Nội dung của giáo dục

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 50)

Muốn đạt mục tiêu chiến lược thì nội dung, phương pháp giáo dục phải toàn diện. Hồ Chí Minh nói: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các

mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất” [44;190]. Đó là sự kết hợp giữa nội dung toàn diện và phương pháp

toàn diện, giữa nhận thức và hành động, lời nói và việc làm, giữa tư tưởng và sự nêu gương thực hành; giữa tư tưởng và lối sống, nếp sống.

Theo Hồ Chí Minh, mục đích của học là để sửa chữa tư tưởng: Hồ Chí Minh cho rằng hăng hái theo cách mạng điều đó rất hay. Nhưng tư tưởng chưa thật đúng là tư tưởng cách mạng, vì thế cần phải học tập để sửa chữa cho đúng. Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng được.

" Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng: Có đạo đức cách mạng thì mới hi sinh tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn.

Học để tin tưởng:

Tin tưởng vào Đoàn thể Tin tưởng vào nhân dân.

Tin tưởng vào tương lai của dân tộc. Tin tưởng vào tương lai cách mạng.

46

Có tin tưởng thì lúc ra thực hành mới vững chắc, hăng hái, lúc gặp khó khăn mới kiên quyết hi sinh

Học để hành: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy. [42;50]

Do đó phải học ở trường, ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn.

Học với mục đích trước mắt là để có kiến thức, có chuyên môn tốt, tay nghề giỏi, làm việc có hiệu quả, có năng suất cao. Mục tiêu lâu dài, cơ bản là học để làm người. Học làm cán bộ tức là phải biết kết hợp làm việc với làm người. Muốn như vậy, phải có đạo đức cách mạng. Nghĩa là sự học phải đi từ học làm người “vì nhân”, “thành nhân” rồi mới đến “thành nghiệp”.

Thực chất nội dung giáo dục con người mới là xây dựng về mặt nhân cách. Nhân cách con người chính là mức độ phù hợp giữa giá trị, thước đo giá trị của từng người với thang giá trị, thước đo giá trị của gia đình, cộng đồng, giai cấp, dân tộc và nhân loại. Nói cụ thể, nội dung giáo dục con người mới là xây dựng một hệ thống giá trị về: lý tưởng, đạo đức, trí tuệ, thể lực, kỹ năng, tâm hồn…làm cho con người có những phẩm chất và năng lực mới, đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hồ Chí Minh chỉ rõ mỗi cấp giáo dục cần nhận thức rõ nhiệm vụ của mình. Đối với bậc Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà.

Ở bậc Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ qua phần nào không cần thiết trong thực tế.

Với Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các cháu. [42;81]

Đối với giáo dục mầm non cần dạy các cháu biết yêu Tổ Quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỉ luật, học văn hóa. Phải làm sao cho trẻ có

47

tính kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải khúm núm, đặt đâu ngồi đấy. Trẻ con trong sáng như tấm gương, cái tốt thì dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu.

"Phải giáo dục cho các cháu đạo đức cộng sản, biết yêu nước, yêu đồng bào, yêu lao động, yêu kỷ luật...Khi giáo dục phải thiết thực, không được làm cho các cháu thành những "con vẹt", làm cho các cháu khi chơi là được học, trong khi học vui vẻ như được chơi" [41;331].

Theo Hồ Chí Minh, nội dung giáo dục và đào tạo con người mới phải toàn diện, xuất phát từ thực tiễn cách mạng, của xã hội và của bản thân sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nội dung trong giáo dục và đào tạo con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện rõ trong bài báo “Gửi các em học sinh” trên báo Nhân dân ngày 24-10-1955, đó là những nội dung:

Đối với các em việc giáo dục gồm có:

"+ Thể dục” Để làm cho thân thể khoẻ mạnh

+ Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm tri thức mới. + Mỹ dục: Để phân biệt cái đẹp, cái gì không đẹp.

+ Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu của công (năm cái yêu)" [42;75].

Các em cần rèn luyện các đức tính thành thật và dũng cảm. Ở trường thì kính thầy, yêu bạn, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau; Ở nhà thì yêu kính và giúp đỡ cha mẹ; Ngoài xã hội thì tùy sức mình mà tham gia những việc có lợi ích chung. Gia đình, trường học và xã hội chăm lo giáo dục, đều nhằm mục đích làm cho thế hệ trẻ mai sau trở thành những công dân tốt, những cán bộ tốt, những người chủ tốt của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Với mục tiêu giáo dục đã đề ra, Hồ Chí minh khẳng định trong mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ phải được giáo dục một cách toàn diện. Nội dung quan điểm giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh được thể hiện đó là: giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo đức cách mạng, nâng cao về mặt trí tuệ, phát triển thể lực và luôn hướng về nghệ thuật thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 50)