Giáo dục lý tƣởng cách mạng.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 52)

48

Theo C.Mác, lý tưởng cách mạng là lợi ích chân chính của con người. Việc thực hiện lý tưởng cách mạng chính là quá trình đấu tranh để thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của mỗi con người. Hay lý tưởng cách mạng chính là những khát vọng về lợi ích đã trở thành tình cảm và lý trí, lương tâm và danh dự của con người, của một thế hệ, một cộng đồng. Cho nên giáo dục lý tưởng cho con người Việt Nam mới luôn được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm.

Trong cuộc sống không thể không có lý tưởng. Lý tưởng là sức mạnh kì diệu để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nếu không có lý tưởng con người sẽ mất phương hướng, thiếu niềm tin, cuộc sống sẽ không có ý nghĩa. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đặt ra yêu cầu cần phải có những con người tiên tiến, có giác ngộ cách mạng cao. Nếu như không có những con người biết hi sinh xả thân vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì không thể vượt qua muôn vàn những khó khăn, thử thách để tiến tới một xã hội phồn vinh, thịnh vượng. Bởi thế mà ngay từ đầu trong sự nghiệp giáo dục, Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu trang bị cho con người Việt Nam lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Đó là lý tưởng tiên tiến nhất thời đại, đã giúp cho con người Việt Nam có một thế giới quan khoa học, một lẽ sống, niềm tin đúng đắn. Khẳng định được tầm quan trọng của việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho nhân dân trong thời kỳ cách mạng mới. Do vậy cần phải bồi dưỡng cho thế hệ con người mới có được nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, nâng cao ý chí phấn đấu vì lý tưởng cao cả là độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau cần phải liên tục và toàn diện. Giáo dục và học tập phải chú ý đến các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất.

Cả quá trình hoạt động đấu tranh gian khổ, Hồ Chí Minh luôn dày công dẫn dắt các thế hệ thanh niên đến với lý tưởng cách mạng và thực hiện đấu tranh cho lý tưởng cách mạng đó: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà.

Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn do các thanh niên"

49

thanh niên phải được giáo dục, giác ngộ lý tưởng sống và phấn đấu cho lý tưởng đó. Không có lý tưởng thanh niên sẽ không nhận được một cách sâu sắc giá trị đích thực của cuộc sống.

"Thanh niên muốn là chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cho cái tương lai đó" [38;.402]

Cùng với đó thì việc xuất phát từ chính đặc điểm của độ tuổi thì thế hệ thanh niên là những người hăng hái, tinh thần xung phong cao, có chí tiến thủ, luôn ấp ủ những ước mơ, hoài bão cao đẹp, mong muốn cống hiến hết sức trẻ của mình để phụng sự nhân dân, phụng sự đất nước:

"Người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả

của mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên thế giới" [44;372]

Nhưng ngược lại, thế hệ thanh niên là những người chưa từng trải nhiều, chưa đủ kinh nghiệm để có cách suy xét, đánh giá các giá trị, lựa chọn giá trị theo sự chỉ dẫn sáng suốt của ý chí. Vậy nên nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng Việt Nam phải gây dựng một phong trào thanh niên to lớn và mạnh mẽ. Muốn đạt được mục đích đó thì mỗi thanh niên, nhất là mỗi cán bộ phải kiên quyết làm bằng được những điều sau:

"Các sự hi sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng

thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước (tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc)

Các việc đáng làm, thì có khó mấy cũng quyết làm cho kì được

Ham làm những việc ích quốc, lợi dân. Không ham địa vị và công danh phú quý.

Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc

Quyết tâm làm gương về mọi mặt, siêng năng, tiết kiệm, trong sạch.

Chớ kiêu ngạo, tự mãn, tự túc, nên nói ít, làm nhiều, thân ái, đoàn kết".

50

Chính bởi lý tưởng cao đẹp đó mà biết bao chiến sĩ cộng sản đã tự giác học tập, chịu sự giáo dục và sự bền bỉ rèn luyện trong thực tiễn cuộc sống, biết bao lớp người đã lên đường chiến đấu, những người con yêu quý của giai cấp công nhân và của dân tộc đã hy sinh.

Việc giác ngộ lý tưởng cách mạng cho thanh niên đã thôi thúc thanh niên tham gia cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945 để đưa đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám thành công.

Hồ Chí minh căn dặn thanh niên chớ đưa ra những chương trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được. Việc gì cũng cần phải thiết thực: nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được.

Có thể thấy rằng, Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực của người cách mạng kiên cường trong đấu tranh chống mọi kẻ thù độc ác và tàn bạo. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh luôn khẳng định sự kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc với ấm no, tự do và hạnh phúc. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh luôn phấn đấu, hi sinh cho lý tưởng cộng sản, cho ý chí và hành động phấn đấu đến cùng vì mục tiêu cộng sản chủ nghĩa.

Lý tưởng mà Hồ Chí Minh hướng tới để giáo dục và giác ngộ con người Việt Nam mới là một lý tưởng nhân văn và cách mạng sâu sắc để hướng tới một xã hội tốt đẹp nhất trong những chặng đường, giai đoạn mà thế hệ con người Việt Nam sẽ phải trải qua.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)