CHƯƠNG 2. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC CON
2.3. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới trong việc giáo dục con người Việt Nam hiện nay
2.3.1. Tư tưởng giáo dục con người Việt Nam mới của Hồ Chí Minh đối với
Tư tưởng giáo dục con người mới của Hồ Chí Minh có ảnh hưởng rất lớn đối với công cuộc xây dựng một nền giáo dục mới. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt một cách chặt chẽ quan điểm "ai cũng được học hành".
Công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong những năm qua cho thấy, trước sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, sự mở cửa, hội nhập đã xuất hiện không ít tư tưởng coi thường các giá trị tốt đẹp của nhân cách con người, những phẩm chất đạo đức truyền thống, những định hướng thẩm mỹ đúng đắn, một bộ phận không nhỏ trong xã hội chưa nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của thế hệ trẻ.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ giúp chúng ta nhận thức được việc giáo dục, đào tạo con người mới là một vấn đề chiến lược cơ bản của cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp lâu dài đầy khó khăn, thử thách của nhiều thế hệ, việc bàn giao giữa các thế hệ không chỉ trao lại những gì đã có mà quan trọng hơn, khó khăn hơn nhiều là chuẩn bị cho thế hệ sau những gì cần thiết để họ có khả năng giữ gìn bảo tồn và phát huy những thành quả quý báu mà các thế hệ trước đã tạo ra, vượt lên những gì thế hệ trước mong muốn nhưng chưa làm được, đồng thời có khả năng thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng trong mỗi chăng đường lịch sử. Điều đó có nghĩa
74
giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ, thế hệ cách mạng cho đời sau là một quy luật của sự vận động lịch sử.
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Bồi dưỡng thế hệ trẻ là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị. Nhưng bồi dưỡng thế hệ trẻ trực tiếp vẫn là trách nhiệm của thế hệ đi trước, thế hệ cha anh, lớp người đang giữ vai trò chủ chốt trong guồng máy kinh tế xã hội, đang lao động, chiến đấu, công tác và quản lý các mặt đời sống của đất nước.
Yếu tố quyết định nhất là sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, khi nói đến thế hệ trẻ, trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã căn dặn:
“Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa
“chuyên”[50;510].
Đoàn thanh niên cộng sản, Hội Liên hiệp thanh niên có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trực tiếp tổ chức và bồi dưỡng thế hệ trẻ. Là cánh tay đắc lực và đội hậu bị của Đảng, Đoàn phải làm cho mọi quan điểm của Đảng được quán triệt trong thế hệ trẻ: tập hợp, tổ chức, giáo dục, bồi dưỡng thanh niên thành những con người mới, xứng đáng với danh dự và trách nhiệm yêu cầu và nhiệm vụ mà Đảng giao phó, thực sự là đội xung kích trên các mặt trận xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xứng đáng là đàn anh phụ trách dìu dắt thiếu niên, nhi đồng.
Trách nhiệm giáo dục, bồi dưỡng con người mới còn chính là trách nhiệm của bản thân con người. Hồ Chí Minh đã từng nói với thế hệ trẻ: có vinh dự lớn thì cũng có trách nhiệm nặng. Phải làm cho ý thức trách nhiệm trong học tập, trong rèn luyện trở thành thường trực của thế hệ trẻ, ngay từ tuổi thiếu niên, nhi đồng. Ý thức ấy gắn liền với danh dự, lượng tâm, nghĩa vụ mà mỗi người phải nhận thức đúng đắn và ngày càng đầy đủ hơn. Ý thức ấy phải trở thành động lực để sau này làm chủ được xã hội, làm chủ tự nhiên. Chúng ta thấy rõ rằng nếu thiếu trách nhiệm hoặc vô trách nhiệm đối với người khác, càng không thể có trách nhiệm đối với đất nước, đối với dân tộc.
75
Dưới ánh sáng tư tưởng đó của Hồ Chí Minh, ngay từ khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) diễn ra, Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định rõ nội dung phát triển giáo dục đào tạo trong nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là mục tiêu vì con người, phát triển con người Việt Nam một cách toàn diện.
Những tư tưởng của Hồ Chí Minh là định hướng cho hành động của toàn Đảng, toàn dân. Giáo dục góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng và phát triển đất nước:
"Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai cùng với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em" [14;54]
2.3.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người trong giai đoạn hiện nay.
Thành quả mà giáo dục của Việt Nam đã nói lên sự trung thành của toàn Đảng, toàn dân ta trong việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo thê hệ cách mạng cho đời sau.
Với tinh thần đó, kết hợp với truyền thống hiếu học của dân tộc, ngày nay nước ta có được sự nghiệp giáo dục đủ năng lực đảm bảo hàng năm thu hút hàng chục triệu con em đến trường. Từ những phòng trào thi đua dạy tốt, học tốt nhằm đảm bảo chất lượng chính trị, tư tưởng, văn hóa và chuyên môn cho thế hệ trẻ.
Việc bồi dưỡng và phát triển con người mới đó sẽ là động lực ton lớn nhằm thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển. Việc giáo dục con người mới đáp ứng yêu cầu của thời đại và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để đáp ứng được yêu cầu đó thì Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thực hiện xã hội hóa giáo dục.
