thế hệ đi trước, thế hệ cha anh, lớp người đang giữ vai trò chủ chốt trong guồng máy kinh tế xã hội, đang lao động, chiến đấu, công tác và quản lý các mặt đời sống của đất nước.

Yếu tố quyết định nhất là sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, khi nói đến thế hệ trẻ, trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã căn dặn:

“Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”[50;510].

Đoàn thanh niên cộng sản, Hội Liên hiệp thanh niên có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trực tiếp tổ chức và bồi dưỡng thế hệ trẻ. Là cánh tay đắc lực và đội hậu bị của Đảng, Đoàn phải làm cho mọi quan điểm của Đảng được quán triệt trong thế hệ trẻ: tập hợp, tổ chức, giáo dục, bồi dưỡng thanh niên thành những con người mới, xứng đáng với danh dự và trách nhiệm yêu cầu và nhiệm vụ mà Đảng giao phó, thực sự là đội xung kích trên các mặt trận xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xứng đáng là đàn anh phụ trách dìu dắt thiếu niên, nhi đồng.

Trách nhiệm giáo dục, bồi dưỡng con người mới còn chính là trách nhiệm của bản thân con người. Hồ Chí Minh đã từng nói với thế hệ trẻ: có vinh dự lớn thì cũng có trách nhiệm nặng. Phải làm cho ý thức trách nhiệm trong học tập, trong rèn luyện trở thành thường trực của thế hệ trẻ, ngay từ tuổi thiếu niên, nhi đồng. Ý thức ấy gắn liền với danh dự, lượng tâm, nghĩa vụ mà mỗi người phải nhận thức đúng đắn và ngày càng đầy đủ hơn. Ý thức ấy phải trở thành động lực để sau này làm chủ được xã hội, làm chủ tự nhiên. Chúng ta thấy rõ rằng nếu thiếu trách nhiệm hoặc vô trách nhiệm đối với người khác, càng không thể có trách nhiệm đối với đất nước, đối với dân tộc.

75

Dưới ánh sáng tư tưởng đó của Hồ Chí Minh, ngay từ khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) diễn ra, Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định rõ nội dung phát triển giáo dục đào tạo trong nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là mục tiêu vì con người, phát triển con người Việt Nam một cách toàn diện.

Những tư tưởng của Hồ Chí Minh là định hướng cho hành động của toàn Đảng, toàn dân. Giáo dục góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng và phát triển đất nước:

"Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai cùng với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em" [14;54]

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 78)