Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, không loại bỏ một ai, không phân biệt thành phần, đẳng cấp nào. Là công dân Việt Nam thì phải luôn đề cao trách nhiệm và bổn phận nhằm hoàn thành sự tốt nghiệp đó. Điều đó chỉ có thể có ở một chế độ xã hội và ở những con người luôn hết lòng vì nước, vì dân.
Khi nước Việt Nam độc lập, việc cần thiết và hơn lúc nào hết cần phải mở trường dạy học để chống lại nạn dốt. Do vậy ngay từ ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho học sinh chia sẻ niềm vui, hạnh phục. Từ đây, mọi người sẽ được hưởng một nền giáo dục toàn diện: một nền giáo dục đào tạo nên những người công dân có ích cho nước Việt Nam.
43
Với mục tiêu "giáo dục là sự nghiệp của toàn dân", Hồ Chí Minh luôn động viên đến từng đối tượng, từ các cháu nhi đồng, học sinh, sinh viên, thanh niên, chiến sĩ, những người nông dân trên đồng ruộng đến những anh chị em công nhân làm việc trong các nhà máy cho đến các dân tộc thiểu số vừng sâu, vùng xa...tất cả mọi người đều phải học không ngừng. Tùy từng đối tượng mà Hồ Chí Minh có cách quan tâm, khuyên nhủ khác nhau, mọi người phải học thật tốt sao cho "tất cả đồng bào Việt Nam đều biết đọc, biết viết".
Với thế hệ nhi đồng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Giáo dục nhi đồng là một khoa
học" [39;713]. Nên Hồ Chí minh khuyên các cháu cần phải ra sức học hành: "Vì tương lai con em, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành đều phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt, phải có kế hoạch cụ thể chăm sóc, giáo dục các cháu" .[42;467].
Đó chính là con đường đúng đắn trong việc đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau. Làm như thế chính là làm cho con em chúng ta thành những trò giỏi, con ngoan, bạn tốt và mai sau là những công dân dũng cảm, cán bộ gương mẫu, người chủ xứng đáng của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đặc biệt Hồ Chí Minh rất quan tâm đến thế hệ thanh niên, sinh viên - bởi đây là lực lượng chủ công của kháng chiến kiến quốc, Hồ Chí Minh không quên giáo dục thanh niên vươn lên để hoàn thành trọng trách của mình trước sứ mệnh lịch sử. Hồ Chí Minh chỉ bảo thanh niên muốn xứng đáng là người chủ tương lai thì "hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra sức làm việc,
học tập để chuẩn bị cho cái tương lai đó". [49;174]
Không chỉ thế hệ nhi đồng, thế hệ thanh niên, sinh viên mà với các chiến sĩ, ngày đêm đấu tranh cho độc lập, tự do của tổ quốc, Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm, luôn khuyến khích, động viên họ tranh thủ học tập, để nâng cao hiểu biết, tạo ra sức mạnh trong chiến đấu:
"Phải cố gắng học tập về mọi mặt: chính trị, quân sự...Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại". [63; 318 - 319]
Đồng thời bộ phận tầng lớp trí thức cũng như người lãnh đạo quân đội cũng cần phải học để nâng cao trình độ chỉ huy, vai trò lãnh đạo của mình.
44
Hơn hết là lực lượng đông đảo nhất là những người nông dân, mặc dù cuộc sống của họ gắn liền với đồng ruộng, con trâu, cái bừa nhưng Hồ Chí Minh cũng khuyên nhủ:
"Nông dân đại đa số phải có văn hóa, phải biết văn hóa, như có quyển số phải ghi tỏ mấy người, không biết chữ thì không làm được, rồi phải biết chấm công, chia điểm, lại càng phải có văn hóa" [42;244].
Nông dân thì vậy, còn với công nhân, ngày đêm làm việc trong các nhà máy, công xưởng song vẫn phải cố gắng học tập, trao đổi kinh nghiệm để ngày tiến bộ.
Còn những người phụ nữ, phần nửa của xã hội được Hồ Chí Minh nhìn nhận một cách công bằng, không phân biệt nam nữ. Vì vậy mà trong việc nâng cao hiểu biết cũng vậy nên chị em cũng phải cố gắng học tập, học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp để ngày càng tiến bộ.
Với các em ở các làng bản, vùng sâu, vùng xa: Ngay sau ngày Quốc Khánh, Hồ Chí Minh thực hiện ngay chính sách đoàn kết các dân tộc, mở trường dân tộc nội trú cho các con em ở làng bản vùng sâu, vùng xa, đưa cán bộ trí thức đến tận buôn, rẫy...dạy cho các dân tộc biết cái chữ, biết cái bụng không tốt của bọ Tây, để mọi người biết yêu thương liên kết nhau lại, góp sức cùng Đảng và Nhà nước đánh đuổi thực dân Pháp để mang lại ánh sáng văn hóa về cho bản làng. Trong thư gửi học sinh miền núi nhân ngày khai giảng, Hồ Chí Minh căn dặn:
"Các cháu thuộc nhiều dân tộc và ở nhiều địa phương nhưng các cháu đều là con em của đại gia đình chung là gia đình Việt Nam, đều có Tổ Quốc chung là Tổ Quốc Việt Nam...Nhiệm vụ của các cháu là thi đua học tập để sau này góp phần vào việc mở mang quê hương của mình và việc xây dựng nước Việt Nam yêu quý của chúng ta". [48;129].
Hồ Chí Minh còn cho rằng các vị bô lão, các cụ cao tuổi cho tới những thương bệnh binh và những người tàn tật cũng vẫn phải học tập suốt đời, làm gương cho thế hệ trẻ.
45
"Giáo dục cho tất cả nghĩa là không trừ một ai...Tất cả đều phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức". [42;126]
Với sự quan tâm giáo dục tới từng đối tượng từ già, trẻ, gái, trai và các dân tộc của Hồ Chí minh có thể nói là vô hạn. Hồ Chí Minh nói không có sức mạnh nào bằng sức mạnh của nhân dân. Chính từ lý do đó mà Hồ Chí Minh đã chỉ rõ đối tượng của giáo dục chính là toàn dân. Chính sự phát triển về trí tuệ của nhân dân sẽ là sức mạnh to lớn cho mọi thắng lợi của dân tộc, góp phần quan trọng trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển đất nước ngày càng hùng cường hơn.