Đại hội VII (1991) Đảng tiếp tục nhận định rằng: Phát triển giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng đã đề ra văn kiện quan trọng. Hội nghị Trung ương II
76
khóa VIII (1996) và Hội nghị Trung ương V khóa VIII với nội dung quyết xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ở nước ta, việc mở mang giáo dục là công việc cấp bách hàng đầu. Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng góp phần nhằm giải phóng các động lực, tiềm năng của con người, là biện pháp cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách.
Vì vậy mà viêc giáo dục những con người mới sẽ góp phần xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với tinh thần: giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai.
Nhận thức đúng đắn đó sẽ là động lực thúc đẩy tăng cường đầu tư cho giáo dục, khoa học, y tế và văn hóa, cho các công trình liên quan đến đào tạo con người.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI khóa IX (2000) về việc thúc đấy, phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ. Ngày 27/06/2005 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố luật giáo dục mới có hiệu lực từ ngày 1/6/2005 gồm 9 chương 120 điều ghi rõ:
"Mục tiêu giáo dục đào tạo là tạo ra con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và chỉ ra phương pháp, mục tiêu đúng đắn cho việc giáo dục toàn diện trong đào tạo. xây dựng và phát triển nhân cách những con người biết học tập để "thật thà phụng sự nhân dân", để đấu tranh bài trừ cái xấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới".
Để nâng cao kết quả thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người Việt Nam mới. Đại học Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản troàn diện trong sự phát triển giáo dục và
77
đào tạo. Củng cố và duy trì thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, đặc biệt các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, xây dựng thêm trường học ở các cấp học phổ thông, bảo đảm số học sinh trong lớp của từng cấp học theo tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Thực hiện thành công định hướng phát triển giáo dục và đào tạo cảu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX là thể hiện sự trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo.
Mặc dù kinh tế nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn song chúng ta phải bổ sung, phân bổ nguồn ngân sách cho các công trình liên quan đến đào tạo con người một cách hợp lý, cần có sự phân bổ ngân sách cho các công trình liên quan đến con người một cách hợp lý từ các cấp học cho đến các vùng. Thực hiện công bằng cho những người nghèo được cộng đồng giúp đỡ, đảm bảo cho những người giỏi phát triển tài năng. Mở rộng các cấp học, bậc học, mở rộng hợp tác quốc tế, cử nhiều sinh viên giỏi đi đào tạo ở nước ngoài và mời nhiều chuyên gia giỏi hợp tác với nước ta trong đào tạo sau đại học ở trong nước; từng bước hiện đại hóa quá trình giáo dục và đào tạo, xây dựng hệ chuẩn đánh giá kết quả học tập...Xây dựng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất nhằm thực hiện đổi mới giáo dục từng bước. Vì vậy cần phải phân bố nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục, bởi không có nguồn đầu tư nào mang lại nguồn lợi như đầu tư vào giáo dục và đào tạo để nhanh chóng có được nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó cần chúng ta phải đổi mới về nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức giáo dục đào tạo.
Về nội dung: Kế thừa giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, những người sinh ra trong môi trường giáo dục hiện nay cũng là một nội dung rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Vì vậy cần phải đổi mới nội dung nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả toàn diện về giáo dục, đáp ứng yêu cầu về con người cho phát triển. Phải
78
kết hợp giáo dục đào tạo con người một cách toàn diện trên cả 4 mặt: đức, trí, thể, mỹ. Phải đặt đạo đức, lý tưởng sống của mình vì mọi người lên hàng đầu. Hai mặt "tài" và "đức" không thể tách rời nhau, trong đó "đức" là gốc và là nền tảng để cho tài năng hình thành và phát triển.
Về phương pháp giáo dục: Cần kết hợp phương pháp giáo dục truyền thống với phương pháp hiện đại, kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục. Bên cạnh đó cần dựa trên phương pháp luận Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo để giáo dục có hiệu quả tốt nhất.. Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở một niềm tin sâu sắc vào con người, vào khả năng giáo dục để con người phát triển những mặt tốt nhất, khắc phục xóa bỏ những cái xấu để hoàn thiện nhân cách:
"Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải là cho mỗi phần tốt ở trong con người này nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng" [44;218].
Về hình thức giáo dục và đào tạo: Chúng ta cần phải tổ chức những chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo. Thực hiện các hình thức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới, đồng thời phải định hướng và trang bị cho học sinh những kiến thức nghề nghiệp để học lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng và nhu cầu của thị trường lao động cũng như để người học sau khi tốt nghiệp có thể tìm kiếm việc làm phù hợp và sẵn sàng tham gia vào quá trình đào tạo và lao động sản xuất.
Trong thời đại mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể vận dụng hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng con người mới xã họi chủ nghĩa. Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới ở nước ta đã chứng minh việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới vào chiến lược phát triển con người không chỉ là bài học
79
hôm nay mà còn là bài học mai sau. Những giá trị đó vẫn còn trường tồn trong lịch sử, như kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Nhà nước trong thực hiện chiến lược xây dựng con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.