Giáo dục thể dục

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 63)

Hồ Chí Minh tiếp cận con người theo tinh thần Mácxit, xem xét con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Vì vậy, theo Người, thể lực, sức khoẻ là mặt rất quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân và cộng đồng. Xây dựng con người trong chế độ xã hội mới cần phải quan tâm nhiều đến thể lực, sức khỏe của con người.

Trong chủ trương xây dựng con người mới phát triển toàn diện, ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến vấn đề thể lực, sức khoẻ, bởi theo Hồ Chí Minh:

“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công” [38;122].

Hồ Chí Minh quan niệm sức khoẻ là sự lành mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Năm 1946, Hồ Chí Minh từng chia sẻ: “khí huyết lưu thông, tinh thần đầy

đủ, như vậy là sức khoẻ”[38;122].

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mối quan hệ khăng khít giữa sức khoẻ của mỗi người dân với sức khoẻ của cả dân tộc, do đó, nâng cao sức khoẻ của cá nhân là góp phần tăng thêm sức khoẻ của toàn xã hội:

“Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khoẻ

mạnh là cả dân tộc mạnh khỏe".[38;122].

Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước. Hồ Chí Minh cho rằng:

"Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai

cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dạy tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí thuyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vật là sức khỏe" [ 38;122]

59

Hồ Chí Minh chỉ ra những biện pháp trong rèn luyện phát triển thể lực, sức khoẻ, đó là:

Một là, cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân

Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển thể lực, sức khoẻ của con người Việt Nam, bởi nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng. Vì vậy, để phát triển con người về thể lực, Hồ Chí Minh quan tâm đến đời sống vật chất, đến chế độ ăn uống của con người, vì đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự tồn tại và phát triển con người. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng và lãnh đạo đất nước, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải chăm lo đời sống vật chất cho nhân dân. Nếu như trước khi giành được chính quyền, mục tiêu cao nhất của cách mạng nước ta là độc lập dân tộc “quyền lợi giải phóng dân tộc cao hơn hết thảy”

[37;198] thì sau khi giành được chính quyền, mục tiêu ăn, mặc, ở, học hành, diệt giặc đói, giặc dốt, những vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của con người, đó là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền cách mạng. Vì thế:

“Chúng ta phải thực hiện ngay: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc.

Làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành”[38;152].

Khi miền Bắc được giải phóng (1954) bước vào thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự cần thiết phải “nâng cao dần mức sống

của nhân dân, đồng thời giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân” [42;48].

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra ác lịêt trên cả hai miền, cả nước dồn sức “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh vẫn dành sự quan tâm lớn đến việc chăm lo đời sống cho người dân: “Chúng

ta phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân, nhất là đời sống của các cháu, của gia đình thương binh, liệt sĩ, đời sống của nhân dân ở các vùng bị bắn phá nhiều…những gia đình đông con thu nhập thấp” [45;573].

Trong Di chúc, Hồ Chí Minh để lại lời căn dặn: “Đảng cần có kế hoạch thật

tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [44;498]. Sự quan tâm của Hồ Chí Minh đến đời sống vật chất của

nhân dân không chỉ bằng lời nói, bằng các chỉ thị mà còn bằng những việc làm cụ thể hàng ngày. Hầu hết các cuộc đi thăm nông dân, công nhân, bộ đội, học sinh…Hồ Chí Minh đều đến kiểm tra các bữa ăn của họ để nắm được chế độ dinh

60

dưỡng của dân cư, trên cơ sở đó có chính sách, biện pháp phù hợp để không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân .

Hai là, tăng cường vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc y tế, luyện tập thể dục, thể thao.

Cùng với việc cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người, vấn đề vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc y tế là một điều kiện vô cùng quan trọng để phát triển thể lực, sức khoẻ cho con người mới. Sinh thời Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề này. Theo Người, để làm tốt công tác bảo vệ và phát triển sức khoẻ cho nhân dân cần phải gỉai quyết được hai vấn đề cơ bản, đó là vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc, cứu chữa người bệnh một cách chu đáo, có hiệu quả.

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở nhân dân, các cấp, các ngành phải giữ gìn môi trường sống sạch sẽ như trồng cây xanh, lấp các ao tù, nước đọng, tiêu diệt ruồi muỗi vá các côn trùng gây ra các bệnh dịch nên cần:

“Phải kết hợp việc tiêu diệt ruồi muỗi với những công tác vệ sinh khác như

diệt chuột, quét dọn nhà cửa, đường sá, lấp các vũng nước bẩn” [43;191].

“Phải ra sức tiêu diệt những kẻ độc ác là ruồi muỗi để trừ bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân” [43;190].

"Phải thực hiện “ăn sạch, uống sạch, mặc sạch, ở sạch thì mới có sức khoẻ” [44;322].

Theo Hồ Chí Minh, đây là những vấn đề rất quan trọng không chỉ nhằm “bảo vệ sức khoẻ của nhân dân” mà còn “có ý nghĩa chính trị nữa, có quan hệ đến kinh tế và văn hóa” .Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng:

“Cần phải gây một phong trào, vệ sinh phòng bệnh rộng khắp và bền bỉ”

[44;335]

Mặt khác cần: “Phải huy động quần chúng và dựa vào lực lượng của quần

chúng” [43;191] thì mới có thể giải quyết tốt vấn đề vệ sinh, phòng bệnh, bảo vệ

và phát triển thể lực, sức khoẻ của nhân dân.

Cùng với thực hiện vệ sinh, phòng bệnh tích cực, chủ động, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải kịp thời cứu chữa và chăm sóc chu đáo về y tế đối với người

61

bệnh, ngoài việc dùng thuốc, người thầy thuốc “còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”[49;395].

Hơn nữa, ngành y tế muốn chăm sóc ngày càng tốt hơn sức khoẻ của nhân dân thì phải tìm mọi cách “chế tạo được… thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách gì mới làm cho việc y tế tiến bộ nhanh chóng:

"Mỗi bác sĩ, nhân viên trong ngành “phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt…lương y phải kiêm từ mẫu” [41;.88].

Trong tư tưởng xây dựng, phát triển con người mới về mặt thể lực, sức khoẻ, Hồ Chí Minh chú trọng việc rèn luyện tập thể dục, thể thao. Hồ Chí Minh coi đây là biện pháp có tác dụng to lớn để nâng cao thể lực, bảo vệ, phát triển sức khoẻ con người. Vì vậy, ngay sau khi nước nhà giành được độc lập. Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Chỉ rõ mối quan hệ giữa luyện tập thể dục, thể thao với sức khoẻ con người, Hồ Chí Minh viết:

“Muốn giữ gìn sức khoẻ thì phải thường xuyên tập thể dục thể thao”[52;116], “tập thể dục đặng giữ gìn và bồi đắp sức khoẻ" [40;261]. Từ đó, Hồ Chí Minh cho

rằng, “chúng ta nên phát triển phong trào thể dục thể thao rộng khắp”[40;116] và Hồ Chí Minh coi việc rèn luyện thân thể, “luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn

phận của mỗi người dân yêu nước” [44;212]. Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm

gương sáng về tinh thần tập luyện thể dục thể thao “tự tôi ngày nào cũng tập” [40;212].

Hồ Chí Minh đã chỉ ra một cách cụ thể về giáo dục nói chung và giáo dục thể lực nói riêng đó là:

“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần

có sức khỏe mới thành công…Vậy nên luyện tập thể dục, bổi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước”.[58;122]

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 63)